Trang Lá Cải Ngày 27 - 02 - 2020:Bác sĩ pháp y giải phẫu 23.000 tử thi

Thứ Năm, 27 Tháng Hai 20201:02 SA(Xem: 8145)
Trang Lá Cải Ngày 27 - 02 - 2020:Bác sĩ pháp y giải phẫu 23.000 tử thi
*************

Bác sĩ pháp y giải phẫu 23.000 tử thi

AnhRichard Shepherd tham gia nhiều vụ án gây chấn động trong 30 năm làm bác sĩ pháp y, nhưng sự nghiệp của ông cũng đi kèm "cái giá khá đắt".

Khi còn nhỏ, ông đã hứng thú với những cuốn sách về khoa học pháp y. Bị "hút" bởi các bức ảnh chụp thi thể, ông muốn theo học ngành y để hiểu rõ hơn về cái chết.

Richard trở thành bác sĩ pháp y vào năm 1987. Vụ án lớn đầu tiên trong sự nghiệp của ông là vụ xả súng do Michael Ryan (27 tuổi) gây ra khiến 16 người chết tại thị trấn Hungerford (Anh).

Richard kể không thể quên được sự "yên lặng" khi tới hiện trường thấy la liệt thi thể nằm gục trên đường hoặc trên vô-lăng xe.

Richard đã có thâm niên 30 năm trong nghề bác sĩ pháp y. Ảnh: GQ.

Richard có thâm niên 30 năm trong nghề bác sĩ pháp y. Ảnh: GQ.

Mỗi khi tới hiện trường vụ án bạo lực, ông phải tạm từ bỏ ý nghĩ rằng nơi đây đã xảy ra những sự việc kinh khủng và sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc đời của người liên quan. Khi ấy, Richard tạm tắt cảm xúc để tập trung vào vết thương và dấu máu,... những thứ thuần túy mang tính chất khoa học và y tế. Nhờ thái độ "dửng dưng" này, Richard tìm thấy niềm đam mê lâu dài và hướng đi trong sự nghiệp.

Những năm cuối cùng của thập niên 1980, nước Anh xảy ra nhiều tai nạn gây thương vong lớn, như vụ đâm tàu hỏa tại ga Clapham Junction ở London vào năm 1988 khiến 35 người chết, vụ va chạm tàu trên sông Thames vào năm 1989 khiến 51 người chết... Là bác sĩ pháp y lành nghề, Richard đã tham gia vào giai đoạn cấp cứu hoặc điều tra của rất nhiều trong số những sự kiện này.

Nhưng công việc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Richard thường phải đối diện với câu hỏi chất vấn của luật sư bào chữa cũng như ánh mắt soi mói và ngờ vực của công chúng, đặc biệt là trong vụ án được chú ý. Một lần, khi bản nháp của biên bản giải phẫu bị rò rỉ, Richard đã bị công tố viên "vặn" trước tòa về từng dấu chấm câu hoặc từ ngữ bị sửa đổi so với biên bản chính thức.

Tuy vậy, theo Richard, khó khăn nhất trong công việc có lẽ là khi phải đối diện với nỗi đau và cú sốc của thân nhân người chết, với những câu hỏi không có câu trả lời. Nếu được thân nhân hỏi "nạn nhân có đau đớn trước khi chết không?", ông vẫn sẽ trả lời thành thật "không biết" và giải thích cho họ hiểu, thay vì nói qua loa để xoa dịu.

Dù Richard tự hào với khả năng bỏ công việc ở cửa trước khi vào nhà, hôn nhân của ông vẫn bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt và cuối cùng kết thúc vào năm 2007. Richard cho rằng nguyên nhân do ngăn cảm xúc xấu trong công việc, ông cũng đồng thời chặn cả những cảm xúc tốt đẹp khác.

Sau hàng chục năm trong nghề, năm 2016, ông bị chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn, trong đầu thỉnh thoảng lởn vởn ý nghĩ tự sát.

Hiện trường vụ đánh bom khủng bố ở Bali, Indonesia. Ảnh: Courier Mail.

Hiện trường vụ đánh bom khủng bố ở Bali, Indonesia. Ảnh: Courier Mail.

Richard đoán nguyên nhân bị bệnh do sự căng thẳng tích lũy trong 30 năm đương đầu với bạo lực và thế giới của người chết, cũng như do tổn thương tinh thần bị dồn nén khi giải phẫu tổng cộng tới 23.000 thi thể.

"Ban đầu tôi không nhận ra vì tự cho rằng mình đủ khả năng làm việc mà không bị ảnh hưởng. Nhưng căn bệnh như con cá nhỏ gặm nhấm khiến tôi không để ý tới từng miếng cắn bé tí. Chỉ khi nhìn lại, tôi mới nhận ra mình thật sự đã bị công việc tác động".

May mắn thay, nhờ tư vấn tâm lý, tuân thủ phương pháp điều trị và tình yêu với công việc, sau hai năm, Richard nói đã có thể khôi phục đam mê giải mã thi thể. Bất chấp những gì từng trải qua và cái giá phải trả, Richard vẫn yêu nghề, đồng thời khuyến khích người khác theo đuổi công việc này.

Quốc Đạt (Theo The Guardian, GQ, Express
**************

Cảnh sát vướng lao lý vì dọa con

MỹCảnh sát Timothy Hayes Jr. (37 tuổi) dọa nạt con trai bằng cách còng tay, bỏ mặc tại nơi tạm giữ của phòng cảnh sát.

Vì hành vi trên, Timothy bị cảnh sát quận Marion, bang Indiana bắt ngày 25/2 về tội Bỏ bê người phụ thuộc Giữ người trái phép.

Theo nhà chức trách, Timothy là cảnh sát dự bị thuộc phòng cảnh sát thành phố Southport, quận Marion. Một ngày đầu tháng 1, vì muốn dọa nạt con trai 15 tuổi, Timothy còng tay cậu bé và bỏ mặc tại nơi tạm giữ của Phòng cảnh sát thành phố trong 30 phút.

Timothy tiếp tục chở đứa trẻ bị còng tay tới trại giam quận Marion nhưng chỉ dừng xe tại bãi đỗ dành cho cảnh sát mà không vào trong. Timothy sau đó chở con về nhà. Hành vi của Timothy bị phát hiện vào ngày 9/1, sau khi giáo viên của cậu bé biết chuyện và báo cơ quan bảo trợ trẻ em.

Nhà chức trách kết luận Timothy lợi dụng công vụ để dọa con trai nên ra lệnh bắt giữ. Tuy vậy, nguyên nhân đằng sau hành động của Timothy chưa được tiết lộ.

Hiện, Timothy đã bị phòng cảnh sát thành phố Southport cho nghỉ việc chờ kết quả điều tra nội bộ. Nếu bị kết tội như cáo buộc, Timothy đối diện với án tù từ 6 tháng đến hai năm 6 tháng, và tối đa 10.000 USD tiền phạt.

Quốc Đạt (Theo The Republic)


**********

Ba giết con...rôi` !!!??

Hai vợ chồng nhà kia sinh được một cậu bé,

dễ thương và mạnh khỏe, nay đã 4 tuổi rồi...

Rồi một hôm đang ngồi, cô vợ liền tâm sự:

- Anh ạ...! nó vẫn bú...dù em hết sữa rồi ...

nó vẫn cứ nhằn thôi, nhiều hôm...em đau quá !

Người chồng cười ha hả...

- Việc đó dễ thôi mà, bôi chút thuốc xong ngay,

con ngậm cay...bỏ bú...

Mặt trời vừa nhu nhú, người chồng liền mang sang

lọ dung dịch màu vàng bôi lên gò bồng đảo, hôn

vợ yêu một cái rồi anh chồng đi làm.

Anh đến thẳng cơ quan, làm lu bu công việc.

Một hồi sau mới biết mình lấy nhằm lọ rồi !!!

lọ thuốc...cực độc...ôi !

- Con ơi...Ba có tội...!

Ba đã giết con rồi...!

Hốt hoảng lòng rối bời, người chồng liền tức tốc

phóng vội xe về nhà, nhìn thấy từ xa xa nhà đông

người qua lại, người thì hô cấp cứu...kẻ bảo nó chết thôi...

- Ôi, ba giết con rồi...!

Người chồng khuỵu trước cổng.

Như phép Tiên ban xuống ! đứa bé từ trong nhà

rẽ đám người chạy ra, ôm chầm lấy người cha,

hổn hển...mách rằng là:

- Chú hàng xóm...gần nhà, chết trong kia, ba ạ !!!

Người Cha:

????
**************

Tạo chứng cứ giả sau khi giết chồng

TP HCMChồng đánh đề mất hơn 300 triệu đồng đi vay, Trịnh Thị Vẽ (53 tuổi) đoạt mạng ông này sau đó tạo hiện trường giả nạn nhân tự tử, viết thư tuyệt mệnh. 

Ngày 26/2, Trịnh Thị Vẽ (quê Thừa Thiên Huế) bị TAND TPHCM tuyên phạt mức án chung thân về tội Giết người. Theo tòa, hành vi của bị cáo có tính chất côn đồ, sử dụng nhiều loại hung khí tấn công chồng đến chết; sau khi gây án còn tạo chứng cứ giả gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Theo cáo trạng, Vẽ và ông Bốn có 3 người con. Từ năm 2016 đến 2018, bà vay của nhiều người trong công ty 326 triệu đồng đưa cho chồng. Ông Bốn nói dùng tiền này để cho một người tên Lam (không rõ lai lịch) vay mua nhà mỗi tháng trả lãi 15 triệu đồng. Bà Vẽ được chồng đưa 2 tháng tiền lãi.

Tối 19/1/2019, sau bữa cơm, ông Bốn thú nhận với vợ đã dùng toàn bộ số tiền đánh đề và thua hết chứ không phải cho vay. Trong cơn tức giận, bà Vẽ lấy cây chày đánh chồng liên tục rồi dùng dao chém nhiều nhát cho đến khi ông Bốn gục chết.

Bị cáo Vẽ nhiều lần khóc tỏ ra hối hận tại tòa. Ảnh: Bình Nguyên.

Bị cáo Vẽ nhiều lần khóc tỏ ra hối hận tại tòa. Ảnh: Bình Nguyên.

Để che giấu hành vi, bà Vẽ giả là chồng viết lá thư tuyệt mệnh để trên đầu giường. Rạng sáng hôm sau, bà gọi điện báo cho con gái sống ở quận Tân Bình là "có người lạ đột nhập vào nhà và sát hại ông Bốn". Sau đó bà ta đứng trước nhà khóc, tri hô chồng bị giết.

Quá trình điều tra và tại tòa, bà Vẽ thừa nhận một mình giết chồng. Việc dựng hiện trường giả và viết thư tuyệt mệnh là "làm theo lời trăn trối của chồng trước khi chết".

Đến dự tòa, các con của bà Vẽ xác nhận ông Bốn chơi đề nhiều năm nay nhưng chỉ đánh với số tiền nhỏ. Thường ngày cha mẹ họ không có mâu thuẫn. "Chỉ vì một phút nông nổi mẹ đã tước đi mạng sống của ba. 3 chị em tôi đã mất ba, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mẹ. Chúng tôi không muốn mất luôn mẹ của mình", người con gái lớn nói. 

Bình Nguyên


************

'Bà tổ nghề' của khoa học pháp y Mỹ

Cho rằng nhiều sát thủ được tự do vì điều tra viên yếu kém, bà Frances Glessner Lee tạo mô hình hiện trường án mạng để phục vụ đào tạo.

Một buổi sáng tháng 4/1948, thi thể của Annie Morrison được phát hiện nằm sấp dưới mái hiên ngôi nhà hai tầng, bên cạnh có chiếc giẻ ướt và chiếc kẹp phơi quần áo. Trước đó, nhiều người thấy Annie Morrison đứng trên ghế phơi đồ ở tầng hai. Giám định pháp y phát hiện một vết đạn bắn trong ngực của nạn nhân, cỡ đạn trùng với khẩu súng ổ xoay của người chồng.

Hiện trường vụ án Annie Morrison. Ảnh: Lorie Shaull.

Mô hình hiện trường vụ án Annie Morrison. Ảnh: Lorie Shaull.

Người hàng xóm sống ở tầng dưới cho biết người chồng thường đối xử tệ với vợ. Sáng hôm đó, hai người cãi nhau.

Làm việc với cảnh sát, người chồng phủ nhận giết vợ, khai đang ngồi trong bếp thì nghe thấy có tiếng động, chạy ra ngoài đã thấy cảnh như hiện trường. Trong gần 70 năm, nhiều điều tra viên đã bế tắc khi điều tra về vụ án Annie Morrison. 

Hiện trường cái chết của Annie Morrison là một trong nhiều mô hình thu nhỏ đã được "bà tổ nghề" khoa học pháp y người Mỹ, Frances Glessner Lee (1878–1962) nêu trong bộ sưu tập "Nghiên cứu giản lược về những cái chết không lời giải" (Nutshell).

Sinh ra trong gia đình khá giả nhưng định kiến về phụ nữ, ước muốn học y hoặc luật của Frances Lee bị bố mẹ phản đối. Bà phải ở nhà và học thiết kế nội thất, khâu vá, đan móc, thêu thùa và hội họa. Sau ly hôn, Frances Lee bắt đầu quan tâm tới khoa học pháp y qua người bạn làm nghề điều tra viên.

Thừa kế khối gia sản cả triệu USD do bố mẹ để lại vào năm 1931, Frances Lee được tự do theo đuổi đam mê. Bà tài trợ tiền thành lập Khoa Pháp y ở đại học Harvard, khi ngành khoa học này vẫn còn trong trứng nước.

Thời điểm bấy giờ, giám định viên pháp y không bị yêu cầu có bằng cấp y khoa, cảnh sát cũng không được huấn luyện cách thu thập và giữ gìn chứng cứ tại hiện trường. Nhiều kẻ giết người được tự do vì kỹ năng yếu kém của người làm nhiệm vụ.

Khi hợp tác cùng đồng nghiệp ở Harvard để thay đổi thực trạng này, Frances Lee nhận ra học viên cần có loại học cụ đặc biệt để luyện tập. Bà tin rằng hiện trường vụ án dù có số lượng dấu vết khổng lồ, nhưng chỉ cần đủ kiến thức và kỹ thuật, điều tra viên có thể thu thập bằng chứng một cách có hệ thống.

Frances Lee tỉ mẩn làm những chi tiết tí hon. Ảnh: Glessner House Museum.

Frances Lee tỉ mẩn làm những chi tiết tí hon. Ảnh: Glessner House Museum.

Với niềm tin ấy, Frances Lee xây dựng mô hình Nutshell đầu tiên vào năm 1943, mất ba tháng để hoàn thiện, lấy tên "vụ án người nông dân treo cổ". Frances Lee thuê thợ mộc chế tạo đồ đạc cho mô hình. Mọi chi tiết còn lại đều do bà thực hiện. Mỗi năm, hai người chế tạo ba mô hình Nutshell, tiêu tốn 3.000-4.500 USD mỗi chiếc. Tổng cộng có 20 mô hình, nhưng tới nay chỉ còn lại 18.

Mục tiêu khi dạy học bằng mô hình Nutshell không phải để giải đố mà là luyện khả năng quan sát, chú ý những chi tiết quan trọng. Từng món đồ tại hiện trường vụ án được tái hiện chi tiết: từ vết máu bắn trên sàn nhà tới màu sắc nhợt nhạt của thi thể, từ nắm đấm cửa bám bẩn mồ hôi tay lâu ngày tới chiếc chìa khóa nhỏ tí có thể khóa mở cửa, thậm chí chiếc ghế bập bênh lắc qua lại đúng ba lần khi thả từ góc 45 độ. Tất cả đều trùng khớp với hiện trường án mạng, đặt ra thách thức với khả năng quan sát của người xem.

Nhãn mác của từng chiếc hộp đều được Frances Lee tái hiện. Ảnh: Lorie Shaull.

Nhãn mác của từng chiếc hộp đều được Frances Lee tái hiện. Ảnh: Lorie Shaull.

Bộ mô hình Nutshell còn phản ánh cái nhìn của Frances Lee về những "nạn nhân vô hình" của xã hội. Trong 18 mô hình, phần lớn nạn nhân đều là nữ giới hoặc người nghèo, những thành phần thường dễ bị coi nhẹ vì định kiến của điều tra viên. Frances Lee muốn các học viên nhận ra định kiến của bản thân, từ đó luôn cố tìm hiểu từng vụ việc hết sức có thể, bất kể nạn nhân là ai.

Vì cống hiến của mình, Frances Lee được nhận vị trí danh dự là giám đốc đào tạo và nữ đội trưởng cảnh sát đầu tiên của Sở cảnh sát bang New Hampshire vào 1943 - 25 năm trước khi cảnh sát nữ được phép đi tuần một mình trên xe.

Năm 1945, bộ sưu tập mô hình Nutshell được quyên tặng cho Khoa Pháp y của Đại học Harvard để phục vụ mục đích dạy học. Frances Lee cũng bắt đầu phụ trách đứng lớp để dạy cảnh sát và điều tra viên phương thức khoa học để thu thập chứng cứ. Trong mỗi buổi học, Frances Lee phân cho mỗi học viên hai mô hình Nutshell cùng chiếc đèn pin. Sau 90 phút, học viên sẽ phải trình bày những gì đã xảy ra tại hiện trường vụ án.

Trạng thái mở của quyển sổ cũng được tái hiện lại. Ảnh: Lorie Shaull.

Trạng thái mở của quyển sổ cũng được tái hiện lại. Ảnh: Lorie Shaull.

Theo Nytimes, Frances Lee nhắc nhở học viên rằng lời khai của nhân chứng có thể không chính xác, nhiệm vụ của điều tra viên là vừa phải gỡ tội cho người bị oan, vừa phải vạch mặt kẻ có tội. Như trong trường hợp của Anne Morrison, Frances Lee cho rằng người chồng không phạm tội bởi các điều tra viên nhận ra viên đạn từ dưới bắn lên, không phải từ trong nhà bắn ra.

Nhờ vào nỗ lực của Frances Lee, việc thu thập chứng cứ theo hệ thống, khoa học dần trở thành một phần của quá trình điều tra. Nhiều tiểu bang sửa đổi luật, đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về trình độ của chuyên viên khám nghiệm pháp y.

Sau khi Frances Lee qua đời vào năm 1962, bộ sưu tập mô hình được chuyển giao cho Phòng Khám nghiệm pháp y thành phố Maryland, bang Baltimore vào 1966. Tại đây, chúng được trưng bày công khai và vẫn được sử dụng để đào tạo nghiệp vụ pháp y cho tới ngày nay.

Quốc Đạ
*************

Bác sĩ pháp y giải mã cái chết của thiếu nữ giao gà

"Ma trận" lời khai các nghi phạm trong vụ án sát hại thiếu nữ giao gà ở Điện Biên chỉ được kiểm chứng qua phân tích dấu vết thi thể của các bác sĩ pháp y.

11h ngày 7/2/2019 (mùng 3 Tết), thi thể cô gái với phần mặt úp mũ bảo hiểm được phát hiện ở ngôi nhà hoang tại xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Nhà chức trách xác định nạn nhân là nữ sinh 21 tuổi mất tích từ tối 30 Tết (4/2/2019).

Manh mối ban đầu thể hiện, chiều 30 Tết, thiếu nữ phụ giúp người thân bán gà tại chợ huyện thì một người đàn ông đến hỏi mua gà, hẹn giao hàng và xin số điện thoại. Đến 18h, người khách gọi điện thoại đặt mua 13 con gà và yêu cầu giao đến khu vực chợ C13 (cũ) ở phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ.

30 phút sau, thiếu nữ 21 tuổi chở gà đến địa chỉ đã hẹn và gọi điện thoại về nhà báo không thấy có người ra nhận. Cuộc gọi cuối cùng, cô cho hay khách hẹn giao tại địa chỉ khác và cô đi tiếp. Không thấy con về, điện thoại không thể liên lạc, gia đình trình báo công an.

Một ngày trước khi phát hiện thi thể, lực lượng điều tra tìm thấy chiếc xe máy của nạn nhân ở nơi khác nên nhận định nữ sinh chết do bị sát hại. Hung thủ là người am hiểu địa hình, lừa nữ sinh đến khu vực vắng để gây án.

Ngày 10/2/2019, nghi can đầu tiên bị bắt là Vương Văn Hùng - kẻ có 3 tiền án, sống lang thang. Nhưng lời khai của anh ta mâu thuẫn với kết quả khám nghiệm tử thi của cơ quan pháp y địa phương, hơn nữa lại thay đổi liên tục. Lúc bị bắt, hắn khai sát hại nạn nhân vào mùng 2 Tết, sau lại khai vào tối giao thừa ngay sau khi lừa, khống chế được cô.

Thời điểm này, ban chuyên án chỉ xác định được nạn nhân chết do bị siết cổ. Gần 1.000 người nằm trong diện quản lý thuộc thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đã được rà soát. 

6 ngày sau khi tìm thấy thi thể, Công an tỉnh Điện Biên ra quyết định khởi tố vụ án về hai tội: Giết người, Cướp tài sản.

Ban chuyên án nghi nạn nhân có dấu hiệu bị xâm hại tình dục, nhưng đến lúc bắt Hùng vẫn chưa có căn cứ về điều này. Mọi việc phải chờ kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an).

Ngoài Hùng cảnh sát cũng tạm giữ Bùi Văn Công - chủ của ngôi nhà cách hiện trường phát hiện thi thể nạn nhân chừng 100 mét. Quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện trên thùng xe tải 1,25 tấn của anh ta có hai vết máu của nạn nhân.

Bùi Văn Công khi bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Ảnh: Phạm Dự.

Bùi Văn Công trong phiên toà sơ thẩm mở cuối tháng 12/2019. Ảnh: Phạm Dự.

Khúc mắc lớn nhất của cơ quan điều tra là việc xác định thời gian nạn nhân bị sát hại để xác định hướng điều tra. Trung tâm Giám định pháp y, Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) được giao tiếp cận hồ sơ vụ án.

Nhìn qua ảnh chụp thi thể nạn nhân lúc khám nghiệm, đại tá, tiến sĩ Đào Quốc Tuấn (cựu giám đốc Trung tâm) bị thu hút ngay vào vết hoen trên thi thể cô gái. Mắt ông bừng sáng bởi trong nghề pháp y dựa vào vết hoen là cách xác định thời gian chết của nạn nhân.

Nghĩa là sau khi một người chết đi, tim không đập nữa, máu sẽ ngừng lưu thông trong vòng tuần hoàn nhưng lại có xu hướng dồn xuống chỗ thấp. Những chỗ thấp ứ máu tạo thành vết sậm màu gọi là vết hoen. Vết này hình thành và biến đổi theo thời gian, từ giai đoạn chưa cố định (ấn tay vào, thả ra vết hoen sẽ mất), đến bán cố định (ấn tay vào mờ đi nhưng vẫn còn vết), rồi cố định (ấn tay vào bỏ ra chỉ có vết hằn, màu sắc không đổi).

Ở vụ án này, vết hằn của nan chiếu nơi đặt tử thi lên vết hoen có sự đổi màu so với chỗ không bị ép nén. Từ màu sắc vết hoen trên ảnh chụp, bác sĩ Tuấn phát hiện vết hằn của nan chiếu làm vết hoen mất màu, từ đó xác định thời gian chết của cô gái chỉ có thể trong 8-12 tiếng, không như nhận định ban đầu là trong khoảng 48 tiếng. Ông cũng chứng minh lời khai của Hùng về việc sát hại Duyên ngay trong tối 30 Tết là không đúng.

Ban chuyên án lúc này cho rằng vụ án có đồng phạm song vẫn còn nhiều tình tiết phức tạp. Hai nghi phạm khai rất ít và nội dung mâu thuẫn nên công tác điều tra gặp khó khăn.

Ông Tuấn cùng đoàn công tác trực tiếp đến hiện trường, tham gia họp án và khai quật tử thi, để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề liên quan. Cùng với việc tiếp cận hồ sơ cũng như đánh giá các dấu vết trên tử thi, trong thùng xe, kết hợp tài liệu giám định trước đó, ông nhận định: Nạn nhân chết do bị siết cổ.

Để ý kỹ hơn, ông thấy vết hằn siết cổ này tương đối đặc biệt. Nó không đồng đều trên suốt chiều dài, có chỗ không liên tục, bên trái có chỗ hình oval sậm màu, láng bóng, bên phải có chỗ tím nhạt với lớp thượng bì bong tróc hướng từ dưới lên trên, từ trước ra sau. Vì khi thi thể được tìm thấy trong tình trạng mặt bị úp vào mũ bảo hiểm, lúc đầu tổ pháp y nghi vấn hung thủ siết cổ nạn nhân bằng quai mũ.

Nhưng giả thiết này lập tức bị loại trừ bởi khi xem xét kỹ thấy rằng cấu tạo quai mũ không phù hợp với đặc điểm của vết hằn siết cổ. Ông Tuấn xác định hình vật dùng để siết là vật có diện tiếp xúc không đồng đều, cả về độ lồi lõm. Khi xuất hiện lời khai của các nghi can về việc dùng côn, cũng là lúc các cán bộ pháp y xác định nạn nhân đã bị siết cổ tới hai lần, cách nhau trong gần 3 đêm.

Khi khai quật tử thi, dấu vết của việc nạn nhân bị siết cổ lần đầu vào đêm 30 Tết vẫn còn được giữ lại với vùng da bị khô. Nạn nhân được an táng tại vùng trũng, cơ thể đã phân huỷ nặng nhưng vùng da cổ bị siết vẫn còn. Kết quả xét nghiệm vi thể sau đó cũng cho thấy, cấu trúc mô và tế bào vùng đó bị phân hủy chậm hơn.

Vết siết cổ mờ được xác định do lần siết cổ thứ hai để lại. Cùng với các đặc điểm mờ nhạt, không đặc trưng của vết hoen tử thi như của người bình thường bị siết cổ, các bác sĩ pháp y xác định nạn nhân chết bởi lực siết cổ không mạnh.

Điều đó làm dấy lên nhiều hoài nghi. Ông Tuấn suy đoán nạn nhân quá yếu khi bị siết cổ hoặc đồng thời bị tác động bởi một loại chất độc nào đó. Ông đề nghị cho giám định tìm độc chất trên các mẫu phủ tạng của nạn nhân nhưng không thấy.

Từ đó, giả thiết "nạn nhân quá yếu khi bị siết cổ lần hai" được củng cố. Điều này giúp kiểm chứng lời khai của các nghi can rằng nạn nhân khi bị sát hại đã rất yếu.

Tình trạng nạn nhân yếu, không còn sức chống cự, theo bác sĩ Tuấn là do hậu quả của lần bị siết cổ đêm 30 Tết. Từ vết hằn đậm màu bên cổ trái, ông lý giải nạn nhân không chết trong lần bị siết cổ đầu tiên bằng chiếc côn. Lượng máu lưu thông lên não không đủ nên nạn nhân rơi vào tình trạng thiếu oxy, thậm chí bị ngất đi, khả năng hồi phục kém.

Kết hợp với phân tích bức ảnh chụp thi thể khi mới phát hiện, bác sĩ Tuấn cho rằng nạn nhân bị bắt giữ trong nhiều ngày nên càng thêm tâm lý hoảng loạn, lo lắng, mất ngủ, mặt hốc hác. "Tôi rất thương cảm khi qua ảnh chụp thấy khuôn mặt nạn nhân toát lên sự đau đớn, chịu đựng đến cùng cực, trong tình thế tuyệt vọng với hai mắt thâm quầng, mặt hốc hác, khắc sâu sự đau thương", ông nói.

Những vết xây xát rất nhỏ trên mặt cô gái cho thấy đã có sự va chạm, chà sát mặt với vật có bề mặt nhẵn nhưng có những hạt sạn. Từ đó, cơ quan điều tra nhận định chiếc xe tải của Công bị tình nghi là nơi nạn nhân bị sát hại hoặc là phương tiện di chuyển thi thể.

Khi càng nhiều căn cứ được đưa ra, nhóm nghi phạm lại khai báo càng nhỏ giọt. Thấy cơ quan điều tra biết đến đâu, chúng mới khai đến đó. Một trong những chi tiết các nghi phạm khai khớp với nhau nhất là nạn nhân bị hiếp dâm nhiều lần. Tuy nhiên trong kết quả khám nghiệm ban đầu, nhà chức trách không ghi nhận dấu vết.

Giải thích điều này, các chuyên gia pháp y cho hay có thể do một vài lý do. Thứ nhất, nạn nhân sợ nên chấp thuận để giữ an toàn bản thân. Dấu vết để lại trong các vụ hiếp dâm chỉ lộ rõ trong trường hợp có chống cự. Thứ hai, có thể do yếu quá, nạn nhân không còn khả năng chống cự. Thứ ba, nạn nhân còn khỏe nhưng không thể chống cự do bị giữ chặt tay chân. Khả năng cuối cùng này sau đó bị loại bỏ vì các dấu vết trên tử thi không thể hiện điều đó. Đây là căn cứ giúp cơ quan điều tra đấu tranh với nhóm nghi phạm và chúng phải thừa nhận đã xâm hại nạn nhân nhiều lần, trong tình trạng cơ thể đã rất yếu.

Chủ mưu vụ án Vì Văn Toán. Ảnh: Phạm Dự.

Vì Văn Toán - chủ mưu vụ án. Ảnh: Phạm Dự.

Chỉ sau một ngày tử thi được khai quật, đến 18/2/2019, Công an tỉnh Điện Biên đã bắt tiếp 3 nghi phạm với cáo buộc Giết người, Cướp tài sản, Hiếp dâm, Tàng trữ trái phép chất ma túyBắt giữ người trái pháp luật.

Cuối tháng 3/2019, công an bắt thêm Vì Văn Toán (38 tuổi) cùng ba người. Trải qua trình đấu tranh nhiều tháng, cơ quan điều tra mới làm rõ được chủ mưu là Toán.

Kết quả điều tra xác định đầu tháng 2/2019, do không có tiền tiêu Tết, Toán nhờ Vương Văn Hùng và Bùi Văn Công đòi tiền nợ ma tuý của mẹ nạn nhân là bà Trần Thị Hiền. Toán hứa trả 50 triệu đồng cho Hùng và Công nếu đòi thành công.

Nhóm này lên kế hoạch bắt cóc con gái 21 tuổi của bà Hiền. Trong khi Vương Văn Hùng, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, Bùi Văn Công thực hiện việc bắt cóc nạn nhân, Toán bí mật đi theo. Tối 30 Tết, nhóm này gọi cho mẹ nạn nhân uy hiếp đòi tiền song bị bà Hiền dọa lại "sẽ không trả tiền, báo công an".

Từ đêm 4/2/2019 (30 Tết) đến tối 6/2/2019 (mùng 2 Tết), thiếu nữ bị nhốt trong nhà Công ở xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên... Khi thấy cô kiệt sức, chúng bàn và sát hại vào tối 6/2/2019 rồi phi tang xác ở ngôi nhà hoang. Thu được phân công vờ phát hiện thi thể, loan báo cho người dân, nhà chức trách.

Trong phiên toà sơ thẩm mở cuối năm 2019, 6 người phải nhận hình phạt tử hình gồm: Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, Phạm Văn Nhiệm. Ba người còn lại phải nhận mức án 3-10 năm tù về tội Hiếp dâm, Không tố giác tội phạm.

Sau phiên sơ thẩm nhiều bị cáo kêu oan, đang chờ phiên tòa phúc thẩm.

Bảo Hà


*************

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 1

 

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 3

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 4

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 5

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 6

.

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 7

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 8

.

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 9

.

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 10

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 11

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 12

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 13

H.

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 14

Trọn bộ ảnh sex Châu Âu đẹp nhất 15

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 20245:14 SA
Chủ Nhật, 07 Tháng Giêng 20246:01 SA
Thứ Sáu, 05 Tháng Giêng 20246:21 SA
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20242:55 SA
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20236:36 SA
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20235:59 SA