Trang Lá Cải Ngày 20 - 03 - 2020: Con trai Tổng thống Brazil 'khẩu chiến' với Trung Quốc

Thứ Sáu, 20 Tháng Ba 20205:12 SA(Xem: 11185)
Trang Lá Cải Ngày 20 - 03 - 2020: Con trai Tổng thống Brazil 'khẩu chiến' với Trung Quốc
***************

Con trai Tổng thống Brazil 'khẩu chiến' với Trung Quốc

Eduardo Bolsonaro, con trai Tổng thống Brazil, cho rằng Covid-19 là lỗi của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phản ứng gay gắt.

"Đó là lỗi của Trung Quốc", Eduardo viết hôm 18/3, dẫn một dòng Twitter cho rằng "đại dịch toàn cầu Covid-19 có thủ phạm là Trung Quốc". Eduardo, 35 tuổi, là con trai thứ ba của Tổng thống Jair Bolsonaro, đồng thời là một luật sư, chính trị gia có ảnh hưởng ở Brazil.

Dòng tweet của Eduardo lập tức vấp phải phản ứng gay gắt của các nhà ngoại giao Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Brazil Yang Wanming đã yêu cầu Eduardo gỡ dòng trạng thái ngay lập tức và xin lỗi về "sự xúc phạm quá đáng". Đại sứ quán Trung Quốc tại Brazil thì cho rằng Eduardo đã nhiễm một loại "virus tâm thần" trong chuyến đi Mỹ gần đây.

Nghị sĩ Eduardo Bolsonaro phát biểu tại một cuộc họp ở Brasilia tháng 8/2019. Ảnh: Reuters.

Eduardo Bolsonaro phát biểu tại một cuộc họp ở Brasilia tháng 8/2019. Ảnh: Reuters.

"Lời nói của ông rất vô trách nhiệm", tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc ở Brasilia viết. "Thật đáng tiếc, ông là một người thiếu cả tầm nhìn quốc tế lẫn nhận thức bình thường, không biết gì về cả Trung Quốc lẫn thế giới. Chúng tôi khuyên ông đừng vội vàng trở thành cái loa cho Mỹ tại Brazil, ông sẽ ngã sấp mặt đấy".

Truyền thông Brazil còn cho hay đại sứ Yang đã dẫn lại một dòng tweet với nội dung "Gia đình Bolsonaro là thuốc độc của đất nước này".

Tranh cãi nổ ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc liên tiếp đấu khẩu về nguồn gốc Covid-19. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi nCoV là "virus Vũ Hán", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên giận dữ tố quân đội Trung Quốc mang dịch bệnh tới thành phố này. 

Phát biểu tại họp báo ở Nhà Trắng hôm 18/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết bảo vệ cách gọi "virus Trung Quốc" của ông, bất chấp các chỉ trích cho rằng cách gọi này là phân biệt chủng tộc, bài Trung Quốc. 

"Hoàn toàn không phải phân biệt chủng tộc. Virus này xuất phát từ Trung Quốc và đó là lý do", Trump nói. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trước đó kêu gọi "Mỹ ngừng chỉ tay vào Trung Quốc" và nên tập trung vào chống dịch, đóng vai trò xây dựng trong hợp tác quốc tế về an ninh y tế.


**************

Thêm gần 150 người chết vì nCoV tại Iran

Iran thông báo thêm 149 bệnh nhân chết sau 24 giờ, nâng số người thiệt mạng vì nCoV tại quốc gia Trung Đông này lên 1.433; số nhiễm tăng lên gần 20.000.

"Thêm 1.237 ca bệnh được xác nhận trong 24 giờ qua, số người nhiễm nCoV tại Iran là 19.644. Số người chết vì nCoV là 1.433, tăng 149 so với hôm qua", Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi nói trong cuộc họp báo qua video hôm nay.

Iran là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng từ Covid-19 với số ca nhiễm nCoV cao thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Italy và Tây Ban Nha. Bộ trưởng Y tế Iran Kianush Jahanpur cho biết cứ sau 10 phút có một người Iran chết vì nCoV, sau một tiếng có thêm 50 ca nhiễm mới.

Lính cứu hỏa và nhân viên vệ sinh môi trường phun hóa chất tẩy trùng tại thủ đô Tehran, Iran ngày 13/3.

Lính cứu hỏa và nhân viên vệ sinh môi trường phun hóa chất tẩy trùng tại thủ đô Tehran, Iran ngày 13/3. Ảnh: AFP.

Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ali Khamenei trong bài phát biểu trên truyền hình dịp lễ Nowruz (Tết Ba Tư) ca ngợi dân Iran "hy sinh anh dũng" cho nỗ lực chống Covid-19, đồng thời kêu gọi dân Iran đoàn kết. "Năm ngoái có đầy biến động với Iran, bắt dầu với lũ lụt và kết thúc bằng nCoV, nhưng chúng ta sẽ đoàn kết vượt qua mọi khó khăn", Khamenei nói.

Tổng thống Hassan Rouhani ca ngợi các y bác sĩ Iran đã dũng cảm chống lại Covid-19. Hàng triệu người Iran ở trong nhà trong dịp lễ Nowruz, song cảnh sát cho biết nhiều người vẫn đổ đến biển Caspi mừng năm mới bất chấp khuyến cáo không tụ tập đông người.

Nỗ lực dập Covid-19 của Iran đang gặp khó khi Mỹ từ chối dỡ bỏ hoặc nới lệnh trừng phạt, bất chấp kêu gọi của quốc tế. Lệnh trừng phạt của Mỹ khiến Iran thiếu hụt vật tư lẫn trang thiết bị y tế, đặc biệt là máy thở, trang phục bảo hộ và bộ sinh phẩm xét nghiệm nCoV.


***************

Mỹ kêu gọi công dân lập tức về nước


Bộ Ngoại giao Mỹ phát cảnh báo đi lại cấp độ 4, khuyến cáo công dân không ra nước ngoài và người Mỹ ở các nước lập tức quay về.

"Bộ Ngoại giao Mỹ khuyên công dân ngừng toàn bộ chuyến đi nước ngoài do tác động toàn cầu của Covid-19", thông báo về cảnh báo đi lại mức 4 được đăng trên website của cơ quan này ngày 19/3 có đoạn. Đây là mức cao nhất trong 4 cấp độ cảnh báo đi lại của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Bộ này kêu gọi người Mỹ ở những nước vẫn có các chuyến bay thương mại "nhanh chóng sắp xếp về nước ngay lập tức, nếu không sẽ phải chuẩn bị ở lại nước ngoài trong thời gian chưa xác định".

"Nhiều quốc gia đang trải qua đợt bùng phát của Covid-19 và thực hiện các hạn chế đi lại, đóng biên cũng như cấm những người không phải công dân nhập cảnh với thời gian thông báo trước rất ngắn", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, cảnh báo thêm công dân đang ở nước ngoài "tránh tất cả chuyến đi quốc tế".

Người dân Mỹ đeo khẩu trang khi đi trên đường phố  Los Angeles, California, hôm 19/3. Ảnh: AFP.

Người dân Mỹ đeo khẩu trang khi đi trên đường phố Los Angeles, California, hôm 19/3. Ảnh: AFP. 

Trước khi Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu, cảnh báo đi lại cấp độ 4 chỉ được Mỹ áp dụng cho Syria, Iran, Yemen và Triều Tiên. Tuy nhiên, khi dịch bệnh xuất hiện ở ngày càng nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã mở rộng cảnh báo với một số nước khác, bao gồm Trung Quốc và Mông Cổ.

Mỹ hồi tuần trước nâng cảnh báo đi lại toàn cầu lên cấp độ ba, đề nghị công dân "cân nhắc các chuyến đi nước ngoài do tác động của Covid-19". Một nhà ngoại giao Mỹ cho biết cảnh báo đi lại toàn cầu được nâng lên cấp độ 4 do các đại sứ quán ngày càng ít có khả năng hỗ trợ công dân khi nhân viên ngoại giao giảm dầnQuyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước đóng biên và áp hạn chế đi lại để kiểm soát Covid-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 11/3 cũng tuyên bố cấm người đến từ 26 nước châu Âu trong 30 ngày kể từ nửa đêm 13/3. Lệnh cấm được mở rộng với cả Anh và Ireland một ngày sau đó.

Covid-19 đã xuất hiện tại 179 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 245.000 người nhiễm bệnh, hơn 10.000 người chết. Mỹ hiện ghi nhận hơn 14.000 người mắc nCoV, trong đó hơn 200 người tử vong.


Ngọc Ánh (Theo CNN)


*************

Hơn 10.000 người chết vì nCoV toàn cầu

Số người chết do nCoV tăng vọt ở châu Âu, nâng số ca tử vong trên toàn cầu lên 10.015 và số ca nhiễm là 244.615.

Covid-19 đã xuất hiện tại 179 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bối cảnh các lãnh đạo thế giới giải ngân gần một nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu. Đại dịch của thế kỷ dường như đang vượt khỏi tầm kiểm soát.

Italy, vùng dịch lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai trên thế giới, ghi nhận thêm 5.322 ca nhiễm mới và 427 ca tử vong, nâng số ca nhiễm lên 41.035 và số người chết lên 3.405. Tỷ lệ tử vong là 8,3%, cao gấp đôi tỷ lệ trung bình toàn cầu là 4,1%, chủ yếu do Italy có dân số già nhất châu Âu.

Các chuyên gia y tế Trung Quốc tới hỗ trợ Italy đối phó dịch cho rằng biện pháp phong tỏa tại vùng Lombardy, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chưa đủ quyết liệt. Giao thông công cộng vẫn hoạt động, người dân đi lại, ăn tối, tiệc tùng trong khách sạn và không đeo khẩu trang.

Nhân viên y tế Italy an ủi đồng nghiệp tại bệnh viện ở thành phố Cremona, vùng Lombary, nơi đang điều trị cho các bệnh nhiễm nCoV hôm 19/3. Ảnh: Paolo Miranda/Instagram.

Nhân viên y tế Italy an ủi đồng nghiệp tại bệnh viện ở vùng Lombardy hôm 19/3. Ảnh: Paolo Miranda/Instagram.

Tây Ban Nha là vùng dịch lớn thứ hai châu Âu với 3.308 ca nhiễm mới, đưa số ca nhiễm lên 18.077. Nước này cũng ghi nhận thêm 193 trường hợp tử vong, đưa số người chết lên 831. Chính phủ Tây Ban Nha đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ khách sạn, nhà nghỉ trong 7 ngày để ngăn Covid-19 lây lan. Những điểm lưu trú lâu dài có thể vẫn mở cửa.

Đức Pháp lần lượt xuất hiện số ca nhiễm mới là 2.993 và 1.861, nâng số trường hợp dương tính nCoV tại hai nước lên 15.320 và 10.995. Hai nước cũng ghi nhận thêm 193 và 108 người chết, nâng số ca tử vong lên 44 và 372.

Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo Đức đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ sau Thế chiến II khi bước vào cuộc chiến chống Covid-19, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 17/3 yêu cầu toàn bộ người dân phải ở trong nhà trong ít nhất 15 ngày. Bất cứ ai ra ngoài đều phải cung cấp lý do chính đáng và 100.000 nhân viên thực thi pháp luật sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát.

Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai ở châu Á, sau Trung Quốc đại lục với 1.046 ca nhiễm mới, đưa số ca nhiễm lên 18.407. Thêm 149 người chết do đại dịch, nâng số ca tử vong lên 1.284.

Bộ Y tế Iran hôm qua cho biết cứ sau 10 phút lại có một người Iran chết do nCoV và sau mỗi giờ, thêm 50 người Iran nhiễm dịch bệnh này. Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã ra lệnh đóng cửa tất cả các trung tâm mua sắm và chợ, ngoại trừ những cơ sở thiết yếu như nhà thuốc và cửa hàng tạp hóa trong 15 ngày, bắt đầu từ 21/3.

Tại Mỹ, thêm 4.412 ca nhiễm mới được xác định, nâng số ca nhiễm trên cả nước lên 13.671, trong đó 191 người đã chết. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh G7 tại Trại David dự kiến diễn ra vào tháng 6. Thay vào đó, sự kiện sẽ được tổ chức bằng cầu truyền hình để "mỗi quốc gia tập trung tất cả nguồn lực đối phó Covid-19".

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo ngày thứ hai liên tiếp nước này không ghi nhận ca nhiễm nội địa nào, song có tới 39 ca ngoại nhập, mức cao nhất từng được ghi nhận. Trung Quốc hiện ghi nhận 228 ca ngoại nhập, nhiều người trong số họ là công dân Trung Quốc từ nước ngoài trở về. Số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục hiện là 80.967, trong đó 3.248 người đã tử vong, 71.150 người đã hồi phục.

Tại Hàn Quốc, thêm 100 ca nhiễm nCoV được xác nhận, mức tăng ba chữ số ngày thứ hai liên tiếp sau một tuần liên tục giảm. Hàn Quốc hiện ghi nhận 8.652 ca nhiễm, trong đó 94 người đã chết, chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý nền. Giới chức Hàn Quốc đang cảnh giác cao độ khi ngày càng nhiều cụm dịch được phát hiện

Tại Đông Nam Á, Malaysia ghi nhận số ca nhiễm lớn nhất với 900 trường hợp, trong đó hai người đã chết. Indonesia ghi nhận số ca tử vong lớn nhất với 25 trường hợp, Philippines đứng thứ hai với 17 trường hợp. Các nước Singapore, Thái Lan, Philippines lần lượt ghi nhận 345, 272, 217 ca nhiễm. Lào là nước duy nhất tại Đông Nam Á chưa xuất hiện ca nhiễm nCoV nào.

Bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng nghìn người hành hương Hồi giáo khắp châu Á vẫn đổ về Gowa, tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia để dự sự kiện diễn ra ngày 19-22/3. Trước đó, sự kiện tương tự ở Malaysia đã dẫn đến hơn 500 người nhiễm nCoV.

Thế giới hiện ghi nhận 244.615 ca nhiễm, 10.015 ca tử vong và 87.407 người đã bình phục. Các quốc gia và vùng lãnh thổ mới ghi nhận ca nhiễm đầu tiên là Chad, El Salvador, Fiji, Nicaragua, Niger và Isle of Man.

"Nếu chúng ta để virus lây lan như cháy rừng, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, nó sẽ giết chết hàng triệu người", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo hôm 19/3.

Bản đồ Covid-19 trên thế giới. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Bản đồ Covid-19 trên thế giới. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Huyền Lê (Theo AFP, CNNWorldometer)

***********

Ca nhiễm ở Mỹ vượt 10.000, ca tử vong ở Italy vượt TQ

Số người chết do virus corona toàn cầu lên tới 10.015 với số ca nhiễm là 244.615. Số ca tử vong ở Italy lên 3.405 đã vượt Trung Quốc đại lục.
  • Italy có 3.405 ca tử vong, vượt số người chết vì dịch ở Trung Quốc
  • Ca nhiễm ở Mỹ tăng 40% trong 24 giờ, lên 13.159
  • TT Trump hủy hội nghị G-7, chuyển sang hội đàm bằng video
  • Tổng ca tử vong toàn cầu 10.015, số ca nhiễm là 244.615

Ca nhiễm ở Mỹ tăng 40% trong 24 giờ

Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm Covid-19 được xác nhận ở Mỹ tiếp tục tăng hơn 40% trong một đêm, tính tới sáng 19/3. Tới tối cùng ngày, số ca nhiễm đã lên tới 13.159 theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Theo CDC, số ca tử vong tại Mỹ tăng 53 trường hợp lên tới 150, tăng cao nhất trong một ngày cho tới nay. CDC báo cáo con số thống kê các ca Covid-19 tại Mỹ tính tới 16h ngày 18/3, theo giờ địa phương, so với số liệu một ngày trước đó.

Tiến sĩ Deborah Birx, người điều phối đội phản ứng chống Covid-19 của Nhà Trắng đã cảnh báo hôm 18/3 rằng ca nhiễm sẽ tăng lên khi nhiều xét nghiệm được tiến hành.

Tính đến cuối ngày 19/3, ít nhất 187 người đã tử vong vì Covid-19 tại Mỹ, theo CBS.

Theo một báo cáo của chính phủ liên bang dài 100 trang, các quan chức đang chuẩn bị cho đại dịch kéo dài 18 tháng hoặc lâu hơn và “gây ra nhiều đợt bệnh”.

Ca nhiem o My vuot 10.000, ca tu vong o Italy vuot TQ hinh anh 1 960x0.jpg

Chuyên gia y tế làm việc trong lều xét nghiệm virus corona tại bệnh viện Somerville ở Massachusetts. Ảnh: Getty.

Một báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra 4 dự báo về cách virus có thể ảnh hưởng đến hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ, trong đó có một dự báo cho rằng 21 triệu người có thể phải nhập viện, theo New York Times.

Covid-19 đã xuất hiện tại 179 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bối cảnh các lãnh đạo thế giới giải ngân gần một nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu.

Tỷ lệ tử vong ở Vũ Hán thấp hơn ước tính

Một nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Vũ Hán, nơi virus lần đầu được phát hiện, có thể thấp hơn nhiều so với dự đoán, theo New York Times.

Nghiên cứu được công bố vào 19/3 trên tạp chí Nature Medicine cho rằng khả năng tử vong của những người có triệu chứng Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc là 1,4%. Trước đó, con số này được ước tính dao động từ 2% đến 3,4%.

Việc đánh giá nguy cơ tử vong ở Vũ Hán cho thấy cái nhìn tổng quát về dịch bệnh ở thời điểm dịch bắt đầu. Một số chuyên gia nói rằng tỷ lệ tử vong trong trường hợp có triệu chứng này có thể thấp hơn ở các quốc gia như Mỹ nếu các biện pháp như đóng cửa doanh nghiệp, trường học và cách ly xã hội có tác dụng trong việc làm chậm sự lây lan của bệnh.

Ca nhiem o My vuot 10.000, ca tu vong o Italy vuot TQ hinh anh 2 19VIRUS_FATALITIES1_jumbo.jpg

Một nhân viên y tế phun thuốc khử trùng tại một bệnh viện dã chiến trong một sân vận động thể thao ở Vũ Hán sau khi những bệnh nhân cuối cùng tại đây xuất viện vào đầu tháng này. Ảnh: Reuters.


“Kinh nghiệm thu được từ việc xử lý những bệnh nhân ban đầu góp phần tạo ra các phương thức điều trị mới hơn và hiệu quả hơn cho nhiều bệnh nhân và có thể giảm số ca tử vong”, các tác giả nghiên cứu viết. Nhóm này cũng gồm các nhà khoa học từ Đại học Harvard Trường Y tế công cộng T.H. Chan của Đại học Harvard.

Giám đốc Chương trình lương thực thế giới LHQ nhiễm virus

Giám đốc điều hành chương trình lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc David Beasley cho biết ông đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19.

Ông Beasley nói trong một tuyên bố ngày 19/3 rằng ông bắt đầu đổ bệnh sau khi trở về từ một chuyến thăm chính thức tới Canada và tự cách ly ở nhà tại Nam Carolina từ hôm 14/3.

Theo lời Beasley, các triệu chứng của ông rất nhẹ và tinh thần của ông tốt. Ông làm việc ở nhà các các nhân viên giúp ông thông tin tới những ai đã tiếp xúc trong suốt chuyến đi.

Ca tử vong tại Italy vượt Trung Quốc

Tại Italy, với số ca tử vong vì Covid-19 được xác nhận là 3.405 trường hợp, nước này đã chính thức vượt Trung Quốc và trở thành nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.

Theo Guardian, với số ca tử vong được ghi nhận trong ngày 19/3 là 427 trường hợp, Italy tới nay đã có tổng cộng 3.405 người chết vì Covid-19, trở thành nước có nhiều ca tử vong nhất vì virus corona, hơn cả Trung Quốc - nơi tới nay mới ghi nhận 3.245 trường hợp tử vong.

Mặc dù số trường hợp tử vong của ngày 19/3 có thấp hơn ngày 18/3 (có 475 trường hợp), số ca nhiễm tăng lên gần 15%, từ 35.713 lên 41.035 trường hợp, với 5.322 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày. Tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới trong ngày 19/3 nhanh hơn cả 3 ngày trước đó.

Trong số những người nhiễm, đã có 4.440 trường hợp hồi phục hoàn toàn, một sự gia tăng hơn 400 người so với con số 4.025 ca hồi phục của một ngày trước đó.

Tuy nhiên đang có 2.498 bệnh nhân phải chăm sóc tích cực, trong khi một ngày trước đó con số này chỉ là 2.257, việc có thêm 200 bệnh nhân nguy kịch một ngày là điều hết sức quan ngại.

Mexico vẫn để sự kiện đông người diễn ra

Các chuyên gia tài chính và ngân hàng hàng đầu ở Mexico bị cách ly và làm việc ở nhà sau khi dự một hội thảo, vì ít nhân một người dự sự kiện vừa phát hiện nhiễm virus corona.

Trái ngược với nhiều nước Mỹ Latin, chính phủ Mexico đang có một cách tiếp cận ít quyết liệt hơn với dịch bệnh khi vẫn để các sự kiện cũng như hoạt động giải trí lớn diễn ra, bao gồm một cuộc hội thảo về ngân hàng ở khu nghỉ dưỡng bãi biển Acapulco và một lễ hội âm nhạc ở Mexico City.

Ca nhiem o My vuot 10.000, ca tu vong o Italy vuot TQ hinh anh 3 4430.jpg

Khán giả đội mưa dự lễ hội nhạc rock Vive Latino ở Mexico City hôm 15/3. Ảnh: AP.

“Những nhân viên Citibanamex dự Banking Convention đang được cách ly và làm việc tại nhà”, một người phát ngôn của chi nhánh Mexico Citibanamex thuộc Citigroup Inc cho biết.

“Không có ai trong số họ có triệu chứng liênquan tới virus corona”.

Tổng thống Trump hủy hội nghị G-7 tại trại David vì virus

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ hủy cuộc gặp trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo G-7 tại trại David, Mỹ vào tháng 6 vì Covid-19 và sẽ tổ chức một hội nghị video thay thế, Nhà Trắng cho biết hôm 19/3.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đóng cửa biên giới và cấm di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Ông Trump đã tổ chức một cuộc họp qua video với các nhà lãnh đạo vào đầu tuần này và dự định tiếp tục làm điều này vào vào tháng Tư, tháng 5 và tháng 6.

Theo cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, ông Trump đã thông báo cho các đối tác của mình về động thái này.

Nhà Trắng coi sự thay đổi này là một phần trong nỗ lực giảm sự lây lan của virus. Các quốc gia thường cử các phái đoàn lớn cùng lãnh đạo của họ tới các hội nghị thượng đỉnh G-7 và các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới cũng đến để đưa tin về cuộc họp của họ.

Ca nhiem o My vuot 10.000, ca tu vong o Italy vuot TQ hinh anh 4 200319_CvirusConstitutional_Malcolm.jpg

Tổng thống Donald Trump tham dự buổi hội thảo với các thống đốc để thảo luận về việc chuẩn bị, giảm thiểu và đối phó Covid-19 tại trụ sở của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) tại Washington ngày 19/3. Ảnh: Reuters.

Ông Trump muốn cuộc họp của G-7 tập trung vào vấn đề kinh tế và tránh các chủ đề truyền thống thường đứng đầu chương trình nghị sự như biến đổi khí hậu. Ban đầu, ông dự định tổ chức cuộc họp tại một trong những tài sản cá nhân của mình ở Florida nhưng đã hủy kế hoạch đó sau khi bị chỉ trích rằng ông sẽ thu được lợi nhuận từ cuộc họp.

G-7 gồm Mỹ, Italy, Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức, Anh và Liên minh châu Âu.


************

Paris ngày đầu phong tỏa: Kinh đô ánh sáng bỗng chốc trở nên hoang vu đến lạ kỳ


Ngày 17/3, lệnh phong tỏa toàn bộ nước Pháp được đưa ra. Ngay sau đó thì Paris - Kinh đô ánh sáng, một trong những địa điểm du lịch hot bậc nhất thế giới - bỗng trở nên hoang vu đến lạ kỳ. Quá trưa, cảnh sát tuần tra đại lộ Champs-Élysées gần Khải Hoàn Môn, bắt đầu áp dụng các quy tắc phong tỏa đối với thành phố và cả đất nước. Ở thời điểm ấy, Pháp là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ đại dịch Covid-19, với 6.600 ca nhiễm và 148 người tử vong.

Lệnh phong tỏa được xem là giải pháp khắc nghiệt nhất trong lịch sử nước Pháp thời hiện đại. Sau khi công bố, mọi công dân sẽ phải ở nguyên tại nhà trong 15 ngày kế tiếp, chỉ được phép ra ngoài nếu có tình huống khẩn cấp - mua sắm nhu yếu phẩm, thuốc men, hoặc đi công tác xa. Bất kỳ ai muốn rời nhà sẽ phải ký và cầm theo một tờ đơn giải thích lý do di chuyển, nếu không sẽ bị phạt tiền.

Vậy là khắp thành phố, cảnh sát phải tiến hành chặn xe và người đi đường, truy xét giấy tờ đi lại của họ.

Paris ngày đầu phong tỏa: Kinh đô ánh sáng bỗng chốc trở nên hoang vu đến lạ kỳ - Ảnh 1.

2 du khách chụp ảnh tại bảo tàng Louvre danh tiếng tại Paris trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực

Lần cách ly thứ 3 và lời cảnh báo chưa từng được xem trọng

"Tôi chỉ đang cố tận hưởng khoảnh khắc cuối trước khi lệnh phong tỏa được áp dụng," - Nana Zhou chia sẻ khi đang chụp nốt ảnh Khải Hoàn Môn trước ban trưa.

Là một sinh viên Trung Quốc học tập tại Paris, Zhou (24 tuổi) hiện đang phải đối mặt với lần cách ly thứ 3 kể từ khi dịch bệnh bắt đầu. Lần đầu tiên là hồi tháng 1/2020, cô về đón Tết với gia đình ở Hà Nam (Trung Quốc) - tỉnh rất gần với Vũ Hán nơi khởi phát dịch bệnh, và phải cách ly 14 ngày ở đó. Khi quay lại Pháp, cô tiếp tục phải tự cách ly trong 14 ngày.

Còn hiện tại, với lệnh phong tỏa toàn Paris, Zhou sẽ lại phải chôn chân ở nhà trong 15 ngày kế tiếp.

Zhou chia sẻ, cô đã cố gắng cảnh báo bạn bè người Pháp của mình về mối nguy mà virus corona chủng mới mang lại, nhưng chẳng ai tin cô hết. Tất cả đều lờ đi, cho rằng mọi chuyện sẽ chẳng có gì nghiêm trọng.

Paris ngày đầu phong tỏa: Kinh đô ánh sáng bỗng chốc trở nên hoang vu đến lạ kỳ - Ảnh 2.

"'Chỉ là cúm thôi mà' - họ bảo tôi thế," - Zhou cho biết. "Giờ tôi có cảm giác Pháp đang giống như Trung Quốc hồi tháng 1. Tôi sợ những gì sẽ xảy ra kế tiếp."

Lệnh phong tỏa được tổng thống Emmanuel Macron đưa ra sau một tuần hỗn loạn của người Pháp, với những thông tin hỗn độn và không thống nhất từ chính phủ. Chỉ 10 ngày trước, bất chấp tình hình dịch bệnh đang leo thang ở châu Á và nước Ý láng giềng, ông Macron và vợ vẫn đến một nhà hát ở Paris, kêu gọi mọi người không hoảng sợ, tiếp tục ra ngoài và sinh hoạt bình thường.

Đến cuối tuần vừa rồi, ông Macron thông báo đóng cửa trường học và các doanh nghiệp không thiết yếu, nhưng vẫn chấp nhận tổ chức bầu cử vào ngày 15/3. Đây là quyết định hiện đang nhận được nhiều chỉ trích, vì nó khiến người Pháp không đánh giá đúng sự nghiêm trọng của dịch bệnh.

Trốn chạy khỏi Paris

"Giống như một cuộc di cư vậy," - Jeanne Bacca (23 tuổi) cho biết. Cô đang ngồi tại ga Gare Montparnasse - một trong những tuyến đường sắt chính của nước Pháp, chờ đợi chuyến tàu trở về với gia đình ở Bordeaux. Vẻ mặt cô thẫn thờ, che mặt bằng một chiếc khăn quàng màu xám vì không mua được khẩu trang. Bacca chia sẻ, lệnh phong tỏa đã khiến cô nhanh chóng rời khỏi Paris, dù bản thân hoàn toàn hiểu rằng rủi ro nhiễm bệnh sẽ tăng lên trên các chuyến tàu kín người ấy.

"Chuyến tàu ấy bây giờ mới là thứ tôi sợ nhất," - Bacca chia sẻ.

Paris ngày đầu phong tỏa: Kinh đô ánh sáng bỗng chốc trở nên hoang vu đến lạ kỳ - Ảnh 3.

Chuyến tàu rời Paris đông như kiến

Vài giờ trước lệnh phong tỏa, toàn bộ nhà ga Gare Montparnasse hỗn loạn với những tin đồn, hoài nghi và âu lo. Với hy vọng về kịp với gia đình, hoặc quá lo về cảnh mắc kẹt trong căn hộ bé nhỏ giữa Paris trong nhiều tuần, hàng trăm người đổ về nhà ga cùng chiếc khẩu trang trắng che mặt, cố gắng rời đi trước khi bị bắt buộc ở trong nhà.

"Tôi đang cố gắng trở về Toulouse," - Robin Pereira, sinh viên 20 tuổi chia sẻ. Chuyến tàu về miền Nam nước Pháp của cô vừa mới bị hủy bỏ. "Tôi không có vé, nhưng sẽ cứ lên tàu và xem chuyện gì sẽ xảy ra."

Từng đoàn người nhồi nhét trên những chuyến tàu về Nantes hoặc Bordeaux. Nhiều người phải ngồi dưới sàn tàu, hoặc đứng chen chúc như cá hộp - dĩ nhiên là sai hoàn toàn với quy tắc giữ khoảng cách xã hội vẫn đang được nhà chức trách cách nước kêu gọi. Mỉa mai thay, những người chạy trốn chạy khỏi Paris lại đang biến đoàn tàu thành thứ khiến họ phải trốn chạy: nơi tiểm ẩn rủi ro lây lan cực lớn!

Paris ngày đầu phong tỏa: Kinh đô ánh sáng bỗng chốc trở nên hoang vu đến lạ kỳ - Ảnh 4.

Tàu điện ngầm không còn một bóng người

Anne Rasmussn, chuyên gia sử học về các đợt khủng hoảng y tế chia sẻ, mọi dịch bệnh tại châu Âu trong quá khứ - từ dịch hạch cho đến cúm Tây Ban Nha - tất cả đều được chứng kiến cuộc di cư ồ ạt, trốn chạy khỏi Paris.

"Đó là phản ứng khá bình thường đối với phần đông cư dân, nhất là trong bối cảnh việc bị phong tỏa là chưa từng có đối với lịch sử nước Pháp hiện đại," - Rasmussn cho biết.

Việc hàng ngàn người rời khỏi Paris chỉ vài giờ trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực còn mang theo những mối nguy khác nữa. "Việc mọi người rời đi sẽ tạo ra mối lo về vấn đề virus lây lan sang các lãnh thổ khác," - trích lời Olivier Véran, Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp. "Việc bạn sống gần biển hoặc các vùng quê gần gũi với thiên nhiên không đồng nghĩa với việc rủi ro lây nhiễm thấp đi."

Paris vắng lặng, nhưng vẫn đầy sức hút

Tại siêu thị U Express, một đoàn khách đang đứng xếp thành hàng dài, mỗi người cách nhau ít nhất 1m. Khi một người phụ nữ cảm thấy người đứng sau tiến đến quá gần, lập tức tranh cãi nổ ra với những từ ngữ hết sức gay gắt.

Pascale Chedin - một nhân viên bảo tàng - cũng đang đứng xếp hàng. Cô đeo găng tay, quàng khăn kín miệng, cố gắng giữ bình tĩnh, dù đôi mắt cô đang cho biết điều khác. Nó thể hiện sự sợ hãi không nói nên lời. Chedin cũng đã dự định rời Paris về các vùng quê, nhưng chủ nhà đang thuê đã yêu cầu cô ở lại thành phố. Hiện tại, Chedin đang lên kế hoạch sẽ làm gì trong thời gian cách ly tại gia.

Paris ngày đầu phong tỏa: Kinh đô ánh sáng bỗng chốc trở nên hoang vu đến lạ kỳ - Ảnh 5.

Đoàn người cách xa nhau, cố giữ khoảng cách an toàn

Dẫu vậy, ngay cả trong thời khắc tăm tối nhất, Paris vẫn là một điểm đến đầy sức hút với mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Phía bên kia sông Seine, một đoàn khách Malaysia đang chụp hình, với bối cảnh là tháp Eiffel phía xa. Bất chấp đại dịch, họ vẫn quyết định không hủy bỏ chuyến du lịch tới Pháp đã được lên kế hoạch từ lâu.

"Ít nhất hãy để chúng tôi ghé thăm tháp Eiffel đã," - trích ơi Fadhilah Nor, 34 tuổi. Nhóm này cho biết họ đến Pháp vào ngày 16/3, và đang trên đường trở lại khách sạn.

Trên đại lộ Champs-Élysées, một cặp đôi người Mỹ đang selfie với Khải Hoàn Môn làm nền. Họ cũng đến Paris vào ngày 16/3 - cũng là lần đầu tiên đến đây, và dự tính ở lại 4 ngày.

"Đây thực sự là trải nghiệm có 1-0-2, khi được đến đây (Khải Hoàn Môn) mà xung quanh vắng lặng," - Alcausin, 41 tuổi chia sẻ. "Chúng tôi không phải giành chỗ trên tàu, không cần xếp hàng chụp ảnh ở cổng. Cuộc sống dễ dàng hơn hẳn ha?"

"Nhưng tôi đoán họ chuẩn đuổi hết chúng tôi ra khỏi đây rồi," - Alcausin cười nói, khi nhận ra đồng hồ sắp điểm ban trưa - thời điểm lệnh phong tỏa chuẩn bị có hiệu lực.

Tham khảo: NY Times


***************

Chiếc áo kẻ caro phản bội chủ nhân

MỹThấy kẻ cướp, nhân viên giao dịch ngân hàng bí mật bấm nút báo động nhưng nhiều phút trôi qua vẫn không thấy cảnh sát.

Đồn cảnh sát thị trấn Calabash, bang North Carolina cách ngân hàng 20-25 dặm nên khi cảnh sát tới nơi, kẻ cướp đã mất hút cùng 40.000 USD. Qua lời nhân viên giao dịch, nhóm cướp đi hai người, một béo một trung bình, đều mang súng và đeo mặt nạ. Hôm đó là ngày 26/9/1991.

Trích xuất camera an ninh, cảnh sát thấy hai tên cướp có vẻ đã lên kế hoạch kỹ lưỡng vì tấn công vào lúc xe bọc thép vừa chở tiền tới, đồng thời đeo găng tay để không để lại dấu vết. Cảnh sát cho rằng băng cướp còn có tên thứ ba vì thấy bóng dáng một chiếc xe đỗ bên ngoài. Tuy nhiên, không camera hoặc nhân chứng nào ghi lại biển số xe. Vì thiếu bằng chứng, vụ án bế tắc.

Tháng 10/1992, ngân hàng này lại bị cướp. Qua giọng nói và dáng đi, nhân viên giao dịch nhận ra đây là những kẻ gây án lần trước. Vụ cướp lần này cũng không có manh mối.

Cứ thế trong 5 năm, khu vực quanh thị trấn Calabash và thành phố Myrtle Beach gần đó lần lượt xảy ra thêm 6 vụ cướp, thiệt hại gần nửa triệu USD. Mỗi vụ đều chỉ kéo dài từ hai tới 5 phút, ngân hàng bị cướp đều không thuê nhân viên bảo vệ có vũ trang. Xe chở chúng phóng bỏ chạy đều là xe ăn trộm và bị bỏ lại cách xa ngân hàng. Hiện trường không có bất cứ dấu vết gì. Kẻ cướp dường như luôn đi trước nhà chức trách một bước.

Tuy nhiên, trong lúc rà soát camera an ninh trong vụ cướp gần đây nhất, điều tra viên để ý thấy một tên cướp có đeo bao súng loại giống của cảnh sát, kẻ còn lại có tư thế bắn súng rất bài bản. Từ đây, điều tra viên nhận định kẻ cướp rất có khả năng từng được đào tạo trong ngành cảnh sát hoặc quân đội.

Tới ngày 1/2/1998, băng cướp bí ẩn lại ra tay lần thứ 9 tại ngân hàng gần thị trấn Calabash. Khi chúng lên xe SUV màu đỏ đào tẩu, một nhân chứng trông thấy và phóng xe bám theo. Dù bị mất dấu, nhân chứng vẫn có thể ghi lại biển số.

Có biển số xe, điều tra viên không quá hy vọng vì cho rằng đây lại là xe ăn trộm. Tuy nhiên, kết quả tra cứu cho thấy chiếc xe không bị báo mất cắp. Chủ sở hữu xe là Alvin Bellamy, 41 tuổi, công nhân làm vườn, sống tại bang South Carolina.

Ngay ngày 1/2/1998, điều tra viên tới nhà Alvin nhưng chỉ có người vợ ở nhà. Điều tra viên được vợ Alvin cho biết ông ta đang đi cùng hai anh trai là Claude Bellamy (44 tuổi) và Larry Bellamy (48 tuổi). Điều tra viên cho người ở lại nhà Alvin chờ nghi phạm về.

Larry Bellamy (trái), Alvin Bellamy (giữa), và Claude Bellamy. Ảnh: Filmrise.

Larry Bellamy (trái), Alvin Bellamy (giữa), và Claude Bellamy. Ảnh: Filmrise.

Một lúc sau, điều tra viên thấy có người đàn ông về nhà nhưng không phải Alvin. Khi được hỏi, người này giới thiệu là Larry, anh trai của Alvin. Trùng hợp, Larry là cảnh sát viên của Phòng cảnh sát thành phố Myrtle Beach. Larry phủ nhận mọi liên hệ với vụ cướp.

Đúng lúc này, điều tra viên thấy Alvin về nhà. Khám người, điều tra viên phát hiện 117 USD tiền mặt mới cứng trong ví nhưng Alvin nói chưa bao giờ nhìn thấy số tiền này. Vì thiếu chứng cứ, điều tra viên chưa bắt giữ Alvin mà chỉ ghi chép lại sê-ri từng tờ tiền.

Hôm sau, điều tra viên tìm gặp nghi phạm thứ ba, Claude Bellamy thấy người này có ngoại hình to lớn, khá giống kẻ cướp to béo trong video an ninh. Trùng hợp, Claude cũng là cựu cảnh sát.

Claude phủ nhận tham gia vụ cướp. Trong nhà Claude cũng không thấy đồ khả nghi như tiền hoặc súng. Tuy vậy, trong một ngăn tủ, nhà chức trách tìm thấy chiếc bao súng cảnh sát và một áo khoác kẻ caro giống trang phục kẻ cướp từng mặc nên thu giữ làm chứng cứ.

Dù chiếc áo là sản phẩm sản xuất hàng loạt, chuyên gia FBI cho rằng nó vẫn có giá trị điều tra. Đầu tiên, chuyên gia dùng phần mềm tăng chất lượng hình ảnh của camera giám sát và trích xuất nhiều khung hình chụp kẻ cướp mặc áo kẻ caro. Sau đó, chuyên gia cho người mẫu có ngoại hình tương tự tạo dáng như kẻ cướp để làm vật so sánh.

Tiếp theo, chuyên gia tìm gặp nơi sản xuất chiếc áo và được biết nơi này thường để họa tiết kẻ caro ở túi ngực tạo góc 45 độ so với họa tiết thân áo. Phần vải may túi ngực sẽ được chọn ngẫu nhiên nên không có hai cái giống nhau.

Dựa vào đây, chuyên gia đối chiếu những điểm ngẫu nhiên tương ứng trong ảnh chụp kẻ cướp và ảnh người mẫu. Kết quả, chúng đều trùng khớp.

Chuyên gia đối chiếu các điểm ngẫu nhiên tương ứng giữa người mẫu và kẻ cướp. Ảnh: Filmrise.

Chuyên gia đối chiếu các điểm ngẫu nhiên tương ứng giữa người mẫu và kẻ cướp. Ảnh: Filmrise.

Đặc biệt, chuyên gia thấy rằng ống tay trái của kẻ cướp có vết nhạt màu hơn các chỗ khác. Đối chiếu với chiếc áo khả nghi, chuyên gia thấy vải ở vị trí này bị bục chỉ, nếu nhìn từ xa sẽ thấy nhạt màu giống như trong ảnh. Từ đó, chuyên gia cho rằng đủ căn cứ chứng minh kẻ cướp đã mặc chiếc áo trong tủ quần áo của Claude.

Dựa vào dáng người của hai kẻ cướp, điều tra viên nhận định người mặc áo này là Larry, cảnh sát thành phố Myrtle Beach. Điều tra viên liền cho cấp trên và đồng nghiệp của Larry xem ảnh kẻ cướp cầm súng. Những người này đều nhận xét kẻ cướp có tư thế cầm súng rất giống Larry lúc ở trường bắn.

Đáng ngờ hơn, điều tra viên phát hiện Larry công tác trong đơn vị khám nghiệm hiện trường cướp ngân hàng. Điều này lý giải được tại sao kẻ cướp biết cách tránh để lại dấu vết. Lật lại lịch làm việc, điều tra viên thấy những hôm có vụ cướp xảy ra, Larry đều xin nghỉ ốm nên có thời gian gây án. Nhà chức trách còn tìm được chiếc SUV màu đỏ của Alvin được dùng trong vụ cướp cuối được giấu tại nhà kho nhưng không tìm được tiền.

Chấm nhỏ nhạt màu trên áo kẻ cướp được xác định là vết vải bục. Ảnh: Filmrise.

Chấm nhỏ nhạt màu trên áo kẻ cướp được xác định là vết vải bục. Ảnh: Filmrise.

Công tố viên cáo buộc Larry và Claude trực tiếp cướp ngân hàng, Alvin là người lái xe đào tẩu. Trong nhiều năm, ba anh em này cướp được gần nửa triệu USD và đã chia nhau tiêu xài hết sạch tiền. Trong vụ cướp cuối, băng cướp có vẻ quá tự tin nên dùng chính xe của Alvin để gây án, không ngờ bị nhân chứng trông thấy.

Đầu năm 2000, Alvin, Larry và Claude bị bắt giữ về tội cướp ngân hàng nhưng vẫn phủ nhận tội trạng. Tuy vậy, chứng cứ về chiếc áo khoác kẻ caro đã thuyết phục được bồi thẩm đoàn. Tháng 2/2000, Larry và Claude mỗi người lãnh án 50 năm tù vì là cảnh sát nhưng lại phạm luật. Alvin bị phạt 15 năm tù.

Alvin hoàn thành bản án và ra tù vào năm 2008. Claude chết trong tù năm 2016. Hiện Larry vẫn bị giam giữ tại nhà tù liên bang an ninh trung bình tại bang West Virginia. Larry từng hai lần kháng cáo xin giảm nhẹ nhưng đều bị bác bỏ. Larry dự kiến được trả tự do vào năm 2042, khi ở tuổi 90.

Quốc Đạt (Theo Go Upstate, Forensic Files Now)


***********

Chiếc quần bò dính máu tố cáo tội ác

Khi bị Tâm tháo hai chiếc nhẫn trên tay, chị Thành bất ngờ tỉnh lại, giằng co quyết liệt và bị hắn cướp đi sinh mạng.

Lê Hồng Tâm (30 tuổi, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) sinh sống như vợ chồng với Thái Thị Nga (30 tuổi, Nam Định). Đôi tình nhân hợp nhau vì lười lao động, đều nghiện ma túy.

Cùng thuê trọ với họ có chị Trần Thị Thành (40 tuổi, quê Thanh Hoá). Ngày 28/11/2010, sau khi cầm cố xe máy được 4 triệu đồng nhưng nhanh chóng ăn tiêu hết, đôi tình nhân nảy sinh ý định cướp và nhắm đến chị Thành.

Khoảng 20h ngày 29/11, Tâm và Nga rủ chị Thành lên quán ăn để chúc mừng sớm sinh nhật chị này. Tại đây, ba người đã uống khá nhiều rượu bia nhưng ý định của Tâm và Nga bất thành vì chị Thành uống rất tốt.

Quyết thực hiện âm mưu đến cùng, Tâm và Nga nhấm nháy nhau tiếp tục rủ chị Thành đi hát karaoke và chuốc thêm bia. Tuy nhiên chị Thành vẫn không say mà chỉ hơi mệt. Do đêm khuya, Tâm, Nga rủ chị Thành thuê nhà nghỉ để qua đêm.

Thấy chị Thành gục đầu tựa vào tường, tưởng ý định đã sắp thành công, Tâm lại gần tháo hai chiếc nhẫn thì bất chợt chị bừng tỉnh vùng lên giằng lại. Sợ ý định bại lộ, Tâm rút dao thủ sẵn trong người đâm vào ngực chị. Nạn nhân ôm ngực kêu cứu thì bị Tâm nhét giẻ vào mồm rồi tiếp tục đâm thêm hai nhát vào lưng.

Sau đó cả hai khiêng chị Thành lên giường, lột hai chiếc nhẫn và điện thoại di động. Thấy máu lênh láng dưới sàn, Tâm dùng áo khoác của chị Thành lau sạch và gọi taxi để cả hai cùng bỏ trốn.

cap-7878-1385260675.jpg

Tâm và Nga trong hồ sơ cảnh sát.

Làm việc với cảnh sát, nhân viên nhà nghỉ cho biết đêm hôm đó 3 người khi thuê phòng không xuất trình giấy tờ tùy thân. Ít phút sau khi họ nhận phòng, nhân viên lễ tân nghe thấy nhiều tiếng động mạnh nên chạy lên hỏi nhưng được cho biết do có một người say rượu chứ không có vấn đề gì. Nhìn vào phòng thấy một phụ nữ nằm trên giường đắp chăn nên người này yên tâm quay xuống để các vị khách giải quyết chuyện riêng.

Lát sau, có cặp nam nữ xuống trả tiền phòng rồi nói: “Để chị ấy ngủ thêm, lát chúng tôi quay lại đón đi cùng về xuôi”. Tuy nhiên, sau khi hai người đi khỏi, thấy dáng vẻ vội vã, sinh nghi mọi người vào phòng kiểm tra thì phát hiện có người đang thoi thóp. Được đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.

Trong lúc vụ án gặp nhiều khó khăn thì cơ quan công an nhận được thông tin từ một em nhỏ. Cậu bé cho biết, khoảng 21h hôm xảy ra vụ án, khi đi xách nước thấy một đôi nam nữ tất tưởi chạy ra một chiếc xe màu nõn chuối, do khoảng cách khá xa nên không rõ là xe gì, chỉ thấy có ký hiệu “G-H”.

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Dương (điều tra viên Đội CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Thái Nguyên) phán đoán: “Xe màu nõn chuối, có ký hiệu ở nóc  thì khả năng là taxi và đây chính là xe của Giang Huyền, một hãng taxi tại TP Thái Nguyên”.

Tại trụ sở hãng Giang Huyền, qua khai thác và tiếp nhận thông tin các trinh sát nắm được có 2 taxi được gọi đi phục vụ tại khu vực Gang Thép và Lương Sơn đều do cùng một số điện thoại gọi đến, sau kết luận chính là từ Tâm và Nga gọi. Chiếc xe thứ nhất chở Tâm và Nga từ quán café Song Bắc lúc 20h15 đến quán thịt chó. Cuộc gọi thứ hai chính là từ nhà nghỉ Đại Hoàng Gia.

Lái xe cho biết, khi chở đôi nam nữ đi trên đường Cách mạng Tháng Tám, hai lần xe dừng lại trước cửa hàng vàng Công Minh và Kim Quy để khách xuống giao dịch nhưng cả hai cửa hàng này đóng cửa. Tiếp tục về đến trung tâm thành phố, Tâm định xuống tiệm vàng Quý Tùng nhưng sau đó lại yêu cầu lái xe chở đến cơ sở 2 của tiệm vàng này.

Sau khi đổi vàng ra tiền, cả hai yêu cầu lái xe chở về sau bến xe. Lái xe taxi cũng khẳng định rằng, anh có thể nhận diện được mặt cô gái do cô này ngồi sau anh và gương chiếu hậu chiếu thẳng vào, còn nam thanh niên kia có dáng người gầy, mắt sâu. Trên đường về trung tâm thành phố, nam thanh niên còn dừng lại cổng trường Đại học Công nghiệp với lý do vào thay áo. Về đến nhà trọ, 2 người này đi vào xách ra 3 túi đồ, rồi yêu cầu lái xe chở đi Phú Lương, qua cầu Gia Bảy, 2 người xuống xe làm việc gì đó rồi mới về khu vực bến xe.  

Thiếu tá Dương cùng đồng đội kết rà soát khoảng hơn 100 nhà trọ cho thuê ở khu vực sau bến xe nghi có hai nghi can đang ẩn náu. Tiến hành kiểm tra không bỏ lọt theo phương thức cuốn chiếu từ trong ra ngoài, khi đến nhà trọ thứ 8 của chị Dậu thì phát hiện dấu hiệu của hai nghi phạm.

“Khi chúng tôi ập vào, đôi nam nữ rất hoảng hốt song vẫn cố tỏ ra mình là người vô can”, thiếu tá Dương nói. Nhưng chính chiếc quần bò của cô gái vắt ở đầu giường đã tố cáo tất cả. Trên ống của nó có một vết bã trầu, nghi là máu đã khô, cảnh sát tịch thu và đem đi kiểm tra...

Sau đó, Tâm phải trả giá bằng bản án tử hình, còn Nga phải chịu án chung thân
********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn