Trang Lá Cải Ngày 22 - 01 - 2020

Thứ Tư, 22 Tháng Giêng 20206:24 SA(Xem: 13187)
Trang Lá Cải Ngày 22 - 01 - 2020
***************

Nhốt người trong khách sạn do ghen

Thanh HóaLê Văn Tuấn (22 tuổi, xã Hoằng Trường, Hoằng Hoá) tổ chức chặn đường, hành hung anh Đặng, nhốt vào khách sạn do ghen.

Ngày 22/1, Công an huyện Hoằng Hoá tạm giữ Lê Văn Tuấn, Nguyễn Văn Tám (30 tuổi) và Đỗ Văn Uy (22 tuổi, cùng ở xã Hoằng Yến) để làm rõ hành vi bắt giữ người trái pháp luật.

 Ba nghi can Tuấn, Tám và Uy (từ trái qua). Ảnh: Lam Sơn.

 Ba nghi can Tuấn, Tám và Uy (từ trái qua). Ảnh: Lam Sơn.

Nhà chức trách cho hay, ngày 15/1, Tuấn ghen, nghi anh Đặng chở bạn gái mình đi chơi nên rủ Tám và Uy chặn đường, đánh.

Cả ba ép nạn nhân về một khách sạn ở xã Hoằng Trường để tiếp tục tra hỏi, hành hung. Khi có người dân phát hiện báo cảnh sát, họ mới thả nạn nhân.

Lê Hoàng
**************

Án mạng từ mối tình đơn phương

Hải DươngPhạm Văn Thao (31 tuổi) cầm dao đâm chết ông hàng xóm vì không có được tình cảm của con gái nạn nhân.

Ngày 22/1, Công an tỉnh Hải Dương khởi tố bị can với Phạm Văn Thao (trú phường Tân Dân, thành phố Chí Linh) với cáo buộc giết người.

Theo nhà chức trách, Thao lười lao động, thích ăn chơi nên nhiều lần gây sự, đe dọa đánh bố khi bị ngăn cản mang tài sản đi bán.

Yêu đơn phương cô gái hàng xóm 24 tuổi sắp lấy chồng. Sau nhiều lần ngỏ ý không thành, Thao muốn trả thù.

13h30 ngày 18/1, Thao mang dao sang nhà cô gái gây sự, đâm chết bố cô này rồi cố thủ trong nhà tắm.


*************

Nơi biến thành 'thị trấn ma' ngày Tết

Dù có hơn 1,3 tỷ dân, Trung Quốc vẫn có những đại đô thị vắng vẻ như "thành phố ma" vào ngày đầu năm.

Tết Nguyên đán là dịp người Trung Quốc về quê đoàn tụ với người thân và bạn bè. Do đó, một số thành phố gần như trống không vào ngày đầu năm, điển hình là Đông Quản - nơi có khoảng 8,2 triệu dân ở Quảng Đông.

Theo Qihoo 360 Big Data Centre, một trong những trung tâm hàng đầu về dữ liệu Internet tại Trung Quốc, Đông Quản là thành phố vắng vẻ nhất vào Tết Âm lịch năm 2017. Ảnh: China.org.cn

Theo Qihoo 360 Big Data Centre (một trong những trung tâm hàng đầu về dữ liệu Internet tại Trung Quốc) Đông Quản là thành phố vắng vẻ nhất vào Tết Âm lịch năm 2017. Ảnh: China.

Diện tích hơn 2.460 km2, Đông Quản có gần một triệu nhà máy tạo nên một mê cung khổng lồ trong thành phố, thu hút đông đảo người dân từ khắp Trung Quốc tìm đến đại đô thị này để mưu sinh. Từ những năm 1980, nó đã được mệnh danh là "công xưởng của thế giới", nơi sản xuất một phần năm điện thoại di động trên toàn thế giới, cho ra đời đồ chơi giá rẻ và hàng may mặc gắn mác "Made in China". 

Đông Quản còn được gọi là thành phố di cư do hơn 70% dân cư là công nhân, lao động đến từ những tỉnh thành khác. Họ trở về nhà vào mùa "xuân vận", và chỉ còn khoảng 30% dân ở lại đón năm mới. Đó là lý do nơi này bị gán danh "thành phố ma" vào ngày Tết.

Không chỉ Đông Quản, tỉnh Quảng Đông còn có Phật Sơn, Quảng Châu và Thâm Quyến là ba thành phố vắng vẻ trong ngày Tết, với hơn 60% dân cư rời đi. Thượng Hải và Bắc Kinh cũng vắng vẻ hơn dịp đầu năm khi hơn một nửa dân số về quê hoặc đi du lịch.

Theo Trung tâm Dữ liệu của tập đoàn công nghệ Baidu, 36% những người rời Đông Quản trong kỳ nghỉ năm mới đến Hong Kong. Ảnh: Swoolverton/Wiki Commons.

Theo Trung tâm Dữ liệu của tập đoàn công nghệ Baidu, 36% những người rời Đông Quản trong kỳ nghỉ năm mới đến Hong Kong. Ảnh: Swoolverton/Wiki Commons.

Đông Quản không chỉ có những nhà máy, mà còn phát triển thành một thành phố văn hóa - thể thao với nhiều nhà hát, thư viện, bảo tàng Trận chiến Hổ Môn, bảo tàng Chiến tranh Nha phiến... Được xem là "thành phố bóng rổ của quốc gia", đây là thành phố duy nhất có ba câu lạc bộ bóng rổ chuyên nghiệp tại Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn đồng sở hữu câu lạc bộ golf lớn bậc nhất thế giới Mission Hills Golf Club với thành phố Thâm Quyến.

Nếu yêu thích thiên nhiên, du khách có thể thỏa thích dạo chơi trong 10 khu rừng, 5 khu bảo tồn, 13 công viên đầm lầy, 1.071 công viên nhỏ và quảng trường của thành phố. Thời gian lý tưởng để du khách ghé thăm nơi này là vào tháng 9 và tháng 10. Những sản vật địa phương để mua làm quà có chuối, vải, nhãn, dứa...

Bảo Ngọc (Theo Travel China Guide)


*************

11 điều không nên làm trên máy bay

Không chào hỏi, nói những lời bông đùa nhạy cảm hay cố tình ngồi nhầm ghế trên máy bay là một số hành vi thô lỗ khách nên tránh.

Dưới đây là những lời khuyên của tiếp viên về cách hành khách nên cư xử trên máy bay.

Không chào hỏi tiếp viên

"Tôi ước hành khách chào hỏi với mình khi họ lên máy bay. Tiếp viên cũng là con người, chúng tôi cần được cư xử với sự tôn trọng và tử tế", một tiếp viên chia sẻ. Hãy nhớ cư xử lịch sự, bạn chỉ cần chào một câu đơn giản khi lên máy bay và nói cảm ơn lúc rời đi.

Đòi hỏi ngay khi mới lên máy bay

Tiếp viên hàng không thường bận rộn chào hỏi, giúp khách tìm chỗ hay sắp xếp hành lý xách tay trên cabin. Yêu cầu đồ uống hay thức ăn trước khi máy bay cất cánh có thể khiến họ bối rối và khó chịu.

Không lắng nghe hướng dẫn

Dù bạn có thể đi máy bay nhiều lần trước đó, lắng nghe hướng dẫn an toàn vẫn quan trọng. Dùng điện thoại hay làm việc lúc này bị coi là thiếu lịch sự. Khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, bạn có thể hoảng loạn, không biết cách xử lý tình huống.Hướng dẫn an toàn bay hài hước. Video: British Airways.

Bày rác ra ghế 

Các tiếp viên thường liên tục đi lại để thu nhặt rác hay bất kỳ đồ thừa nào của hành khách. Không có lý do gì để bạn biến ghế ngồi của mình và không gian xung quanh thành bãi rác - điều chứng tỏ bạn thiếu ý thức, không quan tâm đến hành khách chuyến sau hay những người phải thu dọn.

Bông đùa 

Nhắc đến những điều nhạy cảm như bom, chất nổ hay bệnh truyền nhiễm là điều tồi tệ. Hành khách bông đùa quá trớn có thể bị đuổi khỏi máy bay, bị bắt hay nộp phạt... và chuyện này chỉ gây mất thời gian của hàng trăm người khác.

Phàn nàn về đồ ăn

Hành khách không nên đổ lỗi hay tức giận với tiếp viên nếu quên không yêu cầu thực đơn riêng, hay không thích khẩu phần sẵn có. Nếu có chế độ dinh dưỡng đặc biệt hoặc kén ăn, bạn nên chuẩn bị đồ ăn riêng trước khi lên máy bay.

Ngồi nhầm ghế

Tiếp viên hàng không đều có danh sách hành khách và chắc chắn họ biết vị trí của từng người. Bạn không nên tự ý ngồi trong khoang hạng nhất hay đổi chỗ khi thấy có ghế trống. Cân bằng trọng tâm của máy bay rất quan trọng khi cất cánh, do đó một số ghế có thể được bỏ trống vì lý do an toàn.

Nếu không mua vé, bạn không được phép đổi chỗ lên khoang cao cấp hơn. Ảnh: istock.

Nếu không mua vé, bạn không được phép đổi chỗ lên khoang cao cấp hơn. Ảnh: istock.

Xem phim nhạy cảm

Dù ghế hai bên trống, bạn không nên mở những bộ phim không phù hợp trong không gian công cộng như cabin hành khách. Điều đó có thể khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu.

Không tuân thủ đèn hiệu

Một trong những điều khó chịu nhất với tiếp viên là hành khách rời khỏi chỗ khi đèn báo hiệu thắt dây an toàn vẫn sáng - đây là điều cấm kỵ khi máy bay cất cánh, hạ cánh hay vào vùng nhiễu động. Nếu bạn cần sử dụng nhà vệ sinh, hãy đợi đến khi đèn hiệu này tắt.

Động chạm tiếp viên hàng không

Trong nhà hàng, bạn không nên chạm tay vào người phục vụ hay kéo áo họ. Trên máy bay cũng vậy, tiếp viên không thích bị động vào người.

Búng tay gọi tiếp viên

Có nhiều cách lịch sự hơn việc búng tay để thu hút sự chú ý của tiếp viên. Hành khách có thể nhấn nút gọi, hay đơn giản đợi họ đi ngang qua và lên tiếng.

Vân Phạm (The Travel
*************

Người thi hành án tử các quan chức phát xít Đức

John C. Woods từng là lính đào ngũ, nhưng lại được chọn làm người thi hành án treo cổ hàng chục quan chức phát xít Đức.

Woods sinh ngày 5/6/1911 tại Wichita, bỏ học giữa chừng để gia nhập hải quân Mỹ vào năm 1929 nhưng nhanh chóng nhận ra mình không phải là người hợp tuân thủ mệnh lệnh. Woods đào ngũ sau vài tháng và sau đó bị cho giải ngũ với chẩn đoán tâm thần không bình thường.

John C. Woods diễn tả cách treo cổ các quan chức phát xít tại Mỹ tháng 11/1946. AP.

John C. Woods diễn tả cách treo cổ các quan chức phát xít tại Mỹ tháng 11/1946. AP.

Woods trở về Kansas, làm nhiều công việc liên quan đến xây dựng và chăn nuôi. Khi Mỹ tham gia Thế chiến II, Woods nộp đơn xin gia nhập lục quân. Nhà sử học French MacLean nói rằng Woods lẽ ra không thể được nhận vì quá khứ tại hải quân. "Nhưng đó là thời trước khi có Internet và có lẽ không ai kiểm tra hồ sơ", MacLean nói.

Năm 1944, lục quân cần tuyển người có kinh nghiệm chuyên hành hình tử tù. Quân đội Mỹ có 96 binh sĩ bị lên kế hoạch xử tử vào năm 1944 vì các tội như đào ngũ, giết người và hãm hiếp khi được triển khai đến châu Phi và châu Âu. Một số người bị xử bắn, những người khác bị treo cổ.

Woods tình nguyện làm công việc này, nói rằng ông đã treo cổ hai người đàn ông ở Texas và hai người ở Oklahoma, dù không có hồ sơ nào cho thấy ông ta thực sự làm vậy. "Lục quân không kiểm tra hồ sơ. Chắc họ nghĩ rằng treo cổ thì có gì phức tạp đâu chứ", MacLean nói.

MacLean cho rằng Woods xin làm công việc này có thể vì ông đã tham gia vào cuộc đổ bộ D-Day của quân Đồng minh tại bãi biển Omaha ở Normandy ngày 6/6/1944. "Ông  ấy không bị thương nhưng thấy một số đồng đội bị giết", MacLean nói. "Tôi chắc chắn rằng ông ấy không muốn trải qua điều đó nữa. Ông ấy tình nguyện xin ra khỏi lực lượng công binh xung kích".

Woods được chấp nhận làm người hành hình và tiền trợ cấp được tăng từ 50 USD lên 138 USD một tháng. Woods đã treo cổ khoảng 30 người trong số 96 lính Mỹ bị kết án tử hình. Không phải tất cả đều diễn ra suôn sẻ, có thể vì Woods thiếu kinh nghiệm.

Woods nổi tiếng quốc tế vào tháng 10/1946 sau loạt phiên tòa quân sự phe Đồng minh tổ chức tại Nieders hậu Thế chiến II, nhằm xử lý những thành viên cốt cán của Đức Quốc xã đã tham gia vào cuộc diệt chủng người Do Thái và các tội ác chiến tranh khác. 11 quan chức quân sự và dân dự Đức Quốc xã bị kết án tử, bao gồm Ngoại trưởng Đức dưới thời Hitler Joachim von Ribbentrop và Thống chế Wilhelm Keitel.

Woods được cho là đã thực hiện một số thủ thuật để kéo dài thời gian chết của các tử tù này trên giá treo cổ, khiến họ phải chịu đựng cái chết đau đớn hơn bình thường gấp nhiều lần.

"Những tên phát xít đó là kẻ xấu", Woods nói và bày tỏ sự phẫn nộ về những trại tập trung Đức quốc xã lập lên.

Woods thường nói với mọi người rằng ông đã hành hình tới 349 người, nhưng MacLean ước tính con số thực tế là khoảng 90 người. Woods lo sợ sẽ bị người Đức trả thù và thường mang theo hai khẩu súng lục.

Năm 1950, ông đóng quân tại đảo san hô Eniwetok ở Thái Bình Dương, nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Các nhà khoa học, kỹ sư Đức và Mỹ làm việc tại đây để phát triển ngành hàng không vũ trụ, vũ khí nguyên tử và máy bay quân sự.

Ngày 21/7/1950, Woods đang đứng trong một vũng nước để thay bóng đèn thì bị điện giật chết và được chôn trong một nghĩa trang nhỏ ở Toronto. 

Phương Vũ (Theo Wichita Eagle
**************

Người đầu tiên phá 'luật im lặng' của mafia

Hơn 300 thành viên mafia ước họ chưa từng biết đến Tommaso Buscetta - người cung cấp thông tin cho giới chức khiến họ bị kết án.

Tommaso Buscetta sinh ngày 13/7/1928, trong gia đình có 17 con ở Palermo, Sicily, Italy. Lớn lên trong nghèo khó và có ít cơ hội việc làm, Buscetta nhanh chóng bị con đường phạm tội hấp dẫn và trở thành thành viên duy nhất trong gia đình gia nhập mafia.

Tommaso Buscetta (giữa) bị cảnh sát Italy áp giải năm 1972. Ảnh: AP.

Tommaso Buscetta (giữa) bị cảnh sát Italy áp giải năm 1972. Ảnh: AP.

Buscetta bắt đầu dính líu đến mafia ở Italy từ cuối Thế chiến II, khi mới 17 tuổi. Ông tham gia hoạt động buôn lậu thuốc lá của các băng nhóm trong suốt những năm 1950 và 1960 với địa bàn hoạt động ở Argentina và Brazil. Đầu thập niên 1960, Buscetta đến New York và làm việc trong một thời gian ngắn cho gia đình Gambino, một trong 5 nhóm mafia thống trị thế giới ngầm New York.

Mặc dù Buscetta không có thứ hạng cao trong hàng ngũ mafia, đầu óc và kinh nghiệm của ông khiến ngay cả những thành viên cấp cao nhất cũng xin lời khuyên từ ông. Buscetta được đặt biệt danh "ông trùm của hai thế giới".

Tuy nhiên, những vụ trả thù và thanh toán nội bộ đã khiến Buscetta quay lưng với mafia. Năm 1982, sát thủ mafia giết hai con trai, con rể, người anh thân nhất và cháu trai của Buscetta ở Palermo.

Buscetta bị bắt ở Brazil một năm sau và bị trục xuất về Italy ngày 28/6/1984. Sau khi tự tử bất thành, Buscetta đồng ý hợp tác với giới chức Italy và Mỹ. Ông yêu cầu được nói chuyện với thẩm phán chống mafia Giovanni Falcone và dành 45 ngày để cung cấp thông tin về hoạt động nội bộ, cấu trúc và ủy ban cầm đầu của mafia, nhưng từ chối tiết lộ về các mối liên hệ của mafia với giới chính trị.

Ông trở thành người đầu tiên phá vỡ Omerta, "luật im lặng" yêu cầu các thành viên mafia giữ bí mật về hoạt động của tổ chức và từ chối cung cấp thông tin cho chính quyền.

"Đối với tôi, cái chết giống như bóng râm vào ngày nắng. Là một thành viên mafia, tôi biết rằng tôi phải tuân thủ các quy định", Buscetta nói. "Nhưng những cái chết oan uổng của những người vô tội đã khiến tôi không thể tiếp tục làm thành viên mafia. Đây là đòn trả thù".

"Phá vỡ luật im lặng là quyết định khó khăn nhất trong đời Buscetta vì ông ấy có cảm giác rằng mình phá vỡ thứ gì đó thiêng liêng", vợ của Buscetta, sử dụng tên giả là Cristina, nói với một đoàn làm phim tài liệu về chồng mình.

Italy không có chương trình bảo vệ nhân chứng, vì vậy, Mỹ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Buscetta. Họ đưa ông đến Mỹ, cho ông nhập tịch và sống trong một ngôi nhà bí mật ở New Jersey. Đổi lại, Buscetta tiết lộ cho họ các thông tin về mafia ở Mỹ.

Một đặc vụ Cục Phòng chống Ma túy Mỹ mô tả Buscetta vào thời điểm đó là "nhân chứng quan trọng nhất, bị truy tìm gắt gao nhất và tính mạng bị đe dọa nhất trong lịch sử tội phạm Mỹ".

Năm 1986, Buscetta ra làm chứng tại phiên tòa chống lại mafia lớn nhất trong lịch sử có tên là Maxi, diễn ra ở Palermo. Buscetta đã giúp các thẩm phán Giovanni Falcone và Paolo Borsellino đạt được thành công đáng kể bằng việc truy tố 475 thành viên mafia và kết án 339 người.

Tuy nhiên, Buscetta đã cảnh báo thẩm phán Falcone rằng ông đang đi một con đường nguy hiểm. "Đầu tiên, chúng sẽ tìm cách kết liễu tôi, sau đó đến lượt ông", Buscetta nói. "Chúng sẽ kiên trì cho đến khi thành công".

Giovanni Falcone và Paolo Borsellino tại Italy tháng 3/1992. Ảnh: Commons.

Giovanni Falcone (trái) và Paolo Borsellino tại Italy tháng 3/1992. Ảnh: Commons.

Falcone bị ám sát trong một vụ đánh bom tháng 5/1992. Thẩm phán Paolo Borsellino bị ám sát hai tháng sau. Buscetta sau đó cung cấp thêm cho giới chức thông tin về những chính trị gia qua lại với mafia.

Công tố viên Louis Freeh, người sau này trở thành giám đốc FBI, nói rằng Buscetta đã cung cấp những thông tin rất quan trọng về cách mafia hoạt động. Trước khi qua đời, Falcone nói trong một cuộc phỏng vấn về sự hợp tác của Buscetta rằng: "Trước khi ông ấy tiết lộ thông tin, chúng tôi chỉ có những hiểu biết hời hợt về mafia. Nhờ có ông ấy, chúng tôi hiểu được nội tình tổ chức".

Sự hợp tác của Buscetta mang đến cho ông sự tự do, thoát khỏi cảnh tù tội. Tuy nhiên, Buscetta phải sống trong "nhà tù" của riêng mình: ông phải dùng tên giả, luôn phải giữ kín hành tung vì lo sợ bị truy sát.

Sau khi qua đời năm 2000 ở tuổi 71 vì ung thư, Buscetta được chôn cất tại Miami, Florida. Vợ ông nói rằng ngay cả hàng xóm cũng không biết họ thực sự là ai.

Đến giờ con cháu của Buscetta vẫn sống trong nỗi lo bị trả thù. Các thành viên mafia có thể coi việc giết được hậu duệ của Buscetta là "chiến lợi phẩm". "Mafia không quên đâu", Cristina nói.


*************

Ai cũng có quyền làm đẹp

Tớ đang mắc một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ai thích nhào vô em chiều hết.
a1-1491-1427856528.jpg

Tớ đang mắc phải một căn bệnh rất nặng, rất đang sợ :((

a2-8080-1427856528.jpg

Ai thích nhào vô em chiều hết.

a3-1978-1427856528.jpg

Đứng yên một tí anh tự sướng cái coi.

a5-1834-1427856528.jpg

Giá cứ mãi như thế này thì thích nhỉ :X

a6-6863-1427856528.jpg

Một phần tuổi thơ tôi.

a7-9229-1427856529.jpg

Có cái gì đó không ổn, các thánh soi hộ em phát :))

a8-5236-1427856529.jpg

Đừng có hòng cái gì lọt qua khỏi mắt bọn anh.

a9-8501-1427856529.jpg

Ngày đầu tiên tập nẹt (net) - Mẹ dỗ dành ăn roi.

a10-7509-1427856529.jpg

Giấc mơ trưa bình yên quá :))

a11.jpg

Trời ơi, ai nhìn thấy lúc nửa đêm chắc xỉu luôn quá.

a12.jpg

Có nhất thiết phải troll tớ thế không?

a14.jpg

Tớ nằm thế này giống cậu chưa í nhỉ, cậu chủ ơi.

a15.jpg

Ai cũng có quyền được làm đẹp hết.

a16.jpg

Mắt tớ có bị hoa không ta.

a17.jpg

Tớ đã hiểu vì sao thành phố nhiều mây mù.

a18.jpg

Ông bố tuyệt vời nhất thế giới ^^.

a19.jpg

Đùa chứ em mà không cắt ra là anh cứ tưởng vàng, cất giấu luôn trong tủ đấy.

a20.jpg

Một khi đã tập thể dục, phải tập thế này nó mới oách.

Xúc Xích


***********

Nữ sát thủ quyến rũ phát xít

Hà LanKhi bắt gặp một lính phát xít Đức đang hành hạ em bé sơ sinh, Truus Oversteegen lặng lẽ giơ súng bắn chết y.

Oversteegen chỉ là một thiếu nữ chưa đầy 17 tuổi khi phát xít Đức xâm lược Hà Lan tháng 5/1940. Cô trở thành thành viên của phong trào kháng chiến Hà Lan, được giao nhiệm vụ che giấu người Do Thái, người bất đồng chính kiến và đồng tính luyến ái trong những ngôi nhà trú ẩn tại Haarlem, cách Amsterdam gần 20 km về phía tây.

Freddie Oversteegen (phải) và Hannie Schaft. Ảnh: North Holland Archives.

Freddie Oversteegen (phải) và Hannie Schaft. Ảnh: North Holland Archives.

Truus cùng em gái 14 tuổi Freddie và sinh viên luật Hannie Schaft, 19 tuổi, là những cô gái đảm nhận vai trò bí mật để làm suy yếu Đức quốc xã trong Thế chiến II. Trong khi các phụ nữ tham gia phong trào kháng chiến chủ yếu làm gián điệp, giải mật mã và đánh máy, ít người dám đảm nhận công việc của bộ ba này: sát thủ ngầm.

Ba cô gái trẻ trang điểm đậm, tô son đỏ tươi đến các quán bar quyến rũ lính Đức quốc xã và dụ họ đến chỗ chết. Hannie tự học tiếng Đức để phục vụ công việc. Xinh đẹp, yểu điệu với mái tóc đỏ và làn da trắng sữa, cô dễ dàng "hạ gục" những tên lính phát xít. Cô rủ họ vào rừng hẹn hò và những đồng đội nam của Hannie mai phục sẵn để kết liễu.

Các cô gái còn giỏi sử dụng súng và dễ dàng hạ gục mục tiêu trong khi đạp xe. Ngoài lính Đức, họ cũng nhắm mục tiêu vào những người Hà Lan thông đồng với phát xít.

Sau khi chiến tranh kết thúc, hai chị em Truus và Freddie từ chối đưa ra con số cụ thể về số mục tiêu đã bị họ kết liễu. "Bạn không bao giờ hỏi một binh sĩ rằng người đó giết bao nhiêu kẻ địch", hai chị em nói.

"Sau chiến tranh, họ bị trầm cảm và thường gặp ác mộng", Sophie Poldermans, tác giả một cuốn sách về bộ ba nữ sát thủ, cho biết.

"Tôi không sinh ra để giết người", Truus nói với Poldermans. "Sau mỗi lần tấn công, tôi thường ngất đi hoặc gục xuống trong nước mắt".

Ngoài việc tiêu diệt lính Đức quốc xã, Hannie còn phá hoại các cơ sở quân sự, đánh bom các đường dây điện và đoàn tàu chở vũ khí. Hai chị em Oversteegen hợp tác chặt chẽ với Hannie trong nhóm 7 chiến binh nhiệt huyết và kiên gan. Tuy nhiên, họ từ chối ra tay khi cấp trên ra lệnh bắt cóc con của quan chức Đức quốc xã cấp cao.

"Chúng tôi chỉ chiến đấu chống lại những kẻ phát xít thực sự chứ không làm hại trẻ em", Truus nói.

Họ gây ra nhiều thiệt hại và giết nhiều lính phát xít đến nỗi Hannie trở thành mục tiêu truy nã của phát xít, được biết đến là "cô gái tóc đỏ". Đích thân trùm phát xít Adolf Hitler ra lệnh bắt cô.

Truus Oversteegen. Ảnh: North Holland Archives.

Truus Oversteegen. Ảnh: North Holland Archives.

Hannie nhuộm tóc đen và đeo kính khi lẩn trốn. Ngay cả khi Đức quốc xã cầm tù cha mẹ cô để gây áp lực, Hannie vẫn không ra đầu hàng. Gia đình cô cuối cùng được thả khi phát xít thấy họ thực sự không biết tung tích con gái.

Hannie không may bị bắt vào tháng 3/1945, khi phân phát những tờ báo chống phát xít tại một trạm kiểm soát của Đức quốc xã. Lính Đức ban đầu không biết Hannie là mục tiêu đang bị truy nã, vì cô nhuộm tóc đen, nhưng thân phận của cô dần bị lộ khi chúng giam và tra tấn cô trong tù. Cô bị xử bắn ngày 17/4/1945, chỉ 18 ngày trước khi Hà Lan được giải phóng.

Tư lệnh tối cao quân Đồng minh Dwight Eisenhower truy tặng Hannie Huân chương Tự do. Truus được vinh danh tại Jerusalem vì bảo vệ người Do Thái. Cô và Freddie được Thủ tướng Hà Lan trao tặng Huân chương Huy động Chiến tranh năm 2014.

Truus qua đời năm 2016 ở tuổi 92 còn Freddie qua đời hai năm sau đó, cũng ở tuổi 92. Hai chị em luôn nhớ đến câu chuyện về sự kiên cường của Hannie trong ngày bị xử tử mà cảnh sát và nhân chứng đã kể lại.

Khi phát đạn đầu tiên bị trượt, Hannie nhìn chằm chằm người lính xử tử cô với ánh mắt kiên định. "Đồ ngốc, tôi còn bắn giỏi hơn anh", cô nói.


**********

“Yêu râu xanh” bị bắt vì tiếc… bao thuốc đánh rơi


Khi Cường quay lại hiện trường tìm bao thuốc lá thì đúng lúc này, bố cháu Hương dẫn theo nhiều người nhà cũng vừa đến nơi. Thấy bóng “yêu râu xanh”, cháu Hương liền la lên, ngay lập tức người nhà của cháu ập tới khống chế Cường, giao cho công an.
YLDKch1_BUTY.jpg
Ảnh minh họa.
Mặc dù tuổi đời còn trẻ, là lao động chính trong gia đình, nhưng Nguyễn Duy Cường (SN 1985, ngụ phường Chi Lăng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) lại nghiện rượu nặng và thường xuyên “lên cơn” dục vọng bất thường, không thể kiểm soát.

Trong một buổi chiều nhậu đến say khướt, Cường ngang ngược khống chế một bé gái để cưỡng bức. Tuy nhiên, nạn nhân đã nhanh trí “giả chết” để thoát hiểm trong gang tấc, riêng Cường phải trả giá đắt cho hành vi mất nhân tính…

Nguyễn Duy Cường đứng cúi đầu trước vành móng ngựa, ánh mắt lộ vẻ dáo dác, sợ sệt, thỉnh thoảng, Cường ngoái cổ nhìn về người mẹ đang buồn rầu vì tội lỗi của đứa con “có lớn mà không có khôn”.

Cường sinh ra trong một gia đình nghèo, bố Cường hành nghề chạy xe thồ rất vất vả, tuy khó khăn nhưng vẫn tạo điều kiện cho con cái được ăn học. Đến lớp 9, Cường nghỉ học đi làm thợ hồ kiếm sống, tuy nhiên, số tiền kiếm được Cường lại nướng hết vào những buổi ăn nhậu bê tha.

Đến năm 2012, bố mẹ Cường khấp khởi mừng thầm khi con trai lấy vợ, sinh con, hy vọng Cường sẽ trưởng thành, biết chăm sóc cho gia đình. Tuy nhiên, mong ước giản dị đó cũng không thành hiện thực bởi Cường vẫn tính nào tật nấy, thường xuyên nhậu nhẹt say khướt, đối xử không tốt với vợ khiến chị phải bế con về quê ngoại sinh sống.

Một ngày đầu tháng 8, Cường ở nhà tự “gầy độ” một mình, y mua 1,5 lít rượu trắng để tự nhậu. Sau khi nốc cạn hết bình rượu, Cường đi bộ ra hẻm ở đường Nguyễn Chí Thanh dạo chơi. Hơi men khiến Cường nảy sinh dục vọng thấp hèn.

Cường quan sát thấy cháu Nguyễn Thị Hương (SN 2001, ngụ cùng tổ dân phố) với Cường đang một mình đi xe đạp phía trước cùng chiều. Giữa lúc nhá nhem tối, con đường lại rất vắng người nên Cường ngang nhiên chạy lên phía trước, dùng tay bịt mắt cháu Hương, lôi khỏi xe đạp rồi kéo vào bụi cây ven đường nhằm thực hiện hành vi phạm tội.

Cháu Hương phản ứng, vùng vẫy kêu cứu liền bị Cường hành hung. Cháu Hương van xin nhưng Cường rít lên: “Mày im lặng ngay không tao giết!”. Thấy Cường sặc sụa hơi men lại hành xử quá tàn ác, cháu Hương nghĩ nếu chống cự sẽ bị giết nên cháu liền nằm im ngất xỉu, giả vờ như sắp chết.

Cường đang hung hăng chợt thấy cháu Hương bất ngờ gục xuống nên sợ hãi bế nạn nhân bỏ ra lề đường để tháo thân. Cường vừa đặt xuống, cháu Hương bất ngờ vùng dậy bỏ chạy về nhà tri hô gia đình và hàng xóm về việc bị một thanh niên khống chế, hãm hại.

Về phần Cường, sau khi thấy cháu Hương chạy thoát, Cường sợ toát mồ hôi nên vội vã về nhà. Đang trên đường đi, Cường lấy bao thuốc hút để giữ bình tĩnh, nhưng thò tay vào túi móc thuốc hút và phát hiện bao thuốc đã bị rơi. Cường nghĩ rằng có thể bao thuốc rơi ở hiện trường trong lúc y khống chế cháu Hương. Nghĩ vậy nên Cường quay lại chui vào bụi cây kiếm.

Khi Cường quay ra thì đúng lúc này, bố cháu Hương dẫn theo nhiều người nhà cũng vừa đến nơi. Thấy bóng “yêu râu xanh”, cháu Hương liền la lên, ngay lập tức người nhà của cháu ập tới khống chế Cường giao cho Công an phường Chi Lăng. Thấy vụ việc đã bại lộ, Cường cúi đầu thừa nhận tội lỗi.

Sự ăn năn, hối cải của bị cáo Nguyễn Duy Cường tại phiên tòa khiến những người dự khán cảm thấy tiếc cho bị cáo. Đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, Cường đã tự hủy hoại tất cả tương lai vì bản tính ham mê rượu chè dẫn đến băng hoại đạo đức. Người thân của bị cáo Cường cho biết cũng đã nhiều lần khuyên nhủ Cường hãy tu tâm dưỡng tính, nhưng Cường đều bỏ ngoài tai.

HĐXX nhận định, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, Cường đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, lời khai của bị cáo phù hợp với vật chứng, chứng cứ, lời khai của những người có liên quan đến vụ án. Để giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung, cần phải có mức án thật nghiêm đối với bị cáo. HĐXX tuyên phạt Cường 12 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Vụ án cũng là bài học đắt giá cho những “ma men” coi thường pháp luật.

*Tên người bị hại đã được thay đổi.

****************
Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 1

Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 2

Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 3

Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 4

Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 5

Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 6

Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 7

Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 8

Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 9

Ảnh sex Connie Carter phiên bản thứ 2 10

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 17 Tháng Hai 20245:14 SA
Thứ Sáu, 16 Tháng Hai 20246:07 SA
Thứ Năm, 15 Tháng Hai 20245:45 SA
Thứ Tư, 14 Tháng Hai 20245:09 SA
Thứ Ba, 13 Tháng Hai 20245:49 SA
Thứ Hai, 12 Tháng Hai 20245:21 SA
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20246:43 SA
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 20245:56 SA