Trang Lá Cải Ngày 24 - 9 -2019: Lý Nhã Kỳ lên tiếng chuyện quen biết Đại đức Thích Thanh Toàn ( Nhất Đĩ, nhì Sư... )

Thứ Ba, 24 Tháng Chín 20195:25 SA(Xem: 12338)
Trang Lá Cải Ngày 24 - 9 -2019: Lý Nhã Kỳ lên tiếng chuyện quen biết Đại đức Thích Thanh Toàn ( Nhất Đĩ, nhì Sư... )
*****************

Lý Nhã Kỳ lên tiếng chuyện quen biết Đại đức Thích Thanh Toàn ( Xứng đôi, vưà lứa lắm rồi )

VCCorp.vn

Tuy nhiên, Lý Nhã Kỳ thẳng thắn phủ nhận lời của nhà sư: "Tôi không hề quen biết nhà sư này".

Lý Nhã Kỳ nói thêm: "Tôi thất tiếc cho những nhà sư không giữ được chính đạo, thanh danh mà lợi dụng lòng tin của nhiều người để làm điều sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật.

Chuyện nhà sư Thích Thanh Toàn gây bức xúc dư luận và cho tôi, một người không liên quan bị lợi dụng tên tuổi để người khác tăng uy tín, trục lợi.

Mong các cơ quan chức năng làm rõ sự việc".

Lý Nhã Kỳ chính thức lên tiếng chuyện quen biết Đại đức Thích Thanh Toàn - Ảnh 1.

Lý Nhã Kỳ.

Cũng trong ngày 24/9, Đại đức Thích Thanh Phương, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, Ban đã cử người đến mời Đại đức Thích Thanh Toàn lên làm việc nhằm xác minh, làm rõ nội dung báo phản ánh.

"Tuy nhiên, khi đại diện Ban xuống chùa Nga Hoàng, Đại đức Toàn không có ở chùa và không nghe điện thoại của chúng tôi.

Do đó, sau khi chúng tôi báo cáo, Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc quyết định chiều mai sẽ về Tam Đảo để phối hợp với Ban Trị sự huyện họp, giải quyết sự việc này".

Lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo huyện Tam Đảo nhấn mạnh, sau cuộc họp vào chiều mai sẽ có báo cáo các cơ quan chức năng và thông tin đến báo chí.


***************

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường

Mọi người thưởng thức bia tại lễ hội Oktoberfest, du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường... là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua.

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 1.

Mọi người xếp hàng chờ thưởng thức bia tại lễ hội Oktoberfest ở thành phố Munich, Đức. Ảnh: Getty Images

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 2.

Mọi người diễu hành vì người đồng tính ở Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: Getty Images

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 3.

Du khách tập trung xem thủy triều trên sông Tiền Đường ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: VCG

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 4.

Ong bay dưới nắng sớm trong một khu vườn ở thành phố Hamburg, Đức. Ảnh: Getty Images

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 5.

Người đàn ông rửa thuyền dưới sông Buriganga ở thành phố Dhaka, Bangladesh. Ảnh: Getty Images

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 6.

Những con chim được nhốt trong lồng tại cuộc thi chim hót ở tỉnh Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: Getty Images

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 7.

Hàng trăm người tắm khỏa thân nhân sự kiện Thu phân tại vịnh Druridge, Anh. Ảnh: NNP

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 8.

Mọi người tham gia buổi lễ đánh dấu sự biến mất của sông băng Pizolgletscher trên núi Mels, Thụy Sĩ. Ảnh: Getty Images

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 9.

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 10.

Người dân lấy nước để chữa cháy rừng ở Concepción, Bolivia. Ảnh: Reuters

24h qua ảnh: Du khách xem thủy triều trên sông Tiền Đường - Ảnh 11.

Các cặp đôi tham dự lễ cưới tập thể tại trụ sở chính quyền thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

theo Trí Thức Trẻ


************

'Ma cà rồng' Đức giết 24 người bằng cú cắn yêu

Sát nhân hàng hoạt Fritz Haarmann được gọi là "ma cà rồng xứ Hanover" vì y chuyên đoạt mạng nạn nhân bằng cách cắn cổ.

ma-ca-rong-duc-giet-24-nguoi-bang-cu-can-yeu

Fritz Haarmann. Ảnh: Wiki

Fritz Haarmann, sinh năm 1879, tại Hanover, Đức. Trước khi bắt đầu lên cơn cuồng sát năm 1918, Haarmann đã là một tên tội phạm chuyên nghiệp. Y từng ngồi tù nhiều năm, bị quản thúc ở các viện tâm thần và được đánh giá là "suy đồi đạo đức", "loạn trí kinh niên". 

Y từng bị bắt về tội trộm cắp, lừa đảo, ăn cắp bia mộ, đào mộ ăn cắp đồ chôn theo người chết cùng với một nữ đồng phạm năm 1905 - 1913. Đến năm 1919, Haarmann thiết lập mối quan hệ với cảnh sát Hanover, dù y là một tên tội phạm cộm cán và là một người đồng tính luyến ái mà vào thời đó, tình dục đồng giới là tội hình sự bị phạt tù ở Đức.

Haarmann đã làm việc cho cảnh sát như một nguồn tin, giả vờ thu mua và tàng trữ tài sản ăn cắp nhưng thực chất là để dụ bọn tội phạm lọt lưới cảnh sát. Để tránh nghi ngờ, cảnh sát cũng bắt y trong các cuộc đột kích này. Y chủ yếu sống ở khu vực nhà ga xe lửa trung tâm của Hanover, nơi y bán các tài sản ăn cắp cho các du khách. Người ta tin rằng mối quan hệ giữa y với cảnh sát Hanover đã giúp Haarmann không bị phát giác sớm về những tội ác mà y gây ra.

"Cú cắn yêu" trí mạng

Nạn nhân đầu tiên của "ma cà rồng xứ Hanover" là Friedel Rothe, thiếu niên17 tuổi bỏ nhà ra đi vào năm 1918. Trong những năm sau đó, Haarmann sát hại ít nhất 24 nam thanh niên và thiếu niên tuổi từ 10-22, hầu hết là trẻ vị thành niên. Khi bị bắt giữ năm 1924, Haarmann khai rằng y không chắc số nạn nhân mà y đã sát hại. Số người chết dưới tay y được cho là trong khoảng 30-70 người.

Tháng 12/1924, Haarmann bị đưa ra tòa xét xử về 27 vụ án mạng. Cuối cùng, tòa kết luận y phạm tội trong 24 vụ án mạng và tuyên án tử hình. Hầu hết các vụ giết người đều được thực hiện nhanh gọn theo cùng một cách. Haarmann khai nhận y bị thôi thúc phải cắn vào yết hầu của nạn nhân khi lạm dục tình dục họ. Y ví hành động này như "cắn yêu".

Đôi khi các nạn nhân bị cắn yết hầu và bị bóp cổ cùng một lúc. Đôi khi, những cú cắn yêu của Haarmann xuyên qua khí quản của nạn nhân.

Khi nạn nhân tử vong, y sẽ chặt khúc thi thể họ và phi tang xuống sông Leine. Sau đó, Haarmann gom vật dụng của nạn nhân rồi bán chúng cho người khác hoặc đem tặng như những món quà. Nhiều lúc các món quà này được gửi cho Hans Grans, người yêu đồng tính và có thể cũng là kẻ đồng phạm của y. Haarmann thú nhận hành động chặt xác nạn nhân là ghê tởm nhưng cơn thôi thúc giết người trong y "mạnh hơn nỗi kinh hãi khi cắt và băm xác nạn nhân".

Có những lời đồn đại ghê sợ hơn, nói rằng Haarmann ăn thịt một số nạn nhân hoặc lấy thịt của họ đem bán cho người dân. Haarmann kịch liệt phủ nhận cáo buộc ăn và bán thịt người.

ma-ca-rong-duc-giet-24-nguoi-bang-cu-can-yeu-1

Hans Grans (trung tâm) bị cảnh sát dẫn giải đến tòa. Ảnh: murderpedia

Không nhớ mặt nạn nhân

Haarmann bị bắt sau khi nhiều sọ và xương người được tìm thấy ở sông Leine và xung quanh đó. Những phát hiện này kết hợp với những vụ mất tích bí ẩn của nam thiếu niên ở Hanover năm 1923 đã khiến cảnh sát hoài nghi và nạo vét con sông Leine. Họ phát hiên hơn 500 mẩu xương và các bộ phận cơ thể của ít nhất 22 người ở sông Leine. Hơn 1/3 số xương người này được cho là thuộc về những nam thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15-20. Nhiều mẩu xương có dấu hiệu cho thấy chúng bị chặt đứt.

Giới chức không xác định được có bao nhiêu trong số xương này là của nạn nhân chết dưới tay "ma cà rồng xứ Hanover". Tại tòa, Haarmann thừa nhận tội đối với những vụ án mạng có bằng chứng cụ thể nhưng y nói rằng y nhớ rất ít về các nạn nhân. Khi những bức ảnh nạn nhân được đưa ra để Haarmann nhận diện, y nói rằng: "Tôi chắc rằng tôi đã giết anh ta nhưng tôi không nhớ mặt anh ta".

Hans Grans cũng bị bắt và bị kết án tử về tội xúi giục giết người. Sau đó, với sự xuất hiện của một bức thư từ Haarmann nói rằng Grans vô can, Grans được đưa ra xét xử lại. Cuối cùng, Grans chỉ bị kết tội tiếp tay cho hành động giết người của Haarmann và lĩnh án 12 năm tù.

Sau khi bị kết tội, Haarmann bị tuyên án tử hình bằng máy chém. Trong lời phát biểu cuối cùng trước khi bị tòa tuyên án, Haarmann nói rằng: "Hãy kết án tử hình tôi. Tôi chỉ yêu cầu công lý. Tôi không bị điên. Hãy thi hành án nhanh gọn và thật sớm. Hãy giải thoát tôi khỏi cuộc sống đày đọa này. Tôi sẽ không xin khoan hồng cũng không kháng cáo. Tôi chỉ muốn có một đêm vui vẻ nữa trong xà lim với cà phê, pho mát, xì gà rồi sau đó, tôi sẽ nguyền rủa cha tôi và sẽ đón nhận buổi hành quyết như thể đó là một đám cưới".

Ollie Haarmann, cha của Fritz Haarmann, rất ít quan tâm đến con cái. Ông là người nóng tính và ngoại tình với nhiều người trong thời gian chung sống với mẹ của Fritz Haarmann. Ngay từ thời thơ ấu, Fritz Haarmann đã oán hận và đối đầu với cha mình và thái độ này kéo dài cho đến khi ông này qua đời vào năm 1921.

Cuối cùng, nguyện vọng của Haarmann được chấp thuận. Ngày 25/4/1925, "ma cà rồng" bị chặt đầu tại nhà tù Hanover.

Hồng Vân


**************

18 năm lẩn trốn trong phòng bí mật của tên mafia Mỹ

Giới chức không tìm ra tung tích của Donald Webb, nghi phạm giết cảnh sát, vì y trốn trong phòng bí mật tại nhà vợ.

18-nam-ln-tron-trong-phong-bi-mat-cua-ten-mafia-my

Donald Eugene Webb và vợ cũ, Lillian. Ảnh: FBI.

Khi các điều tra viên đục tường của ngôi nhà tại Maplecrest, ngoại thành Dartmouth, Massachusetts, họ phát hiện một thứ khác thường. Bên trong một chiếc tủ là cánh cửa bí mật mở ra căn phòng nhỏ. Họ tìm thấy một cây gậy đi bộ ở trong đó.

Phát hiện này là manh mối trong cuộc săn lùng Donald Eugene Webb, một tên trộm trang sức sinh năm 1931 có gốc gác mafia ở New England. Webb bị truy nã vì liên quan đến vụ sát hại Gregory B. Adams, cảnh sát ở Pennsylvania vào năm 1980, một trong những vụ án mạng liên quan đến cảnh sát kéo dài lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, theo Washington Post.

Hai tuần trước, giới chức địa phương và liên bang đã trở lại ngôi nhà ở Maplecrest. Đó là nhà người vợ cũ của Webb là Lillian. Cảnh sát đào xới sân sau và phát hiện ra hài cốt của Webb. Điều này đã giải thích vì sao cảnh sát không hay biết tung tích của Webb trong gần 4 thập kỷ, dù y từng nằm trong danh sách 10 người bị FBI truy nã gắt gao nhất trong thời gian kỷ lục là 25 năm, từ năm 1981 đến năm 2007.

Theo FBI, Webb là một tên tội phạm chuyên nghiệp có rất nhiều thân phận. Webb từng là người bán thịt, bán xe hơi và sửa chữa máy bán hàng tự động. Webb cũng từng hoạt động trong hải quân trước bị loại ngũ.

Webb chủ yếu trộm trang sức ở Bờ Đông, trong một nhóm có tên Fall River. Nhóm này bị cáo buộc đột nhập các cửa hiệu trang sức rồi tẩu tán hàng qua gia đình tội phạm Patriarca - nhóm mafia điều hành các mối kinh doanh bất hợp pháp ở vùng đông bắc nước Mỹ vào thời điểm đó.

Các nhà điều tra đã phỏng đoán Webb đang âm mưu vạch kế hoạch một vụ trộm khi ông ta lái một chiếc xe trắng qua Saxonburg, Pennsylvania ngày 4/12/1980. Webb bị Greg Adams, cảnh sát trưởng thị trấn Pittsburgh, yêu cầu dừng xe vì khả nghi.

18-nam-ln-tron-trong-phong-bi-mat-cua-ten-mafia-my-1

Cảnh sát Greg Adams. Ảnh: Sở cảnh sát Saxonburg

Hai người đã ẩu đả trong bãi đỗ xe của một cửa hàng. Adams bị bắn hai phát vào ngực và qua đời trên đường đi cấp cứu. Hai mẫu máu được phát hiện tại hiện trường. Cảnh sát nhanh chóng lần ra được nghi phạm là Webb qua mẫu máu và tung tích của chiếc xe trắng.

Khoản tiền treo thưởng cho thông tin về Webb lên đến 100.000 USD. Tuy nhiên, vụ án sau đó không có tiến triển và nghi phạm không bị bắt.

Theo Lillian, vợ cũ của Webb, y đã bị thương nặng trong cuộc đấu với Adams. Webb dùng tên giả để điều trị ở bệnh viện trong một tháng trước khi chuyển đến một căn phòng thuê trong một năm và sau đó trốn trong garage nhà vợ ở New Bedford, Massachusetts.

Năm 1997, Lillian mua ngôi nhà hiện tại ở Dartmouth và giấu y trong một căn phòng bí mật. Nhưng vào thời điểm này, sức khoẻ của Webb suy giảm nhanh chóng.

Y "bị ốm. Y không thể di chuyển dễ dàng. Lillian không thẳng thắn khai báo về căn phòng bí mật. Bà ấy không muốn nói cho chúng tôi biết ai đã xây nó", cảnh sát Chris Birckbichler nói.

Năm 1999, Webb bị đột quỵ và sau đó bị liệt. Lillian nói rằng Webb chết vào 30/12/1999. Như vậy, tính đến thời điểm qua đời, Webb đã lẩn trốn được cảnh sát 18 năm.

Có lẽ không muốn thừa nhận bà đã chứa chấp một tên tội phạm suốt từng ấy năm, Lillian đã tự đào mộ chôn Webb. Bà đặt thi thể y vào một cái bồn nhựa, kéo nó ra sân sau và đưa thi thể vào hố chôn.

"Bà ấy khai rằng bà đào huyệt vào ban đêm, mỗi ngày đào một ít. Vì lúc đó là mùa đông nên rất khó đào qua đất băng. Đó là một ngôi mộ nông, chỉ sâu gần một mét (người phương Tây thường đào mộ sâu gần hai mét), Birckbichler nói.

18-nam-ln-tron-trong-phong-bi-mat-cua-ten-mafia-my-2

Cảnh sát điều tra tại nhà của Lillian. Ảnh: AP

Lillian không bị truy tố vì đã hợp tác với cảnh sát. Tuy nhiên, góa phụ của cảnh sát thiệt mạng, Mary Ann Jones, giận dữ vì Lillian đã giữ bí mật suốt nhiều năm.

Dù vậy, Jones nói rằng bà vui khi biết về những thương tích chồng bà đã gây ra cho Webb trước khi ông bị giết. "Chân hắn bị gãy, xương nhô ra qua da và chảy máu. Môi hắn bị rách rất nặng", Birckbichler nói. "Tôi tự hào vì chồng tôi đã chiến đấu rất quyết liệt", bà nói.

Phương Vũ


***************
************

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu

Nhiếp ảnh gia người Anh chụp cảnh hoang phế bên trong một xưởng sửa chữa tàu cũ nát tại Hungary, nơi vô số tàu hỏa yên nghỉ.

Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Đầu máy xe lửa này, là dòng MAV 301, động cơ 4 xi lanh. Chúng từng là loại đầu máy xe lửa phổ biến trong giai đoạn 1911 - 1914.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Phát xít Đức từng sử dụng những con tàu dòng MAV 301 để chở hàng trăm nghìn người Do Thái tới trại tập chung Auschwitz, nhà tù lớn nhất của Đức Quốc xã.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Mathew Growcoot, nhiếp ảnh gia người Anh 25 tuổi, cho biết: "Một số toa xe ở đây giống hệt với những toa tàu trong những ảnh về tại trại tập chung Auschwitz".
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Những người tới nhà xưởng xe lửa Istvantelek, nằm gần thủ đô Budapest (Hungary) tỏ ra băn khoăn khi đứng trước khung cảnh rêu phong và chiêm nghiệm về một thời đã qua.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Đầu máy xe lửa động cơ hơi nước thuộc dòng MAV lớp 424, có thể chở 137 tấn hàng hóa và từng được sử dụng phổ biến khắp châu Âu.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Một toa tàu cũ với những linh kiện kim loại han rỉ.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Những bậc thang gỗ hành khách bước lên toa.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Những sổ sách, vé tàu cũ.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Không gian bên trong một toa tàu.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Nhà vệ sinh trong toa.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Kệ hành lý của hành khách.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Những vệt sơn mờ dần theo năm tháng.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Xưởng sửa chữa tàu bắt đầu hoạt động vào đầu thế kỷ 19.
Bên trong nghĩa địa tàu hỏa ở châu Âu
Nơi đây đã chứng kiến sự đổi thay của đất nước Hungary qua các giai đoạn từ thời chế độ quân chủ.

Ảnh: Mathew Growcoot



*******************

Hình phạt khắc nghiệt nhất

Bò sành điệu, công dụng khác của bàn là, hay hậu quả khi lượn facebook quá nhiều...
1-5587-1422008180.jpg

Thú vui ngày nay của trẻ em.

2-6788-1422008181.jpg

Lượn facebook nhiều là da nhăn đó nha.

3-7179-1422008182.jpg

Khi vợ vắng nhà là anh em lĩnh đủ.

4-7084-1422008183.jpg

Thiên thần xuất hiện.

5-5613-1422008183.jpg

Có ai chịu được hình phạt này không?

6-3464-1422008184.jpg

Bàn là cũng có ích đấy chứ.

7-7464-1422008184.jpg

Chiêu cai nghiện cho dân ghiền máy tính.

8-2155-1422008185.jpg

Bò sành điệu.

9_1422007734.jpg

Tội nặng quá.

10_1422007735.jpg

Mẹ nào con nấy.

11_1422007735.jpg

Xuân này con không về.

12_1422007735.jpg

Đã đủ hot chưa?

13_1422007735.jpg

Cứ phải khóa vào cho chắc.

14_1422007735.jpg

Đừng buồn nữa, còn có mình mà.

15_1422007735.jpg

Tạo dáng khó hiểu.

Ốc Sên



*****************

Trùm phát xít Hitler qua ký ức của hàng xóm

Hơn 8 thập kỷ trôi qua, nhưng cậu bé Edgar Feuchtwanger ngày ấy, nay là một nhà lịch sử gần 90 tuổi, vẫn không quên được người hàng xóm - Hitler - trong ký ức tuổi thơ.

Trùm phát xít Hitler qua ký ức của hàng xóm
Hitler trong ký ức của người hàng xóm, từng là giảng viên môn lịch sử tại Đại học Southampton. Edgar Feuchtwanger (trải) ngày còn nhỏ và nhà lịch sử của hiện tại.

Edgar Feuchtwanger năm nay 88 tuổi. Ông xuất thân trong một gia đình Do Thái, gia đình ông hồi đó ở đối diện với căn nhà 2 tầng của Hitler tại Prinzregentenplatz 16, Munich, Đức.

Dưới đây là bản lược dịch những ký ức của nhà lịch sử Edgar Feuchtwanger trên BBCIndependent, người từng sống gần nơi Hitler ở cho đến năm 1939.

Trùm phát xít Hitler qua ký ức của hàng xóm
Một bức ảnh thời thơ ấu của Edgar Feuchtwanger.

Khi tôi 9 tuổi, tôi thường nhìn thấy Hitler khi đi cùng vú nuôi. Nhà chúng tôi đối diện với tòa nhà 2 tầng của Hitler tại Prinzregentenplatz 16, Munich.

Đó là khoảng thời gian đầu Hitler lên nắm quyền Thủ tướng Đức (năm 1933). Thời điểm đó, tôi chỉ thấy một hoặc 2 chiếc xe thường hộ tống Hitler. Đến những năm giữa 1930, có đến cả đoàn xe hộ tống Hitler, gồm 4 đến 5 chiếc Mercedes màu đen. Khi xuất hiện, trùm phát xít thường mặc quân phục và ngồi xe dẫn đầu cả đoàn.

Trùm phát xít Hitler qua ký ức của hàng xóm
Trùm phát xít Đức Hitler.

Hàng ngày đến trường, tôi thường choáng ngợp trước đoàn xe Mercedes hoành tráng lấp lánh ánh bạc của Hitler lao ra từ gara trong biệt thự của Heinrich Hoffmann (Heinrich Hoffmann vốn là nhiếp ảnh gia của Hitler). Gia đình một người bạn học của tôi sống gần biệt thự của Hoffmann. Tôi có lần tới nhà bạn và thấy Hitler ngồi yên lặng trên ghế ở vườn nhà bên cạnh.

Có điều gì đó rất ghê sợ, tôi cảm nhận thấy vậy mặc dù vẫn là trẻ con. Vài ngày trước ngày 30/6/1934 mà sau này gọi là sự kiện Đêm của những con dao dài, không khí thật nặng nề. Vào khoảng 6h sáng ngày thứ 7 kinh hoàng đó, tôi đã chứng kiến sự chuẩn bị cho sự kiện mà sau này trở thành cuộc thảm sát chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử châu Âu kể từ sau vụ thảm sát đêm Bartholomew năm 1572 tại Paris (Pháp).

Sáng sớm hôm đó, tôi thức tỉnh vì tiếng cửa xe ô tô đập chan chát, tiếng chân người rầm rập và cả tiếng nói ồn ào của nhiều người. Tôi ló đầu ra cửa sổ, đủ cao để nhìn ra phía ngoài cửa sổ. Cả dãy xe ô tô dài đậu trước tòa nhà của Hitler, người ra người vào tấp nập.

Là một nhà lịch sử, sau này tôi hiểu rằng, đó là thời điểm Đảng Đức Quốc xã của Hitler thanh trừng Lực lượng SA. Nguyên nhân là so sự bất đồng chính kiến giữa Hitler, người đứng đầu Đức Quốc xã và Ernst Rohm, Tham mưu trưởng của Lực lượng Sturmabteilung (còn gọi là SA).

Dù sở hữu lực lượng SA rất hùng mạnh nhưng Rohm vẫn chưa hài lòng. Rohm muốn có sức ảnh hưởng nhiều hơn, muốn SA là nền tảng cho Quân đội Nhân dân mới của Đức. Mong muốn của Rohm đi ngược với những gì Hitler cần. Quan hệ của 2 bên ngày càng tồi tệ và dẫn đến hậu quả là cuộc thanh trừng đẫm máu ngày từ 30/6/1934 đến ngày 2/7/1934 khiến ít nhất 85 người thiệt mạng. (Nhiều tài liệu đưa ra con số người thiệt mạng lên tới hàng trăm người).

Tôi vẫn còn nhớ Ernst Rohm có dáng người đậm và khuôn mặt dữ dằn. Có lần tôi gặp Rohm ôm mẹ rời điểm bỏ phiếu. Ernst Rohm bị bắt ở khách sạn Hanslbauer tại Bad Wiessee, một thị xã cách Munich khoảng 50 km về phía nam. Tại đây, một số lãnh đạo khác của SA cũng bị bắt. Một số người bị giết ngay tại đó, một số người khác thì bị tiêu diệt trong thời gian sau. Roehm bị giết ngày 2/7/1934 theo lệnh của Hitler.

Mặc dù xảy ra vụ thanh trừng đẫm máu trên nhưng gia đình tôi vẫn cố gắng để có một cuộc sống bình thường. Mùa hè năm đó, chúng tôi đi du lịch như mọi năm ở khu resort tại Lake Starnberg, gần Munich. Trong khu gia đình tôi ở hồi đó, tôi còn nhớ có 2 đứa trẻ, khoảng 8, 9 tuổi. Ai cũng biết bố mẹ chúng bị giết chết trong vụ Đêm của những con dao dài. Tuy nhiên, chẳng ai dám nhìn chúng hoặc nói với chúng tiếng nào. Tôi không chắc chắn nhưng theo tôi đó là con của Tướng Von Bredow và Tướng Von Schleicher (Tướng Von Schleicher bị bắn cùng vợ).

Một hôm, mẹ tôi đưa tôi đến cửa hàng mua kẹo và chúng tôi nhìn thấy 2 đứa trẻ này. Chúng đi cùng với một phụ nữ, mà có lẽ đó là người bảo hộ. Khi 3 người rời cửa hàng, một người phụ nữ đứng trong cửa hàng chỉ nói: “Thật tội nghiệp bọn trẻ” và không nói thêm gì khác.

Với hy vọng chế độ phát xít sẽ sụp đổ, chúng tôi ở lại Munich thêm 4 năm nữa. Tháng 3/1938, khi đó tôi 13 tuổi, tôi nhìn thấy Hitler rời tòa nhà dẫn đầu đoàn với chiếc Mercedes 6 bánh, màu xám mui trần tới Áo vì sự kiện sáp nhập Áo và Đức.

Trùm phát xít Hitler qua ký ức của hàng xóm
Một bức hình của Hitler năm 1938 tại Berlin (Đức).

Vài ngày sau trùm phát xít trở về trong chiến thắng. Hắn đứng trên xe ô tô trước sự reo hò của đám đông.

Tháng 9/1938 vào thời điểm Hội nghị Munich, tôi thấy một đoàn xe đi dưới đường. Từng xem ảnh trên báo, tôi nhận ra Mussolini – Thủ tướng phát xít Italy, theo sau ông này có nhiều người hộ tống.

Tháng 11, sau vụ thảm sát người Do Thái Kristallnacht của Hitler, bố tôi phải vào trại tập trung ở Dachau 6 tuần. Khi cha trở về, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh cha nằm trên giường với chiếc đầu cạo và đầy vết bầm tím.

Thật kinh hoàng. Chúng tôi không thể hy vọng ở lại lâu hơn tại Đức. Tôi đến Anh tháng 2/1939. Bố mẹ tôi thời gian sau đó cũng tới Anh. Gia đình tôi hội ngộ ở Anh tháng 5/1939.

Tác giả của những hồi ức này, Feuchtwanger, có lần quay về Munich (Đức) những năm 1950. Ông nhìn lại căn nhà nơi Hitler đã sống, gắn với một thời kỳ lịch sử của thế giới. Tòa nhà vẫn đứng đó nhưng chẳng có dấu ấn gì của quá khứ, nơi kẻ có ảnh hưởng lớn tới lịch sử thế giới, từng sinh sống.

Tiểu sử của Edgar Feuchtwanger

 

- Sinh ngày 28/9/1924 tại Munich (Đức).

- Đến Anh năm 1939, 5 năm sau đó học lịch sử tại Đại học Cambridge.

- Năm 1959, ông trở thành giảng viên dạy sử tại Đại học Southampton năm 1959.

- Kết hôn với Primrose Mary Essame năm 1962. Hai người có chung 3 người con.

- Ông hiện sống ở Winchester, miền Nam nước Anh.

Theo Infonet


***************

Con đường suy tàn của băng mafia khét tiếng

ItalyCuộc sống của người dân Sicily hoàn toàn thay đổi sau ngày 23/5/1992, khi một thẩm phán chống mafia thiệt mạng trong vụ đánh bom đẫm máu.

Phóng viên Lorenzo Tondo nhớ lại những giọt nước mắt của mẹ mình khi bà nhìn thấy trên màn hình TV cảnh tượng những chiếc xe bị chôn vùi trong đống đổ nát và đường phố tan hoang trong vụ đánh bom vào ngày định mệnh đó. Trong tâm trí của Tondo, khi đó 10 tuổi, đây chỉ có thể là một thảm họa tự nhiên.

Trên thực tế, đây là hậu quả của một vụ giết người tàn bạo. Chiếc xe Fiat Croma màu trắng dưới đống đổ nát chở theo thẩm phán chống mafia Giovanni Falcone, kẻ thù số một của băng đảng khét tiếng Cosa Nostra. Các tên trùm mafia đã đặt 300 kg chất nổ bên dưới đường cao tốc nối giữa sân bay và thành phố Palermo. Quả bom được kích hoạt khi đoàn xe hộ tống Falcone tới gần, cướp đi mạng sống của vợ chồng Falcone và ba cảnh sát bảo vệ.

Hiện trường vụ đánh bom ám sát thẩm phán Giovanni Falcone trên đường cao tốc gần Palermo, vùng Sicily, Italy hồi năm 1992. Ảnh: AP.

Hiện trường vụ đánh bom ám sát thẩm phán Giovanni Falcone trên đường cao tốc gần Palermo, vùng Sicily, Italy hồi năm 1992. Ảnh: AP.

Chưa đầy hai tháng sau, Paolo Borsellino, đồng nghiệp của Falcone, cũng thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe. Các ông trùm mafia đã mở tiệc ăn mừng cái chết của hai thẩm phán, trong khi chính quyền Italy phải điều 5.000 lính nhằm ngăn chặn cuộc chiến toàn diện tại vùng Sicily.

4 năm tiếp theo, Tondo thường xuyên đá bóng trên đường phố với các binh sĩ mang súng máy ở xung quanh. Anh cảm thấy như đây là khởi đầu của một thảm họa và Sicity đang đứng bên bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, mùa hè đẫm máu năm 1992 lại mở ra chặng đường suy tàn của một trong những tổ chức tội phạm quyền lực nhất thế giới.

Palermo sau đó dần tái sinh từ đống tro tàn của những vụ đánh bom và ám sát. Hàng chục cửa hiệu và nhà hàng ở Via Maqueda, con phố sôi động chạy qua trung tâm thành phố, dán lên cửa sổ dòng chữ "Addiopizzo", có nghĩa là "Tạm biệt sự cưỡng đoạt", tượng trưng cho tuyên bố của các chủ doanh nghiệp từ chối trả tiền bảo kê cho mafia. Đây là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy giờ đây Cosa Nostra mới là "kẻ đứng bên bờ vực".

"Mafia ở Sicily hiện nay ít nguy hiểm hơn trước. Chúng ta có thể nói rằng thế lực từng có khả năng ám sát các thẩm phán và tấn công chính quyền đã bị đánh bại", Giuseppe Pignatone, cựu công tố viên trưởng của Rome, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình La7 tuần trước.

Pignatone không phải người duy nhất đưa ra nhận định này. Theo nhiều chuyên gia, băng Cosa Nostra đang lâm vào tình cảnh suy yếu chưa từng thấy. Với những vụ truy quét không khoan nhượng của cảnh sát, gánh nặng khủng hoảng kinh tế, thiếu tiền mặt và thuộc hạ, Cosa Nostra giờ đây bị coi là "hổ giấy".

Cosa Nostra chưa diệt vong và vẫn hiện hữu trong xã hội Sicily. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng băng đảng này suy yếu tới mức tầm ảnh hưởng chỉ còn trong phạm vi khu dân cư. "Đây rất có thể là thời điểm yếu nhất trong lịch sử của Cosa Nostra. Chính quyền Italy đã đạt được những kết quả chưa từng có. Áp lực pháp lý và hậu quả của khủng hoảng trong những năm gần đây là điều các ông trùm chưa từng trải qua trong lịch sử của tổ chức", Salvatore Lupo, giáo sư về lịch sử đương đại của Đại học Palermo, nhận định.

Kể từ sau cái chết của Falcone và Borsellino, cảnh sát Italy đã bắt hơn 4.000 tên mafia. Salvatore "Toto" Riina, ông trùm có biệt danh "Quái vật" của Cosa Nostra và được coi là trùm mafia Italy khét tiếng nhất thế kỷ 20, cũng sa lưới. Riina là kẻ ra lệnh ám sát hai thẩm phán hồi năm 1992, cũng như chỉ thị đàn em thực hiện 150 vụ giết người khác. Sự tàn bạo của Riina khiến y bị tay sai phản bội và bị bắt hồi năm 1993 với án chung thân, sau đó chết hồi tháng 11/2017 khi đang điều trị ung thư.

"Riina vẫn là kẻ đứng đầu băng đảng mafia ở Sicily cho đến lúc chết. Tuy nhiên, những năm gần đây, ông ta gặp khó khăn rõ ràng trong việc quản lý lợi ích kinh doanh của tổ chức bởi sức khỏe kém và bị cô lập trong tù", Sergio Lari, cựu công tố viên từng đứng đầu ủy ban chống mafia ở Palermo hơn 10 năm, cho biết.

Salvatore Toto Riina xuất hiện trước tòa án thành phố Palermo, Italy hồi tháng 12/1993. Ảnh: Reuters.

Cảnh sát áp giải Salvatore "Toto" Riina ra trước tòa án thành phố Palermo, Italy hồi tháng 12/1993. Ảnh: Reuters.

Trên thực tế, không ai được coi là đủ quyền lực để thay thế vị trí của Riina. Những ông trùm được tôn sùng nhất hiện đều ngồi tù hoặc chết tại đây. Thay thế họ là những tên mafia trẻ hơn, dường như không có đủ uy thế như thế hệ trước.

Rosalba Di Gregorio, luật sư từng bào chữa cho Bernardo Provenzano, "cánh tay phải" của Riina, cho biết băng đảng bị xáo trộn bởi "những ông trùm mới không hẳn là ông trùm". "Những người mãn hạn tù và trở lại đường phố có thái độ kênh kiệu. Họ nghĩ mình là ông trùm. Trên thực tế, đây không còn là Cosa Nostra nữa", nữ luật sư nói.

"Đối lập với những ông trùm hồi trước, kẻ dám gây chiến với chính quyền, thế hệ mới chỉ là những tên trộm vặt", Maria Falcone, em gái thẩm phán Falcone, cho biết.

Một số người tin rằng "bố già đích thực" duy nhất có khả năng dẫn dắt mafia ở Sicily là Matteo Messina Denaro, một trong những kẻ bị truy nã gắt gao nhất thế giới sau khi y lẩn trốn hồi năm 1993. Tuy nhiên, giới chuyên gia và nhiều thành viên mafia không đồng tình với quan điểm này.

"Việc cho rằng Denaro có thể trở thành 'siêu ông trùm' mới chỉ là luận điệu của giới truyền thông. Họ muốn thuyết phục mọi người rằng việc bắt được Denaro tương đương với thất bại cuối cùng của Cosa Nostra, nhưng hắn thậm chí không được công nhận trong số nhiều ông trùm Sicily", giáo sư Lupo cho biết.

"Denaro có thể là ông trùm của toàn bộ tỉnh Trapani, nhưng ông ta chắc chắn không phải người đứng đầu trong số các ông trùm của Cosa Nostra. Ông ta có lẽ không bao giờ đạt được vị trí đó vì không phải là người gốc Palermo. Vị trí này thường do những tên mafia từ Palermo đảm nhiệm", công tố viên Lari giải thích.

Những tiến bộ công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống mafia, trước hết là việc sử dụng máy nghe lén và camera quay trộm. Những con bọ nghe lén được cài trong nhà các ông trùm và camera bí mật đặt trong sào huyệt của mafia giúp phanh phui các hoạt động tội phạm của chúng, khiến các ông trùm phải nhận mức án dài và bị giam trong những nhà tù an ninh chặt chẽ.

Sau cái chết của Falcone và Borsellino, hệ thống nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt của Italy được tăng cường hơn nữa nhằm cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ giữa các tù nhân mafia với cộng sự cũ. Để thoát khỏi cuộc sống biệt lập, nhiều tên mafia quyết định trở thành nhân chứng.

Những người này được gọi là "pentini", có nghĩa là "ăn năn". Họ làm chứng trước tòa chống lại các cộng sự cũ của mình để đổi lấy sự khoan hồng, dẫn tới thêm nhiều vụ bắt giữ và làm Cosa Nostra suy yếu hơn nữa. Hơn 300 cựu thành viên mafia đã hợp tác với chính quyền Sicily.

Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến Italy chịu nhiều tổn thất cũng tác động mạnh tới Cosa Nostra. Một trong những lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chúng là xây dựng, khi các công ty móc nối với mafia để khai khống tiền trong hợp đồng xây cầu đường và các tòa nhà. Trong thời kỳ hoàng kim của mafia vào những năm 1970, chỉ riêng hoạt động xây dựng do mafia kiểm soát ở Palermo đã có giá trị khoảng 1,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngành xây dựng tại Sicily đang gặp khó khăn nghiêm trọng, với hơn 73.000 lao động dư thừa trong giai đoạn 2008-2017 và hơn 5.000 doanh nghiệp đóng cửa, theo Tổng Liên đoàn Lao động Italy. Nhiều gia tộc mafia buộc phải giảm chi phí bảo kê theo yêu cầu của các chủ doanh nghiệp, những người đã bớt sợ mafia và tin tưởng hơn vào pháp luật.

Những đoạn băng nghe lén ghi lại được lời phàn nàn của các ông trùm về khủng hoảng kinh tế, cũng như thừa nhận sự suy yếu của tổ chức. "Chúng ta là mafia kiểu gì vậy?", Alfredo Giordano, cựu mafia từ Palermo, nói trong đoạn băng. Y thậm chí không thể lấy lại những đồ vật mà con gái mình bị đánh cắp. Trong một đoạn băng khác, vợ của trùm mafia Salvatore Spica phàn nàn với chồng rằng bà đã dùng 100 euro để mua đồ tạp hóa cho mẹ, 200 euro đi nha sĩ và chỉ còn "những đồng xu lẻ".

Công tố viên Lari cho rằng một trong những ví dụ điển hình nhất về tình trạng khủng hoảng hiện tại của Cosa Nostra là việc buôn bán ma túy. "Vị thế độc quyền tuyệt đối của Cosa Nostra chuyển thành những thỏa thuận song phương và mang tính lệ thuộc, thường là với nhóm tội phạm 'Ndrangheta ở vùng Calabria", Lari nói.

Vào những năm 1970, mafia Sicily không chỉ buôn bán mà còn sản xuất ma túy. Morphine thường được mua ở Thụy Sỹ rồi chuyển tới Palermo, nơi chúng được xử lý trong hàng trăm nhà máy tinh chế bí mật ở vùng nông thôn. 30% heroin ở Mỹ tại thời điểm đó được sản xuất ở Sicily.

Các cuộc điều tra gần đây cho thấy hàng tấn cocaine trên đường phố Palermo và Catania có nguồn gốc từ nhóm 'Ndrangheta. Nhóm này từng bị các ông trùm Sicily coi thường, sau đó xây dựng mối quan hệ với những kẻ buôn bán ma túy ở Colombia và giờ đây kiểm soát các cảng cũng như bán hàng cho người Sicily.

Chân dung cố thẩm phán Paolo Borsellino treo trong một bảo tàng tưởng niệm cuộc chiến chống mafia ở Palermo, Italy. Ảnh: Guardian. 

Chân dung cố thẩm phán Paolo Borsellino treo trong một bảo tàng tưởng niệm cuộc chiến chống mafia ở Palermo, Italy. Ảnh: Guardian

Mafia ở Sicily giết hơn 1.000 người từ năm 1978 tới 1983. Hàng trăm người đã thiệt mạng vào đầu những năm 80. Nhưng từ giữa những năm 1990, số vụ giết người đã giảm đáng kể. Suốt 5 năm qua tại thành phố Palermo chỉ có duy nhất một vụ giết người do Cosa Nostra gây ra.

Vụ án xảy ra vào ngày 22/5/2017, khi ông trùm mafia Giuseppe Dainotti bị bắn gục trong lúc đạp xe giữa trung tâm Palermo. Cư dân khu phố Noce sững sờ trước cảnh tượng thi thể Dainotti nằm giữa vũng máu. Tiếng súng đã trở nên quá xa lạ, tới mức một số người nhầm rằng đó là tiếng pháo hoa.

Hai đài tưởng niệm được dựng bên đường cao tốc nơi chiếc xe của thẩm phán Falcone nổ tung năm 1992. Hàng trăm du khách đã dừng lại tại đây để đặt hoa và cầu nguyện. Bia tưởng niệm thẩm phán Borsellino cũng được dựng trên phố Via D'Amelio. Những tác phẩm nghệ thuật đường phố nhằm tưởng nhớ nạn nhân của mafia tại Palermo cũng thay thế các khẩu hiệu ủng hộ chúng.

"Cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Anh trai tôi từng nói mafia là một hiện tượng của nhân loại, nên sẽ có khởi đầu và kết thúc. Bất chấp cơn khủng hoảng của Cosa Nostra, hiện tượng đó vẫn chưa tới hồi kết", bà Maria Falcone nói.

Cuộc chiến chống mafia có thể chưa kết thúc. Nhưng ít nhất những ông trùm mafia từng lái xe sang, sống trong biệt thự xa hoa và thách thức chính quyền như Dainotti đã phải chết trên một chiếc xe đạp.

Ánh Ngọc (Theo Guardian
****************

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn