Trang Lá Cải Ngày 23 - 11 -2019: Phụ nữ Arab Saudi lần đầu đua xe ( Mặt Bác Hồ lên ngôi rồi )

Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Một 20195:47 SA(Xem: 9761)
Trang Lá Cải Ngày 23 - 11 -2019: Phụ nữ Arab Saudi lần đầu đua xe ( Mặt Bác Hồ lên ngôi rồi )
**************

Sám hối sau khi gây trọng tội giết vợ


Quảng NamNgười đàn ông bị kết án chung thân do giết vợ khai 25 năm chung sống chưa từng bạo hành, luôn yêu thương và hiểu tính hay cằn nhằn của nạn nhân.

Suốt phiên xét xử mở tại TAND Quảng Nam ngày 20/11, ông Tô Văn Mai (46 tuổi, trú Quế Thọ, huyện Hiệp Đức) liên tục nói rất ân hận vì đã gây trọng tội với vợ, giờ phải trả giá. "Tôi rất yêu thương, không muốn vợ chết. Giờ tôi đi tù, con gái lớn lấy chồng xa, một đứa học xong lớp 12 và một đứa đang học lớp 9 phải nghỉ. Bọn trẻ mồ côi mẹ không có ai chăm sóc", bị cáo nói.

Ông Mai nói với vẻ mặt buồn rầu, thỉnh thoảng nhìn về ba người con là đại diện cho bị hại ngồi đối diện. Bị cáo kết hôn với nạn nhân Võ Thị Bảy (45 tuổi) hơn 25 năm trước. Chồng làm thợ xây, còn vợ làm nông nên cuộc sống gia đình không mấy khá giả.

"Tôi chưa từng đánh vợ", ông Mai nói và cho biết hơn 25 năm qua có một số lần ông đi uống rượu bia về thì bị vợ cằn nhằn. Những lúc đó, ông hay đùa "vậy thì mai uống tiếp" rồi vào giường đi ngủ.

Bị cáo Tô Văn Mai tại phiên sơ. Ảnh: Đắc Thành.

Bị cáo Tô Văn Mai tại phiên sơ thẩm. Ảnh: Sơn Thủy.

Ngày 25/6/2019, ông Mai đi nhậu với hai người bạn, uống hết nửa lít rượu rồi về. Cùng lúc, bà Bảy bắt gà để chuẩn bị làm thịt cho ngày mai 26/6 tổ chức đám giỗ cho mẹ. Ông đi vào bếp lấy một con dao chờ nước sôi để làm thịt cùng. Trong khi trò chuyện, ông Mai bảo: "Năm nay làm hai bàn rồi mua bia uống cho khỏe", bà Bảy trả lời: "Thôi rượu cũng được bia chi".

Ông Mai tiếp nói: "Mấy năm làm 7-8 mâm cỗ không dám soạn bia, nay làm hai bàn mua thùng bia anh em uống cho mát, trời nắng quá". Bà Bảy không ý nói: "Cứ rượu dùng, không bi bia chi hết". Ông Mai lập tức nổi cáu: "Ta nói tiếng một, không nói tiếng hai".

Hai người sau đó to tiếng khiến ông Mai bực tức, cho rằng vợ không nghe lời. Sẵn có hơi men, trong cơn bực tức, ông đã đâm một nhát vào lưng vợ. Thấy vợ máu chảy máu nhiều nằm bất tỉnh, ông buông dao, ngất xỉu.

Sáng đó, con trai của ông Mai là Tô Văn Tú vừa kết thúc môn ngữ văn, chuẩn bị chiều đi thi môn toán, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia. Cậu về nhà thấy sự việc như vậy đã đưa mẹ đi cấp cứu. Tuy nhiên, vết thương quá nặng, bà Bảy đã tử vong. Tú bỏ kỳ thi ở nhà lo đám tang cho mẹ do bố đã bị bắt, gác lại giấc mơ làm kỹ sư điện.

"Tôi nối tiếc vì đã giết chết người vợ mà mình yêu thương. Tội lỗi quá lớn và quá rõ ràng", ông khai và mong muốn được giảm nhẹ hình phạt. Ông đi tù thì hai con phải bỏ học, không có cha mẹ chăm sóc.

Tại phiên tòa, đại diện gia đình bị hại và phía người thân của nạn nhân đều khóc sụt sùi đến mức không thể trả lời gãy gọn các câu hỏi của HĐXX. Con gái đầu của ông Mai nói với tòa rằng, bố thương yêu mẹ nhiều lắm. Giọng nói không tròn tiếng, chị mong muốn HĐXX giảm án để bố trở về chăm sóc hai người em. Em Tú lau nước mắt, nói tội của bố là rất lớn nhưng cũng mong tòa giảm nhẹ hình phạt.

VKS nhận định hành vi của bị cáo Mai là côn đồ, chỉ vì nguyên cớ nhỏ nhặt mà tước đoạt tính mạng người thân yêu của mình. Bị cáo tự làm mất đi người vợ, người mẹ của ba đứa con nên đề nghị phạt chung thân về tội Giết người, theo điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

HĐXX cho rằng cần xử phạt nghiêm và tuyên án như đề nghị của VKS. Trước khi rời phòng xử, ông Mai không nói câu nào, nhìn các con và người thân lau lau nước mắt rồi lầm lũi tra tay vào còng số 8, bước đi.


****************

Phụ nữ Arab Saudi lần đầu đua xe


Lượn tay lái trên chiếc SUV điện bóng bẩy, Reema Juffali là phụ nữ đầu tiên tranh tài trong cuộc đua từng chỉ dành cho nam giới ở Arab Saudi.

Arab Saudi mới dỡ bỏ lệnh cấm nữ giới lái xe duy nhất trên thế giới hồi tháng 6 năm ngoái, một phần trong chính sách tự do hóa việc lái xe của Hoàng tử Mohammed bin Salman. Sau khi lệnh cấm kéo dài hàng thập kỷ được dỡ bỏ, Juffali, 27 tuổi, trở thành phụ nữ Arab Saudi đầu tiên đua xe ở nước này và được ban tổ chức xem là tay đua khách mời "VIP". Cô tham gia tranh tài tại cuộc đua xe chạy bằng điện Jaguar I-Pace eTrophy ở Diriyah, gần thủ đô Riyadh, trong hai ngày 22 và 23/11. 

"Lệnh cấm được dỡ bỏ năm ngoái và tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ đua xe chuyên nghiệp. Nhưng thực tế là tôi đang làm điều đó, thật tuyệt vời", Juffali nói trên chiếc Jaguar I-Pace màu xanh và đen.

Reema Juffali chụp hình trước ôtô trong cuộc phỏng vấn tại thủ đô Riyadh, Arab Saudi hôm 20/11. Ảnh: AFP.

Reema Juffali bên chiếc xe đua của cô tại thủ đô Riyadh, Arab Saudi hôm 20/11. Ảnh: AFP.

Hoàng tử Abdulaziz bin Turki al-Faisal, Bộ trưởng Thể thao Arab Saudi, gọi đây là khoảnh khắc "bước ngoặt" của vương quốc Hồi giáo này. "Với tư cách là một tay đua chuyên nghiệp, Juffali sẽ có hàng nghìn người cổ vũ cổ thi đấu", ông nói.

Juffali lần đầu tham dự đua xe là tại giải vô địch F4 của Anh hồi tháng 4, chỉ sau một năm tập luyện chuyên nghiệp. Nhưng Juffali có niềm đam mê đua xe tốc độ từ khi cô mới là thiếu nữ và rất thích xem các cuộc đua công thức một.

Cô lấy bằng lái ôtô trong thời gian du học ở Mỹ và hiện là một trong ít phụ nữ Arab Saudi có giấy phép lái xe ở quê nhà, yêu cầu bắt buộc để tham gia các cuộc đua chuyên nghiệp. Ngay cả ở các nước khác, cũng chỉ có vài phụ nữ Arab Saudi đua xe chuyên nghiệp.

"Với nhiều phụ nữ không có cơ hội học lái xe, việc ngồi sau tay lái chắc chắn là điều đáng sợ. Với phụ nữ Arab Saudi, đó còn là một thứ xa vời", Juffali giải thích.

Juffali cho biết cô ước mơ tham gia cuộc đua một ngày tại Le Mans, Pháp, một trong những giải đấu uy tín và thử thách nhất thế giới. Tại Riyadh, Juffali sẽ thi đấu ngang hàng với các tay đua chuyên nghiệp mùa giải trước.

Hoàng tử Mohammed đang nỗ lực thay đổi hình ảnh quốc gia bảo thủ bằng cách trao quyền tự do cho phụ nữ, trong đó có việc nới lỏng các luật lệ về "giám hộ", buộc phụ nữ phải phụ thuộc vào quyết định của nam giới trong việc kết hôn, làm hộ chiếu hay du lịch nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Mohammed cũng đối mặt với chỉ trích quanh cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Nhiều nhà hoạt động từng vận động quyền lái xe cho phụ nữ đã bị đưa ra xét xử năm ngoái. Một số nguồn tin cho rằng họ bị thẩm vấn viên tra tấn, quấy rối tình dục, nhưng giới chức Arab Saudi phủ nhận điều này.

Cuộc cải cách lái xe đã làm thay đổi nhiều phụ nữ Arab Saudi, giúp họ giảm phụ thuộc vào tài xế riêng hoặc người thân và nắm bắt cơ hội được tham gia đua xe, giải đấu vốn chỉ dành cho nam giới trước đây.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ ôtô có màu sắc bắt mắt mới thu hút tài xế nữ. Tuy nhiên, giới kinh doanh tiết lộ nhiều chiếc "hầm hố" như Chevrolet Camaro hay Mustang mui trần lại được phụ nữ ưa chuộng, bất chấp họ đã tung ra dòng Mini Coopers màu đỏ anh đào để nhắm tới khách hàng nữ.

Một số phụ nữ cũng đang tập lái xe máy tại trường dạy nghề ở Riyadh, cảnh tượng vẫn còn là một điều lạ thường ở quốc gia dầu mỏ này.

"Nhiều người ngạc nhiên trước những đổi thay ở Arab Saudi. Nhìn thấy tôi lái ôtô, đua xe... với nhiều người đó là điều bất ngờ, nhưng tôi vui vì làm họ bất ngờ", Juffali nói.

Nhật Duy (Theo AFP)


*********

Khúc cây sồi 'khóa chặt' chó săn 60 năm

Mỹ Năm 1980, khi chặt một cây sồi, những thợ đốn gỗ của công ty Georgia Kraft Corp. phát hiện con chó kẹt cứng bên trong.

Thay vì chở ra xưởng cưa, những người thợ đưa khúc gỗ đến một bảo tàng cây tại bang Georgia. Năm 2002, chú chó chính thức mang tên Stuckie theo kết quả của một cuộc thi đặt tên cho xác ướp. Stuckie đã ở trong thân cây khoảng 20 năm trước khi những người thợ đốn gỗ tìm thấy nó.

"Người ta cứ hỏi tôi: 'Làm sao nó lại vào đó được?'", Brandy Stevenson, người quản lý Southern Forest World, nói với Roadside America. Ông luôn lý giải rằng: "Nó là một con chó săn. Có lẽ nó đang đuổi theo một con gấu mèo". 

Dựa vào tư thế của con chó trước khi chết, các chuyên gia tin rằng Stuckie đã chui vào lỗ hổng trong cây sồi và trèo lên cao khoảng 8,5 m tới gần ngọn. Con chó càng trèo cao, lỗ hổng càng hẹp, nhưng nó không thể quay lại nên đành chịu chết. 

Từ những năm 1980, xác ướp chó săn đã trở thành ngôi sao của khách tham quan.Ảnh: Southern Forest World.

Từ những năm 1980, xác ướp chó săn đã hút khách tham quan. Ảnh: Southern Forest World.

Điều thú vị hơn với Stevenson là chuyện Stuckie biến thành xác ướp thế nào. Bởi thông thường, khi một sinh vật chết đi, chúng sẽ trương phình lên và phân hủy, thu hút vi khuẩn, nấm, côn trùng và những con vật khác đến ăn xác. 

Tuy nhiên, Stuckie thoát khỏi số phận này "nhờ" chính cái bẫy tự nhiên đã giết chết nó. Một hiệu ứng ống khỏi xảy ra trong cây rỗng, không khí lưu thông từ dưới lên - mùi hôi thối từ xác chết bay đi xa. Lỗ hổng trong thân cây lại là môi trường tương đối khô ráo, còn chất tannin tự nhiên có trong gỗ sồi làm cứng da của chó Stuckie. 

"Môi trường độ ẩm thấp đã ngăn chặn hoạt động của vi sinh vật. Xác của con chó không những không bị phân hủy mà còn được bảo quản trong điều kiện tốt", Kristina Killgrove, một nhà nhân chủng học sinh học tại Đại học West Florida, giải thích.

Nếu bạn muốn tận mắt nhìn thấy xác ướp chó săn Stuckie, bạn có thể đến bảo tàng Southern Forest World ở Waycross, Georgia. Bảo tàng mở cửa từ thứ ba đến thứ bảy, 9h - 14h, vé vào cửa 5 USD.

Bảo Ngọc (Theo ATI)


*************

Nghệ sĩ bị đồn bán linh hồn cho quỷ

MỹRobert Johnson chơi guitar dở tệ cho đến khi ông biến mất trong một thời gian, nhiều người nghi ngờ ông đã lập giao kèo với quỷ.

Robert Johnson sinh ra ở Hazlehurst, Mississippi vào khoảng tháng 5/1911, là con ngoài giá thú vì mẹ ông đã ngoại tình. Johnson có hứng thú với guitar ngay từ nhỏ. Ông dành nhiều thời gian tại các quán giải trí của người da màu, nơi họ đến nghe nhạc, khiêu vũ sau giờ làm việc. Là người hâm mộ những nghệ sĩ tiên phong dòng nhạc Delta blues như Son House và Willie Brown, Johnson khát khao theo đuổi âm nhạc chuyên nghiệp.

Robert Johnson tại Mỹ năm 1935. Ảnh: Commons.

Robert Johnson tại Mỹ năm 1935. Ảnh: Commons.

Khi 17 tuổi, Johnson kết hôn với Virginia Travis, 14 tuổi, cả hai đều khai man tuổi trong giấy chứng nhận kết hôn. Khi Travis sắp sinh con, cô về lại nhà mẹ đẻ ở Penton để tiện chăm sóc em bé. Johnson đi theo cô nhưng nhiều lần dừng giữa đường để biểu diễn nhạc.

Khi Johnson đến được nhà Travis, vợ và con ông đã được chôn cất, cả hai qua đời vì khó sinh. Khi gia đình rất mộ đạo của Travis nhìn thấy Johnson xuất hiện với cây đàn guitar trong tay, họ đổ lỗi cái chết của hai người cho "thứ âm nhạc ma quỷ" của Johnson.Các học giả tin rằng cái chết của vợ con càng thúc đẩy Johnson theo đuổi tham vọng âm nhạc. Ở tuổi 19, Johnson biểu diễn trên đường phố nhưng không được khán giả đón nhận. Tuy nhiên, ông rất tự tin và luôn sẵn sàng biểu diễn mọi lúc mọi nơi. Trong giờ nghỉ giữa buổi biểu diễn của Son House và Willie Brown tại Robinsonville, Johnson lấy một cây guitar của họ và buộc khán giả phải nghe những giai điệu vụng về của mình.

Các khán giả nói "sao ông không ra ngoài bắt cậu ta bỏ guitar xuống? Cậu ta làm chúng tôi phát điên", House kể. Những tiếng la ó, giễu cợt của khán giả khiến Johnson rời sân khấu và đi khỏi thị trấn.

Không ai biết tung tích của Johnson cho đến vài tháng sau, khi ông xuất hiện tại một chương trình khác của House và Brown ở Banks, Mississippi. Johnson đã xin phép House để mình chơi một đoạn trên sân khấu và House đồng ý, có lẽ cảm thấy áy náy vì sự việc trước đó.

Ngay khi Johnson bắt đầu chơi nhạc, ông chứng minh mình không còn là nghệ sĩ "gà mờ" trước đây. Ngón tay thon dài, khéo léo gảy lên những giai điệu mê người. Lời bài hát sống động và tràn đầy cảm xúc. "Cậu ấy chơi rất hay, tất cả chúng tôi đều há hốc mồm", House kể.

Năm 1936, Johnson có cơ hội thu âm khi hợp tác với hãng đĩa American Record tại San Antonio, Texas. Đĩa đơn đầu tiên bán được 5.000 bản.

Nhưng trước khi có thể tận hưởng thành công, Johnson đột ngột qua đời một năm sau ở tuổi 27 - độ tuổi nhiều huyền thoại âm nhạc ra đi. Lý do Johnson chết cũng là đề tài đồn đoán. Nhiều người tin rằng chồng của một người phụ nữ ngoại tình với Johnson đã đầu độc ông. Trong hồ sơ chứng tử của Johnson có một tờ ghi chú nói rằng ông có thể đã chết vì bệnh giang mai.

Truyền thông gọi Johnson là một trong những nghệ sĩ dòng nhạc blues vĩ đại nhất. Phong cách chơi nhạc độc đáo và ca từ sáng tạo đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này như B.B. King, Bob Dylan, Rolling Stones và Led Zeppelin. Ca sĩ nổi tiếng người Anh Eric Clapton nói rằng: "Khi lần đầu tiên nghe bản thu âm của Johnson, tôi nhận ngay ra rằng tôi đã tìm thấy một bậc thầy".

Có nhiều đồn đoán về sự tiến bộ đột ngột trong khả năng chơi nhạc của Johnson. Một giai thoại được lan truyền phổ biến là ông đã bán linh hồn cho quỷ. Sau khi Johnson bị la ó trong buổi biểu diễn ở Robinsonville và phải rời khỏi thị trấn, ông đến một ngã tư ở Mississippi vào lúc nửa đêm và triệu tập một con quỷ. Con quỷ hứa sẽ ban cho ông khả năng âm nhạc siêu nhiên, miễn là Johnson từ bỏ linh hồn.

Tuy nhiên, các ghi chép lịch sử cho thấy Johnson đã học chơi guitar từ một nghệ sĩ có tên Isaiah "Ike" Zimmerman. Zimmerman yêu cầu Johnson luyện đàn ở nghĩa địa để không làm phiền người khác. Có những lời kể khác nhau về thời gian Johnson biến mất, có người nói ông đã đi 6 tháng, những người khác cho rằng ông đi 1,5 năm.

Tuy nhiên, giai thoại về quỷ dữ đã gắn với Johnson trong nhiều thập kỷ. Việc ông luyện đàn ở nghĩa địa cũng được cho là nhằm liên lạc với quỷ. Không chỉ vậy, lời bài hát của Johnson đôi khi cũng nhắc đến thế lực siêu nhiên.

Johnson đã hát về "hồn ma" và "tội lỗi", đôi khi đề cập rõ ràng đến "quỷ dữ". Một số bài hát nhắc đến ma thuật của người châu Phi, như chiếc túi bùa phép được phụ nữ sử dụng để kiểm soát người yêu.

Tuy nhiên, một số người tin rằng câu chuyện về cuộc trao đổi với quỷ chỉ nhằm hạ thấp di sản của Johnson. "Đó là cách ám chỉ rằng 'không giống như chúng ta, làm việc nghiêm túc để hiểu âm nhạc, những gã da màu chơi nhạc blues này chỉ cần bán linh hồn cho quỷ dữ", nhạc sĩ Elijah Wald nói. "Đồn đại như vậy thật là xúc phạm nghệ sĩ".

Phương Vũ (Theo ATI
**************

Trộm tay xác ướp, du khách 'dính' lời nguyền ám ảnh

Dù đã trả lại mẩu xương nhặt được tại nghĩa trang cổ, nữ du khách vẫn gặp những hiện tượng kỳ lạ trong nhà suốt 30 năm liền.

Greg Newkirk, quản lý của bảo tàng về các hiện tượng siêu nhiên (Traveling Museum of the Paranormal & Occult) ở Mỹ vừa chia sẻ một câu chuyện về thế giới tâm linh mà ông từng được biết. Đây là câu chuyện của độc giả trang web bảo tàng Paramuseum gửi thư riêng cho Greg để chia sẻ.

Nội dung bức thư nói về những hiện tượng kỳ lạ xảy ra với gia đình người này sau khi người bà đi du lịch và trộm chiếc tay của một xác ướp trong khu mộ cổ gần Nazca, Peru về nhà. 

trom-tay-xac-uop-du-khach-dinh-loi-nguyen-am-anh

Một góc tại nghĩa trang Chauchilla, Peru. Ảnh: Atlat.

"Khi tôi còn nhỏ, chúng tôi sống cùng bà. Và trong nhà luôn có những hiện tượng kỳ lạ xảy ra và tăng nhiều hơn khi tôi 8 tuổi. Vào những năm 1970, bà ngoại tôi thường đi du lịch vòng quanh thế giới. Khi tôi 8 tuổi, bà tới lưu vực Amazon du lịch cùng dì tôi. Hai người đã đến một khu chôn cất cổ xưa - những tàn tích ở nghĩa trang Chauchilla, Peru, gần Nazca. Đêm đó, khi trở về khách sạn, bà cho dì xem một món "quà lưu niệm". Đó là một mẩu xương ngón tay mà bà tìm được ở một ngôi mộ nhưng dì tôi yêu cầu bà trả lại vì lo sợ những chuyện không tốt sẽ xảy ra. Sáng hôm sau, họ kể chuyện với hướng dẫn viên du lịch và trả lại mảnh xương về chỗ cũ.

Tuy nhiên, bà bắt đầu gặp vận đen từ đó. Trở về từ chuyến du lịch, bà bị bệnh nấm móng, khiến móng tay dày lên và ngả màu nâu vàng. Các bác sĩ không có cách nào chữa dứt điểm. Sau chuyến đi, bà vẫn giữ liên lạc với những người trong đoàn, nhưng bà là người duy nhất mắc bệnh này.

Những hiện tượng kỳ lạ bắt đầu diễn ra, mọi người đều cảm nhận được có một thực thể ''ác" đang tồn tại trong ngôi nhà. Mọi người có thể nhận ra thực thể đó đang đến gần mình nhờ nhiệt độ trong không khí bỗng nhiên thay đổi. Chúng tôi đều rất sợ hãi, những con chó thì không ngừng sủa.

Thỉnh thoảng, trong nhà lại xảy ra những điều khó giải thích: bếp ga bỗng nhiên bật, vòi nước đã tắt bỗng nhiên chảy, nhà vệ sinh tự xả nước, vòi hoa sen chảy nước. Tôi còn nhìn thấy những bóng người xuất hiện trong phòng mình khi đêm về. Đôi khi, bà nhìn thấy một thứ gì đó kỳ lạ di chuyển vào phòng của tôi. Những lúc như thế, bà thường gọi tên tôi và đôi lần, tôi bị đẩy ngã khỏi giường.

Nhiều đêm, tôi thức dậy với cảm giác có người đang theo dõi, và rồi có một thứ gì đó ngồi lên đầu tôi, cố gắng khiến tôi nghẹt thở. Có lần, tôi đã nhìn thấy một bộ xương, với bàn tay xương xẩu đang vòng quanh cổ tôi.

Một lần, tôi nhìn thấy bà từ cửa sổ phòng ngủ của mình. Bà đang tưới rau trong vườn và bỗng bị một thứ gì đó đẩy ngã. Tôi cũng luôn nhìn thấy ánh đèn bỗng dưng bật sáng trong phòng, dù mọi người đã tắt từ trước.

Thực thể này ở lại trong gia đình tôi 30 năm, và cuối cùng nó đã rời đi khi bà tôi qua đời".

Nhiều người sau khi nghe xong câu chuyện mà Greg Newkirk chia sẻ đã để lại các bình luận trái chiều. Nhiều người cho rằng, đây là một chuyện hoang đường và không có thật, người viết có thể đã hư cấu. Tuy nhiên, số còn lại thì đồng tình và cho rằng, trên thế giới có rất nhiều điều huyền bí không thể giải thích được. Và điều tốt nhất du khách nên làm là không nên mạo phạm hay mang theo các món đồ từ các khu mộ cổ về nhà.

Anh Minh
************

Bị mẹ kiểm tra điện thoại, bé gái 13 tuổi nhảy từ lầu 8 chung cư


Ngày 21/11, thông tin từ khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi L.A.Q (Quận 10, TPHCM) được chuyển đến từ Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng dập gan.

Bé gái hiện đang tỉnh táo, được theo dõi sát và điều trị bảo tồn gan. Bệnh viện cũng cử bác sĩ tâm lý để thăm khám, tư vấn cho bé. Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định.

Trò chuyện với bác sĩ, bé Q. cho biết do giận mẹ kiểm tra điện thoại của mình nên nhảy lầu tự tử vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 20/11.

May mắn là bé không rơi thẳng xuống đất mà rớt xuống mái tôn lầu 2, sau đó rơi xuống đụng xe máy rồi mới tiếp đất.

“Gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ bị chấn thương do tự tử. Nguyên nhân thường do trẻ đi chơi về trễ và bị bố mẹ la nên có hành động gây hại cho bản thân”, Bác sĩ CK.I Phạm Hoàng Minh Khôi, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết.


************

Giải pháp cho những căn nhà ‘ma’ không người ở tại Nhật Bản


Những căn nhà “ma” vắng vẻ được biết đến với tên gọi “akiya” là cảnh tượng phổ biến trên khắp Nhật Bản. Hầu hết akiya tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và đều thuộc sở hữu của các gia đình không có người thừa kế hoặc không có người thuê mới.

Theo đài BBC (Anh), số lượng những căn nhà hoang này đã đạt tới mức cao kỷ lục, chiếm 13,6% tài sản trên khắp Nhật Bản vào năm 2018. Theo dự đoán, những căn nhà hoang sẽ còn tiếp tục tăng lên khi thanh niên địa phương rời quê hương lên các thành phố sầm uất để làm việc và dân số tại Nhật Bản không đủ để thừa kế những căn nhà này.

Tỷ lệ những căn nhà bỏ hoang tại Nhật Bản còn cao hơn cả Mỹ và châu Âu. Theo ước tính của chính phủ nước này, có khoảng 8 triệu ngôi nhà “ma” trên khắp đất nước. Dự kiến đến năm 2033, con số này sẽ tăng lên 20 triệu.

Giải pháp cho những căn nhà ‘ma’ không người ở tại Nhật Bản - Ảnh 1.

Những căn nhà hoang không người ở đã trở thành cảnh tượng phổ biến trên khắp Nhật Bản. Ảnh: BBC

Suy giảm dân số là một vấn đề nan giải ở nhiều quốc gia và trở thành mối quan tâm lớn của Nhật Bản khi đất nước này đã phải trải qua nhiều cuộc khủng hoảng dân số trong suốt thế kỷ 20. Theo Viện Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia, năm 2018, số trẻ sơ sinh được sinh ra thấp nhất kể từ trước đến nay, trong khi đó số người tử vong liên tục vượt quá số ca sinh.

Áp lực về dân số đã đè nặng lên nền kinh tế đất nước, Nhật Bản đứng trước một câu hỏi quan trọng: Khi xã hội suy giảm, chúng ta cần làm gì với những ngôi nhà không cần thiết nữa? Để giải quyết tình trạng nhà trống, “ngân hàng akiya” đã được thành lập tại Tokyo, Okayama và tỉnh miền núi Kumamoto, Kyushu để kết nối người mua nhà tiềm năng với các chủ nhà.

Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn, nhu cầu nhà ở dường như rất thấp và những căn nhà akiya cũng ngày càng trở nên mất giá trị. Các đại lý bất động sản không muốn môi giới bán akiya mặc dù họ có thể kiếm tiền từ các khoản phí và được chiết khấu phần trăm từ giá trị tài sản sau khi giao dịch thành công.

Chính bởi vậy, số lượng căn nhà bỏ trống trong “ngân hàng akiya” vẫn gia tăng liên tục. Chính quyền địa phương cảm thấy vô cùng áp lực trong việc bảo tồn akiya khỏi các thảm họa thiên tai vì hầu hết những căn nhà này đã vài chục tuổi, quá cũ kỹ và ít có khả năng chống chọi với bão hoặc động đất.

Giải pháp cho những căn nhà ‘ma’ không người ở tại Nhật Bản - Ảnh 2.

Theo truyền thống Nhật Bản, những căn akiya cũ kỹ thường được xây dựng bằng gỗ, rất dễ bị thiệt hại do thiên tai. Ảnh: BBC

Tại vùng thị trấn Okutama, một miền quê yên bình nằm ở thung lũng phía Tây Bắc, cách thủ đô Tokyo khoảng 2 giờ, rất nhiều căn nhà akiya đang trong tình trạng bị bỏ hoang lãng phí.

Bốn năm trước, Okutama đã mở một chương trình tái sử dụng những căn nhà akiya được tặng bởi những người thừa kế. Người thuê nhà akiya có thể trả một khoản phí nhỏ hàng tháng trong suốt 15 năm, sau đó họ sẽ nhận được quyền sở hữu và những khoản phí sẽ dần được hoàn trả. Trên thực tế, tiền thuê akiya một phần sẽ được đóng vào thuế tài sản, phần còn lại sẽ trả cho hội đồng môi giới giúp đỡ người thuê nhà.

Mặc dù thị trấn đã tạo điều kiện bảo trì kiến trúc cơ bản, cung cấp một khoản trợ cấp lên tới 18.000 USD để cải thiện các dịch vụ trẻ em miễn phí cho người thuê akiya tiềm năng, chính quyền Okutama vẫn đang phải vật lộn để tìm cư dân mới. Trên thực tế, những nỗ lực nhằm xóa sổ tình trạng nhà "ma" tại Nhật Bản cũng chưa thực sự có hiệu quả rõ rệt. Cho đến nay mới chỉ có 7 gia đình ở Okutama đã chọn akiya.

Tại nhiều thành phố khác trên khắp cả nước, chính quyền cũng đưa ra những giải pháp sáng tạo khác nhau như thu hút giới nghệ sĩ, người làm việc tự do đến ở khi họ có thể làm việc chỉ cần Internet. Thậm chí tại nhiều nơi, các dự án nghệ thuật cũng được thành lập. Nhiều ngôi nhà bỏ hoang đã được các nghệ sĩ biến thành các tác phẩm nghệ thuật.

Tiến sĩ Chie Nozawa, chuyên gia khoa học kỹ thuật tại Đại học Tokyo dự đoán vấn đề akiya sẽ còn lan rộng ra cả những khu vực trung tâm của các thành phố lớn nếu không tìm được giải pháp hồi sinh các khu dân cư cũ trong tình trạng dân số đang suy giảm nhanh chóng.

"Dù những căn nhà có thể không còn được sử dụng theo những giá trị ban đầu đi chăng nữa nhưng việc có thể bảo vệ và giữ gìn chúng mới là điều quan trọng. Điểm mấu chốt là chúng ta cần bảo tồn những ngôi nhà theo cách tích cực", Fram Kitagawa, Trưởng dự án nghệ thuật, chia sẻ.


*************

Nhà hàng để chuột ngồi cùng bàn ăn với thực khách

Đến quán cà phê ở San Francisco, du khách có cơ hội vừa nhâm nhi đồ uống vừa vuốt ve chuột hoặc để chúng chạy lúc nhúc dưới chân.

Du khách đến thành phố San Francisco, Mỹ vào mùa hè này sẽ có cơ hội ghé thăm Black Rat Café - một quán cà phê với lúc nhúc chuột, nằm ở bến cảng nổi tiếng Fisherman’s Wharf.

nha-hang-de-chuot-ngoi-cung-ban-an-voi-thuc-khach

Một trong những món ăn nổi tiếng và dự định sẽ thành món "hot" của quán là Ratatouille (một kiểu chơi chữ trong tiếng Anh vì Ratatouille có thành tố Rat, nghĩa là chuột. Tuy nhiên đây lại là món rau hầm nhừ, nổi tiếng của nước Pháp và từ Rat trong Ratatouille không hề liên quan hay mang ý nghĩa là chuột). Ảnh: San Francisco Dungeon.

Chỉ cần bỏ ra 49,99 USD, bạn có thể vừa nhấm nháp đồ uống, vừa nhìn loài gặm nhấm này bò lên mặt bàn, trượt qua ghế ngồi, chạy dưới chân và vé vào cửa tham quan San Francisco Dungeon (ngục tối San Francisco). Với những người yêu thích chuột, bạn cũng có thể bắt một vài con chuột và ngồi vuốt ve chúng, hay nhận nuôi.

Đây không phải là loài chuột hoang mang theo mầm bệnh trên người. Chúng đến từ tổ chức từ thiện động vật địa phương Rattie Ratz (một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1998, có nhiệm vụ giúp đỡ và hỗ trợ các con chuột được nhận nuôi làm thú cưng trong khu vực vịnh San Francisco). Do vậy, chúng đều được thuần hóa và rất thân thiện với con người.

Dự án quán cà phê chuột này sẽ mở cửa từ ngày 1 đến 8/7. Một phần lợi nhuận từ quán sẽ được chuyển tới tổ chức Rattie Ratz.

Đây không phải nơi duy nhất trên thế giới loài chuột có thể "hồn nhiên" chạy trước mặt con người mà không bị tiêu diệt. Đền Karni Mata ở Ấn Độ là nơi cư ngụ của khoảng 20.000 con chuột, và khách hành hương đến đây luôn cảm thấy hài lòng khi chứng kiến cảnh loài vật này chạy lúc nhúc dưới chân mình. Tại đây, chúng luôn được coi là linh vật.


************

Gần 16.000 người Nhật Bản bỗng dưng mất tích mỗi năm và chỉ một số ít quay về, rốt cuộc họ đã đi đâu?


Nhiều năm gần đây, người Nhật Bản đã phải sống cùng một cơn ác mộng: Chồng hoặc vợ đã chung sống vài chục năm bỗng biến mất không để lại bất kỳ dấu tích nào cả.

Một cụ bà hơn 80 tuổi sống ở thành phố Kanagawa dự định đến một cửa hàng tiện lợi cách nhà 200 mét. Bà ra khỏi nhà từ mùa xuân năm nay, đến hiện tại vẫn chưa có tin tức gì. Trước đó, bà được chẩn đoán mắc bệnh "Suy giảm nhận thức nhẹ" (mild cognitive impairment) và cần được chú ý chăm sóc hàng ngày. Bình thường, mỗi khi bà ra ngoài đều mang theo danh thiếp của chồng trong túi cùng một chiếc điện thoại di động định vi GPS. Vào ngày hôm đó, vì nghĩ là chỉ đi gần nhà, bà đã không mang theo gì cả. Kết quả là bặt vô âm tín nhiều tháng.

Gần 16.000 người Nhật Bản bỗng dưng mất tích mỗi năm và chỉ một số ít quay về, rốt cuộc họ đã đi đâu? - Ảnh 1.

Chồng hoặc vợ đã chung sống vài chục năm bỗng biến mất không để lại bất kỳ dấu tích nào cả.

Theo các báo cáo của Nhật Bản, những sự việc tương tự liên tục xảy ra trong vài năm gần đây. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã thống kê, trong năm 2018, số người mất tích liên quan đến các bệnh về nhận thức được ghi nhận là 16.927 người, nhiều hơn 1.064 người so với năm trước đó, và gấp 1,7 lần so với năm 2012. Số người mất tích tăng liên tục trong 6 năm qua. Thống kê theo nhóm tuổi, số người mất tích trên 80 tuổi là 8.857 người, chiếm 52% tổng số. Có 6.577 người mất tích ở độ tuổi 70 và 1353 người mất tích ở độ tuổi 60.

Theo dự đoán, bước sang năm 2025, khoảng 7 triệu người dân Nhật Bản sẽ mắc các vấn đề liên quan suy giảm nhận thức, và cứ 5 người trên 65 tuổi sẽ có một người mắc phải các vấn đề này.

Gần 16.000 người Nhật Bản bỗng dưng mất tích mỗi năm và chỉ một số ít quay về, rốt cuộc họ đã đi đâu? - Ảnh 2.

Năm 2025, khoảng 7 triệu người dân Nhật Bản sẽ mắc các vấn đề liên quan căn bệnh suy giảm nhận thức.

Năm 2000, một người đàn ông sống tại thành phố Ōbu, tỉnh Aichi được chuẩn đoán mắc bệnh suy giảm nhận thức. Tháng 3/2002, gia đình ông đã họp lại và đưa ra một kế hoạch đặc biệt. Ông sẽ dọn đến sống cùng gia đình vợ chồng con trai lớn ở Yokohama, tỉnh Kanagawa để tiện bề chăm sóc.

Vì lý do an toàn, gia đình đã lắp đặt các thiết bị giám sát bên ngoài ngôi nhà đang ở. Tháng 12/2007, một trong những thiết bị giám sát ngừng hoạt động và người đàn ông nhanh chóng lẻn ra ngoài. Sau đó, ông bị một đoàn tàu đâm chết tại một nhà ga địa phương.

Một năm sau vụ tai nạn, Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản đã yêu cầu gia đình nạn nhân bồi thường tổn thất cho tập đoàn là 7,2 triệu yên (hơn 1,5 tỷ VND) vì nguyên nhân tai nạn là do sự giám sát yếu kém của gia đình. Không đạt được thỏa thuận, tháng 2/2010, Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản đã nộp đơn kiện gia đình người đàn ông kia. Tháng 8/2013, tòa án quận Nagoya đã xử Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản thắng kiện, nhận được 7,2 triệu yên tiền bồi thường. Không đồng ý với kết quả này, gia đình nạn nhân kháng cáo. Tháng 3/2016, toàn án tối cao Nhật Bản đưa ra phán quyết cuối cùng, gia đình nạn nhân không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Phán quyết này được đại đa số người dân Nhật Bản ủng hộ, được xem là một bản án mang tính thời đại, Bởi vì ngay cả một nhân viên điều dưỡng toàn thời gian chuyên nghiệp cũng không thể đảm bảo kiểm soát được tất cả những bệnh nhân suy kém nhận thức.

Nhưng trong tương lai, xã hội Nhật Bản nên đối mặt với những vụ việc tương tự như thế nào mới là vấn đề cấp bách. Các trường hợp tương tự được lặp đi lặp lại ở Nhật Bản hầu như là mỗi ngày. Hiện tại, mỗi năm ở Nhật Bản có hơn 16.000 trường hợp mất tích do suy giảm nhận thức, chỉ một số ít được tìm thấy kịp thời. Khi ấy, tất cả những người liên quan đều sẽ vô thức mà hỏi tại sao họ lại đến được nơi nào đó.

Một cụ ông hơn 80 tuổi ở Ōta, Tokyo đã khiến những nhân viên trong trung tâm dịch vụ người cao tuổi hoang mang trong một thời gian dài. Trong lúc các nhân viên không để ý, ông đã lẻn ra ngoài. Vì ông không mang theo tiền mặt nên họ không nghĩ ông đi xa được, chỉ tập trung tìm kiếm ở các khu vực gần đó. Sau hàng chục giờ tìm kiếm liên tục, cụ ông được tìm thấy tại công viên Futi Futō Chūō Kaihin, cách xa hơn 10 km. Cụ ông đã đi bộ đến đó trong tiết trời lạnh lẽo và có gió lớn. Khi được hỏi làm sao có thể đi xa đến vậy, cụ ông đã không đưa ra câu trả lời.

Trong một trường hợp khác, người mất tích là một cụ bà 70 tuổi, cuộc sống bình thường như những người xung quanh cho đến một ngày bà biến mất. Do cụ bà không đi xe đạp, gia đình cũng báo với cảnh sát là người mất tích không đi xe đạp. Tuy nhiên, khi được tìm thấy, cụ bà đang đẩy theo một chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc. Gia đình và hàng xóm đều thấy đây là một sự việc kỳ lạ.

Gần 16.000 người Nhật Bản bỗng dưng mất tích mỗi năm và chỉ một số ít quay về, rốt cuộc họ đã đi đâu? - Ảnh 3.

Nhiều người không biết tại sao mình có thể được một địa điểm cách rất xa nơi sống thường ngày.

Người mất tích do mắc bệnh nhận thức thường được tìm thấy trong vòng vài ngày sau khi mất tích. Theo thống kê năm 2018, số trường hợp mất tích đã chết là 508 người, năm 2017 là 470 người và năm 2016 là 471 người. Với những người mất tích được xác nhận đã chết này, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông hoặc ngã xuống sông rồi đuối nước. Bởi vì hầu như những người mất tích này đã lớn tuổi, thể chất và khả năng phán đoán của họ thấp, sau khi mất tích họ đã đi rất xa gây khó khăn cho việc phát hiện kịp thời. Quan trọng hơn là, nhiều người mất tích không hề thích nghi được với cuộc sống thời bình, dẫn đến việc tìm kiến gặp khó khăn.

Để sớm tìm được những người mất tích do bệnh lý nhận thức, mỗi bệnh nhân nên được trang bị các thiết bị hoặc điện thoại di động có GPS. Kết quả khảo sát do Khoa Lão học, trường Đại học J. F. Oberlin, Nhật Bản cho thấy tỷ lệ sống sót của những người mất tích liên quan bệnh nhận thức sẽ giảm đến 0% khi họ mất tích quá 5 ngày.

Theo nghiên cứu, "quá trình" mất tích của những người mắc bệnh suy giảm nhận thức hoàn toàn giống với người bình thường: lạc đường, muốn về nhà, quên mất nguyên nhân tại sao lại xuất hiện tại đây, những thói quen trong quá khứ được tại hiện lại, tìm nơi trú chân để chờ đợi.

Một số chuyên gia cho biết số bệnh nhân suy giảm nhận thức sẽ tăng cao trong tương lai, nên cần phải xây dựng ý thức sống chung với họ và phát triển một số biện pháp an toàn. Ngay từ nhiều năm trước, các công ty bảo hiểm Nhật Bản đã chuẩn bị các gói bảo hiểm "cuộc sống 100 năm" cho bệnh nhân suy giảm nhận thức.

Để những người suy giảm nhận thức có thể trở về nhà, cơ quan chức năng tỉnh Kanagawa đã giới thiệu một hệ thống mới. Họ cung cấp cho các bệnh nhân suy giảm nhận thức ở địa phương những bộ quần áo với các mã vạch. Nếu sử dụng các phần mềm chuyên dụng quét mã vạch có thể đọc được các thông tin cá nhân như giới tính, đặc điểm thể chất, lịch sử y tế trong quá khứ,... Và người xung quanh có thể giúp họ nhanh chóng liên lạc với gia đình.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng phát triển hệ thống bảo hiểm Kobe vào năm tới dành cho nạn nhân và người gây tai nạn. Trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc hỏa hoạn do bệnh nhân suy giảm nhận thức gây ra, nạn nhân sẽ được bồi thường 30 triệu yên. Bên cạnh đó, chi phí tìm kiếm cũng được gói bảo hiểm chi trả, tối đa là 300 nghìn yên cho mỗi lần tìm kiếm.

Có thể thấy, đối với các bệnh nhân rối loạn nhận thức, xã hội Nhật Bản luôn có những động thái tích cực, giúp những người cao tuổi có thể thoải mái tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

Nguồn: Sohu


*********

Bữa ăn trong địa ngục ở nhà hàng của 1.000 con ma

T'Spookhuys được nhiều người đặt cho biệt danh là nhà hàng rùng rợn nhất thế giới với thiết kế toàn sọ người và thực đơn 'ăn tối trong địa ngục'.

bua-an-trong-dia-nguc-o-nha-hang-cua-1000-con-ma

T'Spookhuys là một nhà hàng ở thành phố Turnhout, Bỉ, được biết đến với tên gọi "nhà hàng 1.000 con ma".

bua-an-trong-dia-nguc-o-nha-hang-cua-1000-con-ma-1

Nhiều thực khách khi đến ăn cho biết, cảm nhận đầu tiên của họ là sợ hãi khi đặt chân vào đây. 

bua-an-trong-dia-nguc-o-nha-hang-cua-1000-con-ma-2

Nội thất của nhà hàng được trang trí bằng các hình sọ người với hốc mắt trống rỗng, khói tỏa xuống từ trần nhà, những bức tranh tường chuyển động cùng hiệu ứng âm thanh, ánh sáng đáng sợ.

bua-an-trong-dia-nguc-o-nha-hang-cua-1000-con-ma-3

Thực đơn dùng bữa của nhà hàng được đánh giá là kỳ dị. Nổi bật trong đó là món bánh mud (một loại bánh tráng miệng làm bằng chocolate) và giun cay được đựng trong một chiếc bát hình sọ người. 

bua-an-trong-dia-nguc-o-nha-hang-cua-1000-con-ma-4

Bồi bàn ăn mặc như ma cà rồng tái sinh hoặc ác quỷ. Nhiều du khách cho biết, họ chọn nơi đây để dùng bữa vì muốn thử cảm giác "ăn tối ở địa ngục".

bua-an-trong-dia-nguc-o-nha-hang-cua-1000-con-ma-5

Nhiều thực khách vẫn rỉ tai nhau về các nghi thức kinh dị, bùa phép phù thủy được nhà hàng thực hiện thường xuyên ở tầng trên. Tuy nhiên, không ít người cho biết họ không mấy quan tâm hay sợ hãi, nếu thông tin đó là sự thật.

bua-an-trong-dia-nguc-o-nha-hang-cua-1000-con-ma-6

Kể từ ngày mở cửa, 1/10/1997, đến nay T'Spookhuys đã trở thành một trong những điểm đến không thể bỏ qua của người dân lẫn du khách khi tới Bỉ. Thay vì vội vã bỏ đi khi chứng kiến sự quái dị trong nhà hàng, ngày càng có nhiều người tới đây để thưởng thức đồ ăn cùng không khí chẳng giống nơi đâu.

bua-an-trong-dia-nguc-o-nha-hang-cua-1000-con-ma-7

Vào năm 2008, 11 năm sau khi mở quán, chủ của T'Spookhuys đã đóng cửa nơi đây và mở một quán bar ở thành phố Zandhoven. Ngày nay, T'Spookhuys vẫn được giữ lại nguyên vẹn, phục vụ những du khách hiếu kỳ ghé thăm. Tại đây, mọi người được phép chụp ảnh, khám phá mọi ngõ ngách. 

bua-an-trong-dia-nguc-o-nha-hang-cua-1000-con-ma-8

Kể từ khi đóng cửa, nhà hàng cũng có nhiều tin đồn ma quái, về các linh hồn từng bị tra tấn ở đây. Tuy nhiên người dân cho biết họ chưa từng gặp hiện tượng ma quái nào tại T'Spookhuys.

Anh Minh
**********

'Bố tôi đã giết mẹ' - Câu chuyện tìm lại công lý cho người mẹ tuổi teen của nạn nhân duy nhất còn sống trong thảm án 4 mạng người gây rúng động Anh Quốc


Groom: Thuật ngữ chỉ việc kết thân, chiều chuộng trẻ em và trẻ vị thành niên nhằm mục đích lạm dụng tình dục.

*Lược dịch qua lời kể của Tasnim Lowe, người đã tự tay làm những phóng sự về nạn lạm dụng tình dục trẻ em, được đăng tải trên BBC.

Bố tôi là một kẻ giết người

Thành thực mà nói, tuổi thơ của tôi không giống người bình thường. Tôi sống cùng ông ngoại. Và khi đi học, người ta luôn hỏi tôi những câu đại khái như: "Tại sao lại sống với ông? Bố mẹ cháu/cậu đâu? Chuyện gì đã xảy ra thế?"

Bố tôi đã giết mẹ - Câu chuyện tìm lại công lý cho người mẹ tuổi teen của nạn nhân duy nhất còn sống trong thảm án 4 mạng người gây rúng động Anh Quốc - Ảnh 2.

Tasnim Lowe và ông ngoại

Dĩ nhiên, tôi không thể cứ đứng ra và bảo: "Tớ là Tas, bố tớ là một kẻ giết người. Chơi chung nhé?" được. Thế là mặc nhiên, tôi đã chẳng hề có bạn.

À, bạn đọc đúng rồi đấy. Bố tôi - Azhar Ali Mehmood - là một tên sát nhân, và người bị ông giết là mẹ tôi, khi tôi mới chỉ 16 tháng tuổi. Đúng hơn, ông đã sát hại cả bà ngoại - Linda Lowe, dì Sarah, và đứa em bé nhỏ vẫn trong bụng Lucy - mẹ tôi - bằng một ngọn lửa thiêu rụi ngôi nhà nơi chúng tôi sinh sống. Nhưng ông lại chừa tôi ra. Ông đã bọc tôi trong một tấm chăn, lao qua khỏi ngọn lửa và đặt dưới gốc cây trước nhà, cách xa khỏi biển lửa kia. Có lẽ, ông đã muốn tự tay chăm sóc tôi, nhưng tôi cũng không rõ ông định chăm thế nào khi đã để cho mẹ chết.

Bố tôi đã giết mẹ - Câu chuyện tìm lại công lý cho người mẹ tuổi teen của nạn nhân duy nhất còn sống trong thảm án 4 mạng người gây rúng động Anh Quốc - Ảnh 3.

Azhar Ali Mehmood khi bị bắt vào năm 2000

Chính bố tôi là thủ phạm đã gây ra vụ hỏa hoạn gây rúng động nước Anh, tại Telford, Shropshire vào tháng 8/2000. Ông bị kết tội giết 3 mạng người, và bị giam giữ kể từ thời điểm ấy. Nhìn chung thì khi lớn lên, tôi chẳng có chút khái niệm gì về bố mẹ - tất cả đều qua lời kể của ông ngoại.

Nhìn lại những bức ảnh cũ, tôi nghĩ mình là một phiên bản tóc nâu của mẹ. Chỉ là tôi thực sự chưa từng nghĩ bà là mẹ mình, thậm chí là không muốn, bởi mẹ mất khi tôi còn quá nhỏ và chưa thực sự một lần cảm nhận được hơi ấm của bà. Hình ảnh của mẹ trong tôi là một cô nhóc tuổi teen tên Lucy thì đúng hơn.

Mẹ hạ sinh tôi khi mới 15 tuổi. Còn bố, lúc đó đã 25. Suốt một thời gian dài, tôi đã không nhận ra có điểm gì bất thường trong mối quan hệ này. Khi kể cho bất kỳ ai, họ đều tưởng tôi nói đùa và bảo: "Tình yêu gì kỳ cục thế?" Nhưng tôi lại coi đó là chuyện bình thường, hoặc có lẽ là được "huấn luyện" để mang suy nghĩ như thế bởi chính gia đình mình.

Bố tôi đã giết mẹ - Câu chuyện tìm lại công lý cho người mẹ tuổi teen của nạn nhân duy nhất còn sống trong thảm án 4 mạng người gây rúng động Anh Quốc - Ảnh 4.

Hiện trường vụ phóng hỏa tước đi 3 mạng người gây rúng động Anh Quốc

Mối tình oan nghiệt hé lộ vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em

Tôi và ông ngoại - George - khá thân thiết, nhưng đó cũng là khoảng thời gian thực sự khó khăn. Ông ngoại đã mất vợ cùng cả 2 người con gái trong trận hoả hoạn năm ấy. Ông thề trước phiên tòa xử bố tôi rằng sẽ tự mình chăm sóc tôi, và ông đã làm được. Tuy nhiên, hệ tư tưởng giữa cả 2 lại khác nhau hoàn toàn khi nói về mối quan hệ của bố mẹ tôi.

Khi ấy, ông ngoại và nhiều người có những quan điểm khác biệt về mối quan hệ lệch tuổi. Đối với tôi, quả thực rất khó để hiểu tại sao mọi người lại nghĩ việc mẹ Lucy mang thai tôi khi còn đang là trẻ vị thành niên là chuyện bình thường. Nhưng rồi qua việc thu thập tài liệu làm phóng sự, ông đã dần hiểu ra, và giữa chúng tôi bắt đầu có điểm chung.

Bố tôi đã giết mẹ - Câu chuyện tìm lại công lý cho người mẹ tuổi teen của nạn nhân duy nhất còn sống trong thảm án 4 mạng người gây rúng động Anh Quốc - Ảnh 5.

3 nạn nhân thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn năm 2000

Trong quá trình làm phóng sự, tôi có gặp qua một vài người bạn cũ của mẹ. Theo lời kể của họ, Lucy vẫn còn là một đứa trẻ khi lần đầu quen bố. Thời đó, rất ít người nghĩ chuyện đó là sai trái. Thậm chí, họ còn cho rằng việc quen một anh chàng lớn tuổi hơn quả thực là rất "ngầu". Và nếu họ nghĩ như vậy, thì có lẽ Lucy cũng thế thôi.

Tôi vẫn còn nhớ, đó là Chủ nhật ngày 11/3/2018, thời điểm tôi bắt đầu suy nghĩ khác về mối quan hệ của bố mẹ. Tờ Mirror đã đăng tải tấm hình của mẹ Lucy. Cả gia đình tôi đã khá bối rối, vì đó là một câu chuyện đã cũ. "Nhưng đăng tải chuyện cũ như thế để làm gì?" - tôi nghĩ vậy. "Chắc là chẳng có tình tiết gì mới đâu nhỉ?"

Chỉ là gia đình tôi, và rất nhiều người khác ở Anh Quốc đã không nhận ra còn rất nhiều điều ẩn sau vụ án này. Giờ nhìn lại, mọi thứ trở nên sáng tỏ hơn.

Bố tôi đã giết mẹ - Câu chuyện tìm lại công lý cho người mẹ tuổi teen của nạn nhân duy nhất còn sống trong thảm án 4 mạng người gây rúng động Anh Quốc - Ảnh 6.

Bài báo thay đổi cuộc đời của Tasnim

Bài báo của tờ Mirror liên quan đến một cuộc điều tra tiết lộ có hàng ngàn trẻ em bị "groom" (tạm dịch: dụ dỗ) tại Telford (Anh) kể từ thập niên 1980. Bài viết mô tả lại cách Lucy bị bố tôi "chăn dắt" như thế nào từ năm 14 tuổi, và câu chuyện của nhiều cô gái khác cũng có số phận tương tự (nghĩa là cũng không còn trên đời nữa).

Tôi thực sự bối rối. Khi bạn được nghe kể về một câu chuyện mình đã biết, bản thân hẳn sẽ nghĩ câu chuyện ấy chỉ có một góc nhìn và một cái kết thôi. Trước khi đọc, tôi đã nghĩ mối quan hệ của bố mẹ là bình thường. Đọc xong bài, tôi vẫn nghĩ: "Không thể nào, họ sai rồi." Quả thực, để có thể chấp nhận một góc nhìn mới là rất khó. Phải mất một khoảng thời gian, tôi mới có thể chấp nhận điều đó.

Hành trình đi tìm công lý cho người mẹ tuổi teen

Cuộc điều tra khiến tôi đặt ra nghi vấn về mọi thứ mình đã biết về chuyện ngày trước, và tôi quyết định phải tìm hiểu ngọn ngành. Tôi lùng về các biên bản trong phiên tòa xét xử bố tôi, để rồi càng đọc càng thêm bối rối.

Trong phiên tòa, độ tuổi của Lucy và bố có được đề cập, nhưng dường như chẳng ai để tâm. Quả thực rất kỳ lạ, vì họ cách nhau không phải 2 - 3 năm, mà những gần 10 năm. Theo lời những người bạn cũ của Lucy, bố có vẻ như đã trực tiếp "kiểm tra thân thể" mẹ, xem bà có từng ở cùng người đàn ông nào khác. Bố thường xuyên gọi cho mẹ, bảo rằng đang cho người bám theo để tiện bề kiểm soát. Ngoài ra có tin đồn rằng Lucy đã quan hệ cùng vài người đàn ông ở sân sau của một nhà thờ. Chẳng ai rõ có phải bà đã bị cưỡng hiếp hay bị lợi dụng, vì không có ai chứng kiến cả.

Bố tôi đã giết mẹ - Câu chuyện tìm lại công lý cho người mẹ tuổi teen của nạn nhân duy nhất còn sống trong thảm án 4 mạng người gây rúng động Anh Quốc - Ảnh 7.

Lucy - 14 tuổi - thời điểm bị lạm dụng nghiêm trọng

Kể từ lúc ấy, tôi bắt đầu chất vấn ông ngoại nhiều hơn. Tại sao ông không làm gì? Tại sao ông nghĩ mối quan hệ ấy ổn? Ông đáp rằng mình không quan tâm lắm đến "thằng đó". Tuy nhiên, ông và mẹ đã từng cãi nhau rất nhiều, và tôi tự hỏi có phải do bố tôi đã đòi mẹ làm "chuyện đó" hay không.

"Nó lên phòng mẹ con nhiều lần lắm," - ông tôi kể lại. "Có lần, ông nghe tiếng hét: "Hiếp dâm" của mẹ con. Ông chạy lên đạp cửa, nó vùng ra chạy một mạch xuống nhà rồi ra ngoài. Một thằng khác cũng chạy theo nó."

"Vậy tại sao không ai báo cảnh sát?" - tôi hỏi.

"Ông không biết nữa. Mẹ con có cầu cứu đâu. Nếu có, chúng ta đã có thể làm gì đó rồi."

"Nhưng cả ông và bà đều nghe mẹ hét "hiếp dâm" mà không làm gì?" - tôi đáp với vẻ phẫn nộ. "Đó là lạm dụng đấy. Con rất buồn vì ông."

Tôi buồn thật, nhưng vẫn phải tiếp tục hỏi. Tôi muốn biết chuyện này là lỗi của ai. Tôi muốn hiểu hơn về nó. Tôi nghĩ ông ngoại cũng đã cảm thấy hối hận, khi có quá nhiều nỗi đau xảy đến mà đáng ra ông và bà đã có thể ngăn chặn. Nhưng khi ấy, mọi người trong xã hội chẳng ai nghĩ quá nhiều vì không có người đứng ra tuyên truyền, giảng dạy về vấn đề liên quan. Ngay cả khi ông ngoại thực sự có đứng ra làm điều gì đó, liệu có chuyên gia nào lắng nghe họ?

Bố tôi đã giết mẹ - Câu chuyện tìm lại công lý cho người mẹ tuổi teen của nạn nhân duy nhất còn sống trong thảm án 4 mạng người gây rúng động Anh Quốc - Ảnh 8.

Tasnim và ông ngoại tại nơi tưởng niệm 3 nạn nhân

Tôi cũng muốn biết bố cảm thấy thế nào nữa. Liệu ông có hối hận không? Giờ ông nghĩ gì về vụ việc đã xảy ra?

Năm 16 tuổi, tôi đến nhà tù để thăm bố. Cũng chẳng khó khăn gì đâu, vì tôi cũng muốn thăm bố sớm hơn, nhưng tòa án không cho phép, mà phải đợi đến khi đủ 16 tuổi. Ban đầu, tôi chỉ muốn gặp ông, muốn hỏi han, tìm hiểu sự tình. Tôi muốn biết ông thích gì, ghét gì, muốn hiểu hơn về con người ông, và hiểu hơn về chính bản thân tôi, chứ không phải vì những gì đã xảy ra.

Nhưng thứ tôi nhận được lại càng làm tăng thêm sự bối rối. Chuyện đã không rõ ràng như thể trắng với đen. Những lời nói của bố tôi đã không thể hiểu hết được, thiếu điều là ghi âm để nghe lại nhằm hiểu hơn những ẩn ý sau đó. Tùy vào câu hỏi, ông sẽ chọn cởi mở với tôi hoặc không.

Tôi nghĩ luật pháp thời đó đã sai khi không truy tố bố về tội lạm dụng tình dục với trẻ vị thành niên cùng với tội danh giết người. Đáng ra, tội phạm cần phải chịu trách nhiệm cho từng tội danh riêng, nhưng không hiểu sao nó đã không được áp dụng với trường hợp của bố. Tôi đã từng đi hỏi cảnh sát về điều này, nhưng viên sĩ quan phụ trách vụ án ngày đó đã không còn làm việc nữa.

Bố tôi đã giết mẹ - Câu chuyện tìm lại công lý cho người mẹ tuổi teen của nạn nhân duy nhất còn sống trong thảm án 4 mạng người gây rúng động Anh Quốc - Ảnh 9.

Tasnim cùng cuốn nhật ký của mẹ mình

Đây là điều đã được lường trước, nhưng tôi vẫn phải hỏi, với mong đợi sẽ thu được ít nhiều thông tin. Và thật may mắn, tôi có được một thứ, đó là 3 cuốn nhật ký của mẹ, được viết trong lúc mang thai tôi cho đến khoảng 6 tháng sinh sống cùng bố.

Thời điểm mẹ viết nó, chẳng ai được đọc cả, nên tôi có cảm giác như đang ở đó cùng với mẹ, và phát hiện ra một sự thật đau đớn: Lucy đã bị lạm dụng bởi một nhóm những gã đàn ông chuyên "grooming" tại Telford. Thậm chí, cái chết của Lucy còn được mang ra làm gương để những nạn nhân khác không thể lên tiếng.

Bố tôi hiện đang được đưa vào diện tạm tha và sắp được trả tự do. Về cơ bản, người ta sẽ không thể kết thêm tội cho một người để tiếp tục giam người đó trong tù. Bản thân bố, ông chưa từng thừa nhận tội giết người, và cũng chưa bao giờ bị buộc bất kỳ tội danh nào liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em, bất chấp có quá nhiều bằng chứng. Đối với tôi mà nói, đó là một nỗi bất công quá lớn, dành cho người mẹ tuổi teen của mình.

Dẫu vậy, tôi vẫn thấy những tia hy vọng thông qua quá trình thu thập bằng chứng. Nhờ nó, tôi hiểu hơn về mẹ, thân thiết hơn với ông, và hiểu hơn về cái gọi là "lạm dụng trẻ em" - một vấn nạn đáng sợ mà mọi người cần chú ý đến.

Giờ đây, những gì tôi muốn làm là nghỉ ngơi. Nhưng trong tương lai, tôi muốn được tham gia tuyên truyền nhiều hơn về vấn nạn này. Tôi sẽ là người đứng ra lên tiếng cho các nạn nhân, điều mà Lucy - mẹ tôi - thật không may đã chưa từng nhận được.


*************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 30 Tháng Ba 20244:42 SA
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba 20245:04 SA
Thứ Năm, 28 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Tư, 27 Tháng Ba 20244:48 SA
Thứ Ba, 26 Tháng Ba 20244:25 SA
Thứ Hai, 25 Tháng Ba 20246:45 SA
Chủ Nhật, 24 Tháng Ba 20247:05 SA
Thứ Bảy, 23 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Sáu, 22 Tháng Ba 20244:05 SA
Thứ Năm, 21 Tháng Ba 20245:37 SA