Trang Lá Cải Ngày 18 - 01 - 2020: Dân Hàn Quốc phẫn nộ vì bộ râu của đại sứ Mỹ gốc Nhật

Thứ Bảy, 18 Tháng Giêng 20201:05 SA(Xem: 10989)
Trang Lá Cải Ngày 18 - 01 - 2020: Dân Hàn Quốc phẫn nộ vì bộ râu của đại sứ Mỹ gốc Nhật
****************

Dân Hàn Quốc phẫn nộ vì bộ râu của đại sứ Mỹ gốc Nhật


Vẻ ngoài của Đại sứ Mỹ Harry B. Harris Jr, người mang hai dòng máu Mỹ và Nhật Bản, khiến không ít người dân Hàn Quốc liên tưởng đến hình ảnh thời thuộc địa.

Quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn vốn đang nhiều sóng gió, nay lại nảy sinh một thách thức ngoại giao đầy hy hữu: Bộ ria mép của đại sứ Mỹ.

Vẻ ngoài của ông Harry B. Harris Jr. đã trở thành đề tài chế giễu và phẫn nộ của nhiều người dân Hàn Quốc. Tâm lý thù ghét Nhật Bản vẫn ăn sâu vào tâm trí dân tộc. Trong giai đoạn thuộc địa từ năm 1910 - 1945, nhiều quan chức cai trị do Nhật Bản cử sang bán đảo Triều Tiên cũng để cùng kiểu râu này.

Dan Han Quoc phan no vi bo rau cua dai su My goc Nhat hinh anh 1 Harris.jpg

Đại sứ Harry B. Harris Jr. khẳng định diện mạo của ông là sự lựa chọn cá nhân, không liên quan đến các vấn đề lịch sử trong quan hệ Nhật - Hàn. Ảnh: Getty.

Rắc rối vì có mẹ người Nhật Bản

“Bộ râu mép của tôi, vì một số lý do, đã trở thành vấn đề đáng chú ý tại nước này”, ông Harris, một quan chức hải quân Mỹ về hưu, ngày 16/1 phải lên tiếng biện minh cho vẻ ngoài của mình.

“Tôi bị chỉ trích bởi truyền thông nơi đây, đặc biệt là trên mạng xã hội, vì xuất xứ sắc tộc của mình, vì tôi là một người Mỹ gốc Nhật”, nhà ngoại giao 63 tuổi chia sẻ với báo giới tại Seoul.

Ông Harris được chỉ định là đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc vào tháng 7/2018. Nhà ngoại giao nhấn mạnh quyết định để râu mép không liên quan gì đến nguồn gốc Nhật Bản của mình. Ông cạo râu trong phần lớn thời gian biên chế hải quân và chỉ bắt đầu chọn cho mình diện mạo mới để đánh dấu quyết định về hưu.

Quyết định bổ nhiệm ông Harris đến Seoul được công bố giữa lúc quan hệ Nhật - Hàn đang khủng hoảng vì các tranh cãi liên quan đến giai đoạn Đế quốc Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Nhiều người dân Hàn Quốc xem việc đại sứ Mỹ có gốc gác Nhật Bản là cú tát vào thể diện quốc gia.

Một trong những câu hỏi đầu tiên cho ông Harris khi lần đầu đặt chân đến Hàn Quốc cũng là về bộ râm mép của ông. Một số người Hàn Quốc nghĩ đây là sự sỉ nhục được tính toán từ trước.

“Mẹ ông Harris là người Nhật. Chỉ cần bấy nhiêu là đủ cho chúng ta ghét ông ấy. Ông ấy sẽ chọn về phe ai nếu phải đứng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản”, một blogger trên mạng xã hội Hàn Quốc chia sẻ vào tháng 12/2019.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đang kiên quyết đòi Hàn Quốc tăng gấp 5 lần đóng góp thường niên cho chi phí đồn trú của khoảng 28.500 quân Mỹ. Kể từ khi nhậm chức, Đại sứ Harris không ngừng thúc đẩy những yêu sách từ Washington trong vấn đề này.

Ông cũng truyền tải những thông điệp gây áp lực từ Washington, yêu cầu Seoul rút lại quyết định xé bỏ thỏa thuận chia sẻ tình báo quân sự với Tokyo. Giới chức Mỹ nhìn nhận thỏa thuận này mang ý nghĩa chiến lược để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên.

Trong cùng ngày 16/1, Đại sứ Harris tiếp tục có phát biểu can thiệp vào vấn đề liên Triều. Ông cho rằng Seoul cần có sự tham vấn của Washington nếu có những trao đổi mới với Bình Nhưỡng.

Một trong các vấn đề được quan tâm là khả năng Hàn Quốc cho du khách sang Triều Tiên, đã được Tổng thống Moon Jae In đề cập vào tuần này. Theo Đại sứ Harris, việc tham vấn nhằm đảm bảo các lệnh trừng phạt Triều Tiên được đảm bảo.

Những bình luận như thế đã tạo ra hình ảnh một đại sứ Mỹ có phần kiêu ngạo và lấn quyền đối với người dân Hàn Quốc.

Lee Sang Min, người phát ngôn chính phủ Hàn Quốc, ngày 17/1 nhấn mạnh chính sách với Triều Tiên là “một vấn đề chủ quyền” của Hàn Quốc. Nhiều quan chức cấp cao tại Seoul cũng chỉ trích ông Harris “can thiệp vào vấn đề nội bộ” và “hành xử như một quan tổng đốc”.

Dan Han Quoc phan no vi bo rau cua dai su My goc Nhat hinh anh 2 Harris_2.jpg

Người biểu tình Hàn Quốc đòi ông Harris thôi giữ chức vụ đại sứ Mỹ tại nước này. Ảnh: Shutterstock.

Mỗi thâm thù giữa hai đồng minh

Tuy nhiên, ẩn sau sự hoài nghi của người Hàn Quốc về vị đại sứ Mỹ chủ yếu vẫn là vấn đề sắc tộc. Ông Harris không mất quá nhiều thời gian để nhận ra chỉ cần một kiểu râu đặc trưng và lý lịch gia đình cũng đủ kích động tâm lý thù ghét Nhật Bản trong lòng người dân Hàn Quốc.

Những màn công kích nhắm vào đại sứ Mỹ đã chuyển sang khía cạnh đời tư nhiều hơn. Tháng 10/2019, cảnh sát Hàn Quốc phải bắt giữ hơn 10 nhà hoạt động là sinh viên đột nhập vào nhà riêng của Đại sứ Harris, phản đối việc Mỹ đòi Hàn Quốc san sẻ thêm chi phí đồn trú quân đội. Nhóm sinh viên yêu cầu ông Harris phải rời khỏi Hàn Quốc. Các hãng truyền thông địa phương săm soi từng nhận định và đăng tải trên Twitter của nhà ngoại giao.

“Bộ râu mép đang gắn liền với hình ảnh nước Mỹ thời gian qua thiếu tôn trọng và thậm chí tìm cách chèn ép Hàn Quốc. Ông Harris thường bị dè bỉu giống quan tổng đốc hơn là một đại sứ”, Korea Times cho biết.

Trong một cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Seoul tháng trước, nhiều nhà hoạt động trẻ tuổi bày tỏ sự phẫn nộ bằng cách “nhổ râu đại sứ” được gắn trên tấm áp phích lớn in hình ông Harris.

Cho rằng thái độ thù ghét này là bất công cho mình, đại sứ Mỹ nhấn mạnh việc để râu mép vào đầu thế kỷ 20 không chỉ phổ biến ở Nhật Bản mà còn tại phương Tây và nhiều nhà lãnh đạo kháng chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Trả lời phỏng vấn Korea Times cuối năm 2019, Đại sứ Harris chia sẻ vấn đề lý lịch của ông chỉ gây chú ý trong sự nghiệp đúng hai lần, tại Hàn Quốc hiện nay và trước đó là Trung Quốc.

Khi ông còn giữ vị trí chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, ông thường mạnh mẽ chỉ trích các động thái hung hăng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc đáp lại bằng cách công kích gốc gác Nhật Bản của vị tư lệnh Mỹ.

“Tôi hiểu rõ sự thù hằn mang tính lịch sử giữa hai nước. Nhưng tôi không phải là đại sứ Mỹ gốc Nhật tại Hàn Quốc. Tôi là đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc. Thật sai lầm khi lấy vấn đề lịch sử gán ghép cho tôi chỉ vì sự trùng hợp hi hữu về cách tôi được sinh ra”, Đại sứ Harris nói ông cũng không có ý định thay đổi kiểu râu của mình.


*************

Kẻ chém phụ nữ liên tiếp trên cầu khai do mâu thuẫn tình cảm

La Đình Hợi khai có mâu thuẫn tình cảm với chị Huyền nên hẹn để nói chuyện. Hắn đã lên kế hoạch chém nạn nhân trên cầu Cứng ở Thái Nguyên.

Sáng 16/1, Công an TP Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) vẫn đang làm rõ việc La Đình Hợi (37 tuổi, quê huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) chém trọng thương chị Trần Thị Huyền (33 tuổi, ở xã Bình Sơn, TP Sông Công, Thái Nguyên) trên cầu Cứng, TP Sông Công.

Ke chem phu nu lien tiep tren cau khai do mau thuan tinh cam hinh anh 1 nghi_pham_chem_nguoi_phu_nu_cho_con_nho_tren_duong_do_mau_thuan_tinh_cam_22_113656.jpg

La Đình Hợi tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp.

Lãnh đạo Công an TP Sông Công cho biết tại cơ quan điều tra, bước đầu Hợi đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Người đàn ông khai có mâu thuẫn tình cảm với chị Huyền nên hẹn người phụ nữ này nói chuyện. Trước khi gặp Huyền, Hợi đã đi mua dao.

Gặp chị Huyền tại cầu Cứng đang chở con gái 15 tháng tuổi, Hợi đã dùng dao chém nhiều nhát vào đầu và người mẹ. Hậu quả, chị Huyền bị rách nhiều ở đầu, chấn thương hộp sọ, gần đứt rời bàn tay phải và đứt 3 ngón tay trái.

Sau khi gây án, thủ phạm bỏ trốn khỏi hiện trường. Ngày 15/1, Công an TP Sông Công đã bắt được Hợi.

Anh Nguyễn Văn Nghị, chồng nạn nhân, cho biết đến ngày 16/1, vợ anh vẫn đang hôn mê sâu trong Bệnh viện Quân đội 108 (Hà Nội). Gã gây án là đồng nghiệp cũ của nạn nhân
*************

Hình ảnh Hillary Clinton, Angela Merkel mặt bầm tím trên phố Italy

Một nghệ sĩ Italy đã sử dụng ảnh chân dung của nhiều nữ lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới để gửi đi thông điệp cho chiến dịch chống bạo lực với phụ nữ trong gia đình.

Nhiều tấm áp phích được treo trên đường phố Milan, Italy, có hình ảnh khuôn mặt bầm tím của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama, cựu ngoại trưởng Hillary Clinton và Thủ tướng Đức Angela Merkel, theo BBC.

"Bạo hành phụ nữ có thể xảy đến không phân biệt chủng tộc, tầng lớp xã hội hay tôn giáo", thông điệp trên những tấm áp phích viết.

Nghệ sĩ AleXsandro Palombo cho biết ông muốn "các tổ chức phải phản ứng thực chất" trước vấn đề này.

Hinh anh Hillary Clinton, Angela Merkel mat bam tim tren pho Italy hinh anh 1 bao_hanh_afp.jpg

Áp phích có ảnh chân dung gương mặt bầm tím của những người phụ nữ nổi tiếng được dán trên đường phố Italy. Ảnh: AFP.

Những người phụ nữ nổi tiếng khác góp mặt trong chiến dịch có tên "Just Because I am a Woman" bao gồm nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Alexandria Ocasio-Cortez, Sonia Gandhi, người đứng đầu đảng đối lập của Ấn Độ và Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron.

Dưới hình ảnh khuôn mặt bầm tím của họ là dòng chữ: "Tôi là nạn nhân của bạo hành gia đình. Tôi được trả lương ít hơn. Tôi từng bị cắt bộ phận sinh dục. Tôi không có quyền ăn mặc như tôi muốn. Tôi không thể chọn người tôi muốn kết hôn. Tôi bị hãm hiếp".

Tác giả Palombo cho biết ông muốn "phản ánh tình cảnh của hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới với mục đích tố cáo, nâng cao nhận thức và nhận được phản hồi thực sự từ các tổ chức và chính phủ".

Trước đó, nghệ sĩ, nhà hoạt động Palombo từng tổ chức nhiều chiến dịch gây sốc khác như Công chúa Disney tàn tật và The Simpsons Go To Auschwitz
*************

ADVERTISEMENT

Ông Triệu Trung Tường, từng là người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã qua đời lúc 7:30 ngày 16/1, hưởng thọ 78 tuổi. Là một trong 3 cơ quan ngôn luận lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), CCTV từng có nhiều bê bối liên quan đến hủ bại tham nhũng và dâm loạn, còn bản thân ông Triệu Trung Tường cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi.

trieu-trung-tuong
Là một trong 3 cơ quan ngôn luận lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), CCTV từng có nhiều bê bối liên quan đến hủ bại tham nhũng và dâm loạn, còn bản thân ông Triệu Trung Tường cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi. (Ảnh: Wikipedia)

Theo tờ Tân Kinh Báo tại Trung Quốc Đại Lục đưa tin, sáng ngày 16/1/2020, con trai ông Triệu Trung Tường là Triệu Phương đã công bố thông tin cha mình qua đời trên trang mạng xã hội cá nhân của Triệu Trung Tường. 

Triệu Phương cho biết, cha mình phát hiện mắc bệnh ung thư vào cuối năm 2019, và bệnh đã di căn. Trải qua điều trị, đến 7:30 sáng 16/1/2020, ông Triệu Trung Tường qua đời tại Bắc Kinh. 

Triệu Trung Tường năm nay 78 tuổi, từ lâu đã là phát thanh viên của chương trình Tiếp sóng Thời sự tối (Xin Wen Lianbo) của CCTV, trước và sau năm 1984 lần lượt làm người dẫn chương trình Đêm hội mùa Xuân, còn dẫn chương trình Thế giới động vật, từng đảm nhậm chức Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc, về sau đảm nhậm chức chỉ đạo phát thanh của CCTV. 

Triệu Trung Tường sau khi nghỉ hưu đã bị phơi bày nhiều vụ bê bối như “bao nuôi người tình”, “quấy rối tình dục”, đại diện cho quảng cáo vi phạm pháp luật, bán tự họa giá cao, v.v.

Nguyên nữ bác sĩ chăm sóc sức khỏe của CCTV Hiểu Dĩnh từng phơi bày việc bà có mối quan tình cảm ngoài hôn nhân với Triệu Trung Tường 7 năm. Tháng 5/2005, bà đã đến cơ quan khiếu nại của Phòng Phát thanh truyền hình gửi đơn tố cáo dài hơn 4.000 chữ, cáo buộc Triệu Trung Tường “bao nuôi người tình”. 

Tháng 11/2006, Hiểu Dĩnh mở trang blog công bố 3 tập nhật ký có tiêu đề “Từ cưỡng gian đến bạo lực tình dục – Những chi tiết người khác không biết về tôi và Triệu Trung Tường”, bài viết đã kể chi tiết việc bà bị lừa đến việc bị đối đãi bạo lực tình dục, đồng thời còn công bố băng ghi âm, ảnh chụp chung của hai người để làm bằng chứng. Khi đó, sự kiện này đã gây chấn động dư luận. 

Trên mạng cũng từng lan truyền thông tin nói một người dẫn chương trình khác của CCTV là Đổng Khanh cũng đã từng bị Triệu Trung Tường quấy rối tình dục, đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại của 2 người này sau đó cũng được phơi bày, nội dung khó nghe lọt tai. 

Ngoài bê bối tình dục, Triệu Trung Tường còn nhiều lần bị cơ quan chức năng thông báo tiếp tay cho quảng cáo vi phạm pháp luật. Năm 2009, tờ Báo chiều Bắc Kinh từng đưa tin, Ủy ban mua sắm truyền thông liên hợp thương mại đã thông báo 12 quảng cáo mua sắm vi phạm pháp luật trên đài truyền hình và kênh video trực tuyến, trong đó bao gồm quảng cáo các loại dược phẩm giả.

Tháng 10/2019, Triệu Trung Tường lại sa vào sóng gió bán tranh tự họa giá cao. 

Theo truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin, nhiều trang video trực tuyến đăng rất nhiều bức ảnh chụp gần cựu dẫn chương trình CCTV Triệu Trung Tường, những bức ảnh chụp gần này được dùng để tuyên truyền cho việc bán tranh tự họa, và thương mại hóa các video có lời chúc phúc của ông ta. Trên mạng còn có một ảnh chụp bảng giá được cho là Triệu Trung Tường bán tranh tự họa, giá từ 5.000 tệ đến 25.000 tệ, đồng thời còn có ghi chú đặc biệt, đề chữ cho công ty với giá 10.000 tệ một chữ. 

Để xác nhận thông tin có hay không việc Triệu Trung Tường bán tranh tự họa, có kênh truyền thông đã tiến hành điều tra ngầm, và liên hệ với người đại diện đăng video này, anh ta đưa ra giá là 7.000 tệ, qua trả giá, cuối cùng giảm xuống 4.000 tệ, và đã gặp được bản thân Triệu Trung Tường nhưng chỉ gặp 3 phút. 

Kênh truyền thông này đăng tải ảnh chụp chung Triệu Trung Tường, nhà báo tiết lộ, trong lúc quay phim chụp ảnh, Triệu Trung Tường liên tiếp nói tục, khi được yêu cầu có thể nói vài câu hay không, Triệu Trung Tường cho biết phải trả tiền, không thể nói không.

Truyền thông mạng xã hội ngoài Trung Quốc đã đăng một đoạn video cho thấy, Triệu Trung Tường chụp ảnh chung cùng người mua tự họa của ông ta, miệng còn lẩm bẩm “đây là lần cuối cùng”. 

Trí Đạt


*************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20244:12 SA
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20246:54 SA
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 20245:16 SA
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20245:25 SA
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 20244:19 SA
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20245:14 SA
Thứ Ba, 09 Tháng Giêng 20244:41 SA