Trang Lá Cải Ngày 13 - 11 -2019: Khốn khổ, đổ nợ vì qua Mỹ làm chui, ‘nạn nhân’ bỏ về VN tố cáo

Thứ Tư, 13 Tháng Mười Một 20192:51 CH(Xem: 16056)
Trang Lá Cải Ngày 13 - 11 -2019: Khốn khổ, đổ nợ vì qua Mỹ làm chui, ‘nạn nhân’ bỏ về VN tố cáo
****************
voatiengviet.com

Khốn khổ, đổ nợ vì qua Mỹ làm chui, ‘nạn nhân’ bỏ về VN tố cáo

VOA Tiếng Việt

Một người đàn ông trẻ tuổi ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mới đây nói với VOA rằng ông là “nạn nhân” của một đường dây đưa lậu người sang Mỹ làm việc chui, đã quay về Việt Nam và hiện đang bị đường dây này “uy hiếp” buộc phải trả món nợ hàng trăm triệu đồng cho chuyến đi.

Ông Lâm Nguyên Bách, 31 tuổi, cho biết sự việc bắt đầu từ giữa năm 2017, khi một người bạn cùng tuổi tên là Hồ Hoàng Chương từ Mỹ về gặp và “mời” ông Bách đi làm nghề đánh bắt cua ở bang North Carolina với thu nhập từ 4.000 đến 5.000 đô la/tháng.

“Việt kiều” Chương thỏa thuận miệng với ông Bách rằng chi phí để thu xếp cho ông sang Mỹ là 15.000 đô la (khoảng 350 triệu đồng). Số tiền này dùng để dựng lên một bộ hồ sơ giả nhằm xin visa du lịch Mỹ cho ông Bách.

Cơ hội việc làm ở Mỹ rất nhiều, như làm nail, làm phụ hồ, làm nghề biển, nấu ăn, rửa chén, phục vụ. Những việc này chỉ phù hợp với những gia đình có quốc tịch Mỹ chấp nhận bao che, bao bọc cho gia đình họ qua Mỹ theo diện đi bất hợp pháp.


Khi ông bắt đầu đi làm ở Mỹ và đạt được thu nhập như đã hứa hẹn, tiền lương đó sẽ được trừ dần để trả cho số tiền phí 15.000 đô la, theo thỏa thuận, ông Bách kể lại.

Có thể hoàn cảnh của cá nhân ông Bách và điều kiện của gia đình ông đã làm ông trở thành “mục tiêu” của ông Chương. Ông Bách lý giải với VOA:

“Tại vì ông Chương biết tôi lúc này đang là lao động tự do, không có nghề nghiệp ổn định và tôi có 3 con, thì ông Chương nhắm vào tôi. Sau này tôi biết chắc là ông nhắm vào bố mẹ tôi, ông nhìn vào số tài sản của bố mẹ tôi để sau khi đưa tôi qua Mỹ sẽ quay về đòi nợ bố mẹ tôi, chứ không phải là cho tôi một công ăn việc làm ổn định”.

Qua mặt Tổng Lãnh sự quán Mỹ

Việc tạo ra một bộ hồ sơ giả để xin visa có sự tham gia của ít nhất 2 người bên Mỹ và 3 người ở Việt Nam, ông Bách cho VOA biết.

Theo đó, “Việt kiều” Chương và một “Việt kiều” nữa có tên Lâm Nguyên Quang, 66 tuổi, “chế” ra một bức thư trong đó nói ông Quang, quốc tịch Mỹ, sống ở Oakland, bang California, là cha ruột của ông Lâm Nguyên Bách, mời ông Bách sang thăm.

Cùng lúc, đầu đường dây bên Việt Nam “phù phép” biến ông Bách thành một nhân viên có thâm niên 3 năm tại Tập đoàn FPT với thu nhập 1.000 đô la/tháng, sinh sống tại một địa chỉ giả ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, cũng như có sổ tiết kiệm650 triệu đồng tại một ngân hàng.

Thông tin giả ông Lâm Nguyên Bách phải học thuộc để đi phỏng vấn visa Mỹ, 2017

Thông tin giả ông Lâm Nguyên Bách phải học thuộc để đi phỏng vấn visa Mỹ, 2017

Khoảng cuối tháng 8/2017, theo yêu cầu của đường dây, ông Bách tới Tp. HCM và ở đó nhiều ngày để “luyện tập” hỏi đáp về các thông tin giả, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn visa tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ. Ông Bách kể lại:

“Họ đưa tôi các giấy tờ họ làm giả, yêu cầu tôi học thuộc, để khi vào Đại sứ quán Mỹ [nguyên văn] chắc chắn những câu hỏi này người của Đại sứ quán Mỹ sẽ hỏi tôi. Và họ cam kết với tôi là hồ sơ chắc chắn sẽ đậu 100%”.

Làm theo những chỉ dẫn này, ông Bách được Tổng LSQ Mỹ cấp visa vào cuối tháng 9/2017 và 6 tháng sau, tháng 3/2018, ông Chương về Việt Nam đón và đưa ông Bách sang Mỹ.

“Ông Chương này rất nhiều lần về Việt Nam. Mỗi lần về, ông lại dẫn một người sang Mỹ”, ông Bách nói với VOA.

VOA cố gắng liên lạc với cả 5 nhân vật trong đường dây, gồm ông Chương, ông Quang, và 3 người ở Việt Nam, nhưng tất cả những người này đều không hồi đáp.

Thất vọng, bỏ cuộc

Hạ cánh xuống đất Mỹ, ngày đầu tiên của ông Bách là một chuyến đi dài trên 1 chiếc xe bán tải do ông Chương cầm lái, đi đến “nơi xa xôi hẻo lánh nhất” của North Carolina, ở miền trung Bờ Đông nước Mỹ.

Ông Chương không có sẵn nơi ở tại địa điểm đó và mất 2, 3 ngày “đi loanh quanh” để thuê nơi ở, ông Bách nhớ lại.

Tiếp đến, ông Chương giao ông Bách thu dọn đồ trên một con thuyền. Sau 10 ngày, ông Bách hoàn thành công việc, ông Chương bán hết số đồ đó và mới “nói thật” rằng “nghề cua mất mùa 2 năm nay, không làm được nghề cua nữa”.

Giải pháp được ông Chương đưa ra là ông ta sẽ đưa ông Bách tìm nghề khác mà ông Bách chấp nhận được.

Ông Lâm Nguyên Bách có vài ngày vui vẻ khi mới đến Mỹ, 2018

Ông Lâm Nguyên Bách có vài ngày vui vẻ khi mới đến Mỹ, 2018

Trong trạng thái hoang mang, xem như “đã bị lừa”, ông Bách phó mặc cho ông Chương “chở đi loanh quanh” cho đến khi được giới thiệu “làm phụ hồ” cho một Việt kiều làm nghề mua nhà cũ, sửa lại để bán.

Tôi không thể nảo làm việc chui ở nước Mỹ trong tình trạng hoảng loạn và lo sợ như vậy được.


Người chủ thầu này đồng ý thuê ông Bách, cũng như cho ông được thuê chỗ ngủ là phòng khách với giá 300 đô la/tháng. Sau khoảng 25 ngày làm việc, ông Bách bỏ cuộc. Ông nói:

“Tôi quyết định là tôi không thể nào đi làm thế này được. Tại vì đầu tiên là làm không có bảo hiểm, bị tai nạn lao động là tôi phải chịu hết. Thứ hai, nghề này không ổn định vì ông chủ thầu này khi nào ông mua nhà ông mới kêu mình đi làm. Thứ ba, khi police [cảnh sát] tới, ông không bảo đảm cho tôi là police có bắt tôi hay không. Tôi không thể nảo làm việc chui ở nước Mỹ trong tình trạng hoảng loạn và lo sợ như vậy được”.

Để về nước, ông Bách liên lạc với một người bà con xa của vợ, đi xe buýt mười mấy tiếng qua nhiều chặng đến bang Indiana, được đón ở đó rồi mua vé về Việt Nam.

Trong khi có nhiều người ở Việt Nam xem nước Mỹ như một miền đất hứa, ước ao và bằng mọi giá để đến đó, chấp nhận làm những việc phạm pháp, ông Bách lại bỏ về. Ông phân tích thêm vớiVOA vì sao ông lại suy nghĩ, hành động trái ngược nhiều người khác:

“Cơ hội công việc làm ở Mỹ rất nhiều, ví dụ như làm nail, thứ hai là làm phụ hồ như tôi, thứ ba là làm nghề biển, thứ tư là người ta trốn ở những nơi nấu ăn, nhà bếp, làm rửa chén, phục vụ. Những việc này chỉ phù hợp với những gia đình có quốc tịch Mỹ chấp nhận bao che, bao bọc cho gia đình họ qua Mỹ theo diện đi bất hợp pháp. Còn những người như tôi không có gia đình, họ hàng thân thích bên Mỹ sẽ rất dễ và chắc chắn sẽ bị cảnh sát bắt khi lao động chui”.

Những người lao động chui cũng không có bảo hiểm và các quyền lợi như các công dân Mỹ, thậm chí điều xấu nhất có thể xảy ra là “chết ở một nơi nào đó trên đất Mỹ mà không ai biết tới”, đó là điều mọi người cần hiểu, ông Bách nói thêm.

Côn đồ đòi nợ, nhà chức trách im lặng

Không lâu sau khi ông Bách về đến nhà, ông Chương và những người trong đường dây tìm đến, “đòi nợ” về số tiền làm hồ sơ giả cho chuyến đi Mỹ.

Ông Bách cho rằng thỏa thuận về công việc đã không đạt được như hứa hẹn, đồng thời yêu cẩu ông Chương chứng minh bằng giấy tờ về khoản nợ. Đáp lại, ông Chương “thuê dân xã hội đen’ đến bao vây nhà ông Bách, uy hiếp gia đình, kể cả bố mẹ ông Bách cho đến tận thời điểm hiện nay, tháng 11/2019.

Tôi không thể nào để các thế lực này cứ xuống gia đình mình, uy hiếp gia đình, bố mẹ và con cái mình được. Đó là động lực để tôi tố cáo vụ án này. Tôi chấp nhận sẽ bị chịu trách nhiệm trước pháp luật.


Phải chịu cảnh bị đe dọa, quấy rối kéo dài, ông Bách quyết định tố cáo đường dây làm hồ sơ giả với Tổng Lãnh sự quán Mỹ và công an địa phương, cho dù việc này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ông vì ông đã tham gia một hoạt động không đúng luật. Ông đưa ra lý do:

“Hiện tại là bố mẹ tôi đã già, con tôi đang nhỏ, mà những thế lực côn đồ không đi tìm tôi mà quyết định tìm tới những người thân của tôi. Tôi không thể nào để các thế lực này cứ xuống gia đình mình, uy hiếp gia đình, bố mẹ và con cái mình được. Đó là động lực để tôi tố cáo vụ án này. Tôi chấp nhận sẽ bị chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi tố cáo hành động này thì mong pháp luật hãy làm đến nơi đến chốn”.

"Dân xã hội đen" bao vây, hăm dọa gia đình ông Lâm Nguyên Bách, 2019

"Dân xã hội đen" bao vây, hăm dọa gia đình ông Lâm Nguyên Bách, 2019

Trong một năm qua, ông Bách cùng gia đình đã trình báo cho nhà chức trách địa phương với đầy đủ các thông tin. Nhưng mãi cho đến ngày 12/11 bộ phận công an kinh tế thành phố Tuy Hòa mới mời mẹ của ông Bách đến hỏi câu chuyện phát sinh ra khoản nợ là như thế nào, chưa có bất cứ động thái gì điều tra về “đường dây làm hồ sơ giả để đi Mỹ”.

Cũng trong thời gian qua, ông Bách và người thân đã gọi điện và nhiều lần gửi email tố cáo đến Tổng LSQ Mỹ, nhưng “chưa thấy phản hồi gì”. Ông cho biết:

“Tôi có gọi điện đến Lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam. Người tiếp nhận thông tin của tôi ở LSQ Mỹ thì tôi có cảm giác là người này rất là thờ ơ, và người này nói với tôi là ‘không đủ thông tin’ về ông Chương, người này không chấp nhận và cúp máy”.

VOA liên lạc bằng email đến Tổng LSQ Mỹ ở TP.HCM để tìm hiểu xem cơ quan ngoại giao này xử lý thư tố cáo của ông Bách ra sao, nhưng chưa nhận được câu trả lời của họ

Một cựu nhân viên Tổng LSQ Mỹ có thâm niên lâu năm, am hiểu về việc xét cấp visa Mỹ cho VOA biết có “vô số” các vụ làm giả hồ sơ xin visa Mỹ, và mặc dù Tổng LSQ không ngừng tiến hành điều tra nhưng “không thể” xử lý hết, số vụ bị phát hiện chỉ là “phần nổi của tảng băng”.

Lời tố cáo của ông Bách về đường dây đưa lậu người đi Mỹ làm chui được công khai với báo chí chỉ ít ngày sau khi xảy ra vụ việc đau lòng ở Anh, trong đó 39 di dân lậu người Việt bị phát hiện đã chết trong một xe container đông lạnh.

Ông Bách khẳng định với VOA rằng đi lậu sang Mỹ là một “sai lầm” và khuyên rằng những người muốn đi Mỹ hãy đi “đàng hoàng”, nhờ người thân bảo lãnh đúng luật.


**************

Khởi tố bà lão sát hại cháu nội

Nghệ AnBà Phạm Thị Hường (65 tuổi) trú huyện Yên Thành bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng về tội Giết người.

Quyết định khởi tố được cơ quan điều tra ban hành chiều 13/11. "Động cơ gây án do mâu thuẫn chuyện gia đình", thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An) nói và cho biết thông tin trên mạng xã hội đồn đoán rằng bà Hường có mua bảo hiểm cho cháu Tâm, do thiếu tiền nên mới sát hại cháu nhằm hưởng tiền bảo hiểm là không chính xác.

Tướng Cầu cho biết, hai năm trước bà Hường từng theo đạo Thánh đức chúa trời, song đã từ bỏ và không liên quan tới động cơ gây án

Nhà chức trách xác định, bà Hường từng nuôi cháu nội Nguyễn Thị Tâm nhiều năm vì bố mẹ đứa trẻ đi làm ăn ở miền Nam. Gần đây, anh Nguyễn Duy Chung (bố Tâm) về quê sống chung, thường ngày chửi bới, hỗn láo với bố mẹ khiến bà ấm ức.

Trong bữa cơm gia đình gần một tuần trước, bà Hường gắp thịt cho chồng thì bị con trai chửi mắng khiến ông khóc, đòi tự tử.

Đập nước nơi xảy ra vụ án.

Đập nước nơi xảy ra vụ án.

Chiều 3/11, trong lúc đi chơi cùng Tâm, bà Hường nói việc con trai từng nhiều lần hỗn láo và hai bà cháu to tiếng. Bà khai ấm ức vì cháu nội cãi lời nên xô đứa trẻ xuống dòng nước ở đập Bàu Ganh.

Bà Hường cũng ngã theo, nhưng ngoi lên được bờ. Bà ta vứt xe đạp của nạn nhân cách hiện trường vài chục mét nhằm xóa dấu vết. Trở về nhà, cùng ngày bà Hường bắt xe ra Hà Nội chơi với một người bạn, hôm sau về quê.

Hai ngày sau thi thể bé Tâm nổi tại đập nước. Bị triệu tập, bà Hường khai nhận hành vi...

Nguyễn Hải
**************

5 án tử hình cho nhóm giấu ma tuý vào thành tủ lạnh

Quảng NinhToà án tỉnh tuyên 5 hình phạt tử hình, 4 án chung thân, 4 án 20 năm tù với nhóm tham gia đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc giaTheo bản án tuyên chiều 13/11, 5 bị cáo lĩnh án tử hình gồm: Inthavong Paseuth (41 tuổi, quốc tịch Lào), Nguyễn Bá Ngọc, Liễu Văn Láu, Vũ Đình Tuấn, Hà Hồng Quân.

Bốn án chung thân được tuyên với Trần Hữu Định, Nguyễn Văn Tráng, Lương Dương Hải, Hoàng Xuyên. Hình phạt 20 năm tù áp dụng với 4 bị cáo: Hoàng Đức Thế, Vũ Đình Hoàn, Nguyễn Văn Hoàng và Hoàng Ngọc Hưng.

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Minh Cương

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Minh Cương

Liên quan vụ án, hai nghi phạm Lý Văn Báo và Hoàng Thành Luân sau khi phạm tội đã bỏ trốn khỏi địa phương, cơ quan điều tra ra lệnh truy nã, khi bắt được sẽ xử lý sau.

Theo cáo trạng, khoảng 17h ngày 16/6/2018, tại phường Trà Cổ, TP Móng Cái (Quảng Ninh), nhà chức trách đã bắt quả tang Nguyễn Văn Tráng (43 tuổi, trú tại Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) có hành vi cất giấu 72 bánh heroin trong vách của một chiếc tủ lạnh.

Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt thêm 12 nghi phạm và xác định nhóm này đã vận chuyển trót lọt 148 bánh heroin từ Lào qua Việt Nam rồi đưa sang Trung Quốc tiêu thụ.

Trong đó Inthavong Paseuth là chủ hàng, hai đầu mối mua hàng là người Trung Quốc và các đồng phạm người Việt Nam. 

Minh Cương
*************

Xuất hiện ảnh người nhảy lầu nghi là mẹ của thiếu nữ chết trôi ở Hồng Kông


*Cảnh báo: Cuối bài viết có ảnh thi thể người có thể gây sốc! 

Sau sự kiện xác của nữ sinh 15 tuổi Trần Ngạn Lâm nổi trôi trên biển được phát hiện, mặc dù truyền thông thân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa tin mẹ của thiếu nữ này khẳng định em tử vong do tự sát, nhưng có thông tin lan truyền rằng mẹ của Trần Ngạn Lâm đã mất tích từ lâu. Hôm qua (11/11), trên mạng xuất hiện hình ảnh nghi là mẹ ruột của Trần Ngạn Lâm nhảy lầu tử vong, tuy nhiên hiện trường không có vết máu. Cư dân mạng hồ nghi đây lại là một trường hợp “tử vong do tự tử”.

Trần Ngạn Lâm
Người tự xưng là mẹ của Trần Ngạn Lâm trả lời phỏng vấn của TVB – kênh truyền thông được cho là thân với ĐCSTQ (Ảnh cắt từ video của TVB)

Hôm qua, trên mạng xã hội PPT (ptt.cc) xuất hiện một bài viết có tựa đề: “Tin đồn mẹ của Trần Ngạn Lâm nhảy lầu tự tử không có vết máu, nghi bị tự sát” với ghi chú “Cảnh báo: Bên dưới có ảnh di thể”. Bài viết nói rằng tại khu vực Thiên Hằng (Tin Heng) thuộc Thiên Thủy Vi (Tin Shui Wai), một thi thể đã được phát hiện, bị nghi là nhảy lầu nhưng hiện trường không có vết máu, danh tính thi thể cũng tạm thời chưa được xác minh, tuy nhiên có người cho rằng thi thể này có nét rất giống với mẹ của Trần Ngạn Lâm.

me-tran-ngan-lam-1
Hình ảnh Trần Ngạn Lâm và mẹ (Ảnh từ internet)

So sánh hình ảnh thi thể và ảnh mẹ của Trần Ngạn Lâm chụp khi còn sống có phần giống nhau. Tuy nhiên, sự việc chưa được chứng thực, danh tính của thi thể cũng chưa được cơ quan chức năng chính thức xác nhận. Dù vậy, rất nhiều cư dân mạng hồ nghi rằng đây chính là “giết người diệt khẩu”.

Nhiều người nói: “Mẹ của Trần Ngạn Lâm đã bị tuyên bố nhảy lầu tử vong hàng mấy lần rồi, bạn có biết không?”, “Mẹ của cô ấy có mái tóc ngắn, từ lâu đã bị cảnh sát cho nhảy lầu tự sát rồi”, “Bức ảnh này không phải là bộ dạng của người vừa mới nhảy lầu”, “Rất giống, chờ xem thế nào”.

Ngày 22/9, thi thể thiếu nữ Trần Ngạn Lâm, người từng nhiều lần tham gia vào hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ và là kiện tướng bơi lội trong trường, được phát hiện nổi trên mặt biển ở dãy Đỉnh quỷ,  Yau Tong trong tình trạng lõa thể; công chúng có nhiều nghi ngờ quanh cái chết của cô.

Sau đó, một người phụ nữ tự xưng là mẹ của Trần Ngạn Lâm nhận trả lời phỏng vấn độc quyền từ TVB Hồng Kông (được cho là thân ĐCSTQ) cho biết, “Bé Trần Ngạn Lâm mắc chứng rối loạn tâm thần”, và yêu cầu dư luận không tiếp tục suy diễn.

Tuy nhiên ngày 18/10, ông Ngô Tử Minh – người đầu tiên đăng tải hình ảnh thi thể cô gái 15 tuổi chết trôi lên internet, thẳng thắn cho biết trên My Radio Hồng Kông rằng người phụ nữ được TVB phỏng vấn không phải là mẹ ruột của Trần Ngạn Lâm. Ông Ngô cho biết ông đã mất liên lạc với mẹ và chú ruột của nạn nhân.

Theo ông Ngô chia sẻ, hồi tháng Chín ông được mẹ của Trần Ngạn Lâm ủy quyền công bố thông tin trên mạng để tìm kiếm tung tích của nạn nhân, nhưng sau đó ông không thể liên lạc được với mẹ và chú của Trần Ngạn Lâm nữa, điện thoại của cả hai người đều không thể kết nối, chú của Trần Ngạn Lâm cũng không trở về công ty ban đầu làm việc.

Cư dân mạng cũng chỉ ra theo hình chụp của Trần Ngạn Lâm và mẹ khi còn sống thì “người mẹ thật ngón tay có hình xăm, còn người trả lời phỏng vấn này thì không có. Vì thế hiện nay có vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là không biết người mẹ thật đi đâu, hay bị diệt khẩu?”

Tỷ phú lưu vong Quách Văn Quý từng tiết lộ thông tin Trần Ngạn Lâm đã bị người của ĐCSTQ hại chết và sau đó quá trình xử lý thi thể xảy ra vấn đề nên đã ném xác cô bé xuống biển.

Cảnh báo: Hình ảnh thi thể sau có thể gây sốc!

Screen-Shot-2019-11-12-at-11.49.07-AM Screen-Shot-2019-11-12-at-11.49.17-AM

Huệ Anh


***********

Chuyến bay 'cứu mạng' cựu tổng thống Bolivia

Tại Mỹ Latin, nơi đang rung chuyển bởi thay đổi và biến động chính trị, chuyến bay đi tị nạn của tổng thống vừa từ chức Morales không dễ dàng.

"Đó là một hành trình xuyên qua chính trường Mỹ Latin và những rủi ro khu vực đang phải đối mặt", Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard nói.

Cựu tổng thống Bolivia Evo Morales đến Mexico ngày 12/11. Ảnh: AFP.

Cựu tổng thống Bolivia Evo Morales đến Mexico ngày 12/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống Bolivia Evo Morales, 60 tuổi, từ chức hôm 10/11 sau khi người biểu tình xuống đường phản đối ông đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ tư và ông mất sự ủng hộ của quân đội và cảnh sát. Mexico điều một máy bay không quân đến đón Morales vào chiều 11/11, sau khi Morales gọi cho Ebrard để xin tị nạn.

Máy bay đến Lima, Peru và dừng tại đây để chờ được phép vào không phận Bolivia. Nó cất cánh vào buổi tối khi được giới chức Bolivia cho phép nhưng sau đó phải quay đầu khi họ thu hồi lệnh.

Theo Ebrard, "không ai biết ai quyết định điều gì" ở Bolivia. Việc Morales từ chức đã để lại khoảng trống quyền lực vì những người có thể kế nhiệm ông như phó tổng thống và các quan chức hàng đầu khác cũng rời ghế.

Sau khi quay đầu về Lima, cuối cùng máy bay được "bật đèn xanh" và vào Bolivia để đón Morales tại sân bay Chimore ở Cochabamba. "Tình huống khi đó rất khó khăn và căng thẳng vì tình hình tại sân bay, nơi Evo Morales chờ đợi, khá phức tạp. Quân đội ở bên trong còn những người ủng hộ ông bao vây tòa nhà ở bên ngoài", Ebrard nói.

Vị trí các quốc gia Mỹ Latin. Đồ họa: BBC.

Vị trí các quốc gia Mỹ Latin. Đồ họa: BBC.

Kế hoạch của họ là bay trở lại Mexico bằng tuyến đường cũ, dừng ở Lima để tiếp liệu. Tuy nhiên, trạm kiểm soát không lưu ở Peru cấm phi cơ chở Morales bay qua không phận của họ.

Mexico chuyển sang kế hoạch B. Họ yêu cầu Tổng thống đắc cử Argentina Alberto Fernandez gọi cho Tổng thống Mario Abdo của Paraguay để đề nghị được tiếp liệu máy bay ở đó. Ebrard nói rằng máy bay đã cất cánh trong "không gian bé tí" để đến Asuncion, Paraguay.

Khi Ecuador cũng từ chối cho họ sử dụng không phận, chiếc máy bay đã đi dọc theo biên giới của Brazil với Bolivia và Ecuador, sau đó bay ra Thái Bình Dương, trên vùng biển quốc tế.

Chuyến bay của Morales kéo dài tổng cộng 16 giờ, lâu hơn gấp đôi so với kế hoạch. Phi hành đoàn Mexico đã làm việc hơn 24 giờ cho nhiệm vụ này.

Đây không phải là lần đầu tiên Morales có một chuyến bay gặp nhiều rắc rối vì lý do chính trị. Năm 2013, khi trở về từ chuyến đi tới Moskva, giới chức châu Âu đã yêu cầu máy bay chở ông chuyển hướng sang Áo và khám xét nó sau khi có tin đồn ông cho Edward Snowden, cựu nhân viên CIA tiết lộ thông tin mật về các hoạt động gián điệp của Mỹ, đi cùng. Các quốc gia liên quan, Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha sau đó đã xin lỗi.

Xuống máy bay tại Mexico ngày 12/11, Evo Morales cười và giơ nắm đấm lên, gọi mình là nạn nhân của một "cuộc đảo chính".

Ông ca ngợi Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador là người "cứu mạng" mình. "Chừng nào tôi còn sống, chúng tôi sẽ vẫn theo con đường chính trị và tiếp tục đấu tranh", Morales nói.

Phương Vũ (Theo AFP)


************

Dòng sông chảy từ Triều Tiên đến Nga

Tumen là một con sông nhỏ nằm giữa ba quốc gia: Triều Tiên, Nga và Trung Quốc.

Khởi nguồn từ núi Paektu trên dãy Trường Bạch nơi biên giới Triều Tiên - Trung Quốc, dòng Tumen đổ ra biển Nhật Bản. Tên gọi của nó có nguồn gốc từ Түмэн trong tiếng Mông Cổ nghĩa là "vạn". Người Trung Quốc gọi nó là Đồ Môn Giang, trong khi người Triều Tiên đặt tên là Duman-gang.

Cây cầu nối từ Triều Tiên sang Trung Quốc. Ảnh: Benjamin Lower.

Cây cầu nối từ Triều Tiên sang Trung Quốc. Ảnh: Benjamin Lower.

Thượng nguồn sông Tumen nằm giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Dòng sông còn đánh dấu đường biên giới ngắn ngủi của Triều Tiên với Nga, khoảng 8 km.

Tumen dài hơn 500 km. Ảnh: BBC.

Tumen dài hơn 500 km. Ảnh: BBC.

Phía hạ nguồn dòng sông, Trung Quốc có một phần lãnh thổ hẹp len lỏi giữa đất Nga và Triều Tiên. Nếu vượt sông tại đoạn này, bạn sẽ đi qua khoảng 1,6 km vùng nước của Triều Tiên, 90 mét vùng nước thuộc Trung Quốc và một vùng nước thuộc Nga trước khi vào bờ.
Con sông có địa hình ít hiểm trở hơn dòng Áp Lục với nước hiền hòa và lòng sông hẹp, do đó hàng chục nghìn người tị nạn từ Triều Tiên đã băng qua sông để đào tẩu sang Trung Quốc. Thành phố Diên Cát, chỉ cách biên giới 24 km, hiện có tới 30% người nói tiếng Triều Tiên. 

Dòng Tumen ngày nay ô nhiễm khá nặng do nhà máy xây dựng dọc hai bên bờ phía Trung Quốc và Triều Tiên, nhưng nó vẫn là một trong những điểm đến hút khách trong vùng. Hiện có nhiều tour du thuyền cho khách Trung Quốc vãn cảnh trên sông.
Bảo Ngọc (Theo Condé Nast Traveler

***********

8 đường biên giới lạ thường trên thế giới

Đường biên phân cách các quốc gia được đánh dấu trên cầu, trên sông hay đi xuyên qua các căn nhà.

8 đường biên giới lạ thường trên thế giới

Hà Lan - Bỉ

Thị trấn Baarle, nằm giữa Hà Lan và Bỉ, có đường biên giới ngoằn ngoèo và phức tạp. Du khách có thể nhìn thấy nhiều con đường được đánh dấu bằng dòng chữ thập, ở 2 bên là ký hiệu B (Belgium) và NL (Netherlands). Khu vực ở phía Bỉ được gọi tên là Baarle-Hertog và Hà Lan là Baarle-Nassau.

Thị trấn được phân chia một cách "phi logic", đường biên giới thậm chí còn chạy thẳng qua những ngôi nhà, vườn rau. Vì 2 quốc gia này đều nằm trong khối Schegen, người dân và du khách có visa có thể tự do đi lại qua biên giới mà không cần hộ chiếu. Ảnh: Iamdanw/Flickr.

8 đường biên giới lạ thường trên thế giới

Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha

Thành phố Sanlucar de Guadiana, Tây Ban Nha được ngăn cách với thị trấn Alcoutim, Bồ Đào Nha bởi dòng sông Guadiana. Tại đây có một đoạn zipline, cho phép du khách đi từ nước này sang nước kia trong vòng chưa đến 1 phút mà không bị kiểm tra hộ chiếu. Vì 2 quốc gia chênh nhau một múi giờ nên đường zipline được gọi là chuyến du hành ngược thời gian khi du khách xuất phát từ phía Tây Ban Nha. Sau khi tới Bồ Đào Nha, bạn sẽ không được lưu trú lâu ở đó. Giá vé là 15 Euro, đường trượt mở cửa từ cuối tháng 3 tới đầu tháng 12 và cần đặt chỗ trước vào mùa cao điểm từ tháng 7 đến giữa tháng 9. Ảnh: Limite Zero.

8 đường biên giới lạ thường trên thế giới

Mỹ - Canada

Trong phòng đọc của thư viện Haskell có một đường biên giới quốc tế giữa Mỹ và Canada, được đánh dấu trên sàn nhà. Trong bức ảnh, Canada ở bên phải và Mỹ ở bên trái. Thực tế, Mỹ và Canada sở hữu một trong các biên giới quốc tế dài nhất thế giới - khoảng 8.850 km, với điểm ngoạn mục nhất là thác Niagara. Ảnh: Wikimedia Commons.

8 đường biên giới lạ thường trên thế giới

Thụy Điển - Na Uy

Cầu Svinesund cũ là nơi ngăn cách thành phố Stromstad, Thụy Điển và thành phố Halden của Na Uy. Trên ảnh là cây cầu cũ dài khoảng 1 km được xây dựng năm 1946, với đường biên giới phân chia bên trái là Thụy Điển, bên phải là Na Uy. Do mật độ giao thông ngày càng cao, một cây cầu cao tốc mới kết nối 2 quốc gia được mở ra vào năm 2005. Ảnh: Wikimedia Commons.

8 đường biên giới lạ thường trên thế giới

Bức ảnh người trượt tuyết được nhiếp ảnh gia Havard Dalgrav chụp trên biên giới giữa Na Uy và Thụy Điển năm 2012. Lái xe trượt tuyết để giải trí là hành động bất hợp pháp tại Na Uy, vì vậy du khách luôn đi bên trái đường, trên lãnh thổ Thụy Điển. Ảnh: Havard Dalgrav.

8 đường biên giới lạ thường trên thế giới

Ba Lan - Ukraine

Một phần biên giới giữa 2 quốc gia được trang trí bằng những con cá khổng lồ, tạo hình trên đất trồng trọt. Tác phẩm nghệ thuậy này được tạo nên bởi nghệ sĩ Jarosław Koziara cùng các nghệ sĩ người Ba Lan và Ukraine, mang thông điệp văn hóa và thiên nhiên đã vượt ra khỏi biên giới do con người tạo nên. Ảnh: Egali.

8 đường biên giới lạ thường trên thế giới

Đức - Hà Lan

Trung tâm thương mại Eurode có một đường kim loại, phân chia ranh giới giữa Đức và Hà Lan. Ở 2 bên của tòa nhà là 2 hòm thư và 2 đồn cảnh sát riêng biệt của hai quốc gia. Mặc dù vậy, những bức thư được gửi từ Đức sang Hà Lan, hoặc ngược lại phải mất một tuần để tới nơi. Ảnh: Kogapic.

8 đường biên giới lạ thường trên thế giới

Costa Rica - Panama

Đường biên giới giữa Costa Rica và Panama là một cây cầu trên sông Sixaola. Hiện nay, cây cầu ván gỗ ọp ẹp dài 64 m vẫn được người đi bộ sử dụng. Ảnh: Bordertramp.

Những đường biên giới lạ thường trên khắp thế giới
 
 

Ấn Độ - Pakistan

Biên giới giữa cửa khẩu Wagah (Ấn Độ) và thị trấn Atari (Pakistan) thu hút nhiều du khách đến xem lễ hạ cờ. Từ năm 1959, nghi lễ này đã được thực hiện đều đặn mỗi ngày trước khi mặt trời lặn. Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ và Biệt đội Biên phòng Parkistan sẽ bắt đầu màn diễu hành với những cú đá cao, bước đi đầy sức sống. Khi kết thúc, lá cờ được gấp lại và 2 bên sẽ kết thúc nghi lễ bằng những cái bắt tay. Video: VoA.

Lan Hương (Theo Business Insider)


*******************

Nơi đứng trên đất Mỹ có thể nhìn thấy nước Nga

Vào một ngày quang đãng, bạn có thể tới đứng từ Alaska, Mỹ và nhìn qua eo biển Bering sang bờ bên kia là Siberia, Nga.

Sarah Palin, cựu thống đốc bang Alaska, nổi tiếng với một câu nói trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008 về quan điểm chính trị với Nga: "Họ là hàng xóm của chúng ta, và bạn có thể nhìn thấy Nga từ một hòn đảo của Alaska". Thực tế, Nga và Alaska gần đến mức người ta có thể thấy phía bên kia bằng mắt thường.

Vào một ngày quang đãng, bạn có thể leo lên một ngọn đồi ở mũi Prince of Wales, điểm cực tây trên đất liền của Mỹ, và nhìn qua eo biển Bering sang vùng đất liền của Siberia. Tuy nhiên, nơi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy Nga hơn là từ đảo Diomede Nhỏ, Mỹ.

Mũi Cape Prince of Wales, Alaska ở bên phải, cách phần đất liền Siberia khoảng 80 km. Ảnh: NASA.

Mũi Prince of Wales, Alaska ở bên phải, cách phần đất liền Siberia khoảng 80 km. Ảnh: NASA.

Thực tế, có hai hòn đảo mang tên Diomede trên eo biển Bering: một là Diomede Lớn thuộc Nga, cái còn lại là Diomede Nhỏ thuộc Mỹ. Năm 1867, Mỹ mua Alaska từ Nga, hiệp ước lấy hai hòn đảo này làm mốc để vẽ đường biên giới. 

Tới trước năm 1948, thổ dân Eskimo trên hai hòn đảo Diomede vẫn có thể tự do đi lại giữa Siberia và Alaska để săn bắn, đánh cá hay thăm hỏi họ hàng. Thậm chí, họ hoàn toàn có thể xây một cây cầu hoặc đường hầm nối hai hòn đảo, bởi vùng biển ở giữa chỉ sâu trung bình 30 đến 45 m, với sóng hay thủy triều đều nhẹ.

Người bản địa còn có thể đi bộ từ đảo Diomede Nhỏ (trước) sang đảo Lớn trên một cây cầu băng tự nhiên hình thành vào mỗi mùa đông. Ảnh: Ira Block.

Người bản địa còn có thể đi bộ từ đảo Diomede Nhỏ (trước) sang đảo Lớn trên một "cây cầu" băng tự nhiên hình thành vào mỗi mùa đông. Ảnh: Ira Block.

Tuy nhiên, vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một "tấm rèm băng giá" được kéo xuống eo biển Bering, đóng biên giới và chia cắt những gia đình sống trên hai hòn đảo Diomede. Nga và Mỹ đều xây dựng căn cứ quân sự trên đó. Người Eskimo trên đảo Diomede Lớn buộc phải di cư sang vùng đất liền Siberia.

Năm 1987, vận động viên bơi lội người Mỹ Lynne Cox quyết định bơi qua eo biển Bering giữa hai hòn đảo Diomede để phá tấm rèm băng từ thời Chiến tranh Lạnh. Đêm trước khi Lynne lên đường, lãnh đạo Liên Xô cấp phép cho cô lên hòn đảo Diomede Lớn.

Lynne khi ấy mới 30 tuổi, khoảng cách không phải điều cô lo lắng, mà chính là hành trình bơi dưới nước 3,3 độ C. Những ngón tay của Lynne thâm tím dưới nước, cô chỉ có thể tự nhủ mình không được phép dừng lại dù tay chân lạnh cóng và hụt hơi liên tục. Khi đến đích, cô được chào đón với một tiệc ăn mừng trên bãi biển, những bình samovar đựng đầy trà nóng. Tại hội nghị thượng đỉnh Washington D.C. mùa hè năm ấy, hai lãnh đạo Nga - Mỹ đều tán dương Lynna với nỗ lực chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Dù vậy, những người Eskimo trên hai nửa Diomede vẫn chưa thể sớm đoàn tụ với gia đình. Ozenna, một tộc trưởng Eskimo trên đảo Diomede Nhỏ, trả lời Al Jazeera: "Chúng tôi biết mình có họ hàng bên đó. Những người già dần khuất núi, và chúng tôi chẳng biết gì về nhau. Chúng tôi dần mất đi tiếng bản địa. Giờ chúng tôi nói tiếng Anh, họ nói tiếng Nga. Đó không phải lỗi của ai cả, nhưng mọi thứ thật tệ".

Phải tới năm 2017, Ozenna và bộ tộc của mình mới có thể xin giấy phép cho họ hàng ở Nga trở lại đảo Diomede Nhỏ dù họ chưa từng gặp nhau trước đó.

Làng Ignaluk trên đảo Diomede Nhỏ. Hòn đảo rộng hơn 725 hecta, với khoảng 100 cư dân có cuộc sống đánh bắt truyền thống. Ảnh: Filmservices.

Làng Ignaluk trên đảo Diomede Nhỏ. Hòn đảo rộng hơn 725 hecta, với khoảng 100 cư dân có cuộc sống đánh bắt truyền thống. Ảnh: Filmservices.

Chỉ cách nhau hơn 4,3 km, nhưng đảo Diomede Lớn và Nhỏ lại nằm trên hai bán cầu khác nhau và thậm chí đường biên giới quốc tế nằm giữa chúng cũng chính là Đường Đổi ngày Quốc tế (IDL). Giờ trên Diomede Lớn sớm hơn đảo nhỏ 21 tiếng, vì vậy người địa phương có thể gọi nó là "Đảo Ngày Mai" và "Đảo Hôm qua".

Bảo Ngọc (Theo Condé Nast Traveler)

Hiện đảo Diomede Lớn không có dân cư sinh sống do trở thành căn cứ quân sự của Nga, do đó du khách chỉ có thể tham quan đảo Diomede Nhỏ bên lãnh thổ Mỹ. Khách ra đảo Diomede Nhỏ cần thư cấp phép. Chi phí đi lại từ đảo vào đất liền và ngược lại khá đắt đỏ, phương tiện bị kiểm soát chặt chẽ.

Bạn nên tự sắp xếp phương tiện di chuyển như trực thăng hoặc thuyền, nơi ngủ nghỉ và thức ăn do trên đảo không có khách sạn hay quán cà phê - chỉ có một cửa hàng tạp hóa nhỏ, một bưu điện và trường học, ít nhà dân có nước máy. Trong những năm gần đây, hòn đảo bắt đầu có internet tốc độ cao trong vài giờ mỗi ngày.

Nhiệt độ trung bình trên đảo từ -12 đến -10 độ C. Vào mùa đông, người dân phải đào đường trên băng cho phi cơ nhỏ hạ cánh để vận chuyển nhu yếu phẩm, hàng hóa hay thư từ.


*************

Bé tinh quái khiến bố mẹ phát điên

Nhiều khi các bé rất ngoan, hiền dễ thương, nhưng khi người lớn vắng mặt thì quả thật là khủng khiếp.
1-6639-1426070021.jpg
2-3571-1426070022.jpg
3-9565-1426070022.jpg
4-8577-1426070022.jpg
5-7731-1426070023.jpg
6-8163-1426070023.jpg
7-8961-1426070023.gif
8-6449-1426070024.jpg

9_1426069728.jpg
10_1426069729.jpg
11_1426069729.jpg
12_1426069729.jpg
13_1426069729.jpg
14_1426069729.jpg
15_1426069729.jpg
16_1426069729.jpg

Ốc Sên



********************

Nhà vệ sinh sạch lọt top 5 lý do Nhật Bản hút du khách

Goo Ranking (Nhật) vừa tổng kết 5 điểm hút khách du lịch nước ngoài tới đất nước này, trong đó có nhà vệ sinh sạch.

Thứ nhất - Trị an tốt: Du lịch nước ngoài gặp trộm cướp không phải tình trạng hiếm. Nhưng ở Nhật, bạn đi uống cà phê có thể thường xuyên thấy có người để túi lại bàn để đi vệ sinh.  Nhật Bản là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới, điều này có quan hệ mật thiết với cách suy nghĩ của người Nhật. Khi xảy ra mâu thuẫn, người Nhật thường quy lỗi về bản thân mình, cho nên người Nhật ít xảy ra mẫu thuẫn.
Thứ nhất - Trị an tốt: Du lịch nước ngoài gặp trộm cướp không phải tình trạng hiếm. Nhưng ở Nhật, không ít người cứ để nguyên cả túi ở bàn để đi vệ sinh trong quán cà phê. Nhật Bản là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới, điều này có quan hệ mật thiết với cách suy nghĩ của người Nhật. Khi xảy ra mâu thuẫn, người Nhật thường quy lỗi về bản thân mình.
Thứ hai - Đồ ăn ngon: Đồ ăn của Nhật được Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật chất. Đến Nhật, hầu như du khách nào cũng khen nức nở đồ ăn ở đây, nào là hải sản, nào là thịt bò, lại còn mỳ nữa,...
Thứ hai - Đồ ăn ngon: Đồ ăn của Nhật được Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật chất. Đến Nhật, hầu như du khách nào cũng khen nức nở đồ ăn ở đây, nào là hải sản, nào là thịt bò, lại còn mỳ nữa,...
Thứ ba - Nước máy uống được luôn: Một trong những đặc điểm nổi bật của Nhật là chất lượng nước ở mức độ tuyệt hảo.
Thứ ba - Nước máy có thể uống được: Một trong những đặc điểm nổi bật của Nhật là chất lượng nước ở mức độ tuyệt hảo.
Nhà vệ sinh sạch lọt top 5 lý do Nhật Bản hút du khách
Thứ tư - Bốn mùa rõ ràng: Mùa xuân xem hoa anh đào, mùa hạ ăn đá bào, mùa thu thưởng thức lá đỏ, mùa đông ngắm tuyết trắng... Bốn mùa phân biệt rõ ràng là một trong những điểm được du khách đánh giá rất cao khi đến Nhật.
Thứ năm - Nhà vệ sinh sạch sẽ: Sự sạch sẽ của người Nhật chắc cả thế giới đều biết đến. Ở Nhật, các nhà vệ sinh công cộng đều lắp đặt washlet rửa nước ấm, thậm chí có những nơi còn áp dụng cả hệ thống quản lý bằng máy tính. Không ít du khách bình luận: Thứ năm - Nhà vệ sinh sạch sẽ: Sự sạch sẽ của người Nhật chắc cả thế giới đều biết đến. Ở Nhật, các nhà vệ sinh công cộng đều lắp đặt washlet rửa nước ấm, thậm chí có những nơi còn áp dụng cả hệ thống quản lý bằng máy tính. Không ít du khách bình luận: "Còn dễ chịu hơn cả ở nhà."

*****************

Những món đặc sản có thể gây chết người

Cá nóc, bạch tuộc sống, phô mai giòi, ếch bò khổng lồ... là một số trong những món đặc sản độc đáo nhưng có thể khiến bạn mất mạng khi nếm thử.

Cá nóc (Nhật Bản): Nếu không chế biến đúng cách (loại bỏ hết phần gan và buồng trứng), thịt cá nóc có thể khiến người ăn mất mạng trong vòng vài tiếng. Để làm được các món từ cá nóc, đầu bếp ở Nhật phải thực tập tới 3 năm. Chợ bán cá nóc lớn nhất Nhật Bản là Shimonoseki, tuy ngày nay bạn có thể mua chúng trong siêu thị.
Cá nóc (Nhật Bản): Nếu không chế biến đúng cách (loại bỏ hết phần gan và buồng trứng), người ăn thịt cá nóc có thể chết trong vòng vài tiếng. Để chế biến được thực phẩm này, đầu bếp ở Nhật phải thực tập 3 năm. Chợ bán cá nóc lớn nhất Nhật Bản là Shimonoseki. Ngày nay bạn có thể mua trong siêu thị.
Thịt cá nóc không được chế biến đúng cách có chứa chất độc tetrodotoxin, làm tê liệt cơ bắp và dẫn tới ngạt thở. Hiện vẫn chưa có thuốc giải độc, nhưng nạn nhân có thể sống sót nếu được hỗ trợ thở bằng máy cho tới khi chất độc tan dần. Nếu bạn sống sót trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi trúng độc thì khả năng qua khỏi là khá lớn.
Thịt cá nóc không được chế biến đúng cách có chứa tetrodotoxin, làm tê liệt cơ bắp, dẫn tới ngạt thở. Hiện vẫn chưa có thuốc giải, nhưng nạn nhân có thể sống sót nếu được hỗ trợ thở bằng máy cho tới khi chất độc tan dần. Nếu bạn sống sót trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi trúng độc thì khả năng qua khỏi tương đối cao.
VCua biển (Latin America): Dù bệnh tả giờ đã điều trị được, bạn hãy nhớ quy tắc “nấu kỹ, đun sôi, lột vỏ” khi ăn hải sản. Đầu những năm 1990, một nhóm khách du lịch đã bị bệnh tả do ăn cua ở vùng Latin America. Tôm, trai, sò... đều có thể mang virus bệnh này. Bệnh tả có thể gây chết người nếu nạn nhân bị mất nước quá nhiều.
Cua biển (Mỹ Latin): Dù bệnh tả đã điều trị được, bạn hãy nhớ quy tắc “nấu kỹ, đun sôi, lột vỏ” khi ăn hải sản. Đầu những năm 1990, một nhóm khách du lịch đã bị bệnh tả do ăn cua ở vùng Mỹ Latin. Tôm, trai, sò... đều có thể mang virus bệnh này. Bệnh tả có thể gây chết người nếu nạn nhân bị mất nước quá nhiều.
Phô mai giòi Casu Marzu (Sardinia, Italy): Món đặc sản khá khó nuốt này được làm từ sữa cừu, chúng có vị khá giống phô mai Gorgonzola.  Nhưng nếu nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy những con giòi lúc nhúc trong phô mai. Loại phô mai này đã bị EU cấm, nhưng những người thích nó khẳng định rằng miễn là giòi còn sống thì phô mai vẫn ăn được. Hiện ở Sardinia vẫn “bán chui” phô mai Casu Marzu. Tuy nhiên, khi bạn ăn món đặc sản đáng sợ này, những con giòi có thể sống sót và làm tổ trong ruột bạn, gây nôn mửa, tiêu chảy và rút ruột nặng trước khi ra ngoài theo đường hậu môn.
Phô mai giòi Casu Marzu (Sardinia, Italy): Món đặc sản khá khó nuốt này được làm từ sữa cừu, chúng có vị khá giống phô mai Gorgonzola. Nhưng nếu nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy những con giòi lúc nhúc. Loại này đã bị EU cấm, nhưng những người thích ăn vẫn khẳng định giòi còn sống thì phô mai vẫn ăn được. Hiện ở Sardinia vẫn có người bán chui. Tuy nhiên, khi bạn ăn món đặc sản đáng sợ này, những con giòi có thể sống sót  và làm tổ trong ruột, gây nôn mửa, tiêu chảy và rút ruột nặng trước khi ra ngoài theo đường hậu môn.
Bạch tuộc “ngọ nguậy” Sannakji (Hàn Quốc): Nakji là một loại bạch tuộc nhỏ được phục vụ ở các nhà hàng Nhật Bản và chợ cá Noryangjin ở Seoul. Các xúc tu được cắt và ăn ngay khi chúng vẫn còn giãy giụa trên đĩa. Vấn đề là các giác hút trên xúc tu vẫn có khả năng dính cực chặt trong miệng hoặc cổ họng bạn, dễ dàng gây hóc hay ngạt thở. Ở Hàn Quốc, mỗi năm có khoảng 6 người chết vì món này. Nếu đủ can đảm ăn món này, bạn nên nhai kỹ và uống thật nhiều nước, tránh đừng ăn món này lúc đang say.
Bạch tuộc “ngọ nguậy” Sannakji (Hàn Quốc): Nakji là một loại bạch tuộc nhỏ được phục vụ ở các nhà hàng Nhật Bản và chợ cá Noryangjin ở Seoul. Các xúc tu được cắt và ăn ngay khi chúng vẫn còn giãy giụa trên đĩa, hoặc nếu can đảm hơn, bạn có thể ăn sống cả con. Vấn đề là các giác hút trên xúc tu vẫn có khả năng dính cực chặt trong miệng hoặc cổ họng, dễ dàng gây hóc hay ngạt thở. Ở Hàn Quốc, mỗi năm có khoảng 6 người chết vì món này. Nếu đủ can đảm, bạn nên nhai kỹ và uống thật nhiều nước, tránh ăn món này lúc đang say.
Ếch bò khổng lồ (Namibia): Có thể nói lý do người Pháp thích ăn đùi ếch, chỉ phần đùi thôi, là các phần còn lại của con ếch (đặc biệt là da và nội tạng) đều có thể chứa độc. Tuy nhiên, thịt ếch được coi là món đặc sản ở Namibia. Người dân nơi đây cho rằng khi ăn thịt ếch sau mùa giao phối thì lượng độc đã giảm đi rất nhiều. Nếu không may ăn phải phần chứa độc, bạn có thể sẽ mắc Oshiketakata, một chứng bệnh tạm thời về thận, cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Một số trường hợp không được cấp cứu kịp thời đã tử vong.
Ếch bò khổng lồ (Namibia): Có thể nói lý do người Pháp thích ăn đùi ếch, chỉ phần đùi thôi, là các phần còn lại của con ếch (đặc biệt là da và nội tạng) đều có thể chứa độc. Tuy nhiên, thịt ếch được coi là món đặc sản ở Namibia. Người dân nơi đây cho rằng khi ăn thịt ếch sau mùa giao phối thì lượng độc đã giảm đi rất nhiều. Nếu không may ăn phải phần chứa độc, bạn có thể sẽ mắc Oshiketakata, một chứng bệnh tạm thời về thận, cần tới bệnh viện ngay lập tức. Một số trường hợp không được cấp cứu kịp thời đã tử vong.
Hạt Ackee (Jamaica): Phần màu đỏ và đen của loại hạt này rất độc, có thể gây chết người, phần màu vàng bên trong là một loại thức ăn phổ biến ở Jamaica. Nếu ăn phải phần màu đỏ và đen, bạn sẽ bị nôn mửa, co giật thậm chí tử vong do lượng đường trong máu giảm mạnh.
Hạt Ackee (Jamaica): Phần màu đỏ và đen của loại hạt này rất độc, có thể gây chết người. Phần màu vàng bên trong là một loại thức ăn phổ biến ở Jamaica. Nếu ăn phải phần màu đỏ và đen, bạn sẽ bị nôn mửa, co giật thậm chí tử vong do lượng đường trong máu giảm mạnh.
Phần màu vàng được dùng để làm món đặc sản của Jamaica – hạt Ackee và cá kho mặn.
Phần màu vàng được dùng để làm món đặc sản của Jamaica - hạt Ackee và cá kho mặn.
Cá Blaasop sọc bạc (các quốc gia Địa Trung Hải): Nhiều ngư dân  vùng  Địa Trung Hải đã chết vì ăn loại cá này. Chất độc có trong gan và cơ quan sinh sản của chúng có thể gây tê liệt, khó thở và thậm chí tử vong. Phóng to
Cá Blaasop sọc bạc (các quốc gia Địa Trung Hải): Nhiều ngư dân đã chết vì ăn loại cá này. Chất độc có trong gan và cơ quan sinh sản của chúng có thể gây tê liệt, khó thở và thậm chí tử vong.

Ảnh: Travelandleisure



***************

Những điều lạ lùng ở Nhật Bản


Nổi tiếng với công nghệ hiện đại và nhịp sống căng thẳng hàng đầu thế giới, quốc gia này cũng có nhiều điều rất đặc biệt, không dễ tìm thấy ở những nước khác.

Những bãi để xe khác thường: Là một đất nước có diện tích khá nhỏ hẹp, hiện Nhật Bản có hơn 126 triệu dân. Do đó, tiết kiệm không gian là một vấn đề khiến các nhà quản lý đau đầu và chỗ đỗ xe không phải ngoại lệ. Nếu lái xe tới một siêu thị, chắc chắn bạn sẽ gặp những chỗ để xe kép tương tự như trong bức ảnh này.
Những bãi để xe khác thường: Là một đất nước có diện tích nhỏ hẹp, hiện Nhật Bản có hơn 126 triệu dân. Do đó, tiết kiệm không gian là một vấn đề khiến các nhà quản lý đau đầu và chỗ đỗ xe không phải ngoại lệ. Nếu lái xe tới một siêu thị, chắc chắn bạn sẽ gặp những chỗ để xe kép tương tự như trong bức ảnh này.
Mayonnaise: Xét về nguyên liệu, mayonnaise (sốt trứng gà) của Nhật không khác gì so với Mỹ hay các quốc gia châu Âu, nhưng cách họ sử dụng nó khá lạ. Trong khi người Mỹ thường dùng món sốt này cho bánh mì sandwich và bánh mì kẹp thịt, người Nhật dùng mayonnaise Kewpie truyền thống cho kem, khoai tây chiên, sốt mì Ý, mì và thậm chí cả bánh kếp.
Mayonnaise: Xét về nguyên liệu, mayonnaise (sốt trứng gà) của Nhật không khác gì so với Mỹ hay các quốc gia châu Âu, nhưng họ có cách sử dụng khác. Trong khi người Mỹ thường dùng món sốt này cho bánh mì sandwich và bánh mì kẹp thịt, người Nhật dùng mayonnaise Kewpie truyền thống cho kem, khoai tây chiên, sốt mì Ý, mì và thậm chí cả bánh kếp.
“Siêu ô”: Khi mưa kèm theo gió mạnh thì ô thường khá vô dụng. Người Nhật đã xử lý vấn đề khó chịu này với sự sáng tạo của mình.
“Siêu ô”: Khi mưa kèm theo gió mạnh, chiếc ô trở nên vô dụng. Người Nhật đã xử lý vấn đề khó chịu này bằng cách quây thêm nilon.

Nữ nhân viên thang máy: Ở các quốc gia châu Âu, nhân viên thang máy gần như đã biến mất. Các khách sạn và siêu thị không cung cấp dịch vụ này nữa để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, ở Nhật dịch vụ tuyệt vời này vẫn được áp dụng.
Nữ nhân viên thang máy: Ở các quốc gia châu Âu, nhân viên thang máy gần như đã biến mất. Các khách sạn và siêu thị không cung cấp dịch vụ này nữa để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, ở Nhật dịch vụ này vẫn được áp dụng.
Túi chườm bỏ lò vi sóng: Siêu ô có thể bảo vệ bạn khỏi mưa gió, nhưng khi trời lạnh thì sao? Người Nhật có loại túi sưởi đặc biệt có thể được làm nóng bằng cách bỏ vào lò vi sóng.
Túi chườm bỏ lò vi sóng: Siêu ô có thể bảo vệ bạn khỏi mưa gió, nhưng khi trời lạnh thì sao? Người Nhật có loại túi sưởi đặc biệt có thể được làm nóng trong lò vi sóng.
Ngủ gật ở văn phòng: Trong khi ở các quốc gia khác, việc ngủ gật ở văn phòng được coi là cấm kỵ, khiến nhân viên đó bị đánh giá không tốt thì ở Nhật, văn hóa doanh nghiệp cho phép các nhân viên làm việc chăm chỉ được ngủ một lát trong giờ làm việc. Nhiều người còn giả vờ ngủ gật để được quản lý tin là họ đã làm việc chăm chỉ.
Ngủ gật ở văn phòng: Trong khi ở các quốc gia khác, việc ngủ gật ở văn phòng được coi là cấm kỵ, khiến nhân viên đó bị đánh giá không tốt thì ở Nhật, văn hóa doanh nghiệp cho phép các nhân viên làm việc chăm chỉ được ngủ một lát trong giờ làm việc. Nhiều người còn giả vờ ngủ gật để được quản lý tin là họ đã làm việc chăm chỉ.
Dép đi trong nhà vệ sinh: Người Nhật nổi tiếng với thói quen giữ vệ sinh nghiêm ngặt, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi họ có dép đi riêng trong toilet để giảm thiểu tiếp xúc giữa sàn toilet và phần còn lại của ngôi nhà.
Dép đi trong nhà vệ sinh: Người Nhật nổi tiếng với thói quen giữ vệ sinh nghiêm ngặt, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi họ có dép đi riêng trong toilet để giảm thiểu tiếp xúc giữa sàn toilet và phần còn lại của ngôi nhà.
Thanh tựa cằm trên tàu điện: Người Nhật làm việc rất chăm chỉ, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi họ ngủ gật trên tàu điện. Để đầu có chỗ để thoải mái, họ có thể sử dụng thiết bị độc đáo này.
Thanh tựa cằm trên tàu điện: Người Nhật làm việc rất chăm chỉ, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi họ ngủ gật trên tàu điện. Để đầu có chỗ để thoải mái, họ có thể sử dụng thiết bị độc đáo này.
Răng khểnh giả: Phụ nữ Nhật rất thích có răng khểnh, nhiều người còn tiêu tốn hàng trăm đôla để gắn răng khểnh giả.
Răng khểnh giả: Phụ nữ Nhật rất thích có răng khểnh. Nhiều người còn tiêu tốn hàng trăm đôla để gắn thêm.
Những vị kem lạ lùng: Khẩu vị khác thường của người Nhật khá nổi tiếng, nhưng có những thứ khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên, như các loại kem có vị thịt ngựa, xương rồng, than đá hay thậm chí là bạch tuộc.
Những vị kem lạ lùng: Khẩu vị khác thường của người Nhật khá nổi tiếng, nhưng có những thứ khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên, như các loại kem có vị thịt ngựa, xương rồng, than đá hay thậm chí là bạch tuộc.
Dụng cụ lấy ráy tai: Phát minh này của người Nhật giúp chúng ta có thể nhìn thấy bên trong tai mình và lấy được ráy tai ra một cách dễ dàng.
Dụng cụ lấy ráy tai: Phát minh này của người Nhật giúp người dùng tự nhìn thấy bên trong tai mình và lấy được ráy tai ra một cách dễ dàng.
Máy bán hàng tự động: Thoạt nhìn, máy bán hàng tự động của Nhật không khác gì loại ở các quốc gia khác. Điều khiến chúng lạ lùng chính là mật độ và sản phẩm. Bạn có thể thấy chúng ở khắp nơi, từ các ngôi đền cổ tới đỉnh núi Phú Sĩ, với hàng hóa phong phú từ trứng tươi, bánh kếp tới pin, ô và thậm chí cả đồ lót.Phóng to
Máy bán hàng tự động: Thoạt nhìn, máy bán hàng tự động của Nhật không khác gì loại ở các quốc gia khác. Điều khiến chúng lạ lùng chính là mật độ và sản phẩm. Bạn có thể thấy chúng ở khắp nơi, từ các ngôi đền cổ tới đỉnh núi Phú Sĩ, với hàng hóa phong phú từ trứng tươi, bánh kếp tới pin, ô và thậm chí cả đồ lót.Hoàng Linh

******************

Những nơi nào trên thế giới có phong tục nam nữ tắm chung?

Cùng tắm, nhưng cả nam và nữ đều mang tâm lý lành mạnh, coi đây là một phần của cuộc sống hằng ngày, cũng là một nghệ thuật.

đ
Nam nữ tắm chung là một phong tục đã có từ rất lâu đời ở Nhật.
1. Nhật Bản: 

Người Nhật thích nhất là tắm rửa sạch sẽ. Ở Nhật còn có một câu thế này "Rượu phải uống 3 quán, ngày tắm đủ 3 lần". 

Đối với người Nhật, giới và xác thịt là hai vấn đề riêng rẽ. Nam nữ tắm chung là một phong tục đã có từ rất lâu đời, thuở xa xưa tắm chung ở sông ở hồ, nay ở phòng tắm. Khi tắm chung, người tắm đều chỉ cầm theo một chiếc khăn, và chiếc khăn này thường không mang xuống nước. Nam nữ có thể tự tắm, hoặc tắm cho nhau, vô tư, không e dè. Đối với người Nhật, kiểu tắm này cũng như đi bơi, đi tắm biển, hay tắm nước nóng. Họ tắm khỏa thân, vì cho rằng quần áo bơi không những không đảm bảo vệ sinh mà còn làm mất đi cảm giác hòa mình với tự nhiên. 

Ngày nay, một số nơi ở Nhật vẫn có nam nữ tắm suối nước nóng chung. Thường sẽ có quy định thời gian nữ tắm và nam tắm, còn lại là nam nữ tắm chung. Nếu du lịch đến Nhật, muốn trải nghiệm phong tục này, bạn sẽ cần xem thời gian để chọn khoảng thời gian tắm thích hợp. 

2. Thổ Nhĩ Kỳ: 

Khác Nhật Bản, ở Thổ Nhĩ Kỳ, trước kia nam nữ tắm riêng, sau đó dần dần thay đổi thành nam nữ tắm chung. Khi tắm, mọi người cởi bỏ quần áo phía trên, bên dưới quấn khăn. Đối với người Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tắm là thiêng liêng, trong sáng, lành mạnh. Bể tắm không chỉ là nơi làm sạch cơ thể, mà còn là nơi thư giãn, làm quen, thậm chí chọn con dâu. 

3. La Mã cổ đại: 

Nếu tham quan La Mã cổ đại, ắt hẳn bạn sẽ vẫn còn thấy những di tích còn lại của phong tục nam nữ tắm chung. Xưa kia, trong một khoảng thời gian rất dài, La Mã cho phép nam nữ tắm chung. Tuy nhiên sau đó, việc này đã bị biến chất dần, thành một loại hoạt động không lành mạnh trong xã hội. Đến thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, tập tục tắm chung đã bị cấm ở La Mã. 

4. Trung Quốc: 

Có một số dân tộc ở Trung Quốc có tập tục này. Chẳng hạn, một số nơi thuộc tỉnh Vân Nam có phong tục nam nữ tắm suối nước nóng chung. Nữ thì vừa xuống nước vừa trút dần y phục, nam đơn giản hơn, cởi luôn đồ trên bờ rồi xuống nước. Đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc tắm chung được cho là không văn minh, nên khu vực nam nữ tắm đã được ngăn ra, tuy nhiên vật ngăn khá thô sơ, đôi khi bên này vẫn có thể sang bên kia tắm. Đến những năm 90, tắm chung đã chính thức trở thành tập tục trong quá khứ.



****************

Những điều lạ lùng ở Hàn Quốc


Nhắc đến Hàn Quốc người ta nghĩ tới một quốc gia hiện đại, đắt đỏ, nhưng tại đây có nhiều điều bất ngờ.

Giá đồ ăn và taxi rất rẻ: Du khách khá ngạc nhiên khi thấy giá đồ ăn và taxi ở Hàn Quốc rất rẻ. Chỉ với 5.000 won (khoảng 5 USD), bạn sẽ mua được một đĩa gà gaiba khổng lồ và nhiều món phụ. Bạn có thể đi bất cứ đâu ở thành phố Jeju chỉ với 5USD và đi quanh đảo với giá 10 USD.
Giá đồ ăn và taxi rất rẻ: Du khách ngạc nhiên khi thấy giá đồ ăn và taxi ở Hàn Quốc rất rẻ. Chỉ với 5.000 won (khoảng 5 USD), bạn sẽ mua được một đĩa gà gaiba khổng lồ và nhiều món phụ. Bạn có thể đi bất cứ đâu ở thành phố Jeju chỉ với 5 USD và đi quanh đảo với giá 10 USD.
Món gì cũng có kimchi ăn kèm: Hầu hết các nhà hàng đều phục vụ kimchi miễn phí. Ở Hàn Quốc có nhiều loại kimchi được làm từ các nguyên liệu khác nhau và đều khá dễ ăn. Vị chua chua, cay cay của kimchi rất hợp ăn kèm với hầu hết mọi món ăn Hàn Quốc.
Món gì cũng có kim chi ăn kèm: Hầu hết các nhà hàng đều phục vụ kim chi miễn phí. Ở Hàn Quốc có nhiều loại kim chi được làm từ nguyên liệu đa dạng và dễ ăn. Vị chua cay của kim chi rất hợp ăn kèm với hầu hết mọi món ăn xứ kim chi.
Wifi miễn phí có ở khắp nơi: Nếu bạn tới các thành phố lớn của Hàn Quốc, bạn sẽ chẳng cần tốn tiền cho 3G. Hầu như chỗ nào cũng có Wifi miễn phí. Các nhà hàng, siêu thị, thậm chí cả taxi cũng có Wifi.
Wi-Fi miễn phí có ở khắp nơi: Nếu bạn tới các thành phố lớn của Hàn Quốc, bạn sẽ chẳng cần tốn tiền cho 3G. Hầu như chỗ nào cũng có Wi-Fi miễn phí. Các nhà hàng, siêu thị, thậm chí cả taxi cũng có Wi-Fi.

.

Bạn có thể uống rượu ở bất cứ đâu: Ở quán, cửa hàng, trên tàu, trên xe bus, thậm chí là giữa phố... việc uống rượu nơi công cộng được coi là hợp pháp ở Hàn Quốc. Du khách có thể thường xuyên bắt gặp cảnh những người Hàn Quốc ngủ gục ở vệ đường hay trên tàu sau một đêm nhậu. Thậm chí rượu còn được bán trong các máy bán hàng tự động.
Bạn có thể uống rượu ở bất cứ đâu: Ở quán, cửa hàng, trên tàu, trên xe bus, thậm chí là giữa phố... việc uống rượu nơi công cộng được coi là hợp pháp ở Hàn Quốc. Du khách có thể thường xuyên bắt gặp cảnh những người dân ngủ gục ở vệ đường hay trên tàu sau một đêm nhậu. Thậm chí rượu còn được bán trong các máy bán hàng tự động.
Hàng loạt tòa nhà giống hệt nhau: Ở Busan, du khách có thể thấy nhiều tòa cao ốc giống hệt nhau trên đường chân trời.
Hàng loạt tòa nhà giống hệt nhau: Ở Busan, du khách có thể thấy nhiều tòa cao ốc giống hệt nhau trên đường chân trời.
Luật kiểm duyệt trên mạng: Dù là một nước hiện đại, chính phủ Hàn Quốc vẫn thực hiện việc kiểm duyệt website và chặn một số trang.
Luật kiểm duyệt website: Dù là một nước hiện đại, chính phủ Hàn Quốc vẫn thực hiện việc kiểm duyệt website và chặn một số trang.
Nhóm máu quyết định tính cách: Ý tưởng này xuất phát từ Nhật, sau đó lan tới Đài Loan rồi Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, điều này rất phổ biến, tương tự như cung hoàng đạo ở các nước phương Tây. Hầu như ai cũng biết nhóm máu của mình, họ rất tin vào việc phân loại tính cách theo nhóm máu.
Nhóm máu quyết định tính cách: Ý tưởng này xuất phát từ Nhật, sau đó lan tới Đài Loan rồi Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, điều này rất phổ biến, tương tự như cung hoàng đạo ở các nước phương Tây. Hầu như ai cũng biết nhóm máu của mình, họ rất tin vào việc phân loại tính cách theo nhóm máu. Loạt truyện tranh hài hước về các nhóm máu của Hàn Quốc đã trở nên nổi tiếng ở nhiều quốc gia khác.
Người Hàn sợ số 4: Bạn sẽ hiếm thấy số 4 ở Hàn Quốc vì đây là con số có phát âm gần giống từ “chết”. Vì thế, các tòa nhà ở Hàn thường không có tầng 4, thay vào đó là tầng 3A.
Người Hàn sợ số 4: Bạn sẽ hiếm thấy số 4 ở Hàn Quốc vì đây là con số có phát âm gần giống từ “chết”. Vì thế, các tòa nhà ở Hàn thường không có tầng 4 hoặc thay vào đó là tầng 3A.
Người đi bộ tuyệt đối tuân thủ luật giao thông: Khách bộ hành sẽ không sang đường nếu không có chưa có đèn báo. Dù đường có vắng tới mức nào, họ vẫn kiên nhẫn đợi đèn tín hiệu.
Người đi bộ tuyệt đối tuân thủ luật giao thông: Khách bộ hành sẽ không sang đường nếu không có chưa có đèn báo. Dù đường có vắng tới mức nào, họ vẫn kiên nhẫn đợi đèn tín hiệu.
Các quán rượu và hộp đêm mở cửa tới sáng: Nếu bạn thích tiệc tùng thâu đêm thì nên tới Hàn Quốc. Ở đây không có luật bắt quán rượu và hộp đêm đóng cửa hay không được bán rượu sau một giờ nhất định. Nhiều nơi mở cửa tới tận 7h.
Các quán rượu và hộp đêm mở cửa tới sáng: Nếu bạn thích tiệc tùng thâu đêm, nên tới Hàn Quốc. Ở đây không có luật bắt quán rượu và hộp đêm đóng cửa hay không được bán rượu sau một giờ nhất định. Nhiều nơi mở cửa tới sáng.
Người Hàn Quốc không dùng mực đỏ: Tương tự như số 4, người Hàn Quốc coi mực đỏ tượng trưng cho cái chết. Nếu bạn viết tên ai đó bằng mực đỏ thì có nghĩa là bạn mong người ta chết sớm hoặc nghĩ là họ sắp chết.
Người Hàn Quốc không dùng mực đỏ: Tương tự như số 4, người Hàn Quốc coi mực đỏ tượng trưng cho cái chết. Nếu bạn viết tên ai đó bằng mực đỏ thì có nghĩa là bạn mong người ta chết sớm hoặc, nghĩ là họ sắp chết.
Phẫu thuật thẩm mỹ là chuyện thường và được xã hội đồng tình: Dù hiện nay việc phẫu thuật thẩm mỹ đã phổ biến hơn, mọi người vẫn không thích nói nhiều với đồng nghiệp hay bạn bè nếu có thực hiện. Ở Hàn Quốc thì ngược lại, chuyện “dao kéo” được chấp nhận như một phần cuộc sống. Sau khi phẫu thuật, nhiều người được các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè khen ngợi, chúc mừng. Hàn Quốc hiện là một trong những địa điểm phẫu thuật thẩm mỹ uy tín và nổi tiếng nhất thế giới.
Phẫu thuật thẩm mỹ là chuyện thường và được xã hội chấp nhận: Dù hiện nay việc phẫu thuật thẩm mỹ đã phổ biến hơn, mọi người vẫn không thích công khai. Ở Hàn Quốc, ngược lại, chuyện “dao kéo” được chấp nhận như một phần cuộc sống. Sau khi phẫu thuật, nhiều người được các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè khen ngợi, chúc mừng. Hàn Quốc hiện là một trong những địa điểm phẫu thuật thẩm mỹ uy tín và nổi tiếng nhất thế giới.
Người dân rất yêu thích các chiến dịch vận động tranh cử: Trên những đường phố nhộn nhịp của Jeju và Busan, bạn có thể bắt gặp những nhóm người vận động tranh cử cầm biển và phát tờ rơi. Các xe gắn loa phát thông điệp tranh cử qua lại trên phố.  Thậm chí các ứng viên còn tới tận quán ăn, trò chuyện với các du khách bằng tiếng Anh.
Người dân rất yêu thích các chiến dịch vận động tranh cử: Trên những đường phố nhộn nhịp của Jeju và Busan, bạn có thể bắt gặp những nhóm người vận động tranh cử cầm biển và phát tờ rơi. Các xe gắn loa phát thông điệp tranh cử qua lại trên phố. Thậm chí các ứng viên còn tới tận quán ăn, trò chuyện với các du khách bằng tiếng Anh.
Nỗi ám ảnh với quạt máy:  Nhiều người Hàn Quốc tin rằng bật quạt lúc ngủ có thể khiến bạn tử vong.  Họ cho rằng quạt sẽ hút hết ôxy trong không khí, khiến nạn nhân ngạt thở và chết trong lúc ngủ. Phóng to
Nỗi ám ảnh với quạt máy: Nhiều người Hàn Quốc tin rằng bật quạt lúc ngủ có thể khiến bạn tử vong. Họ cho rằng quạt sẽ hút hết oxy trong không khí, khiến nạn nhân ngạt thở và chết trong lúc ngủ.

Ảnh: Strawhatbackpacker


************

Thư viện duy nhất ở Mỹ không có sách

Mỹ Bên trong thư viện Haskell lúc nào cũng đầy ắp sách, nhưng hầu hết chúng đều nằm trên lãnh thổ Canada thay vì Mỹ.

Thư viện và nhà hát Opera Haskell không nổi tiếng như tượng Nữ thần Tự do, nhưng luôn hút khách, bởi nó nằm ở cả thị trấn Stanstead, Canada và Derby Line, Mỹ.

Trên sàn thư viện ở tầng một có đường phân cách chạy ngang, chính là đường biên giới chia đôi hai nước. Lối vào chính của thư viện nằm ở phía Mỹ, còn hầu hết sách lại nằm ở khu vực Canada. Do vậy, Haskell được biết đến là thư viện duy nhất của Mỹ không có sách.

Tòa nhà có hai địa chỉ hoàn toàn khác nhau, nằm trên hai con phố khác nhau. Những địa chỉ đó phụ thuộc vào việc bạn đang đứng ở đất Mỹ hay Canada. Ảnh: Only in your State.

Tòa nhà có hai địa chỉ nằm trên hai con phố khác nhau, phụ thuộc vào việc bạn đang đứng ở đất Mỹ hay Canada. Ảnh: Only in your State.

Điều này tương tự nhà hát Opera trên tầng hai. Phần lớn ghế ngồi xem nhạc kịch đều nằm ở phía Mỹ, sân khấu nằm bên nước còn lại. Nó cũng được biết đến với tên gọi "nhà hát opera duy nhất ở Mỹ không có sân khấu".Khi du khách đến đây tham quan, họ không bắt buộc phải đưa hộ chiếu để đóng dấu xuất nhập cảnh, cũng như không cần trưng các giấy tờ cho việc thông quan. Tuy nhiên, trên trang web của Haskell luôn nhấn mạnh đường phân cách bên trong tòa nhà là có thật, và nó buộc du khách phải tuân thủ luật lệ nghiêm túc. Điều đó có nghĩa bạn là người nước nào, phải trở về đúng biên giới của nước đó khi ra khỏi tòa nhà. Nếu vi phạm, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị giam giữ, phạt tiền.

Tòa nhà Haskell được hoàn thành vào năm 1904, do Martha Stewart Haskell và con trai bà xây dựng. Công trình này được hoàn thành như một sự tưởng nhớ tới người chồng, người cha quá cố Carlos Haskell. Gia đình họ hy vọng công dân cả hai nước sẽ sử dụng nơi này như một trung tâm học tập và văn hóa.

Thời gian mở cửa từ thứ 3 đến 6 là 9h-17h, riêng thứ 7, tòa nhà đóng cửa từ 14h và nghỉ chủ nhật, thứ hai. Vé vào cửa miễn phí. Nếu bạn muốn thuê tour có hướng dẫn viên, phí là 10 USD đối với người lớn, miễn phí trẻ dưới 12 uổi. Mỗi tour tham quan nơi này kéo dài 25 phút, và du khách phải tuân thủ luật pháp của Canada và Mỹ khi tới đây. Bạn sẽ không được phép giao dịch, trao đổi đồ ở Haskell, cũng như không được mang thực phẩm từ bên ngoài vào. Nếu muốn trao đổi hàng hóa, bạn phải mang tới hải quan.

Vạch đen trên sàn thư viện chính là đường biên giới giữa hai quốc gia. Ảnh: Atlat Obscura.

Vạch đen trên sàn thư viện chính là đường biên giới giữa hai quốc gia. Ảnh: Atlat Obscura.

Không chỉ là nơi giải trí, cung cấp kiến thức cho công dân hai nước, tòa nhà này còn là nơi giúp các gia đình bị chia cách đoàn tụ mà không gặp rắc rối về việc xuất nhập cảnh. Shirin Estahbanati và gia đình cô là một trong những trường hợp như thế.

Vào một ngày đầu tháng 11/2018, cô sinh viên người Iran đã lái xe suốt 6 giờ, từ New York đến Derby Line. Vừa đi, cô vừa khóc khi nghĩ tới việc sắp được gặp lại bố mẹ sau 3 năm xa cách. Bố Shirin bị đau tim và cô không dám rời Mỹ về Iran để thăm. Shirin chỉ có thị thực nhập cảnh Mỹ một lần, do đó cô không dám chắc có được chấp nhận vào Mỹ lần thứ hai nếu rời đi. Cô đã nghĩ đến vị trí địa lý của thư viện Haskell. 

Bố mẹ cô đã bay đến Canada và tới Haskell. Sau hơn hai tiếng chờ đợi, cuối cùng nữ sinh viên 31 tuổi đã được gặp bố mẹ và chị gái. Họ ôm chặt nhau trong niềm hạnh phúc, vui sướng. Shirin cho biết, lúc đó cô mong mọi chiếc đồng hồ trên thế giới đều dừng lại để thời gian ngừng trôi.

Một sinh viên người Iran ôm chặt mẹ trước khi nói lời tạm biệt tại thư viện Haskell. Ảnh: Reuters.

Một sinh viên người Iran ôm chặt mẹ trước khi nói lời tạm biệt tại thư viện Haskell. Ảnh: Reuters.

Có nhiều gia đình cũng chọn cách đoàn tụ giống Shirin. Nhiều khách nói rằng họ không gặp rắc rối với chính quyền hai nước, một số còn lại thì bị hải quan giữ lại vài giờ để kiểm tra. Một nhân viên thư viện cho biết, chính quyền Mỹ và Canada đang tìm cách để hạn chế những cuộc gặp gỡ như thế này.

Tại Mỹ, tòa nhà nằm ở số 93, đại lộ Caswell, thị trấn Derby Line, bang Vermont. Phía Canada, tòa nhà có vị trí ở phố 1, đường Nhà thờ, thị trấn Stanstead, bang Quebec.

Có nhiều hãng lữ hành tại Việt Nam bán tour du lịch Mỹ - Canada, hành trình 10 ngày 9 đêm, có giá từ 41 triệu đồng. Du khách Việt đến Mỹ hoặc Canada đều phải xin hộ chiếu. Thời gian bay từ Việt Nam sang Mỹ khoảng một ngày. Hành trình thuận tiện nhất là từ Việt Nam tới Singapore, rồi từ đây bay thẳng sang Mỹ.

Anh Minh (Theo Mental floss)


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 30 Tháng Ba 20244:42 SA
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba 20245:04 SA
Thứ Năm, 28 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Tư, 27 Tháng Ba 20244:48 SA
Thứ Ba, 26 Tháng Ba 20244:25 SA
Thứ Hai, 25 Tháng Ba 20246:45 SA
Chủ Nhật, 24 Tháng Ba 20247:05 SA
Thứ Bảy, 23 Tháng Ba 20245:42 SA
Thứ Sáu, 22 Tháng Ba 20244:05 SA
Thứ Năm, 21 Tháng Ba 20245:37 SA