Trang Lá Cải Ngày 22 - 9 -2019:Nữ doanh nhân điều hành đường dây ma tuý xuyên quốc gia

Chủ Nhật, 22 Tháng Chín 20192:47 CH(Xem: 16788)
Trang Lá Cải Ngày 22 - 9 -2019:Nữ doanh nhân điều hành đường dây ma tuý xuyên quốc gia
***************

Nữ doanh nhân điều hành đường dây ma tuý xuyên quốc gia

Điện BiênDưới vỏ bọc điều hành công ty vận tải hành khách, Nguyễn Thị Lệ Ánh lập đường dây vận chuyển ma tuý số lượng lớn xuyên quốc gia.

Nghi phạm và tang vật tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Ảnh: Phương Ngọc

Nghi phạm và tang vật tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Ảnh: Phương Ngọc

Theo lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, đường dây mua bán vận chuyển 80 bánh heroin từ Điện Biên về Nam Định bằng xe khách do Nguyễn Thị Lệ Ánh (38 tuổi), trú tại phường Him Lam, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cầm đầu.

Ánh lập doanh nghiệp vận tải ở TP Điện Biên Phủ với 4 đầu xe khách giường nằm chạy tuyến cố định từ Điện Biên đi Thái Bình. Sau thời gian kinh doanh vận tải hành khách, Ánh điều hành thêm đường dây mua bán vận chuyển ma tuý từ Lào qua Điện Biên về Nam Định bằng xe khách giường nằm, sau đó đi đường hàng không, đường biển ra nước ngoài và đi các tỉnh khác trong Việt Nam để tiêu thụ.

Các trinh sát Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý xác định, đường dây của Ánh không bán lẻ ở Điện Biên, Nam Định mà thường vận chuyển, mua bán số lượng lớn xuyên quốc gia.

"Để tránh bị phát hiện, tại các trụ sở giao dịch ma tuý ở Nam Định, đường dây này cho lắp đặt camera nhiều vị trí để theo dõi hoạt động của các trinh sát, khi thấy có người lạ mặt, chúng thay đổi kế hoạch và địa điểm giao nhận", nhà chức trách cho hay.

Ngoài ra, phần lớn người trong đường dây vận chuyển ma tuý do nữ doanh nhân điều hành đều là phụ nữ. Đặc biệt trong đường dây có Thạch Thị Vân (56 tuổi) giáo viên tiểu học ở TP Điện Biên Phủ nay đã nghỉ hưu.

Vân nhiều lần phải chuyển trường do vay nợ tiền để ăn chơi. Trong ngày 19/9, cựu giáo viên này chính là người vận chuyển chiếc thùng xốp chứa 80 bánh heroin trên xe khách mang về Nam Định tiêu thụ thì bị cảnh sát phát hiện.

Thùng xốp chứa 80 bánh heroin vận chuyển trên xe khách về Nam Định. Ảnh: Phương Ngọc

Thùng xốp chứa 80 bánh heroin vận chuyển trên xe khách về Nam Định. Ảnh: Phương Ngọc

Heroin trong đường dây này phần lớn được mua ở Lào với giá khoảng 150 triệu đồng một bánh, khi về Nam Định giá tăng 250 triệu đồng và con số gấp đôi khi trót lọt đến các địa phương khác hoặc nước ngoài.

Sau thời gian dài theo dõi, ngày 16/9 các trinh sát phát hiện Ánh mua số lượng lớn heroin từ một người quốc tịch Lào để vận chuyển về Nam Định và đưa đi các tỉnh.

Ngày 17/9, Ánh chỉ đạo Thạch Thị Vân đến nhà riêng của mình tại thành phố Điện Biên Phủ để nhận ma túy đóng trong hộp xốp. Vân có nhiệm vụ chuyển hàng lên xe khách tuyến Điện Biên - Thái Bình, giao cho khách theo chỉ đạo của Ánh.

Khi Vân mang 80 bánh heroin xuống tới chợ Lợn, Bình Lục, Hà Nam để bắt xe ôm về thành phố Nam Định giao hàng thì bị cảnh sát phát hiện, bắt giữ. Qua điều tra, cảnh sát nắm được thùng xốp chứa ma tuý sẽ được Vân chuyển cho Trần Thị Hạnh ở Nam Định để chuyển cho Đặng Thị Hoa, đầu mối nhận ma tuý ở Nam Định nên đã bắt giữ hai nghi can này.

Từ lời khai của các nghi can và căn cứ tài liệu điều tra, một tổ công tác đã bắt giữ Ánh tại nhà riêng ở Điện Biên, thu giữ hai xe ôtô.

Đến nay Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã ra quyết định bắt tam giam Ánh, Vân, Hạnh và Hoa. Ngoài ra ba nghi phạm khác có vai trò giúp bê, vận chuyển thùng xốp chứa ma tuý cũng đang bị điều tra.

Phương Sơn - Bảo Ngọc


**************

150 người chơi ma tuý trong khách sạn 5 sao

Đồng NaiĐột kích bar Ozone trong khách sạn Central Park, TP Biên Hòa, cảnh sát phát hiện hàng trăm người có biểu hiện chơi ma tuý, rạng sáng 22/9.

Quán bar thời điểm cảnh sát ập vào kiểm tra. Ảnh: Thái Hà

Quán bar lúc cảnh sát ập vào kiểm tra. Ảnh: Thái Hà.

Quán bar Ozone lớn nhất Đồng Nai, đặt tại tầng 4 khách sạn 5 sao Central Park. Khi cảnh sát ập vào kiểm tra, hàng trăm nam nữ đang lắc lư trong tiếng nhạc chát chúa. Nhiều người tháo chạy ra các lối thoát hiểm, song các cửa đều đã bị lực lượng chức năng phong toả.

Cảnh sát tìm thấy nhiều gói tinh thể, viên nén nghi là ma tuý tổng hợp nằm rải rác dưới sàn quán bar, tại các ghế ngồi. Trong 250 dân chơi và nhân viên quán bị đưa về trụ sở công an có 150 người (tuổi từ 18 đến 30) dương tính với ma tuý.

ma tuý
 
 

Những người dương tính với ma tuý tại trụ sở công an. Video: Phước Tuấn.

Làm việc với lực lượng chức năng, đại diện bar Ozone chưa xuất trình được hồ sơ pháp lý của cơ sở, 84 nhân viên chưa có hợp đồng lao động. Bar mới hoạt động từ đầu tháng 9 nhưng nhanh chóng nổi tiếng nhờ hệ thống âm thanh, ánh sáng và nội thất hiện đại, sang trọng.

Phước Tuấn


***************

Chuyện lạ trước cổng căn cứ tối mật Vùng 51 của Mỹ


AP hôm 20-9 đưa tin những người nói trên đã tới cổng Vùng 51 song không vào được bên trong. Vùng 51 từ lâu trở thành trung tâm của các thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh cũng như vật thể ngoài hành tinh (UFO).

Sau một hồi loay hoay bên ngoài, họ đành bỏ cuộc và tới tham dự bữa tiệc với khoảng 2.000 người khác tại các lễ hội mang chủ đề người ngoài hành tinh ở hai thị trấn nhỏ Rachel và Hiko.

Anh Cyril Soudant, 25 tuổi, đến từ TP Lille – Pháp, cho biết anh rất thất vọng về số lượng người đến Vùng 51 lần này. Tuy nhiên, Soudant vẫn quay video cho kênh YouTube của mình và đợi tới tối 20-9 để đưa ra những đánh giá cuối cùng.

"Nếu chúng ta kết hợp với nhau, thêm chút nhạc và bia thì đó sẽ là một sự kiện thành công" - Soudant nói.

Chuyện lạ trước cổng căn cứ tối mật Vùng 51 của Mỹ - Ảnh 1.

Chuyện lạ trước cổng căn cứ tối mật Vùng 51 của Mỹ - Ảnh 2.

Chuyện lạ trước cổng căn cứ tối mật Vùng 51 của Mỹ - Ảnh 3.

Khoảng 100 người từ nhiều nơi trên thế giới đã tới căn cứ quân sự bí mật ở sa mạc Nevada của Mỹ để hưởng ứng kế hoạch “Bão Vùng 51” trên mạng xã hội. Ảnh: The Brownsville Herald

Trong số những người đến Vùng 51 hôm 20-9 có một phụ nữ tên Jade Gore, đi cùng một tài xế xe tải tên Tracy Ferguson, 23 tuổi. Cô đã bỏ việc ở TP Worthington, bang Minnesota để tham dự sự kiện. "Mọi người chụp ảnh và cười suốt cả quãng đường" - Gore, 19 tuổi, chia sẻ.

Còn Ferguson nói rằng họ quyết định thực hiện chuyến đi sau khi thấy lời kêu gọi trên mạng xã hội Facebook hồi tháng 6. "Nó bắt đầu như một trò đùa và bây giờ mọi người đang tìm hiểu nhau" – tài xế đến từ bang Nam Dakota cho biết.

Theo BBC, có tới hàng triệu người hưởng ứng lời kêu gọi trên mạng. Tuy nhiên, không có ai trong số những người có mặt hôm 20-9 cố xông vào Vùng 51, chỉ có 1 người bị bắt vì... tiểu tiện gần cổng vào.

Nhóm nhạc Wily Savage đã dựng sân khấu gần Little A'Le'Inn ở thị trấn Rachel và biểu diễn sau khi trời tối cho hàng trăm người cắm trại hôm 19-9. Nhiệt độ ngoài trời lúc đó giảm xuống còn 7 độ C.

Chuyện lạ trước cổng căn cứ tối mật Vùng 51 của Mỹ - Ảnh 4.

Lính Mỹ đứng gác gần Vùng 51. Ảnh: The Brownsville Herald

Trước đó, báo The Independent đưa tin hơn 600.000 thợ săn người ngoài hành tinh đe dọa đột nhập Vùng 51, một căn cứ quân sự tối mật của Mỹ ở sa mạc Nevada.

Phát ngôn viên của Không quân Mỹ Laura McAndrews cảnh báo họ sẵn sàng bảo vệ nước Mỹ và tài sản. "Vùng 51 là khu vực huấn luyện mở dành cho Không quân Mỹ. Chúng tôi không khuyến khích bất kỳ ai cố gắng tiếp cận nơi chúng tôi huấn luyện các lực lượng vũ trang Mỹ" – bà McAndrews tuyên bố.

Những người theo thuyết âm mưu từ lâu tin rằng chính phủ Mỹ đang nắm giữ thông tin bí mật về người ngoài hành tinh và UFO tại Vùng 51. Họ cũng cho rằng khu vực này được sử dụng để cất giữ UFO hoặc xác và công nghệ của người ngoài hành tinh nhưng Washington phủ nhận.

Chuyện lạ trước cổng căn cứ tối mật Vùng 51 của Mỹ - Ảnh 5.

Vùng 51. Ảnh: BBC


*************

Chánh Tín: Tôi từng là đại gia, giờ chỉ mong đủ ngày hai bữa

Chánh Tín: Tôi từng là đại gia, giờ chỉ mong đủ ngày hai bữa

Một người nổi tiếng và giàu có như Chánh Tín, bỗng một ngày phá sản, bị ngân hàng xiết nợ biệt thự. Nhưng ông bình tĩnh đi qua hết thăng trầm mà không hề than thân, trách phận.

- Sau những biến cố trong cuộc sống, ông thế nào?

Hiện tại, tôi dọn qua khu Tân Phong, quận 7, TP. HCM ở. Căn hộ này là của một người em kết nghĩa có dư nên kêu tôi về ở. Đây là chung cư cao cấp nên điều kiện cũng rất tốt, nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, gần bờ sông, các bảo vệ lịch sự lắm.

Nói chung, sức khỏe tôi tốt, không có vấn đề gì. Nhưng tuổi già mà, bệnh già thì mỗi thứ một chút. Không có bệnh nào tới nỗi chết, chỉ... sắp chết thôi. (cười lớn)

- Thời gian này ông đi phim, hoạt động khá đều đặn, điều gì khiến ông tích cực như vậy?

Đúng là gần đây, tôi có đi phim, chấm thi hoa hậu nên cũng đi lại nhiều. Tôi đi Dubai, Singapore, Thái Lan, Mã Lai... Thật ra, làm giám khảo thì cũng không có gì cực nhọc, với sức khỏe hiện tại thì tôi dư sức làm.

Năm rồi, tôi đi phim khá nhiều, đi 4 - 5 phim, toàn phim nhựa. Tôi nghĩ, đã là diễn viên thì vai lớn hay nhỏ không thành vấn đề, miễn là có chỗ diễn. Tình cảm của mình đối với vai diễn hoặc ekip đó mới quan trọng.

Tôi cũng lớn tuổi rồi, có gì giúp được cho con cháu, anh em thì mình sẵn sàng thôi.

Với lại, cũng do lớn tuổi nên vai diễn của tôi đã hạn chế rồi. Hồi xưa còn đóng vai 40 - 50 tuổi chứ giờ chỉ đóng được vai ở hàng 60 trở lên thôi.

- Đời Chánh Tín đủ thăng trầm, nhưng tôi để ý, hễ ông gặp chuyện là có người tự động tới giúp?

Đó là một điều rất phước đức mà khán giả đã yêu mến và mang tới cho mình. Tôi lấy làm vinh dự khi nhận được sự giúp đỡ đó.

Tôi cũng từng là đại gia đấy! Nhưng thôi, giờ còn để ý làm gì. Tất cả cái gì ra đi thì do nó phải ra đi thôi. Chúng ta phải lo cuộc sống phía trước chứ. Tôi giờ cũng sáu mươi mấy rồi, coi mấy đứa em làm gì thì đu theo thôi chứ không mong làm giàu gì nữa.

Chánh Tín: Tôi từng là đại gia, giờ chỉ mong đủ ngày hai bữa - Ảnh 1.

NSƯT Chánh Tín đã dọn về một căn hộ chung cư cao cấp, có đièu kiện sống tốt hơn ở tuổi xế chiều.

- Tôi còn nhớ lúc phá sản, tâm trạng ông sa sút lắm. Ông mất bao lâu để hồi phục?

Không ai có thể trụ nổi khi tất cả mọi chuyện cùng đổ ập một lần. Lúc đó, tôi đã bị ăn cắp phim mà việc kinh doanh cũng liên tục thất bại, chưa kể chuyện đất đai, nhà cửa lên xuống. Nhiều thứ kéo theo một lúc làm tôi sạt nghiệp, chứ nếu chỉ chuyện bộ phim thôi thì chắc đã không tới nỗi.

Tôi chưa từng trách đời, trách phận. Trái lại, tôi lấy làm hả hê. Tôi không hẳn tu nhưng là con nhà Phật. Ba mẹ tôi ăn chay trường 40 - 50 năm, tu tịnh độ cư sĩ (trường phái thiền). Tôi được rèn luyện từ nhỏ nên dù trải qua những chuyện đau buồn, có khi người khác không sống nổi nhưng tôi cứ nghĩ là vô thường hết.

Hồi xưa, tôi ngủ tới 11 - 12 giờ mới dậy nhưng từ sau lần tai nạn đó, giờ khoảng 5 - 6 giờ là tôi dậy rồi. Buổi tối cũng vậy, khoảng 9 - 10 giờ là tôi đi ngủ, rất sớm.

Cứ như đầu óc mình không còn cái gì để lo lắng, suy nghĩ nữa vậy. Người ta còn gia sản thì còn lo mất của, chứ tôi mất hết rồi còn gì đâu mà lo? Thành ra ngủ sướng lắm. (cười)

- Ngoài 60, ông mong muốn gì nhất?

Mong sao ngày có đủ hai bữa, chứ mong gì nữa giờ! Tôi còn thằng con ở nước ngoài gửi tiền về, nếu tằn tiện thì vẫn sống được. Tôi cũng đi hoạt động, ca hát, làm giám khảo, đi show... thì cũng không tới nỗi nào. Nói chung, hiện giờ, tôi chẳng có kế hoạch gì. Có chăng, kế hoạch của tôi là sống đơn giản.

Chánh Tín: Tôi từng là đại gia, giờ chỉ mong đủ ngày hai bữa - Ảnh 2.

Ngôi sao màn bạc Chánh Tín một thuở.

- Giai đoạn phá sản, ông hay đi hát phòng trà nhưng giờ không thấy đi hát nữa?

Lúc trước, tôi có đi hát phòng trà nhưng tôi thấy tình trạng phần lớn phòng trà hiện nay ế ẩm quá, doanh thu không tốt, chỉ còn vài chỗ hoạt động ổn định thôi. Vì vậy, họ phải cắt giảm nhiều thứ nên cát-xê không còn như xưa.

Tôi đi hát mà thấy thù lao không xứng đáng thì thôi, thà mình làm nghề khác. Bây giờ, tôi chỉ thỉnh thoảng đi hát cho anh em nghe, chứ hát một đêm lãnh mấy trăm ngàn thì hát để làm gì.

- Đời ông thăng trầm, hấp dẫn như vậy, sao không tính chuyện làm phim, viết sách?

Tôi cũng từng có ý định làm cuốn phim hoặc ra sách về cuộc đời mình nhưng phải có mạnh thường quân nào giúp đỡ thì họa may làm được. Chứ với tình trạng hiện tại của tôi hiện giờ thì... bó tay.

Nếu tôi đi kêu gọi mọi người làm phim về cuộc đời mình thì kỳ quá. Viết sách cũng vậy, phải có tác giả, tờ báo nào uy tín viết cho thì mới được.

Riêng với sách, nếu viết như một số người từng ra sách thì tôi không đồng ý. Tôi không chỉ là diễn viên mà còn là ca sĩ, kịch sĩ, đạo diễn... Bề dày hoạt động của tôi từ năm 1973 tới giờ, từng chiếm huy chương vàng của tổng thống Thiệu.

Vì vậy, nếu đã kể thì phải kể cho hết, đem cái hay cái đẹp trong ngành nghề mình từng trải qua cho người đời sau biết. Dĩ nhiên cả những cái cần tránh, để người ta nhìn vào đó lấy mình làm gương. Hồi ký không phải là thứ chỉ để kể lại chuyện chơi bời của đời mình.

"Tôi biết và mê anh Chánh Tín từ nhỏ, qua loạt phim trước 1975 rồi. Về ca hát, anh là một danh ca.

Trong một show diễn, tôi đến xem và muốn tặng hoa cho anh nhưng còn bé quá nên không chen được. Không hiểu sao, giữa ngàn khán giả đến tặng hoa, anh bất ngờ cúi xuống bế lên bỏ vào lòng.

Anh là hình ảnh của người Sài Gòn cũ, người nghệ sĩ chân chính. Anh mất hết tất cả vì anh yêu nghề.

Lúc anh phá sản, anh chưa từng kêu gọi ai giúp đỡ nhưng mọi người trong Nam ngoài Bắc tự động bỏ cả trăm triệu vào tài khoản gửi cho anh. Long Nhật không có nhiều, khoảng mấy chục triệu thôi. Anh Vương Bảo Tuấn lúc sinh thời có 5 triệu, phải hỏi mượn thêm cho đủ 10 triệu. Chị Bảo Yến cũng bỏ 10 triệu...

Tôi chưa từng nghĩ anh Chánh Tín hết phong độ. Theo quy luật, anh cũng có tuổi rồi nhưng phong thái đó, thần lực đó còn nguyên vẹn", Long Nhật kể về Chánh Tín với VietNamNet.


**************

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Người dân ở Whittier không biết đến tắc đường hay giờ cao điểm, và họ có thể mặc quần áo ngủ ở nhà để đi đến chỗ làm.

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Whittier là một thị trấn hẻo lánh nằm ở Alaska, được biết đến với thời tiết khắc nghiệt quanh năm. Tuy nhiên, điều khiến nơi đây trở nên đặc biệt so với những vùng hẻo lánh khác của nước Mỹ, là hơn 200 người dân của toàn thị trấn đều dồn về sống cùng nhau trong một chung cư cao 14 tầng có tên gọi Beghich Towers (BTI).

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Nếu xét về kiến trúc, BTI không có gì đặc biệt. Nhiều người còn nhận xét nó thậm chí phá vỡ cả sự cân bằng, hài hòa trong không gian của thị trấn. Tuy nhiên, nó lại là nơi lý tưởng để người dân tránh được 6 tháng mùa mưa mỗi năm và 6 tháng tuyết rơi lạnh giá, nơi mà vận tốc gió có thể đạt đến 130 km/h.

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Việc hầu như cả thị trấn sống chung dưới một mái nhà cũng được đánh giá là có nhiều điều thú vị. Tòa nhà này không khác gì một thành phố thu nhỏ, gồm có cả bệnh viện, trường học và nơi đặt trụ sở của chính quyền. Bên cạnh đó, nơi đây cũng có các dịch vụ tối thiểu như tiệm giặt là, siêu thị...

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Người dân không phải đối mặt với cảnh tắc đường giờ đi làm hay tan tầm. Cơ quan, công ty của bạn chỉ cách nhà ở vài bước chân, hoặc một vài tầng. Mọi người đi làm chỉ cần di chuyển bằng thang máy, lên hoặc xuống.

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Erika Thompson là một giáo viên sống ở tầng 9. Cô cho biết mình gặp sinh viên của cô ở mọi nơi. "Khi đi đổ rác, tôi nhìn thấy sinh viên của mình. Khi tôi ra ngoài để mang đồ đi giặt là, tôi cũng gặp họ". Cũng do vị trí nhà ở độc đáo này, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên rất khác những nơi khác. Erika có thể vừa nướng khoai trong lò, vừa tổ chức một lớp học ngay ở phòng khách. Và vào dịp Giáng sinh, cô vẫn thỉnh thoảng được sinh viên gõ cửa nhà.

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Jennifer Rogers, một công chức của thị trấn, có thể thoải mái di dép lê đi làm. Thậm chí cô cũng không phải đưa 3 đứa con nhỏ của mình đến trường. Đến giờ học, giờ làm, mọi người chỉ cần bấm thang máy. Trường học của trẻ con được kết nối với chung cư qua một đường hầm.
Phía dưới tầng hầm, mỗi nhà dân đều có một kho nhỏ để chứa đồ không đùng đến.

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Có khoảng 220 người dân sống ở Whittier. Phần lớn đều sống trong chung cư này, và chỉ một số ít sống ở bên ngoài. Do chia sẻ không gian sống chung, mọi người luôn coi nhau như một gia đình. Họ chăm sóc, quan tâm lẫn nhau. 

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Thậm chí, có thông tin rằng nhiều người trong chung cư đã không bước chân ra ngoài trong vài tuần, vài tháng hay vài năm liền.
Bước vào chung cư, cuộc sống trong thị trấn nhộn nhịp là thế. Nhưng khi đặt chân ra ngoài, cả thị trấn hầu như chìm trong vắng lặng.

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Tại đây, người dân thị trấn Whittier vẫn có chỗ để cho du khách thuê nghỉ qua đêm. June Miller - ông chủ nhỏ sống trong tòa nhà này - có các phòng trang bị ống nhòm và đầy đủ tiện nghi để du khách tới đây xem cá voi dưới biển và dê núi ăn cỏ.

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Các nhà chức trách địa phương lý giải cho việc sống chung này là quy mô thị trấn khá nhỏ, kéo dài chưa đến 5 km dọc theo bờ biển và vị trí địa lý lại hiểm trở, khó tiếp cận. Cách duy nhất để vào thị trấn là bằng đường biển hoặc đường hầm qua núi, mà mỗi lần chỉ đi được một chiều. Ban đêm hầm đóng cửa và Whittier nhanh chóng trở thành địa điểm "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Nơi cả thị trấn nhất quyết sống cùng trong một chung cư

Do đặc điểm chỉ được ra, vào trong những giờ nhất định, người dân nơi đây luôn phải sắp xếp công việc của mình phù hợp với thời gian biểu của giờ mở làn đường. Nếu có việc phải ra ngoài và muốn quay lại thị trấn sau 22h30, bạn có thể phải đỗ xe đợi và ngủ ngoài đường hầm. Hình ảnh tài xế ngủ trong xe ở lối vào Whittier có lẽ là hình ảnh quen thuộc với nhiều người.

Ảnh: BusinessInsider.


************

Tò mò từ bé

Thánh tự sướng mới xuất hiện, ngủ cũng cần có bang hội, gà đi ủng...
1-4711-1419668668.jpg

Thế này mới siêu đẳng chứ.

2-6016-1419668669.jpg

Trở về thuở ấu thơ.

3-5868-1419668670.jpg

Gà vịt giao lưu.

4-9259-1419668671.jpg

Ngủ là phải có bang hội nhé.

5-9097-1419668672.jpg

Thế này cũng viết sai.

6-6070-1419668672.jpg

Tò mò từ bé.

7-7529-1419668673.jpg

Gà đi ủng.

8-5324-1419668673.jpg

Xe đạp ôm.

9_1419668176.jpg

Khóa vào đây mới chắc.

10_1419668176.jpg

Chân xoắn quẩy.

11_1419668176.jpg

Ai đã làm trò này khi đi thi thì giơ tay nào.

12_1419668176.jpg

Kính mắt sành điệu.

13_1419668176.jpg

Công dụng mới của xe ô tô.

14_1419668176.jpg

Tóc gió thôi bay.

15_1419668176.jpg

Bơm thế này thì bao giờ mới xong?

Ốc Sên


**************

Thị trấn ma trị giá triệu đô ở Thung lũng Chết

Thị trấn ma Cerro Gordo ở Mỹ từng một tuần có ít nhất một vụ sát hại xảy ra, nay sắp được đầu tư thành điểm du lịch.

Cerro Gordo, một thị trấn có mỏ khai thác bạc đã bị bỏ hoang ở Thung lũng Chết, bang California (Mỹ), nổi tiếng là nơi nguy hiểm vào thập niên 1870. Thời kỳ đó, mỗi tuần ở Cerro Gordo xảy ra ít nhất một vụ sát hại. Do còn lưu giữ nhiều bí ẩn về các vết đạn bắn và những vệt máu trên tường, thị trấn mới được bán đi với giá 1,7 triệu USD.

Dấu tích về các vụ sát hại ở thị trấn ma ám Cerro Gordo. Ảnh: News.

Dấu tích về các vụ sát hại ở thị trấn ma ám Cerro Gordo. Ảnh: News.

Chủ mới của thị trấn là Brent Underwood và Jon Bier. Họ quyết định mua thị trấn và đầu tư hơn 1,3 triệu USD để khôi phục và bảo tồn nơi này như một khu di tích. 

Ở Cerro Gordo, 22 tòa nhà cũ vẫn còn tồn tại, trong đó có một khách sạn, nhà thờ, rạp chiếu phim, cửa hàng, bảo tàng và một tòa nhà được thiết kế để làm đầu mối khai khoáng. 

Thị trấn nằm cách Los Angeles 320 km về phía bắc, được thành lập bởi Pablo Flores vào năm 1865, bởi ông chính là người tìm ra bạc ở đây. Kể từ đó Cerro Gordo trở thành điểm nóng thu hút đông đảo người đi khai thác bạc. Năm 1869, thị trấn được mệnh danh là nơi sản xuất bạc và chì lớn nhất bang California. 

Quân đội Mỹ thậm chí còn xây dựng một pháo đài ở khu vực này để bảo vệ thị trấn khỏi sự tấn công của dân bản địa. Tờ Los Angeles News từng viết năm 1872: "Thứ Los Angeles hiện có, chủ yếu dựa vào thương mại ở Cerro Gordo". 

Giá bạc giảm sút khiến cho hoạt động khai khoáng ở thị trấn chấm dứt. Năm 1900, thị trấn hồi sinh một thời gian ngắn với hoạt động khai thác kẽm, tuy nhiên đến thập niên 1950, nơi này đã rơi vào tình trạng hoang phế.

Theo Jake Rasmuson, thuộc công ty bất động sản Bishop, "Cerro Gordo là một phần của miền Tây nước Mỹ. Nơi đây được bảo vệ rất tốt bởi những người khai khoáng và mẹ thiên nhiên".

Mặc dù bị bỏ hoang nhiều năm, thị trấn Cerro Gordo vẫn là một nơi hấp dẫn với các nhà đầu tư. Ảnh: Alamy.

Mặc dù bị bỏ hoang nhiều năm, thị trấn Cerro Gordo vẫn là một nơi hấp dẫn với các nhà đầu tư. Ảnh: Alamy.

Kể từ khi thị trấn được rao bán vào đầu tháng 6, Rasmuson cho biết có hơn 300 yêu cầu mua Cerro Gordo. Mặc dù Underwood và Bier không phải những người đưa ra giá cao nhất, nhưng họ lại được chấp nhận bởi chủ trước. 

Kế hoạch của hai chủ nhân mới là bảo tồn thị trấn như một khu di tích, đồng thời sẽ giới thiệu những phần ở đây cho mọi người biết tới nhiều hơn về lịch sử nước Mỹ. Underwood đang tìm kiếm các nhà đầu tư khác để xây dựng kế hoạch tạo dựng Cerro Gordo như một điểm đến đặc biệt. 

Trên tờ San Francisco Chronicle, Underwood trả lời: "Tôi đã đọc tất cả sách mình tìm thấy nói về thị trấn này. Tôi không thể diễn tả được cảm xúc vui mừng của mình khi có thể tiếp tục bảo tồn vẻ đẹp và giá trị của nơi này. Chúng tôi muốn giữ gìn nơi này nhằm giữ gìn một phần lịch sử Mỹ".

Hai chủ nhân mới của thị trấn hy vọng sẽ xây dựng thêm các điểm lưu trú qua đêm, một nhà hàng, hệ thống nước, rạp hát, khu nghỉ dưỡng... và nhiều điểm tham quan khác.


**************

Những bộ lạc lo sợ bị lãng quên ở thủ đô mới của Indonesia

Rất lâu trước khi chính phủ Indonesia quyết định dời đô, Eko Supriadi đã biết vùng quê của anh ngày nào đó sẽ quan trọng với đất nước.

Supriadi, thủ lĩnh trẻ của người bản địa tại huyện Penajam Paser Utara, tỉnh Đông Kalimantan, Indonesia cho biết các bô lão trong làng không bất ngờ khi Tổng thống Joko Widodo tuyên bố một phần của huyện này sẽ sớm nằm trong thủ đô mới của Indonesia, cùng một phần của huyện Kutai Kartanegar. Một nhà tiên tri địa phương từng đoán trước việc này.

"Huyền thoại kể rằng sẽ đến một ngày Paser chật kín người. Việc dời đô đến đây đã được số trời định sẵn", người đàn ông 32 tuổi nói.

Tổng thống Widodo tháng trước thông báo chuyển thủ đô Indonesia từ Jakarta trên đảo Java tới một khu vực ở tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo, cách đó gần 2.000 km. Kinh phí dời đô dự tính là 466 nghìn tỷ rupiah (gần 33 tỷ USD) và việc xây dựng thủ đô mới sẽ bắt đầu vào năm sau. Một loạt vấn đề tại Jakarta như tắc đường, ô nhiễm, nguy cơ động đất, lũ lụt và tốc độ sụt lún nhanh thúc đẩy chính phủ quyết định dời thủ đô sang nơi khác.

Huyện Penajam Paser Utara hiện có khoảng 160.000 cư dân, đối lập rõ rệt so với con số 10 triệu người ở thủ đô Jakarta. Hàng nghìn người thuộc bộ lạc Paser Balik và Dayak đang sinh sống tại huyện này. Một số nhà nhân chủng học phân họ thành một nhóm, nhưng họ tự nhận là hai bộ lạc riêng biệt.

Một khu nhà của người Paser Balik ở huyện Penajam Paser Utara, tỉnh Đông Kalimantan, Indonesia. Ảnh: CNA.

Một khu nhà của người Paser Balik ở huyện Penajam Paser Utara, tỉnh Đông Kalimantan, Indonesia. Ảnh: CNA.

Giống như nhiều người dân bản địa khác, Supriadi cho biết anh hoan nghênh kế hoạch chuyển thủ đô tới Đông Kalimantan, nhưng vẫn e ngại liệu chính phủ có kế hoạch bảo vệ đời sống của người bản địa hay không.

Tỉnh trưởng của Đông Kalimantan Isran Noor cho hay chính phủ sẽ không bỏ rơi các cộng đồng bản địa, đồng thời cam kết bảo vệ môi trường khi thủ đô mới được xây dựng tại vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên này.

Chính phủ Indonesia luôn coi việc di dân từ đảo Java đông đúc tới những khu vực thưa thớt hơn là một ưu tiên. Tỉnh Đông Kalimantan là điểm đến phổ biến, với khoảng một triệu người di cư trong tổng số 3,5 triệu dân, theo kết quả điều tra dân số năm 2010.  

"Nhiều vùng đất của chúng tôi được trao cho người di cư. Họ có nhà cửa và được hỗ trợ chi phí sinh hoạt, trong khi cư dân địa phương chúng tôi chẳng nhận được bất cứ thứ gì", bà Helena, người đứng đầu Hội đồng Phong tục Dayak, cho biết.

"Chúng tôi, những người bản địa, có xu hướng dễ chấp nhận. Chúng tôi cư xử quá tốt ngay từ đầu, nhưng bây giờ nhận ra rằng nếu tiếp tục như vậy chúng tôi sẽ chịu thiệt thòi hơn nữa", bà Helena nói thêm, đề cập tới nỗi lo cộng đồng người bản địa bị gạt ra bên lề quá trình phát triển của khu vực.

Trước những lo ngại này, ông Isran cam kết xem xét các nguyện vọng của người bản địa "như một đóng góp ý nghĩa với chính phủ". "Họ sẽ không bị gạt ra ngoài lề. Họ cần phát triển khả năng để có thể tham gia xây dựng đất nước", ông nói.

Tuy nhiên, Sikbukdin, thủ lĩnh bộ lạc Paser Balik, vẫn tỏ ra hoài nghi. Người đàn ông 56 tuổi này cho biết người của bộ lạc bị thiệt thòi khi các trường học được xây dựng gần nhà của những người di cư, nhưng không có trường nào gần khu rừng mà họ sinh sống, khiến họ mất cơ hội học tập.

Ông Sikbukdin, thủ lĩnh bộ lạc Paser Balik ở huyện Penajam Paser Utara, tỉnh Đông Kalimantan, Indonesia. Ảnh: CNA.

Ông Sikbukdin, thủ lĩnh bộ lạc Paser Balik ở huyện Penajam Paser Utara, tỉnh Đông Kalimantan, Indonesia. Ảnh: CNA.

Với nỗi lo sự xuất hiện của thủ đô mới sẽ khiến họ bị tách biệt hơn nữa với môi trường phát triển, Sikbukdin muốn chính phủ bảo vệ quyền lợi của người dân bản địa.

"Họ thà lo lắng về đười ươi và nơi sinh sống của chúng còn hơn chú ý đến chúng tôi. Có lẽ họ nghĩ chúng tôi thua kém những con vật đó", thủ lĩnh bộ lạc Paser Balik cho biết.

Kế hoạch di dời thủ đô còn đặt ra những câu hỏi về tác động với môi trường và động vật hoang dã tại tỉnh Đông Kalimantan. Một trung tâm bảo tồn ở huyện Kutai Kartanegara có 130 con đười ươi và chúng sớm muộn cũng về với tự nhiên. Các nhà môi trường học cảnh báo những khu rừng, môi trường sống của đười ươi, có thể biến mất trong quá trình dời đô.

Tỉnh Đông Kalimantan phần lớn không bị ảnh hưởng bởi khói mù hàng năm. Tuy nhiên, sân bay tại thành phố Samarinda, thủ phủ của tỉnh, năm nay đã buộc phải đóng cửa vì tình trạng này, làm dấy lên lo ngại về khả năng khói mù ảnh hưởng tới thủ đô mới. Trong khi đó, Jakarta chưa bao giờ phải đóng cửa sân bay vì lý do này.

Tổ chức phi chính phủ về môi trường WALHI còn lo ngại thành phố Balikpapan ở gần khu vực thủ đô mới có nguy cơ khủng hoảng nguồn nước, do quá trình phát triển sẽ cản trở dòng chảy của sông. Các cộng đồng ven biển phụ thuộc vào nguồn tài nguyên từ đại dương ở vịnh Balikpapan cũng có thể bị ảnh hưởng.

"Chúng tôi nghĩ thảm họa sắp xảy ra. Cần thêm nhiều tòa nhà, công trình công cộng, giao thông và hệ thống điện để phục vụ việc di dời", Hafidz Prasetyo, thành viên tổ chức WAHLI, cho hay.

Trước những chỉ trích từ các tổ chức bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Các vấn đề Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar hôm 18/9 cam kết sẽ đối thoại với chính quyền địa phương, các cộng đồng bản địa, giới học giả và đảm bảo với công chúng môi trường và động vật hoang dã sẽ được bảo vệ.

Ông Isran cũng cho biết chính quyền địa phương sẽ cố hết sức để bảo vệ môi trường. "Mọi người lo lắng cũng không sao. Điều này giúp tránh vi phạm những quy định về môi trường. Có lẽ họ lo lắng bởi họ không hiểu", ông Isran nói.

"Tuy nhiên, tôi đảm bảo chính phủ sẽ không tiến hành các chương trình gây tổn hại cho môi trường".

Ánh Ngọc (Theo CNA)


************

Cuộc giải cứu 'nô lệ tình dục' Triều Tiên ở Trung Quốc

Trong hơn hai năm, Lee Jin-hui, 20 tuổi, phải ngồi cả ngày trước máy tính, thực hiện những động tác khêu gợi qua webcam để phục vụ "khách hàng".

Trong một căn hộ ba phòng ngủ ở đông bắc Trung Quốc, Lee và những phụ nữ Triều Tiên khác phải kiếm khoảng 820 USD mỗi người để giao nộp cho ông chủ, kẻ đã mua họ lại từ đường dây giống như kiểu buôn bán nô lệ. Nếu không nộp đủ tiền, họ bị đánh đập và bỏ đói. "Chúng tôi phải làm việc ngay cả lúc ốm đau, bệnh tật", Lee kể. "Tôi khao khát được ra khỏi đây nhưng tất cả những gì tôi có thể làm là nhìn lén qua cửa sổ".

Mỗi năm, những kẻ buôn người dụ dỗ được hàng nghìn phụ nữ Triều Tiên bỏ trốn khỏi đất nước bằng lời hứa hẹn cho họ một công việc tốt ở Trung Quốc. Nhưng khi đến nơi, nhiều phụ nữ bị bán cho những người đàn ông chưa vợ ở các vùng nông thôn hay cho những kẻ môi giới mại dâm. Chúng vắt kiệt họ trong các nhà thổ hay qua những trang cung cấp dịch vụ tình dục ảo (cybersex).

Kim Ye-na (trái) và Lee Jin-hui nhìn ra bên ngoài từ căn phòng khách sạn ở Vientiane, Lào, ngày 22/8. Ảnh: NYTimes.

Kim Ye-na (trái) và Lee Jin-hui nhìn ra bên ngoài từ căn phòng khách sạn ở Vientiane, Lào, ngày 22/8. Ảnh: NYTimes.

Nếu bị bắt trong lúc trốn chạy, họ sẽ bị trả về Triều Tiên và có thể bị trừng phạt trong những trại lao động khổ sai. Vì không biết phải tìm sự giúp đỡ ở đâu, các cô gái bị mắc kẹt với thân phận nô lệ tình dục.

Theo báo cáo của nhóm nhân quyền Sáng kiến Tương lai Triều Tiên có trụ sở ở London, Anh, khoảng 60% phụ nữ Triều Tiên tị nạn ở Trung Quốc bị buôn bán tình dục. Số người bị ép buộc thực hiện hành vi tình dục ảo đang ngày càng gia tăng.

"Phụ nữ bị ép làm các hành động tình dục khêu gợi và bị bạo hành tình dục trước webcam, phát trực tiếp cho người xem trên toàn cầu, rất nhiều trong số đó dường như là đàn ông Hàn Quốc", báo cáo cho hay.

Khi bị đưa khỏi Triều Tiên vào mùa xuân năm 2017, Lee được kẻ buôn người hứa rằng hắn sẽ cho cô làm bồi bàn ở Trung Quốc. Tới nơi, ông chủ của Lee nói công việc của cô là "chat" qua máy tính. Lee chưa bao giờ nhìn thấy máy tính. Cô không biết webcam là gì. Lúc bấy giờ, Lee 18 tuổi.

"Tôi tưởng 'chat' là ghi chép sổ sách, giấy tờ bằng máy tính", Kim Ye-na, 23 tuổi, cô gái Triều Tiên khác bị lừa bán sang Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái, cho biết. "Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được nó sẽ trở thành như thế nào".

Cả Lee và Kim đều đã bỏ trốn khỏi đường dây tình dục ảo hôm 15/8. 6 ngày sau, họ tới Vientiane, Lào, cùng một người đàn ông đã trả 4.000 USD để đưa họ qua biên giới Trung - Lào. Chờ đợi họ là Chun Ki-won, mục sư Thiên chúa giáo đến từ Hàn Quốc. Chính ông đã tài trợ tiền và dàn xếp cuộc giải cứu hai cô gái. Lee Jin-hui và Kim Ye-na đều là tên giả. Họ không muốn tiết lộ tên thật để đảm bảo riêng tư cũng như an toàn cho bản thân.

"Do Trung Quốc ngày càng kiểm soát chặt hơn đối với người nước ngoài lưu trú không giấy tờ, việc nhốt những phụ nữ Triều Tiên trong các căn hộ khép kín để ép họ thực hiện hành vi tình dục ảo đang là cách được những kẻ buôn người ưa dùng", mục sư Chun nói. "Chúng cho các cô gái dùng thuốc để khiến họ mất đi cảm giác xấu hổ và làm việc nhiều hơn".

Cuộc sống ở Triều Tiên của Lee và Kim khá khó khăn. Như lời hai cô gái kể, họ phải lao động từ khi học hết tiểu học. Kim làm việc cho một mỏ khai thác ngọc bích, sau đó bán trái cây và quần áo Hàn Quốc nhập lậu từ Trung Quốc trên thị trường chợ đen. Lee hái lượm và bán thảo mộc.

Khi họ lớn lên, quê hương của Lee và Kim, thị trấn Hyesan, cùng những thị trấn khác nằm dọc con sông Áp Lục chia cắt Trung Quốc và Triều Tiên, trở thành mục tiêu của những kẻ buôn người. Năm 2017, một người họ hàng bán Lee qua bên kia biên giới.

"Bản thân tôi muốn đến Trung Quốc bởi tôi được nghe rằng các cô gái tới đây có thể gửi tiền về cho gia đình", Lee chia sẻ.

Sau khi qua tay hai kẻ buôn người, Lee cuối cùng rơi vào tay một gã đàn ông. Người này đang giam 5 phụ nữ Triều Tiên khác ở huyện Hòa Long, tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc.

Còn Kim được một kẻ buôn người hứa đưa cô đến Trung Quốc. 4h sáng ngày 18/11, họ lên đường. Sau 12 tiếng đi bộ, Kim cùng kẻ buôn người tới được Trung Quốc. Vài tiếng sau một cuộc điện thoại, một phụ nữ đi xe tới và trao tiền cho kẻ buôn người. Kim đã bị bán.

Người phụ nữ mua Kim cũng đến từ Hyesan và làm việc cho một đường dây buôn bán tình dục, quản lý hàng chục phụ nữ mua vui qua webcam trong các căn hộ ở thành phố Công Chúa Lĩnh, tỉnh Cát Lâm. Người này nói Kim nợ cô ta 80.000 nhân dân tệ (11.160 USD).

"Cô ta nói tôi có thể tới Hàn Quốc sau ba năm làm việc cho cô ta", Kim kể. "Tôi được biết rằng ở Hàn Quốc, bạn có thể sống tử tế nếu làm việc chăm chỉ. Đấy là tất cả những gì tôi cần".

Một số khách hàng người Hàn Quốc của Lee thường yêu cầu cô thực hiện những hành động xấu hổ đến nỗi cô không thể mô tả lại. "Nếu tôi từ chối, họ sẽ gọi tôi là thứ rác rưởi từ Triều Tiên", Lee nói.

Tháng 12 năm ngoái, một phụ nữ biến mất khỏi căn hộ của Lee. Theo lời gã chủ, cô gái đã bị bọn buôn nội tạng lừa và có thể đã chết.

Đến nay, mới chỉ có hai phụ nữ được thả khỏi căn hộ của Kim, khi cả hai đều mắc bệnh lao phổi. Vì bị đánh đập quá nhiều, hai người khác đã tìm cách trốn khỏi căn hộ trên tầng 6 bằng cách leo đường ống dẫn nước. Cảnh sát nhanh chóng bắt họ và đưa trở lại Triều Tiên.

Dù điều kiện sống không khác gì nô lệ, Lee chưa bao giờ nghĩ tới chuyện trở về Triều Tiên. Mục tiêu của cô là tới Hàn Quốc và kiếm đủ tiền để đưa mẹ cùng em gái sang với mình. "Tôi luôn tự nhủ 'Hãy cố gắng lên. Sẽ tới lúc mình đến được Hàn Quốc'", cô chia sẻ.

Cuối năm 1995, ông Chun, lúc đó là một chủ khách sạn, chưa phải mục sư, có chuyến công tác tới thành phố Hồn Xuân giáp biên giới Triều Tiên và nhận ra hoàn cảnh tồi tệ ở nơi đây. Ông nhìn thấy những người Triều Tiên chết khi vượt sông Áp Lục, hay cảnh một phụ nữ gào thét nhờ giúp đỡ khi cô bị hai người đàn ông bắt đi.

Chun sau đó trở thành mục sư Thiên chúa giáo. Từ năm 2000, ông đã đưa khoảng 1.200 người tị nạn Triều Tiên ở Trung Quốc sang Hàn Quốc, bao gồm cả những phụ nữ bị ép kết hôn. Vài năm gần đây, tổ chức truyền giáo Durihana của ông ở Seoul bắt đầu nhận được nhiều tin nhắn trực tuyến từ những phụ nữ bị mắc kẹt trong các hang ổ tình dục ảo ở Trung Quốc hay cuộc gọi từ những người đàn ông muốn giải cứu họ.

Một người đàn ông muốn cứu Kim đã thực hiện cuộc gọi như thế tới Durihana hồi tháng 7. Cũng trong khoảng thời gian này, mục sư Chun nhận được cuộc gọi từ một người đàn ông khác nói muốn cứu Lee. Lee còn nhận được một tin bất ngờ: Người phụ nữ được cho là đã chết vì rơi vào tay lũ buôn người vẫn còn sống và đang ở Hàn Quốc. Cô đã liên lạc với Lee qua webcam.

Mục sư Chun kết nối cùng lúc với cả Lee và Kim, đóng giả là khách hàng. Người phụ nữ Triều Tiên trốn thoát giúp ông tìm ra khu Lee sống. Kim ghi nhớ số điện thoại của một nhà hàng gần căn hộ mà có lần ả tú bà dẫn cô đi. Bằng cách nhìn lén qua cửa sổ, Lee và Kim cố gắng xác định nhiều dấu hiệu nhận biết nhất có thể để cung cấp cho mục sư Chun, giúp ông định vị trí của họ trên Goole Earth.

Mục sư Chun cử 7 tình nguyện viên đến Trung Quốc. Họ quyết định tiến hành kế hoạch giải cứu vào ngày 15/8. Một đội chờ trong taxi bên ngoài nơi ở của Kim rồi âm thầm đi theo cô cùng ả tú bà và một cô gái khác trong lúc cả ba ra ngoài mua đồ ăn vì căn hộ bị mất nước. Kim giả vờ mệt trên đường trở về, nôn ọe và phải chạy vào nhà vệ sinh công cộng. Lợi dụng lúc ả tú bà sơ suất, Kim nhảy lên chiếc taxi giải cứu và phóng đi.

Khi được hỏi cô muốn làm điều gì nhất, Kim trả lời: "Đứng dưới mưa". Nhưng nhiều đêm sau khi rời Trung Quốc, cô vẫn gặp ác mộng bị ai đó đuổi theo phía sau.

Cùng ngày 15/8, ở Hòa Long, Lee lẻn khỏi phòng trong lúc gã ma cô ra ngoài uống rượu. Qua cửa sổ phòng khách, cô nhìn thấy người giải cứu cùng một tấm nệm hơi đã trải sẵn. Nhưng Lee lưỡng lự. "Độ cao rất khủng khiếp", cô nói. "Nhưng đó là cách duy nhất để trốn thoát". Lee quyết định nhảy. 

Cuối tháng 8, một chiếc xe đen dừng bên ngoài Đại sứ quán Hàn Quốc tại Lào, nơi những người đào tẩu Triều Tiên có thể nộp đơn xin tị nạn. Nắm tay mục sư Chun, Lee và Kim băng qua đường, bước những bước cuối cùng tới tự do.

Kim Ye-na (trái) và Lee Jin-hui bên cạnh mục sư Chun Ki-won, ở Vientiane, Lào, ngày 21/8. Ảnh: NYTimes.

Kim Ye-na (trái) và Lee Jin-hui bên cạnh mục sư Chun Ki-won, ở Vientiane, Lào, ngày 21/8. Ảnh: NYTimes.

Vũ Hoàng (Theo New York Times
*************

Thảm họa thời trang hổng giống ai

Đàn ông mặc váy, phụ nữ mặc quần bên mất bên còn, hay thậm chí hớ hênh để lộ đồ chíp... 
1-6492-1419670299.jpg
2-8060-1419670300.jpg
3-6514-1419670300.jpg
4-1224-1419670301.jpg
5-6986-1419670302.jpg
6-8619-1419670303.jpg
7-5202-1419670304.jpg
8-3226-1419670305.jpg
9-5361-1419670306.jpg
10-5333-1419670307.jpg

11_1419669860.jpg
12_1419669860.jpg
13_1419669861.jpg
14_1419669861.jpg
15_1419669861.jpg
16_1419669861.jpg
17_1419669861.jpg
18_1419669861.jpg
19_1419669861.jpg
20_1419669861.jpg

Ốc Sên



*******************

Ảnh sex Anri Sugihara 1

Ảnh sex Anri Sugihara 2

Ảnh sex Anri Sugihara 3

Ảnh sex Anri Sugihara 4

Ảnh sex Anri Sugihara 5

Ảnh sex Anri Sugihara 6

Ảnh sex Anri Sugihara 7

Ảnh sex Anri Sugihara 8

Ảnh sex Anri Sugihara 9

Ảnh sex Anri Sugihara 10

Ảnh sex Anri Sugihara 11


*************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn