Trang Lá Cải Ngày 19 - 03 - 2020: Đoàn xe quân sự Italy chở thi thể đi hỏa táng

Thứ Năm, 19 Tháng Ba 20207:19 SA(Xem: 11552)
Trang Lá Cải Ngày 19 - 03 - 2020: Đoàn xe quân sự Italy chở thi thể đi hỏa táng
************

Cáo phó phủ kín trang báo 'như bản tin chiến tranh' ở tâm dịch Italy

Tại Bergamo, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus corona ở Italy, lò hỏa táng bắt đầu hoạt động 24 giờ một ngày. Các quan tài lần lượt xếp kín nhà xác.

Mục cáo phó hàng ngày trên tờ báo địa phương tăng từ 2 - 3 trang lên đến 10 trang, có khi lên đến hơn 150 cái tên, tổng biên tập của tờ báo đã phải ví đây như “bản tin chiến tranh", theo Washington Post.

Chỉ xét riêng con số tử vong, dịch corona “đổ bộ” vào tỉnh Bergamo phía bắc đã gây ra một thảm họa lịch sử. Khắp Bergamo, nhiều người được đưa lên những chiếc xe cứu thương, chở đến bệnh viện và qua đời trong những khu vực cách ly nơi mà người thân của họ không được phép vào.

Rất nhiều đám tang đã diễn ra với chỉ một linh mục và một nhân viên nhà tang lễ, các thành viên của gia đình không thể có mặt vì quy định cấm tụ tập, hoặc đang trong thời gian cách ly, hoặc bản thân họ quá ốm.

Cao pho phu kin trang bao 'nhu ban tin chien tranh' o tam dich Italy hinh anh 1 Quan_tai_duoc_di_chuyen_tai_mot_nghia_trang_o_Bergamo_Italy._Anh_AP.jpg

Quan tài được di chuyển tại một nghĩa trang ở Bergamo, Italy. Ảnh: AP

Bệnh viện quá tải, rồi đến nhà xác

Số ca tử vong liên tục nối dài danh sách chờ chôn cất và hỏa táng.

"Tình hình còn tồi tệ hơn cả chiến tranh", Marta Testa, 43 tuổi, nói. "Cha tôi đang chờ được chôn cất. Còn chúng tôi ở đây, đợi nói với ông lời vĩnh biệt", bà cho biết. Cha của Testa vừa mất hôm 11/3 ở tuổi 85 vì dịch bệnh, bản thân bà cũng đang trong diện tự cách ly.

Trong lúc các quốc gia khác mới chỉ bắt đầu vật lộn với những hệ lụy của đại dịch cũng như khoảng cách mà nó tạo ra - cả giữa những người thân thiết nhất, thì Italy đã phải hứng chịu mất mát nặng nề với ngày càng nhiều người nhiễm bệnh ra đi trong đơn độc.

Gần 3.000 người ở Italy đã chết vì dịch bệnh Covid-19 với một nửa số ca tử vong chỉ trong vòng 5 ngày gần đây. Hầu hết đều giống như cha của Testa, Renzo, được đưa đến bệnh viện và không còn cơ hội nhìn mặt hay nói lời trăng trối với gia đình.

"Khoảnh khắc đưa tiễn người mất là lúc cần ở bên cạnh nhau, vậy mà chúng tôi lại phải làm việc ấy qua điện thoại", Testa ngậm ngùi. Cha mẹ bà kết hôn đã 50 năm, mẹ của bà cũng nhiễm virus nhưng đang trong quá trình hồi phục.

Dịch bệnh đã lan ra khắp thế giới nhưng Italy đang là nơi có số lượng ca lây nhiễm và tử vong vì virus tăng nhanh nhất. CNBC cho hay ngày 18/3, Italy có thêm 475 người chết vì dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 2.978 trong vòng chưa đầy một tháng.

Cao pho phu kin trang bao 'nhu ban tin chien tranh' o tam dich Italy hinh anh 2 Nhieu_benh_vien_o_Italy_roi_vao_tinh_trang_qua_tai_do_so_luong_ca_nhiem_virus_corona_tang_qua_nhanh_chong._Anh_Reuters.jpg

Nhiều bệnh viện ở Italy rơi vào tình trạng quá tải do số lượng ca nhiễm virus corona tăng quá nhanh chóng. Ảnh: Reuters.

Bergamo, thành phố giàu có phía đông Milan với dân số 1,1 triệu người, đang trở thành điểm nóng đáng quan ngại nhất. Các bệnh viện ở đây đang rơi vào tình trạng quá tải. Các bác sĩ quân đội được huy động hỗ trợ.

Người dân mô tả Bergamo như một “vùng đất ma” nơi mà ban đêm chỉ thấy xe cứu thương và xe tang chạy trên đường phố. Báo Corriere della Sera cho hay tại thị trấn Nembro, 70 người đã thiệt mạng chỉ trong vòng 12 ngày qua, trong khi cả năm ngoái ở đây chỉ có khoảng 120 người chết.

“Như thể một quả bom hóa học vừa phát nổ”, Daniela Taiocchi, 49 tuổi, người phụ trách mục cáo phó của tờ báo địa phương L’Eco di Bergamo, cho biết.

Bergamo cũng được xem như một lời cảnh báo về khả năng bùng phát nghiêm trọng của dịch corona, nếu như các biện pháp hạn chế không được triển khai nhanh chóng. Italy xử lý ổ dịch đầu tiên ở tỉnh Lodi bằng việc phong tỏa 10 thành phố trong hơn 3 tuần. Song chính phủ nước này đã chờ quá lâu để áp dụng các biện pháp tương tự ở những nơi khác. Bergamo hiện có số ca nhiễm cao gấp 3 lần so với Lodi.

"Các nhà xác và cơ sở y tế đang vỡ trận", Claudia Scotti, chủ một nhà tang lễ, cho biết. "Chúng tôi hoàn toàn không được chuẩn bị cho một tình huống khẩn cấp như thế này".

Những lễ tang không có người thân

Thông báo tin buồn chăng kín trang này qua trang khác trên tờ L’Eco di Bergamo, họ là các cựu chính trị gia, kỹ sư điện, các nhân viên trực tổng đài khẩn cấp, các linh mục, hầu hết đều ở độ tuổi 70 hoặc 80. Những bản cáo phó ngắn ngủi không đề cập đến lý do qua đời nhưng biên tập viên của tờ báo ước tính 90% là do corona.

Đáng nói là qua thông tin trên cáo phó mà thấy được các tang lễ được tổ chức như thế trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng. Trên đó có nhắc tới việc “(thi hài) sẽ được chuyển trực tiếp đến đài hỏa táng", đám tang diễn ra "hoàn toàn riêng tư", hay lễ tang sẽ được tổ chức vào "một thời gian chưa xác định".

Trên khắp đất nước, việc tổ chức lễ tang bên trong nhà thờ tạm thời bị cấm như một phần của lệnh cấm tụ tập đông người do chính phủ ban hành. Ở Bergamo, một số người không nằm trong diện bị cách ly được phép đến dự những lễ an táng nhỏ tại nghĩa trang, với không quá 10 người. Ngoài ra còn lại tất cả các nghĩa trang trong thành phố đều đóng cửa, do lo sợ người dân có thể sử dụng các phương tiện công cộng đến viếng mộ người quá cố, nhiễm virus rồi gây lây lan.

Cao pho phu kin trang bao 'nhu ban tin chien tranh' o tam dich Italy hinh anh 3 Tin_buon_dang_ve_ong_Renzo_Testa_tren_to_bao_L_Eco_di_Bergamo._Anh_L_Eco_di_Bergamo.jpg

Tin buồn đăng về ông Renzo Testa trên tờ báo L’Eco di Bergamo. Ảnh: L’Eco di Bergamo.

Văn phòng thị trưởng Bergamo khuyến cáo nên tổ chức hỏa táng cho những người chết vì Covid-19. Từ hôm 11/3, nhà hỏa táng địa phương bắt đầu hoạt động suốt ngày đêm.

"Nơi này không lúc nào đóng cửa nhưng vẫn không thể xử lý được hết", Francesco Alleva, người phát ngôn của thị trường cho biết.

Tổng biên tập của tờ L’Eco di Bergamo, ông Alberto Ceresoli, nói rằng Italy đang trải qua một "thảm kịch tập thể", virus đang "tàn phá" nơi ông sống.

Đã có lúc, Ceresoli cân nhắc liệu có nên chuyển mục cáo phó ra đằng sau tờ báo để tránh gây xúc động quá mức cho độc giả. Nhưng rồi ông quyết định rằng mọi người cần được biết về những gì đang xảy ra, và để cho tên của những người đã mất xuất hiện ở giữa tờ báo.

Tin buồn về ông Renzo Testa xuất hiện trên số báo ra ngày 13/3 cùng một tấm ảnh chân dung, bên cạnh là dòng trích dẫn lời Giáo hoàng Francis. Phía dưới ảnh ghi thông tin cơ bản về gia đình và những cống hiến của ông cho xã hội.

Renzo vẫn rất khỏe mạnh cho đến trước khi nhiễm virus corona, con gái ông cho biết.

"Không có bệnh lý nền nào", bà nói. "Chúng tôi luôn nghĩ cha rất khỏe, ông ấy sẽ vượt qua, nhưng rõ ràng, hy vọng đã vụt tắt".

Bệnh viện gọi cho Testa vào nửa đêm 11/3 để thông báo cha bà đã không qua khỏi. Quan tài của ông được đưa tới một nhà thờ, chờ đến lượt chôn cất. Nếu quá trình diễn ra sớm, ông sẽ ra đi mà không có sự hiện diện của vợ và các con. Testa cho biết gia đình bà vẫn có kế hoạch tổ chức một buổi lễ tưởng nhớ ông.

"Vào một thời điểm thuận lợi hơn", bà nói.


************

Đoàn xe quân sự Italy chở thi thể đi hỏa táng

Quân đội Italy phải điều phương tiện chở 61 quan tài từ thành phố Bergamo tới địa điểm hỏa táng ở xa vì nhà xác địa phương bị quá tải.

Truyền thông quốc gia Italy đăng đoạn video quay ở Bergamo, vùng Lombardy, miền bắc Italy, tối 18/3 cho thấy một đoàn ít nhất 10 xe quân sự đang chuyển 61 thi thể tới các nhà hỏa táng tại 12 thị trấn xung quanh, bao gồm Modena và Parma.

Bergamo là thành phố chịu ảnh hưởng nặng nhất do Covid-19 ở Italy với 93 ca tử vong và hơn 4.300 người nhiễm nCoV tính đến 18/3. Bệnh viện Papa Giovanni đã bị Covid-19 "đánh gục", trong khi các dịch vụ công của thành phố cũng rơi vào khủng hoảng.

Italy điều xe quân đội chở thi thể đi hỏa táng
 
 

Xe quân đội Italy tập trung tại thị trấn Bergamo tối 18/3 để đưa thi thể người nhiễm nCoV đi hỏa táng. Video: Corriere Della Sera.

Giorgio Gori, thị trưởng Bergamo, đã viết thư cho các thị trấn lân cận nhờ giúp đỡ hỏa táng thi thể người chết vì nCoV và cho biết tro cốt sẽ được đưa trở lại Bergamo. Nhà hỏa táng của thành phố đã hoạt động hết công suất 24/7 nhưng chỉ có thể xử lý 25 thi thể mỗi ngày.

Các dịch vụ tang lễ trong thành phố cũng bị quá tải. Nhiều quan tài được xếp chồng lên nhau tại hai nhà xác bệnh viện và nhà xác nghĩa trang chờ được mai táng.

Thị trưởng Gori cho biết số ca tử vong thực tế do nCoV trong thành phố có thể cao hơn nhiều so với báo cáo. "Một số lượng đáng kể ca tử vong chưa được xác định có phải do nCoV hay không vì họ qua đời tại nhà hoặc viện dưỡng lão", ông nói.

Mirco Nacoti, một bác sĩ gây mê và chuyên gia chăm sóc chuyên sâu, ước tính ít nhất 60% dân số Bergamo đã nhiễm bệnh.

Italy là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc đại lục. Nước này hiện ghi nhận gần 40.000 ca nhiễm, trong đó gần 3.000 người đã tử vong. Italy có tỷ lệ tử vong vì nCoV cao do dân số nước này già nhất châu Âu. Người già và những người bị bệnh lý nền có nguy cơ tử vong cao nhất nếu nhiễm nCoV.


**************

Ca nhiễm tại Malaysia tăng lên 900, Thái Lan ghi nhận kỷ lục ngày

Malaysia báo cáo 110 ca nhiễm mới hôm 19/3, một ngày sau khi lệnh phong tỏa toàn quốc có hiệu lực. Thái Lan cũng có thêm 60 ca nhiễm mới, kỷ lục ngày tại nước này.

Bộ Y tế Malaysia cho hay với 110 ca mới được công bố hôm 19/3, nước này đã ghi nhận tổng cộng 900 ca nhiễm virus corona chủng mới, đứng đầu khu vực Đông Nam Á, theo Reuters.

Trong khi đó tại nước láng giềng Thái Lan, số ca nhiễm mới tính trong 24 giờ là 60, kỷ lục về thống kê theo ngày tại nước này. Tổng số ca nhiễm tại vương quốc đã tăng lên đến 272, một quan chức y tế cho biết.

Indonesia có số ca tử vong cao nhất Đông Nam Á

Indonesia vừa thông báo thêm 6 ca tử vong vì virus corona trong ngày 19/3, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 25. Số ca nhiễm bệnh tăng 82, tổng số ca nhiễm hiện là 309.

201 trường hợp nhiễm bệnh trong số này được xác nhận ở thủ đô Jakarta. Thủ đô cũng là nơi ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất, với 17 ca.

Số ca nhiễm tại Iran tiếp tục tăng, nhưng chưa có lệnh phong tỏa

Iran có thêm 1.046 trường hợp nhiễm virus, nâng tổng số ca nhiễm virus tại nước ngày lên 18.407. Cũng trong 24 giờ qua, nước này có thêm 149 ca tử vong. Tổng số người tử vong vì dịch hiện là 1.248. Số ca tử vong mỗi ngày của nước này bắt đầu vượt qua con số 100 kể từ hôm 17/3, và tăng mỗi ngày một cao.

Tuy vậy, Tổng thống Hassan Rouhani tiếp tục từ chối những lời kêu gọi phong tỏa, biện pháp mà Italy và Trung Quốc cùng nhiều nơi đã áp dụng, trong khi một số thành phố của Iran đã tự phong tỏa với phần còn lại của đất nước, đưa nhiều người đi cách ly.

Ca nhiem tai Malaysia tang len 900, Thai Lan ghi nhan ky luc ngay hinh anh 1 2020_03_17T155206Z_387266552_RC2RLF9G89Q1_RTRMADP_3_HEALTH_CORONAVIRUS_IRAN_1_.jpg

Người mua sắm tại một cửa hàng hạt ở Tehran trong lúc dịch bùng phát tại Iran. Ảnh: Reuters.

Nga có ca tử vong đầu tiên

Theo Guardian, nạn nhân là một người phụ nữ 79 tuổi từ Mowcow. Bà được nhập viện cuối tuần trước, qua đời ở Moscow vào hôm 19/3. Các quan chức Nga nói rằng bà có bệnh nền, bao gồm đái đường và cao huyết áp. Gia đình bà đang được theo dõi.

Soố ca nhiễm bệnh tại Nga đã tăng gấp đôi trong cuối tuần qua, nhưng vẫn ở mức thấp với 147 trường hợp nhiễm bệnh cho đến tối 18/3. Moscow đang gấp rút chạy đua để xây dựng một bệnh viện dã chiến. Bệnh viện này, có giường cho 500 bệnh nhân, sẽ hoàn thành vào tháng tới.

Trưởng phái đoàn đàm phán Brexit của EU dương tính

Trưởng phái đoàn đàm phán về Brexit của EU, ông Michel Barnier thông báo trên Twitter rằng ông đã được xét nghiệm dương tính với virus. Ông cho biết mình "đang ổn và tinh thần tốt", cũng như theo sát các chỉ dẫn cần thiết.

Khoảng 40 trạm tàu điện ngầm của London đã bị đóng cửa vô thời hạn vì virus kể từ ngày 19/3. Thành phố này hiện ghi nhận 953 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi con số người nhiễm ở toàn nước Anh là 2.644. 103 người đã tử vong.

Đông Nam Á lo ngại trở thành điểm nóng mới

Hầu hết ca nhiễm mới ở Malaysia có liên quan đến một sự kiện tôn giáo với sự tham gia của khoảng 16.000 tín đồ đạo Hồi, bao gồm 1.500 người nước ngoài.

Các ca nhiễm mới tại Thái Lan chia thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất gồm 43 ca liên quan đến các ca được xác nhận trước đó, và nhóm thứ hai gồm 17 bệnh nhân còn lại, trong đó có người về từ các nước như Italy, Malaysia, Nhật Bản, Iran...

Ca nhiem tai Malaysia tang len 900, Thai Lan ghi nhan ky luc ngay hinh anh 2 mosque.JPG

Tín đồ tập trung tại nhà thờ Seri Petaling, địa điểm liên quan đến hầu hết ca nhiễm mới tại Malaysia. Ảnh: Reuters.

Malaysia đã trở thành điểm nóng nhất về dịch tại Đông Nam Á sau khi nhiều người từng tham dự sự kiện hồi cuối tháng 2 tại nhà thờ Hồi giáo ở Seri Petaling, ngoại ô Kualua Lumpur, cho kết quả dương tính với virus corona chủng mới. Gần 2/3 số ca nhiễm ở Malaysia liên quan đến sự kiện này, tính đến sáng 18/3.

Các tín đồ đến từ hàng chục nước, bao gồm Trung Quốc và Hàn Quốc, hai nước có số ca nhiễm cao, và các nơi xa xôi khác như Canada, Nigeria, Ấn Độ và Australia, cũng như Việt Nam.

Hàng nghìn người Malaysia tham dự sự kiện vẫn đang chờ làm xét nghiệm, nên số ca nhiễm có thể còn tiếp tục tăng trong lúc chính phủ áp đặt hạn chế đi lại trong vòng 2 tuần, tính từ 0h ngày 18/3.

Giới chức Malaysia hôm 18/3 cảnh báo có thể có đợt bùng phát lây nhiễm mới "lớn hơn cả sóng thần" nếu người dân không tuân thủ các biện pháp hạn chế đi lại.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia ở Đông Nam Á áp dụng các biện pháp quyết liệt trong bối cảnh số ca dương tính tăng nhanh.

“Tình hình đang diễn biến rất nhanh”, tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO, cho biết hôm 17/3. “Chúng ta phải mở rộng nỗ lực ngay lập tức để ngăn virus lây lan rộng hơn”.

Ca nhiem tai Malaysia tang len 900, Thai Lan ghi nhan ky luc ngay hinh anh 3 barthai.JPG

Một quán bar tại Bangkok vắng khách sau khi chính phủ ra lệnh đóng cửa rạp chiếu phim, quán bar và các cơ sở giải trí ở nước này. Ảnh: Reuters.

Ngoài Malaysia, khoảng 60 triệu người - tức hơn một nửa dân số Philippines - cũng đang bị phong tỏa. Tại Thái Lan, thủ tướng tuyên bố hủy bỏ các sự kiện mừng năm mới - "tết té nước" Songkran. Trường học, nơi cầu nguyện, cơ sở giải trí, địa điểm công cộng tại nhiều nước cũng đã bị đóng cửa.

Tại Indonesia, sự kiện tôn giáo tập trung đông người vẫn diễn ra. Hơn 8.000 người hành hương Hồi giáo từ nhiều nước châu Á đã tập trung tại nhà thờ ở thành phố Gowa thuộc tỉnh Nam Sulawesi hôm 18/3 để thực hiện thánh lễ, bất chấp khuyến cáo của nhà chức trách.

Sự kiện này và sự kiện trước đó tại ngoại ô Kuala Lumpur đều được tổ chức bởi phong trào Hồi giáo Tablighi Jama'at.


************

Châu Âu trống vắng

Italy, Tây Ban Nha đã phong tỏa toàn quốc, nhiều thành phố châu Âu khác cũng rơi vào tình trạng không một bóng người trên phố.

Châu Âu trống vắng

Con phố vắng nằm cạnh nhà thờ Sagrada Familia hôm 13/3. Đây là một trong những công trình nổi tiếng ở Barcelona, Tây Ban Nha, được xây dựng cách đây hơn một thế kỷ và chưa biết ngày hoàn thành, nhưng vẫn thu hút rất đông du khách tới tham quan hàng năm. Ảnh: Nacho Doce/Reuters.

Châu Âu trống vắng

Một phụ nữ đeo khẩu trang đi bộ trên khu phố trung tâm không người qua lại ở Madrid. Chính phủ Tây Ban Nha đã tuyên bố lệnh phong tỏa toàn quốc 15 ngày để chống dịch bệnh, bắt đầu từ 14/3. Ảnh: Sergio Pérez/Reuters.

Châu Âu trống vắng

Giao lộ Piazza Giovanni Bovio ở Naples, Italy, ngày thường tấp nập người qua lại nay đã trở nên hoang vắng vì Covid-19. Ảnh: Salvatore Laporta/IPA.

Châu Âu trống vắng

Dãy hành lang trống trơn ở quảng trường St.Mark, Venice, Italy hôm 12/3, ngày thứ 3 của đợt phong tỏa nhằm ngăn chặn Covid-19 bùng phát. Hiện quốc gia này vẫn là nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và chết vì Covid-19, chỉ sau Trung Quốc đại lục. Ảnh: Manuel Silvestri/Reuters.

Châu Âu trống vắng

Giáo hoàng Francis làm lễ ban phước lành hàng tuần ở quảng trường St. Peter (Vatican) không bóng người vào ngày 15/3. Ảnh: Vatican News.

Châu Âu trống vắng

Quảng trường Römerberg thường xuyên tổ chức hội chợ là điểm hút khách chính ở Frankfurt, Đức, rơi vào tình cảnh vắng người những ngày nCoV bùng phát khắp châu Âu. Tính đến 16/3, Đức đã ghi nhận 6.924 ca nhiễm và 14 ca tử vong vì nCoV. Ảnh: Michael Probst/AP.

Châu Âu trống vắng

Xe ngựa, loại phương tiện nổi tiếng ở Vienna, Áo, thường dùng để chở khách du lịch đang đi qua những con phố trống vắng. Hầu hết nhà hàng, quán bar ở Vienna đã đóng cửa từ tuần trước. Ảnh: Ronald Zak/AP.

Châu Âu trống vắng

Trung tâm thương mại sầm uất Galeries Royales Saint-Hubert ở thủ đô Brussels, Bỉ vắng lặng. Chính phủ Bỉ thông báo đóng cửa hàng quán (trừ cửa hàng thực phẩm, dược phẩm) trong 3 tuần kế tiếp để phòng dịch. Ảnh: Xinhua.

Châu Âu trống vắng

Một nhà hàng ở Convent Garden, London, Anh, không có khách dù mở cửa vào cuối tuần trước. Nước Anh hiện có 36 ca tử vong vì nCoV. Ảnh: Simon Dawson/Reuters.

Châu Âu trống vắng

Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp, năm ngoái đón 9,6 triệu lượt khách, đã đóng cửa từ 1/3 sau đó mở vài ngày rồi tiếp tục đóng từ 13/3. Hàng loạt điểm tham quan khác ở Paris như tháp Eiffel, bảo tàng Musée d'Orsay, lâu đài Versailles… đã ngừng đón khách. Ảnh: Rafael Yaghobzadeh/AP.

Châu Âu trống vắng

Người dân dắt chó đi bộ trên con phố vắng tanh ở Nicosia, Cyprus. Tới 16/3, nước này đang ghi nhận 33 ca nhiễm nCoV. Ảnh: Yiannis Kourtoglou/Reuters.

Khánh Trần (Theo Guardian)


************

Tài tử Hàn qua đời ở tuổi 36


Nam diễn viên Hàn Moon Ji Yoon qua đời khuya 18/3 do nhiễm trùng máu cấp tính, hưởng dương 36 tuổi.

Công ty quản lý cho biết Moon Ji Yoon nhập viện hôm 16/3 do đau họng. Sau đó, anh rơi vào tình trạng nhiễm trùng máu và bất tỉnh. Do Covid-19 diễn biến phức tạp, gia đình cử hành tang lễ riêng tư tại Bệnh viện Đại học Inje ngày 20/3, từ chối người hâm mộ đến viếng. 

Tài tử Moon Ji Yoon. Ảnh: Hankookilbo.

Tài tử Moon Ji Yoon. Ảnh: Hankookilbo.

Thông tin tài tử qua đời gây sốc đồng nghiệp và người hâm mộ bởi trước đó sức khỏe anh bình thường. Cách đây bảy ngày, anh vẫn chia sẻ ảnh và giao lưu với người hâm mộ trên Instagram. Diễn viên Ha Jae Sook viết trên trang cá nhân: "Đến bây giờ chị vẫn không thể tin được điều gì đang diễn ra. Trên thiên đường đừng bị ốm và hãy thật hạnh phúc nhé. Chúng ta sẽ gặp lại nhau bằng nụ cười". Trên Naver, nhiều khán giả bày tỏ thương tiếc.

Tài tử Hàn qua đời ở tuổi 36

Moon Ji Yoon đóng vai Kim Sang Chul - tiền bối của nữ chính Hong Seol trong "Cheese in the Trap". Anh phải tăng 10 kg để đảm nhận vai diễn. Video: tvN.

Moon Ji Yoon sinh năm 1984, ra mắt năm 2002 trong vai phụ Choi Jang Bi phim Như khúc tình ca của đài MBC và được biết đến qua loạt phim Nữ hoàng Seon Deok, Huyền thoại Iljimae, Tiên nữ cử tạ Kim Bok Joo, Tiếng gọi con tim, Cheese in the Trap... Cuối năm 2019, anh góp mặt trong phim Khu vườn hoàng kim, vai Lee Seong Wook.

Hiểu Nhân


**********

Vợ chồng Bill Gates đầu tư điều chế vaccine

Quỹ Bill và Melinda Gates hỗ trợ chi phí điều chế, thử nghiệm vaccine và các hoạt động ngăn chặn, phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19.

Mới đây, vợ chồng tỷ phú Bill Gates hợp tác với Wellcome và Mastercard trong dự án này với tổng số tiền đầu tư 125 triệu USD. Quyết định được ông đưa ra với hy vọng tìm phương pháp ngăn chặn dịch Covid-19, đồng thời chuẩn bị trước cho các mối đe dọa về sức khỏe và bệnh dịch trong tương lai.

Cụ thể, Quỹ Bill và Melinda Gates cùng tổ chức từ thiện y tế Wellcome Trust mỗi bên góp 50 triệu USD. Trong khi quỹ Mastercard Impact góp 25 triệu USD cho các dự án chính.

Quỹ của vợ chồng Bill Gates nhiều lần đầu tư vào lĩnh vực y tế, nhằm mục đích mang vaccine, thuốc chữa bệnh đến các quốc gia đang phát triển, giúp đỡ người nghèo.

Quỹ của vợ chồng Bill Gates nhiều lần đầu tư vào lĩnh vực y tế, nhằm mục đích mang vaccine, thuốc chữa bệnh đến các quốc gia đang phát triển, giúp đỡ người nghèo.

Một công ty có trụ sở tại Tuebingen, trực thuộc quỹ Bill và Melinda Gates, cho biết họ hy vọng rằng vaccine điều trị nCoV có thể được đưa vào thử nghiệm muộn nhất vào tháng 6 hoặc tháng 7, sau đó đưa đi thử nghiệm trực tiếp trên người.

Trước đó, theo Business Insider (Mỹ), quỹ Bill và Melinda Gates tích cực hỗ trợ dự án cung cấp bộ kit xét nghiệm tại nhà cho những người có nguy cơ nhiễm nCoV ở thành phố Seattle, Mỹ. Bộ kit này có thể cho kết quả xét nghiệm trong vòng một đến hai ngày.

Đây không phải lần đầu tiên vợ chồng Bill Gates đầu tư vào lĩnh vực y tế. Trong một bài viết của ông trên The Wall Street Journal (Mỹ) vào tháng 1/2019, Bill Gates nhận định rằng đầu tư vào ba tổ chức y tế toàn cầu đã mang lại thành công ngoài sự mong đợi. Với 10 tỷ USD tiền đầu tư vào Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Gavi), Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS (Global Fund) và Sáng kiến Thanh toán bại liệt trên toàn cầu (Global Polio Eradication Initiative - GPEI), quỹ Bill và Melinda Gates đã đem lại 200 tỷ USD lợi ích kinh tế và xã hội.

Vaccines và thuốc men đã được chuyển đến tận tay những người cần chúng. Nhiều bệnh nhân được cứu sống nhờ Quỹ Bill và Melinda Gates. Khác với lĩnh vực đầu tư khác, Bill coi việc đầu tư vào vaccine, thuốc chữa bệnh là "khoản đầu tư đặc biệt và chắc chắn thành công". Ông tuyên bố rằng đây là khoản đầu tư "khủng" nhất.

Bill Gates phát biểu tại một sự kiện cam kết của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Gavi), diễn ra tại Anh năm 2011.

Bill Gates phát biểu tại một sự kiện cam kết của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Gavi), diễn ra tại Anh năm 2011.

"Các tổ chức như Gavi, Quỹ toàn cầu và GPEI là những gì gần gũi nhất để chúng ta có thể giúp đỡ, giảm thiểu nỗi đau và cứu mạng sống của rất nhiều người. Đây cũng là khoản đầu tư tốt nhất mà Melinda và tôi đã thực hiện trong 20 năm qua, và là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà thế giới có thể làm trong những năm tới", tỷ phú chia sẻ.

Hiện chưa có vaccine ngăn chặn nCoV. Trên thế giới, dịch bệnh đã khiến hơn 218.000 nhiễm, gần 9.000 người chết, hơn 84.000 người hồi phục.

Thy An (Theo CNBC, Business Insider)


**************

Cảnh sát yêu cầu ngưng 'làm phiền' khi hết giấy vệ sinh

MỹCảnh sát thành phố Newport, bang Oregon, nhận được nhiều cuộc gọi khẩn cấp của người dân báo tin hết giấy vệ sinh từ khi Covid-19 bùng phát.

Trước tình cảnh này, phòng cảnh sát thành phố Newport đã phải lên tiếng yêu cầu người dân ngừng gọi điện cho tổng đài 911 chỉ vì hết giấy vệ sinh, theo thông báo trên mạng xã hội ngày 15/3.

Qua văn phong hài hước, thông báo cho biết người dân có thể dùng nhiều biện pháp thay thế khi không tìm được loại giấy vệ sinh mềm mại yêu thích. "Người La Mã cổ dùng que bọc bọt biển ngâm nước muối, ngư dân dùng dây thừng ngâm nước muối. Newport tiếp giáp biển nên không thiếu nước muối", cảnh sát gợi ý trong thông báo và khuyên người dân kiên nhẫn vượt qua đợt thiếu hụt giấy vệ sinh này.

Thông báo của phòng cảnh sát thành phố Newport được đưa ra trong bối cảnh nhiều siêu thị và cửa hàng trực tuyến tới nay hết giấy vệ sinh do người dân đổ xô tích trữ nhu yếu phẩm trước viễn cảnh bùng phát Covid-19. Ngày 10/3, một người ở bang Florida bị bắt do ăn trộm giấy vệ sinh.

Lý giải hiện tượng đổ xô mua giấy vệ sinh chống dịch, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân do tâm lý đám đông, muốn chuẩn bị quá mức cần thiết, và sự thiếu thông tin từ chính phủ.

Quốc Đạt (Theo CNN)


*******

Quay lén người giúp việc trong nhà tắm

SingaporePaul Tay Yew-Kwang (43 tuổi) ba lần dùng điện thoại quay lén người phụ nữ giúp việc 32 tuổi trong phòng tắm khi vợ vắng nhà.

Ngày 17/3, Paul bị tòa án cấp cơ sở phạt 10 tuần tù về tội Xâm hại phẩm giá phụ nữ. Vì hoàn cảnh gia đình, ông ta được tòa cho hoãn thi hành án tới ngày 15/5.

Bản án xác định, sau khoảng một năm làm việc tại gia đình Paul, ngày 25/2/2019, cô giúp việc quốc tịch Indonesia khi tắm bỗng phát hiện chiếc điện thoại thò ra từ khe hở phía trên cánh cửa buồng vệ sinh. Nạn nhân hét to và chạy ra ngoài nhưng không thấy ai vì Paul đã kịp chạy về phòng riêng.

Ông chủ sau đó vờ qua phòng người giúp việc hỏi thăm tình hình, nói chắc chắn có kẻ đột nhập nên sẽ nhờ bảo vệ chung cư xác minh qua camera an ninh. Sự việc sau đó được vợ Paul và nạn nhân phản ánh tới cảnh sát.

Khi bị xét hỏi vào tối cùng ngày, Paul ban đầu phủ nhận hành vi. Ba ngày sau, Paul thú nhận đã gây sự việc và từng hai lần trót lọt quay lén nạn nhân vào tháng 11-12/2018 khi vợ đi làm vắng nhà.

Tại phiên tòa, luật sư của Paul cho rằng thân chủ đã tự nguyện cung cấp thông tin và chỉ nhất thời gây án khi biết nạn nhân đang tắm.

Tội danh Xâm hại phẩm giá phụ nữ có mức phạt tối đa một năm tù cùng phạt tiền. Vì nạn nhân là người giúp việc, mức phạt có thể tăng gấp 1,5 lần.

Quốc Đạt (Theo Channel News Asia)


***************

Những lần bị hành hạ của nhân viên quán cà phê

Đồng NaiMỗi lần từ chối kích dục khách, Kim Anh, 24 tuổi, quê Tây Ninh, đều bị chủ quán cà phê đánh bằng tuýp sắt, chích điện.

Ngày 18/3, sau hơn một tuần nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai vì bị chủ quán cà phê hành hạ, sức khỏe của Kim Anh dần hồi phục nhưng chưa thể đi lại được. Ngoài các vết sẹo do bỏng chi chít ở mặt, tay, lưng, chân..., cô còn bị tràn dịch màng phổi, gãy xương sườn.

Kim Anh cho biết làm mẹ đơn thân khi 23 tuổi, sống với cô ruột tại thị xã Trảng Bàng. Trước đây chị làm công nhân may mặc gần nhà. Tháng 9/2019, thấy cuộc sống khó khăn, Kim Anh gửi con gái 9 tháng tuổi cho cô chăm sóc, qua Biên Hòa tìm việc.

Vừa xuống xe buýt, đang ôm túi xách ngơ ngác không biết đi đâu, cô được xe ôm đến bắt chuyện. Ông ta nói sẽ giới thiệu cho chỗ làm, lương cao. Người này chở cô luồn lách qua nhiều khu phố công nhân, chừng 30 phút sau thì tấp vào quán cà phê trên đường Bùi Văn Hòa, phường Long Bình.

Quan cà phê đóng cửa từ khi Diện bị bắt. Ảnh: Phước Tuấn

Quán cà phê nơi nạn nhân làm việc đã đóng cửa. Ảnh: Phước Tuấn.

Quán cà phê do vợ chồng Lê Thế Diện (26 tuổi) làm chủ, là căn nhà cấp bốn, bày biện vài dãy ghế, phía trước có nhiều cây cảnh. Quán có hai nhân viên, ăn ở cùng vợ chồng chủ.

Kim Anh kể, khi mới vào làm, cô được chủ quán rất quan tâm, đối đãi tốt. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng trước, chủ quán bắt phải kích dục cho khách. Khi cô từ chối, bị Diện dùng roi điện chích và không cho ăn uống.

Những lần chị mệt không làm việc được, hoặc phụ rửa chén bát không sạch thì bị đôi nam nữ nhân viên đánh, theo yêu cầu của chủ quán. "Tôi quỳ lạy van xin nhưng họ không tha", nạn nhân nói.

Tiền làm công nhiều tháng của nữ nhân viên này đều bị vợ chồng Diện giữ. Nhiều lần cô định bỏ trốn nhưng bất thành. "Tôi ra đường đổ rác cũng bị họ đi theo", Kim Anh cho biết.

Ngày 7/3, nghi ngờ nhân viên trộm tiền, Diện dùng tuýp sắt tra tấn. Ba ngày sau, cô tiếp tục bị ăn đòn khi từ chối kích dục cho khách. Đến gần nửa đêm, nạn nhân liên tục kêu đau rồi ngất xỉu, Diện cùng người làm đưa đi cấp cứu.

Công an TP Biên Hòa nhận được tin báo từ bệnh viện liền vào cuộc điều tra, bắt Diện về hành vi Cố ý gây thương tích, ngày 17/3.

Sau 10 ngày bị đánh, vết thương trên đôi chân nạn nhân vẫn bầm tím. Ảnh: Phước Tuấn.

Sau 10 ngày bị đánh, vết thương trên đôi chân nạn nhân vẫn bầm tím. Ảnh: Phước Tuấn.

Tại cơ quan công an, Diện khai mỗi lần nhân viên kích dục cho khách giá 150.000 đồng, gã thu 50.000 đồng. Gần đây, cô gái từ chối làm việc nên vợ chồng Diện cùng hai người khác đánh. Ngoài tuýp sắt, dây điện, hắn tự chế roi điện từ vợt muỗi để hành hạ nạn nhân.

Trung tá Dương Đình Hòa, Đội phó Đội Điều tra tổng hợp Công an TP Biên Hòa cho biết, đã phối hợp với Viện kiểm sát khám nghiệm hiện trường, giám định thương tích và lấy lời khai nạn nhân để củng cố hồ sơ, xử lý. Vợ Diện cùng hai người khác cũng bị mời làm việc. 

*Tên nạn nhân đã được thay đổi.

Phước Tuấn


**************

Gái chơi hàng khủng về đêm 1

Gái chơi hàng khủng về đêm 2

Gái chơi hàng khủng về đêm 3

Gái chơi hàng khủng về đêm 4

Gái chơi hàng khủng về đêm 5

Gái chơi hàng khủng về đêm 6

Gái chơi hàng khủng về đêm 7

Gái chơi hàng khủng về đêm 8

Gái chơi hàng khủng về đêm 9

Gái chơi hàng khủng về đêm 10

Gái chơi hàng khủng về đêm 11




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 28 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Tư, 27 Tháng Ba 20244:48 SA
Thứ Ba, 26 Tháng Ba 20244:25 SA
Thứ Hai, 25 Tháng Ba 20246:45 SA
Chủ Nhật, 24 Tháng Ba 20247:05 SA
Thứ Bảy, 23 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Sáu, 22 Tháng Ba 20244:05 SA
Thứ Năm, 21 Tháng Ba 20245:37 SA
Thứ Tư, 20 Tháng Ba 20242:33 SA
Thứ Ba, 19 Tháng Ba 20247:31 SA