Trang Lá Cải Ngày 03 - 03 - 2020: Lốc xoáy quét qua bang Tennessee, ít nhất 19 người chết

Thứ Ba, 03 Tháng Ba 202011:08 SA(Xem: 12142)
Trang Lá Cải Ngày 03 - 03 - 2020: Lốc xoáy quét qua bang Tennessee, ít nhất 19 người chết
****************
voatiengviet.com

Lốc xoáy quét qua bang Tennessee, ít nhất 19 người chết


Ít nhất 19 người đã thiệt mạng vào sớm thứ ba 3/3 sau khi các cơn lốc xoáy dữ dội quét qua thành phố Nashville và các khu vực khác của bang Tennessee, san phẳng các tòa nhà và khiến hàng chục ngàn người lâm vào tình cảnh mất điện, chính quyền cho biết.

Hãng tin Reuters dẫn lời Thống đốc William Lee nói tại một cuộc họp báo rằng số tử vong do Cơ quan ứng phó khẩn cấp Tennessee cung cấp, có thể tăng vì một số người còn bị liệt trên danh sách bị mất tích trên toàn tiểu bang,

Sở cứu hỏa Nashville cho biết các toán cứu hộ đã đến gõ cửa từng nhà, tìm kiếm những người có thể bị thương hoặc bị mắc kẹt dưới các cấu trúc bị hư hại.

Ít nhất 30 người bị thương ở Nashville, thủ phủ của bang Tennessee. Ít nhất 48 tòa nhà bị phá hủy, nhiều toà nhà hơn bị hư hại, theo giám đốc sở cứu hỏa William Swann.

Lúc hừng đông, đài truyền hình địa phương chiếu quang cảnh các toà nhà bị san bằng, các cơ sở doanh thương bị đổ sập tại Nashville, thành phố có 691.000 ngàn dân. Các chiếc xe bị nghiền nát, những đống mảnh vụn và đường dây điện bị đứt vương vải trên mặt đất. Xe cứu hộ chặn nhiều tuyến đường giữa lúc cư dân cố vớt vát những đồ đạc còn lại ra khỏi căn nhà bị phá hủy của họ.

Tennessee là 1 trong 14 tiểu bang nơi diễn ra các cuộc bầu cử sơ bộ trong ‘Ngày Thứ Ba Vĩ đại’ hay ngày Siêu Thứ Ba - Super Tuesday. Bất chấp những sự tàn phá rộng rãi, các trạm bỏ phiếu tại các trường học và các nơi khác vẫn mở cửa cho cư dân đi đầu phiếu, trừ khi có thông báo khác, các quan chức cho biết.

Đây không phải là cơn lốc xoáy đầu tiên xảy ra trong ngày Super Tuesday ở Tennessee. Năm 2008, một cơn lốc xoáy qua đêm đã gây ra thiệt hại đáng kể tại khu vực trung tâm của tiểu bang.


***************

Giám đốc cơ quan y tế khẩn cấp Iran nhiễm nCoV

Pirhossein Kolivand, giám đốc cơ quan y tế khẩn cấp Iran, dương tính với nCoV sau khi hàng loạt quan chức nước này nhiễm bệnh. 

Văn phòng của ông Kolivand cho biết sức khỏe của quan chức này "vẫn tốt" và không cần lo lắng. Trước đó, Thứ trưởng Y tế Iran Iraj Harirchi, quan chức khác trên tuyến đầu chống Covid-19, cũng nhiễm nCoV sau khi xuất hiện triệu chứng ho và sốt.

Giám đốc cơ quan y tế khẩn cấp Iran Pirhossein Kolivand. Ảnh: IRNA.

Giám đốc cơ quan y tế khẩn cấp Iran Pirhossein Kolivand. Ảnh: IRNA.

Trong cuộc họp báo tại thủ đô Tehran hôm nay, phó chủ tịch quốc hội Iran Abdul Reza Misri cho biết có 23/290 nghị sĩ dương tính với nCoV, tương đương tỷ lệ 8%. Quốc hội Iran đã dừng toàn bộ phiên họp từ ngày 28/2.

Ông Misri cũng công bố nội dung thư ngỏ của Chủ tịch Quốc hội Iran gửi tới lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, trong đó ủng hộ việc tiếp tục đình chỉ họp quốc hội, đồng thời kêu gọi các nghị sĩ tránh tiếp xúc với công chúng để ngăn nCoV lây lan. 

Phát biểu trên truyền hình hôm nay, ông Khamenei đề nghị người dân tuân thủ những khuyến cáo về phòng ngừa dịch bệnh từ chính quyền, trong khi các cơ quan chính phủ và lực lượng vũ trang cần hỗ trợ hết sức cho Bộ Y tế. Lãnh tụ Iran cũng khẳng định sẽ minh bạch trong công tác đối phó dịch. 

"Vấn đề này rồi sẽ qua. Đó không phải thứ gì đó khác thường. Tôi không muốn hạ thấp sự nghiêm trọng của vấn đề, nhưng cũng đừng phóng đại nó", ông Khamenei nói.

Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi hôm nay cho biết nước này đã ghi nhận hơn 2.300 ca nhiễm nCoV, trong đó 77 trường hợp tử vong. Với số liệu mới công bố, Iran trở thành ổ Covid-19 lớn thứ ba thế giới và có số ca tử vong nhiều thứ hai sau Trung Quốc đại lục.

Masoumeh Ebtekar, phó tổng thống Iran phụ trách vấn đề phụ nữ và gia đình, nằm trong số các bệnh nhân nhiễm nCoV và đang điều trị tại nhà. Ông Mohammad Mirmohammadi, 71 tuổi, thành viên hội đồng cố vấn cho lãnh tụ tối cao Iran, cũng nhiễm virus và qua đời hôm qua.

Tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ năng lực y tế của Iran, đồng thời lo ngại về tính minh bạch của các số liệu
****************

Nữ y tá TQ hôn con qua lớp kính sau gần 1 tháng xa cách chống Covid-19


Một nữ y tá chưa gặp con mình trong gần một tháng trời đã hôn con qua một tấm kính trong cuộc hội ngộ đầy cảm động giữa hai mẹ con.

Nhân viên y tế người Trung Quốc Chen Ruixue đã ở lại làm việc trong khu vực cách ly Covid-19 ở Bệnh viện Nhân dân số 4 ở Tín Dương, tỉnh Hà Nam kể từ sau khi đợt bùng phát virus xảy ra.

Trong suốt 26 ngày, người phụ nữ chăm chỉ này đã không về nhà để tập trung vào công cuộc chống lại bệnh dịch ở trung tâm tỉnh Hà Nam.

Hôm 24/2, cô đã về nhà để lấy một ít quần áo, và đã có một khoảnh khắc đầy xúc động với đứa con nhỏ của mình.

Nữ y tá TQ hôn con qua lớp kính sau gần 1 tháng xa cách chống Covid-19
 Hai mẹ con đã được gặp lại nhau vào tuần này

Đoạn video về cuộc gặp mặt cho thấy Chen đã hôn đứa con trai một tuổi của mình qua cửa sổ kính.

Cô là một trong hàng ngàn y tá đang làm việc cật lực ở các ổ dịch tại Trung Quốc để chống lại đại dịch. Hơn 14.000 y tá đã từ mọi miền đất nước đến Vũ Hán, nơi khởi nguồn của virus, để làm việc trong các bệnh viện đang quá tải.

Nữ y tá TQ hôn con qua lớp kính sau gần 1 tháng xa cách chống Covid-19
 Chen đã không được gặp con trai trong gần một tháng 
Nữ y tá TQ hôn con qua lớp kính sau gần 1 tháng xa cách chống Covid-19
 Cô cúi xuống hôn con qua lớp kính

Ở Trung Quốc, chính phủ đang thông báo những sự tụt giảm liên tiếp trong số ca nhiễm mới và số người tử vong. Hầu hết các trường hợp này đều nằm trong phạm vi tỉnh Hồ Bắc.

Anh Thư


*************

Phố người Hoa ế ẩm ở San Francisco

Mỹ Thường du khách không thể đi trong phố mà không phải tránh ai đó đang selfie, đặc biệt vào buổi trưa. Nhưng mọi thứ đã khác vì Covid-19.

Cổng vào phố người Hoa, San Francisco sáng 26/2. Ảnh: John G Mabanglo/EPA.

Cổng vào phố người Hoa, San Francisco sáng 26/2. Ảnh: John G Mabanglo/EPA.

Long Môn trên đại lộ Grant Avenue, lối vào phố người Hoa ở San Francisco, ngày thường là nơi khách tham quan chen chân selfie - nay không ai tạo dáng, không ai chụp ảnh. Đèn lồng đỏ treo cao, bích họa Lý Tiểu Long, hay những tòa nhà trang trí công phu theo kiến trúc Trung Hoa, vốn là tâm điểm của ống kính máy ảnh, nay không còn ai xếp hàng chụp. Tiếng đàn nhị của một quý ông chơi trước nhà thờ thánh Mary vang vọng khắp con phố không người.

"Bạn thấy đấy, chẳng có ai ở đây cả. Tình hình thực sự khó khăn. Mọi người, tôi không biết tất cả họ đã đi đâu mất nữa", Ivy Liu, quản lý một cửa hàng tại chợ Bargain Bazaar, nói khi đang lấy hàng tồn kho trong một cửa hàng vắng hoe.

Từ khi dịch viêm phổi do virus nCoV bùng phát, hàng quán tại phố người Hoa lớn và cổ nhất nước Mỹ ngày càng ế ẩm, bởi một nỗi sợ đầy tính kỳ thị cản bước chân du khách tới đây. Đến nay chưa có ca nhiễm bệnh nào được ghi nhận tại San Francisco, nhưng đường sá trong phố người Hoa ngày càng thưa thớt. Người địa phương bắt đầu lo lắng - không phải vì virus, mà bởi nỗi băn khoăn liệu họ có thể trụ nổi qua đợt suy thoái này hay không.

Mối quan ngại này đủ lớn để Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phải lên tiếng kêu gọi công chúng "làm ơn hãy đến thăm và tận hưởng phố người Hoa". "Chúng tôi đều biết rằng nỗi lo ngại bao phủ ngành du lịch khắp thế giới, nhưng chúng tôi cho rằng khu phố này vẫn an toàn, và hy vọng mọi người sẽ đến. Mọi thứ ở đây đều dễ thương", bà Pelosi nói.

Tuy nhiên, dù chưa có trường hợp lây nhiễm virus nào được xác định trong thành phố, thị trưởng San Francisco, London Breed, sau đó lại ban bố tình trạng khẩn cấp để chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất.

"Tôi thấy hy vọng le lói khi bà Nancy Pelosi đến đây. Nhưng ngày hôm sau,  London Breed lại tuyên bố tình trạng khẩn cấp", Kevin Chan, chủ tiệm bánh Golden Gate Fortune Cookie, nói trong cay đắng.

Chan dán một hình sticker lên cửa trước tiệm bánh của mình, với nội dung "Fight the virus, NOT the people" (hãy chống virus chứ không phải đối đầu với con người). Khi được hỏi về tình hình kinh doanh thay đổi ra sao từ khi virus nCoV lây lan, anh khoe một video từ tháng 1 quay lại cảnh học sinh và du khách xếp hàng dài dọc con hẻm dẫn đến tiệm bánh. Nhưng vào một ngày trong tuần gần đây, chỉ có vài người ghé qua. 

"Ngày đắt hàng, người ta xếp hàng để vào mua bánh, có khi phải đợi đến 10 - 15 phút. Giờ chẳng có ai. Thế là hết. Chúng tôi không có khách", Chan nói.  Anh ước tính lượng khách giảm đến 80% tại cửa tiệm của mình từ khi dịch bệnh bùng phát - một tình trạng còn kéo dài. 

Người dân đeo khẩu trang khi đi bộ trong khu phố người Hoa, San Francisco vào 26/2. Ảnh: John G Mabanglo/EPA.

Người dân đeo khẩu trang khi đi bộ trong khu phố người Hoa, San Francisco vào 26/2. Ảnh: John G Mabanglo/EPA.

Những cửa hiệu bán lụa, tượng, đồ sành sứ và quạt... đều phụ thuộc vào dòng khách du lịch đến mua đồ lưu niệm. "Vài hàng áo phông chỉ bán được 7 USD một ngày, có ngày họ không bán được gì. Cửa hàng của tôi, đôi khi chỉ đạt 100 USD. Vào những ngày đẹp trời, cửa hàng có thể thu về 500 - 600 USD, còn cuối tuần đến 800 USD một ngày", Cindy Dent, một nhân viên của cửa hàng T&L T-Shirt, bày tỏ.

Chan phẫn nộ vì tình trạng phân biệt chủng tộc giữa nỗi sợ virus nCoV. "Chúng tôi hoàn toàn bị nhắm vào vì dịch bệnh từ Trung Quốc. Nhưng đó không phải do chúng tôi. Nó ở khắp nơi. Chúng tôi sống tại phố người Hoa ở San Francisco, chứ không đến Trung Quốc. Chúng tôi là người Mỹ gốc Hoa ở đây. Vì sao chúng tôi bị kỳ thị?", anh nói.

Ivy Liu chỉ ra rằng, người dân tại phố người Hoa cũng có gia đình, người già và trẻ nhỏ cần được bảo vệ khỏi virus song người ngoài lại coi họ là những người ốm yếu hoặc không có biện pháp phòng bệnh. "Dĩ nhiên chúng tôi cẩn trọng. Thật không công bằng. Họ coi chúng tôi như virus. Chúng tôi không phải virus. Chúng tôi có thể làm gì đây?", Liu nói.

An An (Theo Guardian
*************

Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

VietNamNet News

Một thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong cuộc nội chiến kéo dài 9 năm ở Syria hiện đang diễn ra ở Idlib, tỉnh duy nhất còn nằm trong quyền kiểm soát của quân đối lập, được hậu thuẫn bởi Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong vài tuần qua, căng thẳng leo thang đến mức đỉnh điểm khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và phe đối lập liên tục thực hiện các cuộc tấn công đẫm máu, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề.

Hàng trăm ngàn người đã phải sơ tán một lần nữa, trong đó nhiều gia đình đã phải di dời chỗ ở lần thứ 3, thứ 4 hay thậm chí là lần thứ 10 vì hậu quả của cuộc nội chiến. Liên Hợp Quốc ước tính xung đột ở Idlib đã buộc ít nhất 900.000 người phải sơ tán kể từ ngày 1/12/2019.

Giữa mùa đông khắc nghiệt khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng trong một vài ngày gần đây, những người dân này, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, đang phải dồn vào những khu vực ngày càng chật hẹp ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, biên giới đã đóng cửa. Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận gần 4 triệu người tị nạn từ Syria, và sẽ không nhận thêm người nào nữa. Những người có ý định vượt qua biên giới có thể sẽ bị bắn.

Dưới đây là một số hình ảnh đầy ám ảnh về cuộc khủng hoảng nhân đạo được cho là lớn nhất trong lịch sử cuộc nội chiến kéo dài 9 năm ở Syria:

Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Một người đàn ông an ủi bạn giữa đống đổ nát sau cuộc không kích nhằm vào một khu chợ nổi tiếng ở Idlib hôm 7/12/2019.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Khói toả lên ở thị trấn Saraqib thuộc tỉnh Idlib, sau vụ đánh bom hôm 27/2.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Những gì còn lại của bệnh viện Kinana.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Các khu vực dân cư liên tiếp phải gánh chịu những cuộc không kích.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Các thành viên của tổ chức tình nguyện White Helmets vận chuyển một người bị thương sau một cuộc đánh bom tại thị trấn Khan Sheikhoun ở Idlib hôm 26/2.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Người dân xem xét thiệt hại trên một con phố sau cuộc không kích tại Ma'arrat Misrin hôm 25/2.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cảnh hoang tàn tại Ma’arrat Misrin ở Idlib hôm 25/2.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Các xe tải được chồng cao ngất ngưởng khi người dân sơ tán khỏi vùng chiến sự.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Hàng dài những chiếc xe lên đường đi sơ tán.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Một khu trại tị nạn được lập lên bên ngoài sân vận động Idlib vào tuần trước.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Các gia đình trú ẩn bên trong sân vận động.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cô bé Shams, 11 tuổi, bế em trai trong một hang động gần Idlib nơi gia đình em đang ẩn náu sau khi trốn chạy khỏi ngoại ô Aleppo khoảng một tháng trước.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Trẻ em chơi đùa gần lối vào một trong hai hầm trú ẩn dưới lòng đất, nơi 8 gia đình đã sinh sống trong nhiều tuần liền ở Idlib.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Ảnh chụp tại một trại trẻ mồ côi ở Idlib vào tuần trước. Để giúp lũ trẻ bớt tập trung vào tiếng bom nổ, các nhân viên bật nhạc và khuyến khích chúng nhảy múa.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Một gia đình đang tị nạn tại sân vận động ở Idlib. Họ vừa trốn chạy khỏi làng Jebel Zawiya và là gia đình cuối cùng rời khỏi đây.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Trẻ em bới rác tìm thức ăn thừa tại Idlib.
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Các gia đình Syria đi sơ tán đứng xếp hàng để được nhận hàng cứu trợ nhân đạo tại trại Marabune ở Idlib hôm 21/2.

Anh Thư


*************

Phở Hoà Pasteur sau vụ bị 'khủng bố' bằng mắm tôm

TP HCMTrần nhà quán Phở Hoà Pasteur còn vương những vệt sơn đỏ tía, gia chủ chưa quên cảm giác hoảng loạn bị 20 giang hồ tạt sơn, hăm dọa... 8 tháng trước.

Quán phở nổi tiếng nằm trên đường Pasteur, quận 3, được điều hành bởi 5 thành viên cùng gia đình, trong đó người con út là vợ của Trần Anh Tuấn - vừa bị Công an TP HCM đề nghị truy tố về hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tuấn vay hơn 3,5 tỷ đồng của Phạm Phong Phú (48 tuổi, chủ phòng trà tại quận Tân Bình) với lãi suất 10-15% mỗi tháng rồi bỏ trốn, khiến chủ nợ thuê nhóm giang hồ 8 lần tạt sơn, mắm tôm vào Phở Hòa Paster; bỏ gián vào thức ăn... buộc chủ quán trả tiền thay.

Phở Hòa hiện tại. Ảnh: Hà An.

Phở Hòa hiện tại. Ảnh: Hà An.

Chiều 2/3, sau hơn 8 tháng bị tấn công, quán phở vẫn loang lổ các vết sơn đỏ trên tường, trần nhà; thực khác vào ra tấp nập nhưng không ai để ý đến các dấu vết còn lại của vụ án. Ông Phạm Thành Tân (50 tuổi, quản lý quán phở) cho biết, lúc đầu lượng khách đến đây có giảm nhưng nhiều người quen vẫn đến ủng hộ, bày tỏ thông cảm. Quán bị "khủng bố" gây xôn xao thành phố nhưng gia đình ông không nghỉ bán ngày nào. Những mảng sơn hay mắm tôm dính ở bảng hiệu, mặt tiền được dọn sạch từ khi cảnh sát khám nghiệm hiện trường. Hiện, trung bình mỗi ngày quán tiếp 200 khách, trong đó có nhiều người nước ngoài, Việt kiều.

Trước đây, đoạn gần cuối đường Pasteur dài khoảng 300 m (từ giao lộ Võ Thị Sáu đến Trần Quốc Toản) được mệnh danh là "con đường phở" của Sài Gòn với hơn chục cửa hàng. Nhưng từ hơn 20 năm nay các tiệm đã chuyển đổi kinh doanh, giờ chỉ còn quán của gia đình ông Tân. "Phở của chúng tôi có từ thời bà ngoại còn gánh hàng rong trên phố. Đến năm 1968, gia đình mới mở tiệm bán đến bây giờ", ông Tân nói.

Quản lý quán kể, gia đình ông có 6 anh em (4 trai, 2 gái) trong đó có 3 người nối nghiệp ông bà. Người con út sau khi lấy Trần Tuấn Anh đã chuyển sang kinh doanh điện thoại, ôtô cùng chồng. "Tuấn được cả nhà đánh giá là đàng hoàng, hiền lành. Khi biết nó thiếu nợ người ta nhiều tỷ đồng, ai cũng cũng bất ngờ. Lúc nhóm người đến đòi tiền, chúng tôi nói không liên quan đến chuyện làm ăn của Tuấn nhưng họ vẫn tấn công, đe dọa", ông Tân cho biết.

Quán bị giang hồ tạt sơn giữa năm ngoái. Ảnh: Tùng Linh.

Quán bị giang hồ tạt sơn giữa năm ngoái. Ảnh: Tùng Linh.

Theo điều tra, đầu năm 2019, Trần Tuấn Anh làm giả giấy tờ 3 ôtô Mercedes S350, Lexus RX350, Audi Q7 sau đó cầm cho Phạm Phong Phú vay tiền để làm ăn. Về sau kẹt tiền, ông ta nhờ Khương Đình Đồng (29 tuổi, giữ xe phòng trà) bảo lãnh vay 200 triệu của người khác với lãi suất 4% mỗi ngày. Chỉ đóng lãi được vài ngày, Tuấn lánh mặt, tắt điện thoại khiến Đồng không thể liên lạc, phải trả nợ thay.

Giữa năm đó Tuấn hẹn Phú ra gặp, dùng uy tín của Phở Hoà Pasteur để thương lượng trì hoãn, cho biết "sắp được gia đình vợ chia cho một số tiền, sẽ thanh toán". Phú đồng ý, yêu cầu Tuấn viết giấy nợ tổng cộng 5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Phú và Đồng sau đó không thể tìm thấy Tuấn, nên thuê người kéo đến quán phở đòi tiền gia đình ông Phạm Thành Tân. Chúng đưa bản photo Tuấn nhận nợ, yêu cầu họ trả nợ thay nếu không "khỏi làm ăn". Trong một tháng, Phú thuê hơn 20 người nhiều lần đến tạt mắm tôm, sơn, bỏ gián vào tô phở... nhằm hạ uy tín của quán khiến gia đình ông Tân và các thực khách hoảng loạn.

Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02) Công an TP HCM vào cuộc điều tra, bắt Phú, Đồng và nhiều người khác về tội Cưỡng đoạt tài sản, hiện đã kết thúc điều tra.

Quốc Thắng - Hà An


**************

Bé gái gây bão mạng khi 'cau mày' với bác sĩ ngay khi lọt lòng


Bé Isabela Pereira de Jesushas người Brazil đã trở thành một hiện tượng mạng, khi bức ảnh cô bé nhìn bác sĩ một cách đầy cáu kỉnh được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.

Thông thường, các đứa bé sơ sinh ra đời thường khóc và la hét, nhưng không phải cô bé này.

Thay vì khóc lóc, Isabela Pereira de Jesushas đã tỏ ra rất cáu giận khi lườm vào bác sĩ đã thực hiện ca mổ đỡ đẻ cho cô bé.

Bé gái gây bão mạng khi 'cau mày' với bác sĩ ngay khi lọt lòng
Bức ảnh gây bão mạng

Mẹ của cô bé, cô Daiane Pereira da Rocha cho biết bức ảnh đã ghi lại cá tính mạnh mẽ của Isabela từ khi mới lọt lòng.

Phát biểu trước kênh truyền thông G1 của Brazil, cô cho biết: “Bé con của tôi được sinh ra một cách đầy quả cảm. Chưa gì nó đã trở thành một hình ảnh trào lưu mạng luôn rồi”.

“Cô bé luôn cau mày khi tôi thay tã hay cho bú sữa. Isabela nhẽ ra phải được sinh ra vào ngày 20, nhưng con bé đã chọn ngày ra sớm hơn, điều đó đã cho thấy cá tính của nó rồi”.

Bé gái gây bão mạng khi 'cau mày' với bác sĩ ngay khi lọt lòng
 Isabela được sinh mổ sau khi mẹ cô bé bị biến chứng

Bức ảnh đã nhận được hàng ngàn lượt thích và bình luận từ cư dân mạng khắp nơi. Nhiều người tỏ ra rất thích thú với biểu cảm trên khuôn mặt của Isabela.

Anh Thư


***************

Những người châu Á hóm hỉnh

Mỗi lần hôn 'gấu' lại bắt em trồng cây chuối các bác ạ...
no2-8097-1432545970.jpg

Nàng ấy bảo nếu tớ nuốt trộn quả cam vào mồm, tối sẽ đi chơi với tớ.

no3-6858-1432545970.jpg

Phòng ký túc ngày nắng 40 độ.

no4-2781-1432545970.jpg

Phong cách phối đồ của cụ khối thanh niên phải chạy theo dài dài. Mà không biết cụ nam hay cụ nữ nữa.

no5-6466-1432545971.jpg

Nhìn xoài mà em cứ tưởng tượng đàn chuột lít nhít.

no6-8833-1432545971.jpg

Nửa đêm nóng quá đành ra bồn rửa bát ngâm mình tí.

no7-7780-1432545971.jpg

Cẩu luôn cả bánh lên mới ghê này.

no8-7664-1432545971.jpg

Cô ấy ngủ chẳng biết trời đất gì hết.

no9-7538-1432545972.jpg

=)), cái cột bá đạo quá cơ, thông minh ra phết í.

no10-6889-1432545972.jpg

Trò này với em quá mèng :))

no11.jpg

Phê quá các bác ạ, nóng thế này cứ nhảy bộp vào chậu là xong.

no12.jpg

Chàng học trò quái chiêu trong lớp :))

no13.jpg

Sáng dậy muộn chả tìm thấy cái dây buộc tóc đâu, vớ ngay được cái bàn chải dùng tạm.

no14.jpg

Hỏng một lốp chẳng vấn đề gì, cái gì cũng giải quyết được.

no15.jpg

Khổ thân em chó bị cạo lông sạch bách.

no16.jpg

Hix, khổ thân anh ấy quá đê.

no17.jpg

Sôi rồi sôi rồi, chuẩn bị zô đi anh em ơi.

no18.jpg

Mới mua bộ quần áo mới cho con lap.

no19.jpg

Hội con gái có khi chả điệu bằng anh.

no20.jpg

Mỗi lần hôn "gấu" lại bắt em phải làm thế này.

Zon zon



**************

Sáng nào cũng vật đi vật lại

Lúc hết tiền thì không có, lúc cần tiền cũng không có luôn :((...
con10-4307-1432544370.jpg

Muốn trượt ván quá mà không ra biển được, đành phải làm theo cách này :))

con1-4873-1432544370.jpg

Ngày nào mẹ và tớ cũng như thế này. ^^

con2-2491-1432544370.jpg

Giấc mơ trưa bình yên quá.

con3-9516-1432544371.jpg

Tuổi thơ của ai từng bắt châu chấu rồi rang lên nhai crộp nhể.

con4-7346-1432544371.jpg

Phong cách tự sướng của các anh lính.

con5-2142-1432544371.jpg

Đấy, đời rất dở nhưng lúc nào cũng phải niềm nở.

con6-2455-1432544371.jpg

Dạo này em bị đau chân, không đi lại được, cứ ngồi một chỗ xơi. Sau 1 tháng ra thế này, em phải làm sao đây.

con7-7059-1432544372.jpg

Ai bảo cái miếng bánh của bác nhìn ngon quá cơ ạ.

con8-4492-1432544372.gif

Đến hổ cũng phải giật mình. Chim không phải loại vừa đâu nhé.

con9-4685-1432544372.jpg

À lố, văn phòng gấu Pooh đây con. Sao cơ, mẹ con cứ mắng con hả? Được, chờ tí, gấu đến nhấc mẹ con đi nha :))

Zon zon


**************

Nhốt vợ trong nhà tắm vì nghi nhiễm nCoV

Người đàn ông ở thủ đô Litva tống vợ vào nhà tắm vì nghi cô nhiễm nCoV sau khi gặp người phụ nữ Trung Quốc đến từ Italy.

Người vợ bị nhốt đã gọi điện báo cảnh sát và lực lượng thực thi pháp luật nhanh chóng đến căn hộ ở thủ đô Vilnius của Litva hôm 2/3. Người chồng cho biết anh nhốt vợ sau khi "tư vấn qua điện thoại với bác sĩ về cách phòng tránh lây nhiễm nCoV", theo cảnh sát địa phương.

Tuy nhiên, anh không bị bắt và người vợ cũng không nộp đơn tố cáo chồng. Cô được xét nghiệm nCoV và cho kết quả âm tính.

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại một bệnh viện ở Vilnius, Litva hôm 28/2. Ảnh: LRT.

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại một bệnh viện ở Vilnius, Litva hôm 28/2. Ảnh: LRT.

Litva đến nay mới chỉ báo cáo một trường hợp dương tính nCoV. Bệnh nhân là một phụ nữ từng đến thăm thành phố phía bắc Italy, ổ dịch lớn nhất châu Âu. Cô chỉ có triệu chứng nhẹ, không bị sốt và đang được điều trị tại một bệnh viện ở thị trấn phía bắc Siauliai.

Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán vào tháng 12/2019 và lan ra 76 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 90.000 ca dương tính với nCoV, hơn 3.000 trường hợp tử vong, chủ yếu tại Trung Quốc và khoảng 45.000 người đã khỏi bệnh.

Hàn Quốc là ổ dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 4.300 ca nhiễm, trong khi Iran ghi nhận số ca tử vong vì nCoV cao thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Tunisia, Jordan và Indonesia là những quốc gia mới nhất xuất hiện người nhiễm bệnh.


************

Xem ảnh sex em us tự sướng và buổi sáng 1

Xem ảnh sex em us tự sướng và buổi sáng 2

Xem ảnh sex em us tự sướng và buổi sáng 3

Xem ảnh sex em us tự sướng và buổi sáng 4

Xem ảnh sex em us tự sướng và buổi sáng 5

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 03 Tháng Ba 20205:36 CH
Khách
Bác bịt khẩu trang là bị ế độ rồi !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 23 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Sáu, 22 Tháng Ba 20244:05 SA
Thứ Năm, 21 Tháng Ba 20245:37 SA
Thứ Tư, 20 Tháng Ba 20242:33 SA
Thứ Ba, 19 Tháng Ba 20247:31 SA
Thứ Hai, 18 Tháng Ba 20245:03 SA
Chủ Nhật, 17 Tháng Ba 20246:34 SA
Thứ Bảy, 16 Tháng Ba 20244:01 SA
Thứ Năm, 14 Tháng Ba 20245:13 SA