Trang Lá Cải Ngày 02 - 9 -2019: Tin Võ Đài Chọi Chó nội bộ đảng (Trưa 02/9/2019)

Thứ Hai, 02 Tháng Chín 20196:53 CH(Xem: 16598)
Trang Lá Cải Ngày 02 - 9 -2019: Tin Võ Đài Chọi Chó nội bộ đảng (Trưa 02/9/2019)
********

 Tin Võ Đài Chọi Chó nội bộ đảng (Trưa 02/9/2019)



70290550_1540374992771852_3610043350863839232_n

1. Giới thạo tin chọi chó đưa tin: Phe Trương Tấn Sang- Trương Hòa Bình không được cơ cấu ghế trong đại hội tranh ăn lần tới nên đang tung hàng loạt tài liệu mật đánh đấm khắp nơi.

2. Hiện trên mạng đang có tường trình (thực tế là tố cáo) Đặng Văn Thành của "cựu" đại gia Trầm Bê. Và Đặng Văn Thành là sân sau của Thủ tướng "kiến tạo" thì ai cũng đã rõ. Xuất hiện biên bản này, mục tiêu nhắm vào khối tài sản của Đặng Văn Thành chỉ là 3 phần, 7 phần còn lại là phục vụ việc các đồng đảng ở chóp bu cắn nhau, tranh ghế trong đại hội sắp tới.

3. Đối tượng Tô Lâm, Bộ trưởng BCA cũng đang bị đồng đảng tuồn tài liệu mật ra ngoài, cắn những phát chí mạng. Theo giới thạo tin võ đài, Tô Lâm được cơ cấu để leo cao nữa, có thể kiếm được chân tứ trụ trong đại hội kỳ tới. Bị cắn sau lưng là không oan! (Dĩ nhiên, đối tượng như Tô Lâm thì đầy rẫy những thứ bẩn thỉu, khốn nạn nếu mọi thứ được công khai, minh bạch).

4. Ngoài chuyện bị đồng đảng cắn túi bụi vụ Mobifone mua AVG, Tô Lâm hiện cũng đang chịu thị phi từ việc "nhãn lồng hóa" hay "Hưng Yên hóa" Bộ Công an. Hàng loạt đối tượng được cơ cấu cầm đầu BCA là người Hưng Yên quê của Tô Lâm. (Khóa trước, Trần Đại Quang cũng kéo một loạt các đối tượng tướng tá gốc Ninh Bình khuynh loát BCA).

5. Hàng loạt các tài liệu "mật" liên quan đến mối quan hệ "cứt- đít" giữa Phạm Minh Chính và Hà Văn Thắm, các áp phe, ăn chia của 2 đối tượng này và một loạt các đồng đảng chóp bu cũng được công bố khắp nơi. Như vậy là đường quan lộ của Phạm Minh Chính có thể coi là đã chấm dứt!

6. Từ khi xuất hiện thông tin Nguyễn Văn Bình (ruồi) được cơ cấu ngồi ghế Thủ tướng kỳ tới, các thông tin mật về phe nhóm mafia có Bình ruồi cũng được tung ra khắp nơi. Xin nói lại lần nữa: Các thông tin mật được tuồn ra ngoài chỉ nhằm mục đích đâm chém, đấm đá cắn xé nhau trước đại hội tranh ăn giành ghế. Tuy nhiên, việc các đồng đảng cắn xé nhau là điều này là rất tốt!

7. Vịn Vương cũng đang bị đập tơi bời ở nhiều vấn đế. Từ vụ AVG đến hàng loạt dự án cướp đất vàng khắp cả nước đang được khơi lại. Giới thạo tin võ đài đồn đại: Vượng đang thực sự là vua và "điều khiển" hầu hết các lãnh đạo chóp bu. Cách đây hơn 3 tháng, có thông tin cho biết: Vượng Vin đã kết nghĩa anh em với Vương Đình Huệ nên mọi việc mới hanh thông trôi chảy sau hàng loạt bê bố, ăn cướp bị phanh phui.

8. Vụ xã hội đen, xã hội đỏ đập lộn ở Đồng Nai rất hay nhưng hiện chưa có thông tin gì thêm. Chuyện này không chỉ liên quan đến băng công an và côn đồ mà còn dính đến chuyện đánh đấm của nhiều đối tượng đảng viên quan chức đầu tỉnh.

9. Tình hình cắn nhau ở Hồ Chí Minh cũng rất thú vị. Đã xuất hiện một vài bài viết cả trên báo và mạng xã hội, phanh phui các phi vụ cướp đất, sai phạm của Tập đoàn Hoa Lâm. Đập Hoa Lâm chỉ có thể là băng Hải- Quân- Đua- Tài- Cang. Đây là trận đánh rất hay, kiểu liều mạng. (Theo giới thạo tin chọi chó, Hoa Lâm là dưới trướng của Thủ tướng và Nguyễn Thiện Nhân, nhắm đập Hoa Lâm là kế vây Ngụy cứu Triệu của băng Hải Quân Đua Tài Cang).

Bùi Văn Thuận

(Dân Luận)


************

Dân làng Bồng Lai ám ảnh trước cái vẫy tay 'chào bà con lần cuối' của kẻ gây thảm sát cả nhà em ruột


Hàng chục người túa ra ngoài sau tiếng la hét thất thanh

Sáng sớm 1/9, tiếng la hét thất thanh cầu cứu từ căn nhà ông Nguyễn Văn Hải (51 tuổi, ở làng Bồng Lai, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng) xé tan không gian yên tĩnh.

Hàng chục người dân túa ra ngoài xem sự tình, chứng kiến gã đàn ông vung dao chém tới tấp em trai ruột, em dâu và những đứa cháu. Họ lao vào can ngăn nhưng không được vì đối tượng quá hung hãn.

Họ đành bất lực đứng từ xa nhìn kẻ máu lạnh gây án mà không còn khả năng phản kháng.

Gây án xong, Đông về nhà định tự tử bằng cách cho điện giật nhưng người con trai phát hiện, dập cầu dao. Ông bình tĩnh ngồi uống nước đợi cảnh sát đến đưa về trụ sở.

Người dân làng Bồng Lai nói, giây phút ám ảnh nhất với họ không phải là nhìn những tử thi nằm gục trên vũng máu, mà chính là cảnh kẻ sát nhân bước hiên ngang trên đường vẫy tay chào lại mọi người khi bị công an đưa đi.

"Hắn bình tĩnh, còn ngoái lại vẫy tay 'chào bà con lần cuối" làm mình có cảm giác lạnh toát người. Cướp đi bốn sinh mạng mà vẫn bình thản như vậy", một người dân làng Bồng Lai chứng kiến sự việc kể lại.

Dân làng Bồng Lai ám ảnh trước cái vẫy tay chào bà con lần cuối của kẻ gây thảm sát cả nhà em ruột - Ảnh 2.

Nguyễn Văn Đông vẫn bình thản khi cơ quan chức năng dẫn về trụ sở. Ảnh: Hoàng An.

Anh em mỗi người một cá tính

Cuối chiều 1/9, ông Đỗ Quang Thành (70 tuổi) ngồi trong nhà bật ti vi cùng đứa cháu xem lại clip và bản tin báo chí viết về vụ thảm án.

Cứ mỗi lần chuyển tin mới, ông lại thốt lên: "Không biết nó nghĩ gì mà làm thế, chém người ngoài là một nhẽ, đây lại vung dao với chính người em, người cháu của mình. Nhân tính đâu, đạo đức nó ở đâu", ông nói rồi thở dài nhìn qua cửa sổ hướng ra khu nhà đang có cảnh sát phong tỏa.

Nhà ông Thành cách hiện trường chưa đến 100 m, sáng sớm cùng ngày nghe tin nhà bên có xô xát chém nhau chảy nhiều máu. Ông vội chạy đến nơi đã thấy nhiều người vây quanh hiện trường, cảnh sát cũng có mặt, họ ngăn cản nên ông không di chuyển vào trong.

Nghe tin có ông Hải và con gái chết ngay tại chỗ, tinh thần ông Thành hoảng loạn. Ông quay ra ngoài nghe những người chứng kiến tận mắt thuật lại việc Đông vung dao chém người.

Nhận xét về hai anh em thủ phạm và nạn nhân, ông Thành nói, mỗi người một cá tính, một cách sống khác nhau nhưng có một điểm chung là cả hai chưa bao giờ gây gổ, mâu thuẫn với làng xóm.

Dân làng Bồng Lai ám ảnh trước cái vẫy tay chào bà con lần cuối của kẻ gây thảm sát cả nhà em ruột - Ảnh 4.

Ông Đỗ Quang Thành - hàng xóm nạn nhân. Ảnh: Hoàng An.

Nhà chỉ có ba anh em đùm bọc nhau sống, trên ông Đông còn người anh cả cách đây vài năm vào Lâm Đồng lập nghiệp, rồi định cư luôn. Dưới Đông có người em út tên Hải. Ông bảo cha Đông trước làm đến hai nhiệm kỳ chủ tịch xã.

Đông ngoài việc làm đồng áng cùng vợ, thời gian rảnh cũng đi làm thêm đây đó kiếm sống, còn ông Hải làm công nhân môi trường.

Ông Thành biết rất rõ việc Đông truy sát cả nhà Hải là do mâu thuẫn tiềm ẩn từ lâu - liên quan đến mảnh đất tổ tiên để lại. Mảnh đất này trước đây là sở hữu của người anh cả, nhưng vì vào Lâm Đồng sinh sống và không có nhu cầu sử dụng nên quyết định bán cho em út.

Trên mảnh đất ấy, Đông muốn em trai (nạn nhân Hải) xây móng nhà để khoảng cách 0,5m với đất giáp ranh của gã - nhưng anh Nguyễn Văn H. (con trai ông Hải) không đồng ý.

Buổi tối trước thời điểm xảy ra án mạng, anh H. sang nói chuyện với ông Đông để chuẩn bị cho sáng hôm sau khởi công đào móng thì cả hai xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến án mạng.

Đông hiện đang sống với vợ, ông ta có một con gái, một trai. Người con gái đã đi lấy chồng ở riêng.

Sau vụ thảm án, vợ con ông Đông tạm sang nhà người thân sinh sống.

Thi thể được đưa về nhà

17h ngày 1/9, cơ quan chức năng hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, tử thi và bàn giao các nạn nhân cho gia đình. Tấm bạt quây trước đó đã được tháo dỡ, mở lối cho người trong xóm đi rao vào chuẩn bị lo hậu sự.

Dân làng Bồng Lai ám ảnh trước cái vẫy tay chào bà con lần cuối của kẻ gây thảm sát cả nhà em ruột - Ảnh 6.

Người làng Bồng Lai đưa linh cữu bé M. đi mai táng.

18 cùng ngày, linh cữu bé Nguyễn Trà M. (nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong vụ án) được đưa từ bệnh viện qua nhà ít phút - làm nghi lễ cần thiết, rồi người thôn Bồng Lai cùng nhau đưa đi an táng. Chứng kiến đoàn thanh niên trai tráng khiêng chiếc quan tài nhỏ hướng ra nghĩa trang, nhiều người không thể kìm lòng, bật khóc.

Linh cữu vợ chồng ông Hải vẫn để trong nhà, còn thi thể chị B. được đưa về nhà chồng ở cùng xã. 

Dự kiến trong ngày 2/9, lần lượt các nạn nhân sẽ được tổ chức mai táng theo phong tục địa phương.

Anh Nguyễn Văn H. (con ông Hải) – người duy nhất thoát nạn trong vụ thảm án không còn đứng vững. Anh mất cả cha, mẹ, chị gái và đứa con mới hơn một tuổi, người vợ trẻ vẫn còn đang cấp cứu chưa rõ sống chết ra sao.

Sáng sớm 1/9, Nguyễn Văn Đông (SN 1966, trú xã Hồng Hà, huyện Đan Phương, Hà Nội) cầm dao truy sát gia đình người em ruột mình.

Những người bị truy sát gồm: Ông Nguyễn Văn Hải (SN 1968, em ruột Đông); Nguyễn Thị B. (SN 1988, con ông Hải); Doãn Thị V. (SN 1970, vợ ông Hải); Đỗ Thị Nh. (SN 1995, con dâu ông Hải); Nguyễn Huyền M. (SN 2018, cháu nội ông Hải).

Hậu quả vụ việc khiến ông Hải, bà V., chị B., cùng cháu M. tử vong. Chị Nh. đang được cấp cứu.

Gây án xong Đông về nhà định tự sát bằng cách cho điện giật nhưng con trai gã kịp thời can ngăn.

Chiều 2/9, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an Hà Nội cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt giam Nguyễn Văn Đồng để điều tra tội "Giết người".


**************

Khách sạn mang chủ đề gợi cảm

Anh Với 99 bảng (2,8 triệu đồng) thuê phòng mỗi đêm, du khách có thể xem các bộ phim 18+ miễn phí trong khách sạn.

Mama Shelter là chi nhánh đầu tiên ở Anh của chuỗi khách sạn gia đình có trụ sở tại Pháp, dự kiến mở cửa vào đầu tháng 9. Điểm độc đáo của nơi này là chủ đề khách sạn - sự gợi cảm. Khách thuê phòng sẽ được xem phim 18+ miễn phí và không giới hạn. Tuy nhiên, những bộ phim này được nhấn mạnh là "không mang tính chất khiêu dâm quá đà và không vượt quá phạm trù đạo đức". 

Giá thuê phòng khách sạn từ 99 bảng một đêm. Ảnh: Sun.

Giá thuê phòng khách sạn từ 99 bảng một đêm. Ảnh: Sun.

Khách sạn gồm 195 phòng, được trang trí với phong cách cổ điển từ những năm 1970. Các phòng được phân làm ba loại: Small Mama, Medium Mama và Large Mama.

Nơi đây cũng có hai phòng karaoke theo kiểu Nhật Bản, cùng các trò chơi video, máy pinball (game bắn bóng) và bóng bàn được phục vụ khách nghỉ đêm miễn phí. 

Nhà hàng trong khách sạn phục vụ pizza, kebad, các món ăn nổi tiếng ở Anh như bánh nướng. Ảnh: Sun.

Nhà hàng trong khách sạn phục vụ pizza, kebab, các món ăn nổi tiếng ở Anh như bánh nướng. Ảnh: Sun.

Chủ khách sạn cho biết Mama Shelter không chỉ đơn giản là nơi có những căn phòng hay nhà hàng. Du khách đến đây có thể thoải mái cuộn tròn trên ghế sofa, thưởng thức những món đồ uống, và thư giãn với các bộ phim, trò chơi hay ngủ ngon lành như những đứa trẻ.

Khách sạn có một quầy bar và nhà hàng phục vụ nhạc sống. Khách sạn Mama Shelter mở lần đầu tiên tại Paris năm 2008, sau đó là các địa điểm khác tại Pháp, Prague (Czech), Los Angeles (Mỹ) và Rio de Janeiro (Brazil). Hai chi nhánh tiếp theo sẽ được ra mắt trong năm nay tại Paris và Lille.

Anh Minh (Theo Sun
*************

Anh xe ôm nuôi cô gái khờ lang thang

Cô gái lạ xinh xắn nhưng đờ đẫn, Sơn đưa về nhà nuôi, chỉ mong cô nhớ ra nhà mình ở đâu, nhưng mãi cô vẫn im lìm.

Cô được một tài xế gặp trên đường, thương tình đưa tới xóm trọ nhờ giúp đỡ vào một ngày tháng 1/2019. Cô trạc 30, ai hỏi gì cũng không nói. Anh Chung Hồng Sơn (46 tuổi) quyết định dẫn cô về căn nhà cấp 4 sập xệ của mình ở phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Những ngày đầu ở nhà người lái xe ôm độc thân, cô gái biểu hiện như người mất trí, rất ít nói chuyện, Sơn nghĩ chắc cô đã gặp cú sốc nào đó lớn lắm. Anh trấn an và chờ đợi xem có ai liên lạc với cô qua điện thoại.

Anh Sơn gọi điện hỏi thăm gia đình Pa sau ngày đưa cô trở về với gia đình. Anh giờ đây coi Pa như người thân. Ảnh: Diệp Phan.

Anh Sơn gọi điện hỏi thăm gia đình Pa sau ngày đưa cô trở về với gia đình. Anh giờ đây coi Pa như người thân. Ảnh: Diệp Phan.

"Thấy trên hai cổ tay cô có vết sẹo dài cắt ngang, tôi nghĩ ngay đến việc cô ấy đã định tự tử nhưng không thành", Sơn thương cảm nên quyết tìm cách đưa cô về với gia đình.

Công việc xe ôm với thu nhập ít ỏi, bản thân lúc ốm đau còn phải vay mượn, nay anh lại nuôi thêm một cô gái không bình thường. Nhiều người ác ý, nghĩ anh "dụ cô về nhà" hay "đã làm gì khiến cô ấy trở nên như vậy".

"Tôi chỉ nghĩ để cô ấy đi lang thang thật không đành lòng", Sơn nói.

Từ đó, mỗi ngày đi làm, anh để mở cửa nhà với hy vọng cô tự nhớ ra có thể tự đi về, anh không giữ. Nhưng sau mấy tháng, cô chỉ ở trong nhà anh, không đi đâu. Hễ nhắc tới gia đình là cô khóc nức nở. "Tôi hoang mang lắm", Sơn nói. 

Ngày 24/8, Sơn đi làm về, bất ngờ cô gái chạy đến níu tay anh và nói: "Ông Sơn ơi đưa tôi về nhà", khiến anh mừng quýnh. Cô nói cha mình tên Út, mẹ tên Xuân, nhà có 5 anh em, sống gần một ngôi chùa Khmer, cạnh nhà có đồng lúa và hồ nuôi tôm ở Bạc Liêu. 

"Có bao nhiêu căn nhà gần một ngôi chùa Khmer, cánh đồng lúa và hồ nuôi tôm giữa tỉnh Bạc Liêu mênh mông. Tôi tự hỏi không biết sẽ bắt đầu từ đâu", Sơn lo lắng. 

Anh định kiếm thêm một chút tiền nữa để lo lộ phí, nhưng cô gái cứ liên tục đập tay vào đầu, khóc nằng nặc đòi chở đi tìm nhà, Sơn quyết định lên đường ngay. Trong túi của anh vỏn vẹn có 800 nghìn đồng.

Trên hành trình, cô gái lại kể từng có thời gian ở Cần Thơ. Vậy là thay vì đi thẳng đến Bạc Liêu, Sơn vòng lên Cần Thơ, rồi lại theo lời cô gái đến Trà Vinh, cuối cùng mới về Bạc Liêu. Anh cố gắng chạy qua những cánh đồng lúa, những chỗ người ta nuôi tôm, hỏi thăm những ngôi chùa Khmer để mong cô gái nhớ ra, nhưng vô vọng.

Bế tắc, Sơn đến công an tỉnh Bạc Liêu nhờ giúp đỡ. Tại đây, cô gái nhớ thêm rằng mình tên là Sơn Thị Trùm Pa, ở nhà còn gọi là Thái, Thơ, trước từng làm ở một quán karaoke ở Phú Quốc.

Trong 2 ngày, công an tỉnh Bạc Liêu đã gọi điện đến các huyện, xã và những ngôi chùa Khmer hỏi thăm thông tin nhưng không có phản hồi. Song song, đài truyền hình Bạc Liêu cũng đưa tin tìm người thân cho cô gái.

Pa (trái) và người thân sau khi được đoàn tụ với gia đình. Ảnh: Diệp Phan.

Pa (trái) và người thân sau khi được đoàn tụ với gia đình, cô hầu như vẫn không nói gì. Ảnh: Diệp Phan.

Không ngồi yên chờ đợi, Sơn tiếp tục chở cô đến từng ngôi chùa Khmer, từng đồng lúa, hồ tôm trong vùng. "Nghĩ hành trình này không biết còn kéo dài bao lâu, nhưng tôi không thể ngồi yên chờ đợi", anh nói.

Ngày 26/8, tại Bạc Liêu, trong lúc chuẩn bị tiếp tục hành trình thì Sơn nhận tin báo, người thân của Pa liên lạc. Thông tin về gia đình trùng khớp với những gì cô gái kể, nhưng khác một điều là gia đình đó ở Sóc Trăng.

Ngay lập tức, các cơ quan báo đài tỉnh Bạc Liêu đã giúp đỡ, thuê một chiếc xe chở Pa và anh Sơn về nhà cô tại ấp Rạch Sên, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Tới trước nhà, bà con lối xóm đã đến chờ đông nghẹt. Chiếc xe vừa mở cửa, cha mẹ Pa đã òa lên ôm lấy con gái mình, Pa bật khóc. Hoá ra, Pa đã thất lạc gia đình suốt 20 năm. Theo lời người nhà, Pa năm nay 31 tuổi, cô trầm lặng từ nhỏ, bỏ đi lúc 11 tuổi, gia đình đã lập bàn thờ vì nghĩ con đã chết.

"Thấy người nhà cô ấy vui mừng không nói nên lời, tôi cảm thấy những khó khăn mấy tháng qua tan biến", Sơn nói.

Anh Sơn thấy căn nhà mình trở nên vắng vẻ sau khi cô gái rời đi. Ảnh: Diệp Phan.

Anh Sơn thấy căn nhà mình trở nên vắng vẻ sau khi cô gái rời đi. Ảnh: Diệp Phan.

Lúc chia tay, Pa mới chịu cười, để lộ má lúm đồng tiền và bắt tay anh Sơn. "Tôi tính kiếm thêm được ít tiền nữa sẽ về lại Sóc Trăng, thăm gia đình cô ấy", anh cho biết. 

Diệp Phan


*************

Mốt pose hình kiểu ngoáy mũi

Cách hay để thành người nổi tiếng trong giây lát, hay trộm cũng phải bó tay với kiểu giữ đồ của chủ nhà...
0-4785-1418724566.jpg

Hoài Linh trẻ trung trong kiểu tóc mới.

1-4238-1418724566.jpg

Mốt pose hình kiểu mới.

2-2230-1418724567.jpg

Để trở thành tâm điểm.

3-3812-1418724568.jpg

Bụng 6 múi có gì khó.

4-4106-1418724568.jpg

Xe máy chân dài.

5-8159-1418724568.jpg

Khi mẹ vắng nhà.

6-1939-1418724569.jpg

Suối tóc.

7-1688-1418724570.jpg

Trộm cũng phải khóc thét.

8_1418724230.jpg

Mình cũng có "táo cắn dở" để tự sướng nè.

9_1418724230.jpg

Ăng ten bắt sóng sành điệu.

10_1418724230.jpg

Để xem được rõ nè.

11_1418724230.jpg

Người vận chuyển.

12_1418724230.jpg

Kiệt tác từ tóc vụn.

13_1418724230.jpg

Tường nứt thì dán lại thôi mà.

14_1418724230.jpg

Chân xoắn quẩy.

Ốc Sên


**********

gai-dep-tha-rong-1

gai-dep-tha-rong-2

gai-dep-tha-rong-3

gai-dep-tha-rong-4

gai-dep-tha-rong-5

gai-dep-tha-rong-6

gai-dep-tha-rong-7

gai-dep-tha-rong-8

gai-dep-tha-rong-9

gai-dep-tha-rong-10

gai-dep-tha-rong-11

gai-dep-tha-rong-12

gai-dep-tha-rong-13

gai-dep-tha-rong-14
*************

Những cánh đồng hoa càng ngắm càng 'chết chìm'

Ước gì ngày nào cũng được dạo chơi ở chốn này, các bạn nhỉ!

dong-hoa-1-706152-1371206997_500x0.jpg

Những cánh đồng hoa oải hương tím lịm đẹp mê hồn ở Provence, Pháp.

dong-hoa-2-247022-1371207001_500x0.jpg

Cánh đồng hoa nhiều màu rực rỡ ở Hokkaido, Nhật Bản.

dong-hoa-9-403202-1371207005_500x0.jpg

Xứ sở mặt trời mọc còn nổi tiếng với cánh đồng hoa Nemophila - hoa tình yêu tại công viên Hitachi, đảo Honshu. 

dong-hoa-11-378265-1371207008_500x0.jpg

Và thảm hoa chi anh ở công viên Hitsujiyama ở Chichibu, tỉnh Saitama.

dong-hoa-3-949408-1371207014_500x0.jpg

Hà Lan là đất nước nổi tiếng với những cánh đồng hoa tuyệt đẹp, trong đó có hoa tulip...

cuc-trang-565682-1371207017_500x0.jpg

... và cả hoa cúc họa mi ở Amsterdam nữa.

dong-hoa-4-361168-1371207018_500x0.jpg

Cánh đồng hoa hồng ở Bulgaria

dong-hoa-5-787569-1371207021_500x0.jpg

Đồng cải vàng rực ở Trung Quốc.

dong-hoa-8-747029-1371207059_500x0.jpg

Và cải vàng ở Nhật Bản.

dong-hoa-6-510170-1371207067_500x0.jpg

Cánh đồng hoa hướng dương ở Ấn Độ.

hoa-poppy-718353-1371207071_500x0.jpg

Cánh đồng hoa poppy trải dài ở Suffolk, miền đông nước Anh.

Béo Ú


***********

Về Tên “Cha Già Dâm Tặc” Hồ Chí Minh


Bí Mật Về Nguyễn Tấn Dũng

Trung Ương Cục Miền nam cung cấp gái cho Hồ Chí Minh

Sau ngày 30/04/1975 tôi được phân công nhiệm vụ kiểm soát việc tiêu hủy những thứ mà lúc ấy được người ta gọi là “văn hoá phẩm đồi trụy”. Sài Gòn những ngày ấy còn hỗn loạn, bề bộn, lòng người thì hoang mang, bất ổn. Song trong mắt bọn chúng tôi – những kẻ chiến thắng vừa từ rừng núi tiến vào – Sài Gòn đúng thật là “hòn ngọc viễn đông”. Nhà cửa thành phố hiện đại, hàng hoá nhiều vô kể, đặc biệt là sách báo, tranh ảnh, băng đĩa và những thứ sản phẩm bị coi là “tàn dư của chế độ cũ”.

Lúc ấy chúng tôi được ủy ban quân quản bố trí ở tại một ngôi biệt thự bỏ hoang ở khu Phú Thọ. Mặc dù là bỏ không nhưng thật ra đây là một biệt thự mới tinh chưa có người đến ở, chủ nhà có lẽ là một người giàu có, xây dựng mới xong thì bộ đội giải phóng vào nên có thể đã đi di tản hoặc không dám đến nhận nhà. Ngôi nhà có tới 13 phòng, mỗi phòng đều có trang bị đồ dùng đầy đủ và rất sang trọng. Một số những chiến sỹ trẻ lúc ấy thích đọc truyện tranh, truyện tuổi hoa niên thì mang về đầy phòng đủ các loại sách truyện từ Tây Du ký, Tam Quốc chí, đến cả Đát Kỷ – Trụ Vương, rồi chuyện kiếm hiệp không biết cơ man nào. Đối với những người sống ở miền Bắc nghèo khó và những người bao năm hoạt động ở trong rừng núi thiếu thốn thì đúng quả là bị choáng ngợp với các loại sách báo Sài Gòn ngày ấy.

Trong công việc hàng ngày tôi cũng thỉnh thoảng lần giở xem xét một số những cuốn sách cũ, một số tiểu thuyết lịch sử để hiểu thêm về chế độ Việt Nam Cộng Hoà, đặc biệt nhiều nhất là sách viết về nền đệ nhất cộng hoà như cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận, hay “Những ngày chưa quên” … Lúc ấy việc đọc sách chẳng qua cũng chỉ để cho dễ buồn ngủ vào mỗi buổi tối chứ thật ra cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chúng tôi đều cho rằng đó là những sách báo nhảm nhí, viết không đúng sự thật. Một cuốn sách hình như có tựa đề là “Những bóng ma trong hồng trường” viết về những câu chuyện thâm cung bí sử trong Quảng trường đỏ thời Xô Viết, nói về chuyện dâm ô, loạn luân của các lãnh đạo Xô Viết, lúc bấy giờ đọc những chuyện ấy chỉ xem như những chuyện tiếu lâm, những hư cấu không có thật, chứ tuyệt nhiên không thể tin được.

Thế rồi thời gian thấm thoát trôi qua với bao nhiêu biến chuyển, đổi thay của xã hội. Sài Gòn ngày ấy bây giờ chỉ còn trong ký ức của mỗi con người mà đã gắn bó, đã trải qua vào những giai đoạn lịch sử ấy. Tôi cũng đã luân chuyển qua nhiều vị trí, công việc khác nhau. Trong quá trình công tác tôi có may mắn được làm việc một khoảng thời gian ngắn với cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Khoảng thời gian này không dài nhưng lại là khoảng thời gian rất quý báu đối với tôi bởi vì đã học được nhiều điều và hiểu được nhiều điều từ cơ quan quyền lực cao nhất, từ người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Việt nam. Trong đó có những câu chuyện mà qua hàng chục năm giữ kín, “đào sâu chôn chặt”, suy xét, kiểm nghiệm đến ngày hôm nay mới dám nói ra, bởi vì nó có liên quan đến những con người và hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta trước đây, ngày hôm nay, và có thể nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai dân tộc ngày mai.

Trước khi giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam cụ Nguyễn Văn Linh đã từng hoạt động và làm việc tại miền Nam gần 50 năm (cụ vào Sài Gòn hoạt động từ 1939), và đã từng đảm nhiệm hầu hết các chức vụ lãnh đạo cao nhất tại miền Nam trước và sau chiến tranh. Vì thế dù sinh trưởng trên quê hương Hưng Yên miền Bắc nhưng cụ đã thực sự như một người con của Nam bộ. Đến khi lên giữ chức Tổng bí thư cụ Nguyễn Văn Linh vẫn rất thường xuyên làm việc tại Sài Gòn, cụ sinh hoạt rất giản dị, khiêm tốn và kín đáo. Cụ ở trong khu vực riêng của Ban quản trị tài chính Trung ương, gọi là T78, khu vực này là một đoạn đường Trần Quốc Toản được đơn vị cảnh vệ ngăn lại hai đầu phố tiếp giáp với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Trần Quốc Thảo, thành một khu vực riêng biệt, có lối ra thông với đường Lý Chính Thắng (sau này mở thêm khách sạn Dạ Lý Hương). Có những hôm cụ vẫn xuống ăn cơm chung với cánh cán bộ chúng tôi ở nhà ăn tập thể cũng nằm trong khu vực này, cụ ăn uống đơn giản và không đồng ý có thêm bất cứ chế độ đặc biệt gì phục vụ.

Hồi ấy phương tiện đưa đón cụ chỉ là loại xe Vonga đen của Nga sản xuất, mỗi lần xe của cụ đi thì trước đó lại có mấy cậu cảnh vệ mặc thường phục ngồi sẵn trên mấy chiếc xe Honda 67 “xoáy nòng” bí mật chạy trước chạy sau để xem xét, bảo vệ, chứ không phải dùng xe Police “còi hụ” hay xe “bồ câu trắng” bảo vệ như các cán bộ lãnh đạo sau này. Thế mà có lần tôi còn nghe cụ nhắc anh lái xe “chạy chậm chậm một tí không mấy cậu bảo vệ phải đuổi theo lại đụng vào dân thì khổ”, cụ biết và quan tâm đến tất cả những chuyện nhỏ như thế.

Tôi còn nhớ, vào khoảng năm 1988 có lần phải xuống làm việc với đặc khu ủy Vũng tàu (lúc ấy Vũng tàu vẫn còn là đặc khu Vũng tàu-Côn đảo), làm việc xong vào cuối buổi chiều cụ lại muốn đi tắm biển một chút cho khoan khoái. Thế là đám cán bộ địa phương và lực lượng bảo vệ lại phải cuống quýt lo bố trí địa điểm kín đáo, an toàn. Đến khi cụ xuống tắm lại phải bố trí hàng chục cán bộ bảo vệ cùng tắm quanh khu vực, thậm chí có người không kịp chuẩn bị đồ tắm đã phải mặc cả đồ lót đi tắm và mặc luôn đồ ướt đi về. Sau khi biết chuyện ấy cụ mới tự trách : biết các cậu phải lo lắng kỹ lưỡng như vậy thì tôi tắm luôn trong phòng cho xong.

Những ai đã sống trong thời điểm đó thì chắc đều không thể quên được chuyên mục “Những việc cần làm ngay” của cụ viết ký với bút danh N.V.L. Ngay từ khi những sự việc được báo chí đăng tải cụ đã trực tiếp đôn đốc hoặc phân công cho những cán bộ trực tiếp phụ trách theo dõi và phải hàng ngày báo cáo kết quả công việc cho cụ biết. Đúng theo tinh thần “Nói Và Làm”.

Tiếc rằng lãnh đạo đất nước ta từ đó đến nay đã không xuất hiện thêm một ông “Nói Và Làm” nào nữa . Tôi vẫn thường nghĩ rằng nếu các lãnh đạo sau này và các lãnh đạo chính quyền cấp dưới có được quan điểm làm việc, đạo đức và cách sống như cụ thì chắc rằng người dân Việt nam sẽ có được cuộc sống no đủ và công bằng hơn rất nhiều.

Vào khoảng thời gian trước khi về nghỉ, có lẽ nhận thấy sức mình không thể làm thay đổi được cả một bộ máy, một cơ chế cồng kềnh và bảo thủ, cũng lại do hiểu được tính bè phái và sự lộng quyền của những kẻ lãnh đạo cơ hội trong Đảng, cụ càng trở nên trầm tư hơn. Nếu ai có điều kiện lui tới gặp cụ tại nhà riêng thời gian này sẽ nhận thấy sự thất vọng và u uất thể hiện rõ trên khuôn mặt và thái độ của cụ. Ngoài quan hệ công việc tôi lại có quan hệ rất thân tình với cô Bình (Nguyễn Thị Bình) con gái cụ, tôi quen Bình từ lúc còn đang học ở Liên Xô, Bình cũng rất quý tôi, coi tôi như người anh . Có lẽ cũng vì thế mà mỗi lần tôi đến nhà cụ chơi hay có công việc gì đều thấy tự nhiên như người nhà.

Sau này khi cụ Nguyễn Văn Linh thôi giữ chức Tổng bí thư Đảng, tôi không còn được làm việc với cụ nữa, nhưng thỉnh thoảng có dịp ra vào công tác tôi vẫn ghé thăm cụ, hoặc là ghé thăm Bình, vài tháng một lần. Mỗi lần gặp cụ lại hỏi thăm tình hình công việc, tình hình tổ chức nội bộ, tình hình các địa phương. Cụ tỏ thái độ than phiền với những người kế nhiệm và đặc biệt kêu ca về khâu tổ chức cán bộ và quy hoạch lãnh đạo cao cấp.

Vài năm sau đó nữa, lúc này sức khỏe của cụ tỏ ra đã yếu hơn trước rất nhiều, cụ ít đi lại hơn. Một buổi tối tôi đến thăm cụ, thấy cụ có vẻ không được khỏe, tôi không dám nói chuyện nhiều, sau khi hỏi thăm cụ vài câu tôi định đứng dậy ra về, nhưng cụ bỗng khoát tay ra hiệu bảo tôi hãy ở lại chơi và sau đó lại kéo tôi vào buồng trong. Tôi hiểu là cụ muốn trao đổi một chuyện gì đó, chắc là quan trọng hơn.

Vừa ngồi xuống là cụ hỏi ngay : mấy hôm nay cậu có theo dõi vụ Tổng công ty Tracodi mà báo chí vừa đưa tin không ?
Tôi đáp : Dạ, có biết chứ ạ ! Nhưng cũng chưa rõ lắm đúng sai thế nào ?
Cụ lại quay sang hỏi : Thế cậu có biết cái tay Tổng Giám đốc Phan Thanh Nam là người như thế nào không ?

Tôi chợt hiểu ra có điều gì đó quanh vấn đề này, thời gian trước đó đã có dư luận xôn xao quanh chuyện Phan Thanh Nam là con rơi của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cánh cán bộ văn phòng chúng tôi đều có nghe nhưng vẫn không biết thực hư thế nào, nên cũng chỉ coi như một tin đồn nhảm.

Bỗng cụ ghé sát gần tôi và nói : Những chuyện này mà tao không nói cho các cậu thì sau này sẽ chẳng có ai được biết đến nữa.

Thế là bỗng nhiên tôi trở thành một nhân chứng để ghi nhận những sự kiện ghê ghớm thế này, những sự kiện đã gắn liền với lịch sử Cách mạng Việt nam nhưng không bao giờ được chép trong sử sách và nó là một bộ mặt thật hoàn toàn khác với những gì mà nhân dân được biết về lãnh đạo Việt nam, nhất là về lãnh tụ tối cao nhất : Hồ Chí Minh, con người mà bản thân tôi cũng từng ngưỡng mộ và tôn kính từ khi còn rất bé.

Theo cụ Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ, (tất nhiên đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chỉ đạo, điều này thì sau này không ai là không biết), biết rằng cụ Hồ gặp những thiếu thốn và khó khăn về tình cảm cá nhân, như chuyện muốn nối lại mối tình duyên với người vợ cũ ở Trung quốc nhưng đã bị phản đối (đây là một câu chuyện có thật đã được phía Trung quốc công bố từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Về việc này tôi lại nhớ về sự kiện bài báo “Bác Hồ có vợ ?” được đăng trên báo Tuổi Trẻ của tác giả Kiến Phước – Trưởng đại diện báo Nhân dân tại TP. Hồ Chí Minh, chính vì bài báo này mà sau đó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ là Nguyễn Kim Hạnh, cũng chính là vợ ông Kiến Phước, bị mất chức. Sau này có lần đến chơi với hai vợ chồng Kiến Phước – Kim Hạnh ở trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cũng gần khu T78, nhắc lại chuyện này họ lại buồn và phản ứng ghê lắm). Do vậy sau đó Bộ chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ Hồ về mặt sinh hoạt tính dục. Đặc biệt, từ thuở còn thanh niên cụ Hồ đã có một mối tình đầu rất đẹp với một người con gái miền Nam (sự thật này đã được nhà văn Sơn Tùng sưu tầm và công bố trong bài viết “đi tìm Út Huệ”), do vậy cụ Hồ có một ấn tượng và thiện cảm đặc biệt với những người phụ nữ Nam bộ. Biết thế nên Bộ chính trị đã chỉ đạo cho Trung ương cục miền Nam, mà lúc này Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục, phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du kích miền Nam một vài cô gái còn trẻ, đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong Bộ chính trị. Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy viên Trung ương cục được cụ Nguyễn Văn Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ đặc biệt này. Trong số vài cô gái tuyển lựa được lúc đó đang chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc, có một cô còn trẻ và rất sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến lúc sự việc vỡ lở thì cô gái đã có thai được mấy tháng rồi. Thế là cô ta phải ở lại và cái bào thai đó chính là vị tổng Giám đốc Tracodi : Phan Thanh Nam sau này.

Nghe đến đây tôi cảm thấy vô cùng sửng sốt và bỗng thấy rùng mình hết cả người. Rõ ràng người đang kể ra những sự việc đó là một người đã từng giữ trọng trách cao nhất trong Đảng cộng sản Việt nam, một người trong số vài ba người được biết rõ nhất, chính xác nhất về câu chuyện này, một người trong số vài ba người hiếm hoi biết được những chuyện thâm cung bí sử nhất trong Trung ương Đảng cộng sản, một người mà cái tuổi đã vượt quá ngưỡng “cổ lai hy” rồi . Như vậy không thể là nói thiếu chính xác hoặc vô căn cứ được, càng không thể là nói xấu tổ chức Đảng và lãnh tụ được. Như vậy những chuyện tày trời kia là có thật ư ?

Tôi đang bần thần như người ngủ mê và còn chưa biết phải nói thế nào, cụ Linh lại nói tiếp : … cũng không phải chỉ riêng có Sáu Dân đâu (bí danh của Võ Văn Kiệt), mấy ông tướng nhà ta cũng đầy con rơi ra đấy, còn thằng Ba Dũng là con Nguyễn Chí Thanh, rồi thằng Trần Nam là con Trần Văn Trà hiện đang làm bên Học viện lục quân ấy.

Thế là cụ lại kể cho tôi biết thêm những sự thật khác.

Theo cụ Nguyễn Văn Linh thì trong thời gian tướng Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư liên khu ủy khu IV khoảng từ năm 1948 đến 1950 đã có quan hệ với một cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng, và cụ còn cho biết là sau Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một người em trai nữa cũng là con của tướng Thanh.

Còn tướng Trần Văn Trà thì có quan hệ với một người phụ nữ quê ở miền Bắc (hình như là họ Hoàng, điều này tôi không còn nhớ rõ) rồi sinh ra Trần Nam, cũng là một sỹ quan quân đội đang công tác tại Học viện lục quân Đà lạt.

Về Trần Nam thì hồi đó tôi không hề được biết một thông tin liên quan nào, chưa hề nghe đến danh tính. Rất gần đây tình cờ đọc báo về vụ công ty Rusalka của siêu lừa Nguyễn Đức Chi rồi hỏi thăm cán bộ ở dưới mới được biết Trần Nam chính là giám đốc công ty Lâm Viên thuộc Học viện lục quân – Bộ quốc phòng, có liên quan đến vụ án này.

Sau buổi tối hôm ở nhà cụ Nguyễn Văn Linh ra về tôi bàng hoàng và băn khoăn nhiều lắm. Như vậy những thứ được gọi là tư cách, đạo đức, mẫu mực của các lãnh đạo cao cấp của Đảng ta thật ra chỉ là những thông tin tuyên truyền thôi ư ? Và những kẻ bày ra những trò này chắc cũng không ngoài mục đích nhằm thao túng cụ Hồ và thao túng cả Bộ chính trị ? Vậy thì đã có biết bao cô gái trẻ đã bị đánh mất tuổi thanh xuân và sự trinh trắng ở đó, và để đảm bảo tuyệt đối bí mật những thông tin này, dứt khoát phải có nhiều người đã bị thủ tiêu hoặc làm cho mất trí nhớ hoàn toàn. Như vậy những câu chuyện đồn thổi về những bóng ma trong quảng truờng Ba đình phải chăng cũng là có thật ? Thật bi thảm và khủng khiếp quá !

Bắt đầu từ câu chuyện đó nên sau này tôi đã cố tìm hiểu thêm những thông tin khác liên quan đến Ba Dũng.

Khoảng năm 2000, trong cuộc trò chuyện với một thiếu tướng Quân đội đã nghỉ hưu có quan hệ khá thân thiết với tôi, ông này có thời gian đã công tác tại liên khu IV và V, ông ta cũng lại khẳng định với tôi rằng Nguyễn Tấn Dũng chính là con của Nguyễn Chí Thanh. Hiện nay vị tướng này vẫn còn sống và là ủy viên của Hội cựu chiến binh Việt nam, để tránh gây phiền phức cho ông nên tôi không dám nêu danh tính cụ thể lên ở đây

Tôi đã tìm xem trong số những tài liệu lưu ở văn phòng có liên quan đến Nguyễn Tấn Dũng nhưng không thấy lộ ra chi tiết nào nói về chuyện này. Thế nhưng nhìn vào lý lịch và quá trình công tác của Ba Dũng rõ ràng có những điều bí ẩn sau đó. Ông ta chỉ là một cán bộ tầm trung bình, không có chuyên môn nghiệp vụ (thật ra được đào tạo làm y tá quân đội), trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo cơ bản chính quy, không có thành tích đặc biệt, không có năng khiếu gì xuất chúng, thế nhưng lại có quá trình thăng tiến nhanh vượt bậc ( ?).

Sau này, trong những lần làm việc với Nguyễn Tấn Dũng tôi lại càng thấy rõ những điều đó hơn và càng thất vọng rất nhiều. Quả là ông ta là một người năng lực rất kém. Về hình thức bề ngoài, từ trước đến nay ít có lãnh đạo Việt nam nào có được dáng dấp và khuôn mặt sáng láng như Ba Dũng, cái hình thức đó rất dễ làm cho những ai không biết tưởng rằng đó là một người rất thông minh, nhanh nhẹn. Thật ra tương phản với hình thức sáng láng đó là một não trạng rất tối tăm, dốt nát. Hồi mới về Trung ương có những lần nghe ông phát biểu mà mọi người đều không hiểu ông định diễn đạt điều gì, rất lủng củng, tối nghĩa, lại lúng túng, cụt lủn. Nhiều lần tham dự những cuộc họp do Ba Dũng chủ trì, tôi thấy ông ta không dám phát biểu gì, chỉ ngồi nghe các cơ quan cấp dưới phát biểu sau đó ông ta cũng chẳng dám có ý kiến kết luận gì cả. Phải trải qua năm, sáu năm “thực tập” ở cái ghế Phó thủ tướng thì ông ta mới tỏ ra là tự tin, biết chủ trì những cuộc họp lớn của cơ quan Đảng, Chính phủ, nhưng vẫn chỉ là cái kiểu nói lúng túng, nước đôi, nói hùa theo các ý kiến khác chứ không thấy tự tư duy được điều mới mẻ cả. Mặc dù có cả một cơ quan tham mưu giúp việc rất đồ sộ “mớm” cho từng văn bản, từng câu chữ nhưng mỗi lần phải “nói vo” anh ta đều phát biểu rất khó khăn, không có đầu đuôi gì cả. Suốt cả quá trình dài là người đứng đầu Chính phủ và phụ trách tất cả những mảng quan trọng nhất nhưng ông ta chưa làm được một việc gì đáng kể. Đặc biệt, Ba Dũng rất dốt ngoại ngữ, trong cuộc họp mà phát biểu những từ gì tiếng Anh thì toàn nói sai hoặc nói lung tung cho qua. Một con người năng lực yếu kém như vậy mà lại lên đến chức Phó thủ tướng, và nay là Thủ tướng Chính phủ thì quả là không hiểu nổi ? Quả là có một bí ẩn khủng khiếp !

Một dịp may khác ngẫu nhiên đến để tôi được kiểm chứng thêm lời nói của cụ Nguyễn Văn Linh. Đó là khoảng năm 2001, trong một lần tiếp xúc với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tại ủy ban thành phố có một vị khách đến làm việc theo lịch đã hẹn, và tôi được giới thiệu người khách đó là Tư Thắng (Nguyễn Tiến Thắng), em ruột Ba Dũng. Người này nhìn bề ngoài giống hệt Ba Dũng, từ chiều cao, dáng người đến nét mặt, mái tóc và kể cả giọng nói, thậm chí kể cả cử chỉ, dáng điệu (Ba Dũng hay có thói quen hất cằm và khuôn mặt ra phía trước). Tư Thắng giống Ba Dũng đến mức chỉ nghe giới thiệu là có thể tin ngay rồi, chỉ khác một chút là nước da đen hơn Ba Dũng một chút và khuôn mặt có vài vết rỗ. Riêng về cách ăn mặc thì ngược hẳn với ông anh, phóng khoáng tự do, thể hiện là người không làm việc trong cơ quan chính quyền. Có lẽ đã nghe tên tôi từ trước, Tư Thắng chủ động tự giới thiệu trước và đưa danh thiếp có số điện thoại cho tôi (tôi vẫn còn giữ danh thiếp ấy và số điện thoại di động là 090845846, lúc ấy ĐTDĐ chỉ có 9 con số, hiện nay đều đã thêm số 3 nên sẽ là 0903845846), sau đó Tư Thắng còn mời tôi lúc nào rảnh rỗi thì đến chỗ anh ta chơi.

Vì muốn tìm hiểu kỹ sự thật, có một buổi chiều sau giờ làm việc tôi đã lững thững đi bộ đến chỗ Tư Thắng. Theo địa chỉ Tư Thắng cho tôi biết thì đó là một căn nhà mặt tiền đường 3/2, gần ngã tư Cao Thắng (phía bên Nhà hát Hoà Bình), đó là một ngôi nhà lớn, vị trí rất đẹp, nhưng sau này tìm hiểu ra tôi mới được biết Tư Thắng có rất nhiều đất đai và biệt thự ở khắp các tỉnh Nam bộ, ngôi nhà này cũng chỉ là chỗ đi lại mà thỉnh thoảng ở Sài Gòn Tư Thắng mới ghé qua. Chính vì Tư Thắng muốn nhờ tôi giới thiệu thêm với một số lãnh đạo để giúp cho các công việc làm ăn của anh ta, tôi mới được biết là có rất nhiều công ty nằm dưới tay anh ta, đa phần là công ty TNHH. Các công ty này đều chỉ dựa vào thế lực và các mối quan hệ của Ba Dũng để tham gia vào rất nhiều lãnh vực khác nhau như : tài chính, ngân hàng, bất động sản, thương mại, xây dựng, tham gia các dự án nhà nước … Điều làm tôi quan tâm nhất là anh ta có quan hệ với rất nhiều người Đài Loan, đặc biệt trong mạng lưới các chân rết của Tư Thắng có một ngân hàng Đài loan hoạt động chui tại Việt nam là First China Bank (một đàn em tin cậy của ông ta được giao phụ trách việc này cũng tên là Dũng có số ĐTDĐ là 0913950661). Như vậy có thể hiểu được đây chính là những “sân sau” của Ba Dũng, và để tránh đụng chạm với các thế lực khác cạnh tranh, anh em ông Ba Dũng đã nhằm vào địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền Trung và Nam bộ, sau đó việc rửa tiền và chuyển ngân lậu được thực hiện qua ngả Đài loan. Liệu có thế lực nào khác và bàn tay của cơ quan tình báo Đài loan nhúng vào những chuyện này không ? Chưa ai biết được chuyện đó !

Như vậy, đường đi và vị thế của ông tân thủ tướng Việt nam quả là có một quá trình đầy bí ẩn, đầy những bàn tay sắp đặt, chắc chắn đứng đằng sau ông ít nhất còn có hai người em là Nguyễn Tiến Thắng và Nguyễn Chí Vịnh (tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội, con trai chính thức được thừa nhận của tướng Nguyễn Chí Thanh) để lo thu xếp mọi việc từ tài chính đến an ninh chính trị.

Lại cũng dễ hiểu khi con đường quan lộ của Nguyễn Tấn Dũng rộng mở song hành với sự thao túng và lộng quyền của Tổng cục hai trong tay Nguyễn Chí Vịnh (sự lộng quyền này, trong mấy năm gần đây có rất nhiều cán bộ cao cấp và cán bộ lão thành đã phản ánh đến các cơ quan Đảng). Nó là hai mệnh đề luôn bổ sung và giải nghĩa cho nhau. Từ mệnh đề đó có thể giải đáp được rất nhiều những câu hỏi khác. Sự liên quan và ràng buộc này nếu nhìn trên góc độ thực tế chắc chắn đã và sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến tương lai của đất nước. Bởi vì sự bè phái và những âm mưu thâu tóm quyền lực là những nguyên nhân lớn nhất gây nên đổ vỡ tan rã trong Đảng, đây là điều mà Hồ Chí mInh đã cảnh báo từ rất sớm. Trong thực tế chế độ ta chỉ chấp nhận một Đảng duy nhất lãnh đạo, những chia rẽ và yếu kém trong Đảng dứt khoát có nguy hại đến sự phát triển của đất nước, đến đời sống nhân dân. Nhất là trong tình hình hiện nay hai căn bệnh lớn nhất tồn tại trong Đảng đang bị xã hội lên án rất gay gắt và là nguy cơ thật sự , đó là tham nhũng và tranh giành quyền lực.

Nếu những căn bệnh này còn tồn tại, không được giải quyết triệt để, sự tan rã chế độ sẽ là tất yếu. Rồi tập đoàn Dũng – Thắng – Vịnh sẽ đưa đất nước ta đến bờ vực thẳm nào ?

Những sự việc cụ Nguyễn Văn Linh đã kể lại cho tôi chắc chắn cũng phải còn ít nhất là một vài người khác được biết, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai dám công khai nêu lên. Trước thực trạng đầy bất ổn của tình hình chính trị đất nước cùng với tấm lòng cảm mến và kính trọng cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhận thấy chính mình phải có trách nhiệm nói ra những điều này, tôi xin hoàn toàn đảm bảo về tính trung thực và chính xác của sự việc này. Tôi cũng mong rằng sau khi sự thật này được đưa ra ánh sáng thì sẽ có thêm nhiều bằng chứng khác của các vị lão thành Cách mạng, của những ai có may mắn được biết đến những sự việc trên sẽ bổ sung đầy đủ hơn để bạch hoá hoàn toàn những bí ẩn này.

Thứ nữa, tôi muốn thông báo đến giới trẻ, những người chủ tương lai của đất nước được biết rằng : có rất nhiều những sự thật mà các bạn không có cơ hội được biết đến, mà lẽ ra trong xã hội hiện đại truyền thông đa phương tiện ngày nay các bạn cần phải biết tất cả những sự thật, những điều trắng đen rõ ràng để tự xây dựng cho mình những tư duy sống, những quan điểm tự nhiên chứ không phải những ý thức hệ bị cưỡng bức, những tư tưởng bị chỉ đạo.

Cuối cùng, tôi muốn gửi thông tin này đến tất cả mọi người dân với mong muốn rằng nhân dân chúng ta đều càng ngày càng được cởi mở hơn trong tiếp nhận thông tin, tiếp nhận sự thật. Những sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và dần dần cần được giải mã trước công chúng. Những sự việc gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước cần phải được minh bạch và công khai. Từ đó mỗi người dân cần có thái độ và đóng góp trách nhiệm của mình một cách rõ ràng trước những điều hệ trọng của đất nước. Nhân dân cần phải thay đổi thói quen chấp nhận để đời sống chính trị bị lệ thuộc bởi một cá nhân nào, một đảng phái nào, hay một thể chế nào, một chính phủ nào, mỗi người phải có quyền và nghĩa vụ tự quyết định cho riêng mình trong một xã hội văn minh, dân chủ.

Hà Nội ngày 09/10/2006
Hoàng Dũng, Cán Bộ VPTƯ


**********

Những Bạo Chúa Bị Đàn Em Giết Vào Lúc Cuối Đời

Việt Báo Daily Online

Bạo chúa là những kẻ lúc cầm quyền đã giết quá nhiều người. Có bạo chúa ngày xưa chết già nhưng vì chết trên đường đi nên khi đem về triều đình để an táng thì thân thể cũng đã sình thối trước khi đem chôn. Đó là trường hợp của bạo chúa Tần thủy Hoàng. Riêng hai bạo chúa tân thời Pol Pot của xứ Kampuchia và bạo chúa Hồ chí Minh của Việt nam đều do đàn em giết chết. Do những nhân chứng tiết lộ và do sự suy luận của những chuyên viên am tường về chính trị, dần dà cái chết của hai bạo chúa Pol Pot và Hồ chí Minh được mang ra ánh sáng. Cả hai đều chết một cách đau đớn thảm khốc như hàng triệu nạn nhân do hai ông gây nên. Âu đó là định luật nhận quả. Giết người để rồi bị người giết. Nhìn lại cái chết của hai bạo chúa này để thấy cái nghiệp báo đeo đẳng vào kiếp người. Đừng nghĩ là khi đứng ở vai trò lãnh đạo muốn giết ai thì giết, để rồi đến phiên mình bị đàn em thanh toán bằng những phương cách tàn bạo dã man nhất để kết liễu mạng sống lúc cuối đời.

Cách đây chừng một tuần, một bài báo của các bác sĩ Việt nam trong nước gây chấn động khắp nơi trong và ngoài nước. Bài báo nhan đề "Một nghiên cứu khoa học về Hồ chí Minh". Các bác sĩ ở Hà Nội đã đựa vào những kiến thức chuyên môn y khoa để khẳng định Hồ chí Minh chết vì bị đầu độc chứ không chết vì bệnh hoạn hay già nua như nhà nước Cộng sản đã công bố trong mấy mươi năm qua. Thường thường khi muốn giết một người và tránh sự nghi ngờ, Cộng sản thường loan tin người đó bị bệnh "nhồi máu cơ tim" hay "tai biến mạch máu não"!

Trường hợp của Hồ chí Minh thì khi Bộ chính trị, nói cụ thể là Lê Duẩn, muốn giết Hồ chí Minh bằng con đường đầu độc thông qua các bác sĩ trị liệu thì gán cho Hồ chí Minh chết vì bệnh " nhồi máu cơ tim". Kịch bản giết Hồ chí Minh dù khéo léo đến đâu rồi cũng có ngày phơi bày ra ánh sáng vì những sự vô lý , sơ hở,hớ hênh trong diễn tiến sự việc mà Bộ chính trị vô tình để lộ qua sự trình bày của báo chí và phim ảnh .

Hãy nghe các bác sĩ ở Hà Nội (ttbsvn@gmail.com) trình bày diễn tiến đầu độc Hồ chí Minh bằng chất độc như sau trong bài viết:

Người ta đã dùng thuốc gì để giết Bác ?

Việc này đối với những kẻ có kiến thức và có dã tâm thì rất dễ dàng: Bác sĩ tim mạch biết rất rõ tất cả các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thì đều có thể làm loạn nhịp tim. ( Nói dể hiểu là nếu tim loạn nhịp mà dùng đúng liều thì sẽ hết loạn nhịp, còn dùng không đúng liều thì sẽ loạn nhịp nặng hơn. Nếu tim bình thường mà dùng những thuốc này thì sẽ sinh ra,,loạn nhịp, dùngliều cao thì sẽ tử vong). Vì vậy những kẻ này có thể làm cho nạn nhân thấy mệt bất cứ lúc nào chúng muốn và khi giờ G đã đến thì tăng liều thế là xong. ( Đối với thuốc tim mạch thì chỉ cần dùng liều gấp đôi là cũng có thể tử vong rồi, vì liều dùng trong tim mạch đòi hỏi thật chính xác).

"...Những ngày trước đó người ta dùng kháng sinh Ta-tô-pen cho Bác( Bác bị viêm phế quản). Bệnh của Bác đang đỡ dần sao tự nhiên lại đòi kháng sinh? Mà lại là loại kháng sinh có "tiền án hình sự" gây sốc.

Vấn đề là người ta muốn đổ tội cho cái thứ kháng sinh này thôi, và cũng lưu ý là không phải lúc nào nó cũng gây sốc. Thực chất ống Pê-lê-xi-lin đã được thay ruột bằng thuốc chống loạn nhịp tim như đã nói trên.

Ngay như cuốn sổ tay của Võ nguyên Giáp cũng bắt đầu từ ngày 24/8/1969, là ngày khởi sự của tội ác.

Trong cuốn sổ tay, Đại tướng Võ nguyên Giáp có ghi rõ từng ngày: 24-8 trở đi, Bác mệt nặng. 26-8: Khi vào thăm, giơ tay chào, Bác chào lại rồi bảo ,"Chú về nghỉ .."Hàng ngày Bác vẫn hỏi,"Hôm nay miền Nam đánh thắng đâu?" (http://www.tapchicongnghiep.vn/sodau..7/9/17077.ttvn)

Đây cũng là một sự chuẩn bị của Bộ chính trị, bao nhiêu ngày không viết nhật ký vào thăm Bác, nay lại bày đặt ghi nhật ký, vì muốn nhấn mạnh ý Bác chết là do bệnh nặng mà thôi, và cũng là cách phòng tránh sự nghi ngờ của mọi người, ( Nhật ký này cũng được làm 9 ngày trước khi Bác chết.)

Tội nghiệp cho ông Vũ Kỳ và các nhân chứng. Các bác sĩ bảo sao thì nghe vậy:

" Trong quá trình chữa bệnh, có một điều đặc biệt là cơn đau tim đến dồn dập liên tiếp nhưng Bác không rên. Bác nằm yên và nhắm mắt"

Bác nằm yên thì làm sao ông Vũ Kỳ biết là cơn đau đến dồn dập ???Ở đây chúng tôi thấy ông Vũ Kỳ cũng hiểu ra chuyện. Hình như ông muốn nói điều gì đó nhưng không thể ! Ông đã để lại một chìa khóa quan trọng để lật mặt đảng CSVN.

Một nguyên tắc nữa trong điều trị nhồi máu cơ tim là bệnh nhân phải nằm nghỉ tuyệt đối,nhất là khi bệnh nặng, thậm chí việc đi cầu, đi tiểu cũng phải làm tại giường mà phải dùng loại bô nằm, hoặc là lót giấy cho bệnh nhân, bệnh nhân không được ngồi dậy, và bệnh nhân nặng thì tuyệt đối không được ăn, các bác sĩ sẽ nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, đơn giản nhất là truyền glucose (đường). Đúng là người ta muốn giết Bác rồi.

Cần phải nói rõ ở đây kẻ chủ mưu giết Hồ chí Minh chính là Lê Duẩn. Có thể có sự toa rập của Lê đức Thọ , vốn cũng có ác cảm với Hồ. Còn Trường Chinh, Phạm văn Đồng và Võ nguyên Giáp hoàn toàn không có liên can gì đến chuyện đầu độc giết Hồ.

Câu hỏi đặt ra ở đây là Hồ có biết được âm mưu đầu độc Hồ hay không? Câu trả lời là có. Xin chứng minh cụ thể như sau:

Ngay từ năm 2003, tôi có viết hai bài "Bí ẩn chung quanh chuyện Hồ Chí Minh bị thất sủng vào lúc cuối đời." và "Một cách lý giải về chuyện Hồ Chí Minh mất quyền lực trong những năm cuối đời.". Trong hai bài này tôi có nêu rõ chuyện Lê đức Thọ ăn hiếp tàn tệ Hồ chí minh trong một buổi họp và có đưa ra di chúc thống thiết Hồ chí Minh viết ngày 14 tháng 8 năm 1969. Tôi có kể thêm chuyện Lê Duẩn, Lê đức Thọ âm mưu giết Hồ bằng tai nạn máy bay khi Hồ cùng người hầu cận Vũ Kỳ trở về Hà Nội từ Trung Quốc năm 1968 dựa trên một bài báo của Sơn Tùng thuật lại cuộc nói chuyện của người hầu cận của Hồ chí Minh là Vũ Kỳ. Vũ Kỳ kể lại câu chuyện một cách khôn khéo để người đọc rút ra kết luận là Duẩn, Thọ âm mưu tạo dựng tai nạn máy bay để giết Hồ. Nhà văn Sơn Tùng ( một người có 10 đầu sách viết về Hồ chí Minh) cũng có nói đến âm mưu đó, nhưng không dám nói huỵch toẹt ra mà dành sự kết luận cho người nghe, người đọc. Cho dù khi Vũ Kỳ kể chuyện thì Lê Duẩn và Lê đức Thọ đã qua đời nhưng chế độ Cộng sản vẫn còn đó. Không thể nói toạc móng heo trắng trợn âm mưu giết Hồ chí Minh của Duẩn, Thọ trên báo chí Cộng sản trong nước được mà phải dùng cách kể chuyện cực kỳ khôn khéo, đưa ra những sự kiện và dành sự suy luận cho người đọc. Chiếc máy bay chở Chủ tịch nước Hồ chí Minh không liên lạc được bằng vô tuyến với sân bay bên dưới là một chuyện vô lý cùng cực. Nên nhớ là trời lúc đó không hề có giông bão nên không có lý do gì để cho vô tuyến bị trục trặc cả ! Chỉ có một cách giải thích duy nhất là bên dưới tắt máy không muốn liên lạc để phi cơ gây ra tai nạn ( lệnh tắt máy liên lạc chắc chắn đến từ Lê Duẩn ). Người phi công rất lúng túng và hoảng sợ khi đèn hiệu trên sân bay đổi và liên lạc vô tuyến bị cắt đứt và phải chọn cách.. đáp phi cơ theo trí nhớ ..!! May mà không gây ra tai nạn như bọn Lê Duẩn gài bẫy. Nếu phi cơ bị tai nạn thì người hầu cận Vũ Kỳ cũng sẽ tan xác chung với Hồ chí Minh trên chuyến máy bay đó. Có lẽ uất ức vì chuyện gài bẫy tai nạn phi cơ này mà Vũ Kỳ quyết định kể chuyện tày trời này cho mọi người cùng biết.

Nếu Hồ chí Minh còn giữ được quyền lực lúc đó thì sau khi bị bọn xấu mưu sát hụt bằng tai nạn phi cơ, ông sẽ cho điều tra chuyện mưu sát đề tìm ra thủ phạm mà trị tội. Đằng này ông không làm gì hết sau tai nạn phi cơ hụt, điều đó chứng tỏ không có quyền gì cả nữa. Ông như con cá nằm trên thớt mà bọn đàn em Lê Duẩn muốn chặt lúc nào thì chặt.

Không giết được Hồ bằng tai nạn phi cơ năm 1968 thì đám Duẩn, Thọ quyết định dùng thuốc độc để giết Hồ năm 1969 và ngụy tạo như là một thứ bệnh hoạn gây tử thương cho Hồ bằng một kịch bản giết người khéo léo để che mắt thế gian,, Mặc dù Duẩn, Thọ đã tước hết quyền lực của Hồ chí Minh từ lâu nhưng uy tín của Hồ trước mặt nhân dân còn quá lớn nên phải bức tử Hồ cho tiện sổ sách.

Sử gia Pháp Pierre Brocheux đã nói chuyện Hồ mất quyền lực như sau trong bài phỏng vấn với BBC vào tháng 10 năm 2003, " Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời ông Hồ bị cách ly khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy bị biến thành một biểu tượng. Vì thế cuốn sách của tôi còn có một tựa đề nữa là " Hồ chí minh, một nhà cách mạng biến thành một biểu tượng ". Ý tôi muốn nói ông bị người ta biến thành một biểu tượng không có quyền, một biểu tượng yếu về quyền lực,"

Nhưng dù có khéo cách mấy cũng lòi ra những hớ hênh, sơ hở để ngày hôm nay một số bác sĩ õ ở Hà Nội viết bài phân tích và lý luận tỉ mỉ về chuyện Hồ chí Minh đã bị đầu độc chết như thế nào căn cứ vào những nghịch lý, sơ sót nằm trong những bài viết và phim ảnh về Hồ chí Minh trong những ngày cuối đời.

Ngay trong chúc thư ngày 14 tháng 8 năm 1969, Hồ chí Minh đã tiết lộ chuyện đầu độc ông đã xảy ra, " Tôi đã già rồi, râu tóc đã bạc mà còn phải sang trong canh tù giam lỏng, cứ nghĩ đến điều này làm tôi ứa nước mắt. Họ đã không giết tôi nhưng sai ông Bác sĩ Tôn thất Tùng cho tôi uống thuốc độc để tôi không thể đi đâu được nữa, mà cũng không thể tiếp xúc với những người mà tôi muốn tiếp xúc. Tôi chưa chết ngay, nhưng là chết dần, chết mòn, ở biệt lập một nơi để đợi ngày tắt thở."

Nếu Hồ chí Minh bị đầu độc chết thì tại sao Lê Duẩn lại để ông chết vào ngày 2 tháng 9 ,để rồi phải nói dối với toàn dân là ông chết ngày 3 tháng 9. Vì ngày 2 tháng 9 là ngày quốc khánh, chủ tịch nước chết coi như là quốc tang. Ngày quốc tang lại trùng vào ngày quốc khánh đõã làm cho Hà Nội khó chịu nên phải công bố ông chết trễ một ngày. Trong cuốn hồi ký của Giáo sư Nguyễn đăng Mạnh đã có một cách giải thích lý thú về chuyện tại sao Hồ chí Minh lại chết vào ngày 2 tháng 9 như sau :

" Cuối cùng là ngày sinh và ngày mất của Hồ chí Minh . Ngày sinh cũng do ông tự đặt ra, ai cũng biết rồi. Còn ngày mất ? Đúng cái ngày ông đọc Tuyên ngôn độc lập ( 2/9)

Theo Hoàng ngọc Hiến , ông Hồ chủ động chết váo cái ngày lịch sử ấy. Ông ấy đáo để lắm đấy ! Một người quyết lấy lại họ Hồ là dòng máu thật của mình (Hồ sĩ Tạo) thì cũng có thể quyết chết vào đúng ngày sinh của cả nước, ngày mà ông đọc Tuyên ngôn độc lập.

_ Nhưng chủ động chết làm sao được khi người ta luôn chầu chực quanh mình- Tôi cãi lại Hiến

_ Thì cũng có lúc người ta ra ngoài chứ. Lúc ấy chỉ cần dứt hết những dây dợ của cái ống thở oxy là chết luôn chứ sao!Hiến khẳng định thế. Một phán đoán không phải là không có lý !

Hà Nội ngày 6/7/2006)0

( Trích Hồi ký Nguyễn đăng Mạnh trang 131)

Nguyễn đăng Mạnh thuật lại lời của Hoàng ngọc Hiến suy luận cho rằng ông Hồ chủ động chết vào ngày 2 tháng 9 năm 1969 vì tính khí ông Hồ đáo để. Nói như vậy là còn hụt hẫng và chưa đủ sức thuyết phục công luận. Dĩ nhiên cũng có thể ông Hồ chết vào ngày Quốc khánh là do ngẫu nhiên chứ không do ông chủ động.

Phải nhớ một điều là Lê Duẩn điều động một tập hợp một số bác sĩ và y tá đầu độc Hồ nhưng nên nhớ là bao cặp mắt đều soi mói vào con người Hồ đang nằm trên giường. Thuốc độc phải để ngấm từ từ , không thể chích một mũi thuốc độc cho Hồ chết ngay như người ta dùng ống chích thuốc độc để chấm dứt sinh mạng tử tội trong vòng vài phút như vẫn làm ở nước Mỹ. Đám Lê Duẩn vừa tìm cách giết Hồ vừa tìm cách đóng kịch với nhân dân Việt Nam và thế giới là đang tìm đủ mọi cách để chữa cho Hồ khỏi bệnh. Và Lê Duẩn đã lừa được mọi người trong và ngoài nước trong 40 năm nay là làm cho người ta tin Hồ chết vì bệnh hoạn tuổi già.

Có thể tạm suy luận như thế này. Ông Hàồ đã nhìn và hiểu rõ âm mưu đầu độc ông chết một hai tuần trước khi ông bị bức tử. Ông chủ động chết vào ngày 2 tháng 9 là một cú chơi khăm cuối đời nhắm vào bọn người giết ông. Cú chơi khăm độc đáo này đã có kết quả là chính quyền Cộng sản phải công bố sai ngày chết của ông là ngày 3 tháng 9 thay vì 2 tháng 9. Sau này đứng trước sự thật lên tiếng của quá nhiều nhân chứng, chính quyền Cộng sản Việt nam đành phải nhìn nhận là Hồ chí Minh chết ngày 2 tháng 9. Hồ chí Minh đã thắng trong cuộc đấu trí cuối đời với bọn đàn em đầu độc giết ông vì chúng phải lấn cấn trong chuyện tổ chức quốc tang cho ông là chủ tịch nước vào ngày quốc khánh của quốc gia !! Chủ tịch nước chết vào ngày quốc khánh của quốc gia bị coi như là một điềm gở cho nên dù Cộng sản Việt Nam là bọn vô thần , không tin vào chuyện mê tín dị đoan thì chúng cũng cảm thấy khó chịu, lấn cấn trước chuyện Chủ tịch nước Hồ chí Minh chết vào ngày quốc khánh của quốc gia nên chúng mới tìm cách công bố sai ngày chết của Hồ chí Minh như đã nói ở trên.

Cái chết của ông Hồ là một cái chết đau đớn như cái chết của trăm ngàn nạn nhân trong vụ cải cách ruộng đất do ông chủ xướng. Ông gây nhân tàn bạo để rồi gặt lấy quả bạo tàn. Ông bị chính những đồng chí đàn em của ông là Lê Duẩn và Lê đức Thọ giết bằng cách đầu độc.

Sau khi liên minh Lê Duẩn và Lê đức Thọ dứt điểm đối tượng gai mắt Hồ chí Minh rồi thì sau này Lê đức Thọ gây gỗ và ra tay giết Trường Chinh vì tranh giành ngôi vị Tổng bí thư sau khi Lê Duẩn qua đời.

Nhà văn Vũ thư Hiên đã suy luận về cái chết của Trường Chinh như sau :

" Giận dữ và hổ thẹn thấy mưu đồ chiếm ngôi vị cao nhất không thành, theo cách không ăn thì đạp đổ, Lê đức Thọ nằng nặc đòi quyền Tống bí thư Trường Chinh phải từ bỏ ý định tranh cử, viện cớ cả hai đã cao tuổi, không nên tham gia triều chính nữa. Nếu Trường Chinh ứng cử , thất bại của Thọ sẽ không chỉ đáng buồn mà là bi kịch, Nó sẽ là mối nhục không bao giờ gột sạch của con người uy phong lẫm liệt một thời. Tuân lệnh Lê đức Thọ, Phạm văn Đồng năm lần bảy lượt đến tận nhà Trường Chinh , có hôm từ tinh mơ, thuyết phục ông thôi không tranh cử nữa. " Nếu anh cứ tranh cử thì sẽ nổ ra xung đột nội bộ. Đảng ta tan nát mất" , nước mắt nước mũi giàn giụa Phạm văn Đồng vật nài. Cuối cùng Trường Chinh đồng ý, Ông hiểu câu nói của Phạm văn Đồng là lời nhắn gửi nghiêm túc của Lê đức Thọ. Không phải vì lo Đảng tan nát mà Trường Chinh đồng ý, ông lo nếu không nghe lời Thọ thì chính ông sẽ tan nát. Con người như Lê đức Thọ sẵn sàng làm tất cả khi cay cú ..

( Hồi ký " Đêm giữa ban ngày " của Vũ thư Hiên trang 293, 294")

Trường Chinh sau khi rút lui khỏi cuộc đọ sức với Lê đức Thọ vào chân tổng bí thư, buồn bã ngồi nhà. Ông qua đời vì chấn thương não trong một cú ngã ở cầu thang. Có tin ông bị Lê đức Thọ sai tên bảo vệ ông, người cuả Trần quốc Hoàn, hạ sát. Tên này lẽ ra phải đi sát ông từng bước, nhưng đã để ông ngã khi có một mình, Vết thương ở gáy có thể do mép bậc thang gây ra, mà cũng có thể do một vật bằng gỗ khác đập vào.

( Hồi ký " Đêm giữa ban ngày " của Vũ thư Hiên trang 761)

Phải nhận thấy Vũ thư Hiên đưa ra một nhận định khá táo bạo khi suy luận rằng Lê đức Thọ cho người đến giết Trường Chinh, nhưng không phải là không có lý.

Trong cuốn sách " Hoa xuyên tuyết " xuất bản ở hải ngoại, phía sau cuốn sách Bùi Tín có để một tấm hình chụp của Trường Chinh đến thăm đám nhà báo Bùi Tín phụ trách việc viết tiểu sử cho Trường Chinh . Trong ảnh Trường Chinh tươi cười khỏe khoắn. Bùi Tín ghi chú là 2 ngày sau khi chụp tấm ảnh này , Trường Chinh qua đời. Lý do qua đời đột ngột lại càng cho thấy Trường Chinh chết bất đắc kỳ tử chứ không chết vì già yếu bệnh hoạn. Vì chết vì lý do bệnh hoạn thì thời gian đau yếu kéo dài vài tuần đến vài tháng chứ không chết đột ngột như thế. Nói như thế để thấy lập luận của Vũ thư Hiên cho rằng Trường Chinh bị Lê đức Thọ sai người đập chết bằng gậy có nhiều yếu tố để trở thành sự thật chứ không phải chuyện suy đoán viễn vông, không bằng cớ.

Trường Chinh cũng là người có bàn tay nhuốm máu nạn nhân cải cách ruộng đất vì lúc ấy Trường Chinh là Tổng bí thư nên cái chết bất đắc kỳ tử thảm khốc của Trường Chinh cũng nói lên được luật nhân quả vay trả của trời đất.

Lê Duẩn là người hành hạ Hồ chí Minh đau đớn khổ sở lúc cuối đời thì vào những tháng năm cuối của đời mình, Lê Duẩn bị Lê đức Thọ làm tình, làm tội đủ điều khổ sở, bực bội.

Hãy đọc đoạn hồi ký sau của Đoàn duy Thành, nguyên bí thư thành phố Hải phòng và là người thân tín của Lê Duẩn kể lại để thấy Lê Duẩn mệt mỏi vì bị Lê đức Thọ quấy rầy. Thọ muốn Duẩn viết di chúc nhường ngôi Tổng bí thư cho Thọ sau khi Duẩn qua đời. Có lẽ vì không thích Thọ nên Duẩn từ chối làm chuyện đó và điều này làm cho Thọ tức giận đến quấy phá Duẩn ngay tại nhà riêng của Duẩn.

Đoàn duy Thành kể rõ như sau:

" Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng. " Lúc anh Ba yếu nặng sao không lại?" Tôi nói vì chuyến đi công tác ở miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái Cừ, Muội, Hồng, các con rễ Lê bá Tôn, Hồ ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu nhỏ chỉ kém tôi 5, 7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng:

Ba cháu mất rồi... liệu họ có giết gia đình nhà cháu không?

Tôi nói:

Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ba cháu là con người vĩ đại, một người hiền triết mới kế nghiệp cụ Hồ, giải phóng miền Nam. Không có Ba, làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra lắm máu ? Ai dám hại gia đình nhà mình? Đừng nghĩ linh tinh.Đảng mình là đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba. Các cháu sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt..ai dám làm bậy?

Bấy giờ các cháu mới yên tâm, Hồ ngọc Đại nói chen vào:

"... Còn bao nhiêu các chú.. Họ chẳng dám làm bậy đâu!

Sau đó, tôi mới tìm hiểu, tại sao có chuyện hoảng loạn tại gia đình anh Ba như vậy khi anh qua đời. Đó là những người có dụng ý chia rẽ, nói phe cánh anh Lê đức Thọ, Trần xuân Bách định ám hại gia đình anh Ba. Tôi nghĩ không bao giờ có thể như thế được. Đảng ta được Bác Hồ xây dựng và lãnh đạo đội ngũ cốt cán cách mạng, đã làm nên bao kỳ tích, không thể có những hành động " đồi bại " như thế được. Mấy ngày đó tôi thường xuyên lại nhà anh Ba để ổn định tư tưởng cho các cháu, nhất là cháu Cừ, vợ đồng chí Lê bá Tôn là người lo lắng nhất.

Tôi cũng chỉ mới biết có sự bất hòa giữa anh Ba và anh Lê đức Thọ cách đấy khoảng 4, 5 tháng. Vì tôi ít quan tâm, tôi tin các anh đã có quá trình rèn luyện, lại là người gần gũi Bác Hồ, chắc chắn các anh luôn luôn đoàn kết bên nhau để thực hiện và xây dựng sự nghiệp Bác để lại.

Khoảng tháng 5/1986 tôi đến thăm anh Ba ở Hồ Tây, gần đến khu biệt thự, tôi gặp xe anh Thọ đi ra. Tôi vào thăm anh Ba, có anh Bùi San ở đó. Thấy tôi đến anh Bùi San chào anh Ba ra về. Tôi bắt tay anh Bùi San và vào thăm anh Ba. Anh Ba tỏ vẻ hơi bực tức nói:

_ Đấy, nó đấy, tôi vừa đuổi nó ra rồi..

Tôi suy nghĩ mãi mới biết là xe anh Thọ vừa ra.. Tôi không nói gì, chỉ thăm sức khỏe anh, nói tóm tắt một vài việc lớn của Hải Phòng để báo cáo với anh , vì lúc này tôi thấy anh Ba mệt nhiều. Tôi muốn để anh nghỉ ngơi nên xin phép ra về, Nhưng anh Ba bảo tôi ngồi lại nói chuyện rồi anh nói:

_ Mấy anh lại đây bảo tôi viết di chúc. Tôi nói không cần. Việc viết di chúc chỉ dành riêng cho Bác. Còn tôi, tôi nghĩ trung ương các đồng chí đã trưởng thành cả rồi, viết di chúc chỉ gây khó khăn cho các đồng chí . Mình nói thế này, nhưng khi trung ương báo lại khác, sinh ra phức tạp, mất đoàn kết. Các đồng ký viết di chúc sẵn bảo tôi ký, tôi không ký

Rồi anh bảo tôi:

_ Tôi đã bàn với một số đồng chí Bộ chính trị , kỳ đại hội này đưa anh Linh hoặc anh Võ chí Công thay tôi làm cả khóa hoặc nửa khóa rồi để đồng chí Thành làm. Còn anh Tố Hữu sau vụ đổi tiền không còn khả năng làm Tổng bí thư..

Tôi đợi anh Ba nói hết và suy nghĩ. Những lần trước khi về thăm Hải Phòng hoặc anh gọi tôi lên nhà chơi, anh Ba có nhắc vấn đề nào, tôi đều nói :

_ Nước ta còn ảnh hưởng lễ giáo phương đông, lớp trẻ không thể qua mặt các đồng chí lão thành đi trước mình hàng thập kỷ..

Anh Ba ngắt lời tôi, mỉm cười và nói:

_ Tôi đã bàn vơiù một số đồng chí bộ chính trị về đồng chí Thành thì các đồng chí đồng ý..

Lúc đó anh mệt, tôi không dám nói dài với anh, chỉ nói gọn:

_ Rất cảm ơn anh, nhưng theo tôi nghĩ thì rất khó..

Anh lại vui vẻ đứng dậy, vỗ vai tôi và nói, " Cứ làm việc cho tốt " Tôi chào anh ra về, chỉ nghĩ nhiều về bệnh tật của anh, và cũng hơi buồn vì trong các anh đã có sự rạn nứt.. sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đoàn kết nội bộ của Đảng.

Sau lễ tang Tồng bí thư Lê Duẩn, tôi làm việc ở Bộ ít ngày, lại tiếp tục đi nắm tình hình các tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong lúc đó tình hình chuẩn bị Đại Hội 6 khẩn trương. Đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng bí thư, Đồng chí Nguyễn văn Linh được bổ sung vào Bộ chính trị và Thường trực Ban bí thư , cùng chuẩn bị Đại hội Đảng, chủ yếu là về văn kiện Đại hội, còn chuẩn bị tổ chức cán bộ do anh Lê đức Thọ phụ trách."

( Trích hồi ký "Làm người là khó" của Đoàn duy Thành trang 148-149)

Nói chung Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam toàn những tên vô học từ Hồ chí Minh đến Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê dức Thọ. Chỉ trừ Võ nguyễn Giáp là tương đối có chút học vấn còn đa số là vô học, vô giáo dục. Bởi vô học nên chúng đối xử với nhau thô bạo, thô bỉ,tàn bạo với nhau như những tên du côn, du đãng, du thủ du thực đầu đường xó chợ. Chúng không có cách xử sự quân tử, rộng lượng, cao thượng như người có học thường có. Chúng gian trá khi đề ra những chính sách bịp bợm để cai trị nhân dân và dùng mọi thủ đoạn độc ác , tàn bạo để đối xử với nhau một cách không nhân nhượng. Chính con cáo già Hồ chí Minh đã dạy dỗ , rèn luyện cách cư xử bất cận nhân tình, tráo trở, lật lọng cho đàn em, học trò

như thế để rồi chính Hồ chí Minh trở thành nạn nhân của đường lối bá đạo do ông đề ra. Bõởi vậy mới có tình trạng hai tên đàn em Lê Duẩn và Lê đức Thọ vô học, vô hạnh phối hợp nhau đầu độc Hồ chí Minh cho chết. Rồi sau đó Lê đức Thọ tranh giành quyền hành nên gây gổ kịch liệt với Lê Duẩn khi Lê Duẩn đau ốm cuối đời và đến chuyện Thọ sai người đi giết Trường Chinh vì ghen tức, cay cú khi không giành được chức Tổng bí thư sau khi Lê Duẩn qua đời như nhà văn Vũ thư Hiên đã ghi nhận. Hồi ký Đoàn duy Thành cho biết con Lê Duẩn e ngại sẽ bị phe Lê đức Thọ giết sau khi Lê Duẩn qua đời đã cho thấy mâu thuẫn giữa Lê Duẩn và Lê đức Thọ gay gắt, trầm trọng như thế nào.

Hồi ký " Giọt nước trong biển cả " của Hoàng văn Hoan còn cho biết chính Lê Duẩn là người đã giết Đại tướng Nguyễn chí Thanh năm 1966 khi Thanh từ miền Nam ra Hà Nội họp. Có lẽ Duẩn bất bình gì đó với Nguyễn chí Thanh nên quyết định dứt điểm Nguyễn chí Thanh. Báo chí Hà nội thì loan tin Thanh bị bệnh cảm lạnh,? nhồi máu cơ tim? mà qua đời. Lại cái trò bị bệnh " nhồi máu cơ tim" qua đời như Hồ chí Minh!

Hoàng văn Hoan kể rõ chuyện này như sau:

" Vì sao vụ án phát hiện từ năm 1967 mà để mãi đến mười năm sau là năm 1977 mới giải quyết . Là vì trong vụ anh Nguyễn chí Thanh bị ám hại, Nguyễn văn Vịnh là người được biết tất cả mọi chi tiết, nếu xử lý Nguyễn văn Vịnh dùng theo kỷ luật Đảng và pháp luật nhà nước thì Nguyễn văn Vịnh sẽ bươi ra hết cả, như vậy bộ mặt của bọn Lê Duẩn sẽ phơi bày trước Đảng và trước dư luận nhân dân."

( Trích hồi ký " Giọt nước trong biển cả " của nguyên phó chủ tịch quốc hội Hoàng văn Hoan trang 420)

Riêng Lê đức Thọ thì cuối đời bị bệnh ung thư . Khi qua Pháp vào viện ung thư chữa trị , có lần gặp cựu Trung tướng V.N.C.H Trần văn Đôn cũng vào đó chữa trị .Lúc sinh tiền, Trần văn Đôn ở miền Nam và Lê đức Thọ đều thuộc loại người " ho ra lửa, mửa ra khói " , này vào lúc hoàng hôn của cuộc đời vào viện ung thư điêu trị đề mong níu kéo sự sống khỏi lưỡi hái của tử thần. Có lẽ cả hai cũng ngậm ngùi nghĩ đến sự mong manh của mạng sống và sự hiu quạnh, buồn nản của kiếp người vô thường. Khi qua đời Lê đức Thọ được chôn ở nghĩa trang Mai Dịch vốn được dành cho các quan chức cộng sản.. Mộ của Lê đức Thọ thường bị ném phân lên trên nên gia đình Thọ phải dời mộ Thọ về quê chôn cất. Có lẽ vì lúc sinh tiền Lê đức Thọ gây quá nhiều thù oán, chết chóc nên khi chết rồi bị trả thù bằng phân ném lên mộ Thọ. Đúng là chết rồi mà cũng chưa được an thân !

Thọ và Duẩn đều là những học trò ruột của Hồ chí Minh. Thọ và Duẩn đều học cái gian manh, tàn bạo , dối trá, lừa thầy phản bạn của Hồ chí Minh để thành một thứ gian hùng như Hồ chí Minh . Cuối cùng là Thọ và Duẩn liên minh nhau để giết người thầy Hồ chí Minh khi thấy ông là vật cản trở trên con đường phát huy quyền lực của chúng. Đạo lý tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam là lừa thầy phản bạn, là cứu cánh biện minh cho phương tiện, là sự độc ác vô cùng tận vượt ra khỏi sự tưởng tượng và đạo lý của con người.

Nhìn qua xứ Kamphuchia thì thủ lãnh Khmer đỏ là bạo chúa Pol Pot cũng chịu một số phận tương tự như bạo chúa Hồ chí Minh. Pol Pot chiếm thủ đô Nam Vang vào giữa tháng 4 năm 1975, khoảng 2 tuần trước khi Sài gòn sụp đổ . Pol Pot chủ trương xây đựng một chế độ Cộng sản hoang tưởng và quái đản bằng chủ trương không dùng đến tiền tệ, trường học. Trong những năm cai trị ( 1975-1978) Pol Pot giết khoảng trên 1 triệu rưỡi người Miên. Có người bị giết chỉ vì đeo kính trắng và như thế là thuộc giai cấp trí thức cần phải tiêu diệt. Thật là độc ác và quái đản chưa từng thấy trong xã hội loài người. Bọn lính Khmer đỏ thường dùng cán cuốc đập vỡ sọ nạn nhân. Đừng quên quan thầy chỉ đạo tối cao của Pol Pot là tên mập Mao trạch Đông và tên lùn Đặng tiểu Bình của Trung Cộng.

Ngày 25 tháng 12 năm 1978., Cộng sản Việt Nam đổ 100000 ngàn quân qua Kampuchia lật đổ chế độ Pol Pot . Người chỉ huy chiến dịch này là Lê đức Thọ và đàn em Lê đức Anh. Pol Pot phải rút vào rừng chiến đấu theo kiểu du kích chống bộ đội Cộng sản Việt Nam. Năm 1979 Trung Cộng đem quân qua biên giới trả thù cho đàn em Pol Pot, dạy cho Việt Nam một bài học vì Việt Nam đã đem quân lật đổ chế độ Pol Pot vốn là đàn em thân thiết của Trung Cộng.

Khoảng đầu năm 1998, quốc tế phát hiện ra Pol Pot có mặt ở mật khu kháng chiến Anlong Veng nằm gần biên giới Thái Lan. Dư luận quốc tế ồn ào đòi mang tên bạo chúa Pol Pot ra xử về tội diệt chủng. Những tháng cuối đời Pol Pot bị đàn em là Ta Mok tước hết quyền hành vì cho Pol Pot giết quá nhiều dân Miên trong khi cầm quyền nên dân Miên oán hận , không còn ủng hộ phe Khmer đỏ như ngày xưa nữa. Khi đàn em Pol Pot thấy viễn cảnh phải giải giao Pol Pot cho tòa án quốc tế xử thì chúng ra tay giết Pol Pot ngay vì sợ khi Pol Pot ra tòa sẽ khai tội ác của chúng. Khi bọn đàn em Khmer loan báo Pol Pot " chết vì bệnh tim " ngày 15 tháng 4 năm 1998, dư luận quốc tế trong đó có cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là Henry Kissinger đưa ra nhận định ngay là Pol Pot bị đàn em giết chết. Đó là một nhận định hợp lý và chính xác. Có thể chúng giết Pol Pot bằng cách chụp bao ny-lông vào đầu cho ngạt thở đến chết hay cho tiêm thuốc độc . Pol Pot chết được 2 ngày thì chúng cho thiêu xác Pol Pot để phi tang mọi đấu tích giết Pol Pot và chúng không cho bất cứ phái đoàn y khoa quốc tế nào được khám nghiệm tử thi Pol Pot trước khi hỏa táng. Pol Pot thọ 73 tuổi

Di sản Pol Pot để lại cho quốc gia Kampuchia là hàng núi xương sọ của những nạn nhân do phe Khmer đỏ giết trong những năm cầm quyền ( 1975-1978). Thật là tàn bạo khủng khiếp không thể tưởng tượng.

Bạo chúa Pol Pot đã phải chết một cái chết thảm đau đớn như hàng triệu nạn nhân của ông ta theo đúng quy luật trả vay của trời đất.

Bạo chúa Pol Pot cũng như bạo chúa Hồ chí Minh đều phải chết một cái chết thảm do đàn em của chúng ra tay khi bọn đàn em cảm thấy sự sống của hai bạo chúa này không còn có lợi cho quyền lực chính trị của chúng.

Đạo lý nhân quả của nhà Phật qua bao nhiêu năm đã trở thành đạo lý hành xử của người Việt Nam qua những câu ca dao , tục ngữ quen thuộc đi vào quần chúng như " Cây xanh thì lá cũng xanh. Cha mẹ làm lành để đức cho con" và " Đời cha ăn mặn,đời con khát nước ". Ngay cuốn truyện thơ nổi tiếng nhất Việt Nam là Truyện Kiều cũng được xây dựng trên động lực của thuyết nhân quả theo sự nhận xét của Học giả Trần trọng Kim. Cứ nhìn hai bạo chúa Hồ chí Minh và Pol Pot bị đàn em thanh toán một cách tàn bạo thì người ta càng thấy sự chính xác của đạo lý nhân quả nhiều hơn nữa.

Ở hiền gặp lành và gieo gió, gặt bão nên trở thành một loại châm ngôn không những ứng dụng cho người dân thường trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến tầng lớp lãnh đạo nữa. Nếu người lãnh đạo nào nắm vững nguyên lý nhân quả của nhà Phật để trị nước an dân thì quốc gia sẽ bớt nhiều tội ác và dân chúng được hưởng thanh bình nhiều hơn.

Một mùa xuân an lành sẽ đến với quê hương dân tộc nếu mọi người dân cũng như cấp lãnh đạo biết làm lành lánh dữ, gieo trồng nhân thiện và từ bỏ làm chuyện ác. Chủ thuyết Cộng sản là một thứ tà ma quỷ dữ do bọn Tây phương đem vào Việt Nam và đã gây biết bao tội ác . Đã đến lúc nên tiễn chủõ nghĩa ngoại lai độc ác vô luân này ra khỏi đất nước Việt Nam mến yêu để mưu tìm hạnh phúc thật sự cho con người Việt Nam.

Hy vọng Việt Nam và Kampuchia sẽ không còn bạo chúa giết người như ngóe nữa và với tiến trình dân chủ sẽ bầu ra những nhà lãnh đạo nhân đạo biết thương dân như chính con đẻ của mình, biết đau cái đau của dân, vui cái vui của dân và biết chia bùi sẻ ngọt với đồng bào ruột thịt của mình

Los Angeles, một chiều xám chì se lạnh giữa tháng 9 năm 2009
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com
(Muốn đọc tất cả những bài viết của Trần viết Đại Hưng thì vào www.nsvietnam.com rồi bấm tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái. Hay vào www.hungviet.org, bấm vào hàng chữ Nhân vật-tác giả nằm bên trái, rồi bấm vào tên Trần Viết Đại Hưng)


*************

Ai giết Hồ Chí Minh?

Minh Võ

Sáng ngày 02/09/1969, trời miền Bắc Việt Nam u ám, nhiều mây, có mưa nhẹ lác đác nhiều nơi. Người dân nôn nao đón chờ “thông điệp Quốc Khánh” của Hồ Chí Minh. Không khí chính trị ngột ngạt do sự leo thang chiến tranh của tân tổng thống Mỹ Nixon càng làm cho cán bộ đảng viên và thường dân miền Bắc hoang mang khi nghe bài diễn văn vắn tắt, tầm thường - nếu không muốn nói là nặng mùi tử khí - của Phạm Văn Đồng báo hiệu một biến cố bất thường đã xảy ra. Người ta xầm xì: “Hồ Chí Minh đã bị giết?”

Sau đó ít lâu, nhà cầm quyền mới thông báo “Hồ Chủ Tịch đã mất ngày mồng 3 tháng 9.” Mãi hàng chục năm sau người ta mới dám nói thực là ông Hồ đã chết vào “đúng ngày Quốc Khánh 1969”.

Thời gian cuối đời, ông Hồ thường đau yếu luôn nên hay sang Trung Quốc hoặc đón các danh y của Cộng Đảng xứ này qua Việt Nam để chữa trị. Ông ta cũng mừng sinh nhật cuối cùng (19/05/1969) ở Trung Quốc. Có người cho rằng ông ta muốn qua những tháng ngày cuối đời tại miền đất mà ông đã có những kỷ niệm “tình cảm đầy tính con người” vào những thập niên 20 - 30, khi ông hoạt động gián điệp cho quốc tế cộng sản và cho việc thành lập và đào tạo đảng cộng sản VN sau này. Nói trắng ra là ông muốn sống lại những giờ phút bên cạnh những người đẹp trong dĩ vãng.

Sử gia Mỹ William Duiker thuật lại rằng trong một dịp gặp gỡ do cách sinh hoạt này, ông Hồ đã ngỏ lời với một cán bộ cao cấp Trung Quốc nhờ ông này tìm cho một phụ nữ Trung Hoa trẻ đẹp, có lẽ để ông dùng làm thuốc trì hoãn sự lão hóa và đẩy lùi thần chết. Đồng chí nước bạn và cũng là chỗ tâm giao của ông hỏi: “Sao đồng chí không lấy một cô gái Việt Nam có phải dễ dàng không”. Ông nói thiếu nữ Việt Nam đều coi ông là Bác nên khó lắm.

Thế là bạn ông đem trình sự việc với thủ tướng Chu Ân Lai. Ông này phán rằng việc hôn nhân của lãnh tụ VN phải hỏi ý kiến bộ chính trị Việt Nam.

Không có tài liệu nào cho biết vấn đề đã được nhóm Lê Duẩn giải quyết ra sao. (1) Nhưng sau thời gian Chu Ân Lai cho hỏi ý và trong lúc chuyện chưa đi đến đâu thì ông Hồ chết. Vì thế, sự ngờ vực về nguyên nhân đưa đến cái chết đã dấy lên.

Có đúng Hồ Chí Minh chết vì bệnh hay đã bị giết? Trong trường hợp sau, ai đã giết Hồ Chí Minh?

Chiến cuộc lúc đó với hàng trăm biến cố dồn dập đã khiến nghi vấn mau chóng rơi vào quên lãng, rồi thời gian qua đi và đến nay không ai còn đặt lại câu hỏi trên nữa.

Tuy nhiên, kẻ viết bài này lại thấy có thể khẳng định ông Hồ đã bị thủ tiêu và khẳng định luôn cả kẻ thủ tiêu ông ta là ai.

Có điều là Hồ Chí Minh không bị thủ tiêu vào năm 1969 mà bị thủ tiêu trước đó hơn 20 năm, chính xác là 21 năm. Con người thường được mô tả là “nhà ái quốc”, là “anh hùng dân tộc”, thậm chí là “nhà văn hóa lớn” (2) đã bị thủ tiêu vào mùa Xuân 1948, khi tác giả Trần Dân Tiên hoàn tất tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (3). Và người thủ tiêu họ Hồ chính là “nhà văn hóa” Trần Dân Tiên.

Suốt mấy chục năm qua, không ai biết tác giả Trần Dân Tiên (TDT) là ai. Mãi khi chiến tranh kết thúc “đảng ta” mới xác nhận Trần Dân Tiên là một bút hiệu của “Bác”.

Đây quả là một chuyện hy hữu trong lịch sử văn học và chính trị thế giới: Một lãnh tụ chính trị, chủ tịch một nước đã ẩn danh viết sách để ca tụng chính mình. Vũ Thư Hiên, trong cuốn Đêm Giữa Ban Ngày cho rằng đây là một việc “thừa và ngớ ngẩn”.

Riêng người viết không nghĩ thế mà thấy rằng Hồ Chí Minh núp dưới bút hiệu Trần Dân Tiên đã thực hiện một việc làm vô tiền khoáng hậu là thủ tiêu chính mình. Không thể bảo đây là một việc thừa và ngớ ngẩn mà phải hiểu là một bước đi chiến thuật hay sách lược vô cùng khẩn thiết quyết định gần như toàn bộ vận mạng của Hồ Chí Minh và CSVN.

Tại sao?

Xin hãy đặt sự việc trở lại bối cảnh chính trị nước nhà trong thời gian ông Hồ cặm cụi soạn cuốn sách vô tiền khoáng hậu này để nhìn rõ lý do của việc làm đó.

Cuốn sách soạn xong mùa Xuân 1948 ắt phải khởi thảo chậm nhất vào cuối năm 1947. Thời gian này chỉ mới khoảng hơn một năm sau khi ông Hồ gạt được các thành phần quốc gia đối lập khỏi guồng máy lãnh đạo nhà nước, nhưng việc thanh lọc hàng ngũ chưa thể thực hiện ở các cấp thấp hơn. Do đó, hơn ai hết, chính Hồ Chí Minh hiểu rõ cái thế còn khá chông chênh của mình ở vai trò lãnh tụ tối cao. Bởi lẽ, trong lúc hàng ngũ chưa kiện toàn thì hình ảnh và uy danh của ông trong quần chúng cũng chưa được xác định rõ ra sao. Nếu có những người tin cậy ông thì cũng không ít người khác ngờ vực ông, nhất là chỉ mới trước đó khoảng một năm các đoàn thể, đảng phái quốc gia đã kịch liệt kết án ông là kẻ tôn thờ chủ nghĩa Cộng Sản chỉ mượn chiêu bài đấu tranh giải phóng dân tộc để phụng sự quyền lợi của Đệ Tam Quốc Tế, cụ thể là Liên Xô. Tác động của những lời công kích đó chắc chắn chưa tan hết và có thể còn âm ỉ ở nhiều nơi khắp các miền đất nước. Cho nên, bắt buộc ông phải tìm phương giải tỏa ảnh hưởng nguy hại trên, đồng thời tạo cho mình một hình ảnh mới trong tâm lý quần chúng. Với sở học và kinh nghiệm thực hành nhuần nhuyễn nghệ thuật tuyên truyền chính trị và khuấy động quần chúng, ông đã thấy cần gấp rút thực hiện ít nhất mấy việc sau:

- Tự tạo cho mình thành một thần tượng đối với quần chúng Việt Nam để có thể nhân danh thần tượng này đẩy toàn dân vào chỗ lửa đạn hòng đạt được mục tiêu cuối cùng là nắm trọn quyền bính trong tay.

- Loại trừ tận gốc rễ những phần tử đối nghịch trong phe quốc gia thuộc các đảng như Đại Việt, Việt Cách, Việt Quốc … đã chống lại ông và đảng của ông.

- Che giấu bộ mặt thật của ông là một gián điệp quốc tế, tay sai của Quốc Tế Cộng Sản, tức Liên Xô và Trung Cộng.

Nói tóm lại, cái giải pháp mà Hồ Chí Minh đã tìm ra để có thể tồn tại trong vai trò lãnh tụ tối cao không là gì khác ngoài sự thủ tiêu con người thật của mình, biến mình thành một hình tượng hoàn toàn khác hẳn trong tâm lý quần chúng.

Vì biết rõ các đàn em của mình không thể làm nổi công việc này nên ông đích thân đem hết ngón nghề chuyên môn sở đắc ra để tạo một kiệt tác tuyên truyền mà khi đưa được tới tay quần chúng thì sẽ chôn vùi xong chính con người ông để chỉ còn tồn tại, qua tưởng tượng của mọi người, một hình bóng thần tượng.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhìn lại chi tiết từng điểm cái công việc thủ tiêu Hồ Chí Minh mà Trần Dân Tiên đã làm đó.

1. Trong một nước Á Đông mà dân trí còn thấp như Việt Nam, vai trò của lãnh tụ, của “minh chủ” rất quan trọng. Nhất là trong chiến tranh, nó càng quan trọng hơn nữa. Ông Hồ biết rõ nhu cầu đó. Ở Trung Quốc, ông đã thấy thần tượng Mao Trạch Đông làm nên đại sự. Ngay ở Liên Xô, một nước thấm nhuần văn minh phương Tây từ lâu mà vai trò của thần tượng Lenin rồi Stalin cũng còn quyết định sự thành bại của cuộc “cách mạng xã hội chủ nghĩa” huống chi ở Việt Nam.

Ông Hồ hiểu hơn ai hết rằng lịch sử dân tộc đã chứng minh mỗi lần có biến, phải đối đầu với cuộc xâm lăng từ phương Bắc, luôn có một anh hùng trở thành thần tượng cho quân sĩ và nhân dân tôn thờ hòng tuân lệnh xông vào lửa đạn để cứu nước. Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v… Ông ta cũng tự biết không có được các đức tính của những anh hùng dân tộc đích thực như các vị trên, vì ông ta chỉ là cán bộ của quốc tế cộng sản, có sứ mạng truyền bá chủ nghĩa cộng sản, tranh đấu cho cuộc cách mạng vô sản trên khắp thế giới, chứ không tranh đấu thực sự cho nền độc lập quốc gia. Lenin đã dậy ông, Stalin cũng luôn nhắc lại cho ông rằng cách mạng vô sản thế giới mới là cứu cánh, kháng chiến chống thực dân, dành độc lập quốc gia chỉ là sách lược giai đoạn, do nhu cầu của “thoái trào hay tiến trào cách mạng”. Và cũng nhờ tiếp xúc với những nhà ái quốc như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường … ông đã biết cách tuyên truyền thế nào để kích động lòng yêu nước của toàn dân hòng chiến thắng.

Khi gặp sự chống đối của quốc tế (thế giới tự do) và các phần tử, đảng phái quốc gia, vì ông trót để lộ tung tích gián điệp của Quốc Tế 3 (cộng sản), đầu tháng 11, 1945 ông đã tuyên bố giải tán đảng cộng sản mà ông theo lệnh Liên xô thành lập và thống nhất vào ngày 03/02/1930. Ông biến nó thành Hội Nghiên Cứu Mác-xít, đồng thời cũng thay đổi hẳn thái độ, cố tạo cho mình một bộ mặt quốc gia.

Mặc dầu vậy, các đảng phái quốc gia, được sự ủng hộ của Pháp và thế giới tự do, vẫn viện dẫn lý do ông là cộng sản để chống đối.

Mục đích chính của tập sách ông viết dưới bút hiệu Trần Dân Tiên là làm cho đại chúng, quần chúng, nhân dân Việt Nam thấy “lòng yêu nước, thương dân phi phàm” của ông, thấy những cử chỉ thái độ bình dân, giản dị, thấy những đức tính đáng yêu của một nhà cách mạng, sống như thường dân, chia xẻ mọi nỗi khổ cực của dân nghèo, để rồi mến yêu ông, tôn thờ ông, sẵn sàng nghe theo lời ông “Vì đảng, vì Bác, tiến lên” xông vào chỗ chết, hết lớp này đến lớp khác. Lúc ấy, ông bắt đàn em không được hô “Vì đảng”, mà phải hô “vì tổ quốc”, để đánh lừa một số người.

Quá trình đấu tranh vào tù ra khám nhiều lần, thoát chết nhiều lần của ông, có lần đã bị loan báo chết mà không chết, càng giúp những lời lẽ ông viết ra trong sách có tính thuyết phục. Mấy người biết được rằng những cực khổ hy sinh đó là vì một lý tưởng khác - cách mạng vô sản thế giới, theo lệnh Quốc Tế 3 (cộng sản) - chứ không phải vì lý tưởng quốc gia dân tộc thuần túy.

Chúng tôi chỉ xin trích một vài đoạn nhỏ trong cuốn sách 167 trang này để bạn đọc thấy rõ tác giả đã khéo léo tô điểm cho hình ảnh một lãnh tụ, một thần tượng Hồ Chí Minh như thế nào.

- Trang 129:

Ngày 2-9-1945. Ngày chính phủ Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân. Hồ chủ tịch sửa soạn đi dự lễ. Cụ Hồ chợt thấy mình không có quần áo.

Về việc quần áo có hai việc đáng kể:
………
Vừa mới ở rừng về đến Hà Nội, một võ quan ngoại quốc đến chào Hồ Chủ tịch, võ quan này bận quần ka-ki và áo bằng vải dù. Võ quan thú thật là không có áo nào khác. Lập tức chủ tịch cởi áo khoác ngơài và biếu người võ quan ấy (…) Và người võ quan đi ra với bộ quần áo đầy đủ, còn chủ tịch thì suốt ngày mặc áo sơ mi. (…)

Trong rừng, Hồ chủ tịch cũng như các chiến sĩ du kích, ai cũng quen bận quần đùi và ở trần. Về Hà Nội Hồ chủ tịch cũng giữ nguyên bộ quần áo khi ở trong rừng. (2 câu này khiến người đọc hiểu rằng ông Hồ về Hà Nội vẫn mặc quần đùi và ở trần!)

Người ta đến các hàng tìm kiếm. Cuối cùng người ta tìm thấy một bộ quần áo ka-ki và đôi dép cao su cho Hồ chủ tịch. An mặc như thế, chủ tịch ra mắt đồng bào. (…) một vị chủ tịch khác thường.

- Trang 131:

Nhưng cảm động hơn cả, là khi nhân dân thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đến, người mà nhân dân hằng mến yêu, khâm phục và kính trọng và lần đầu tiên nhân dân mới được thấy. (Thực ra lúc ấy chẳng mấy người biết Hồ Chí Minh là ai, chứ đừng nói “hằng mến yêu, khâm phục và kính trọng” - MV)

- Trang 132:
Trông thấy Chủ tịch đến, nhân dân nhận thấy Hồ chủ tịch giản dị thân mật như một người cha hiền về với đám con. (…) Chủ tịch trở thành “Cha Hồ” của dân tộc Việt Nam.
- Trang 143:

99% cử tri ở Hà Nội đã đi bỏ phiếu. Toàn thể bỏ phiếu cho danh sách ứng cử do Hồ chủ tịch đứng đầu. Và gồm có: một kỹ sư thuộc đảng Dân Chủ, một vị học giả, một bác sĩ và một bà, đều không có đảng phái.

Câu cuối cho thấy ông Hồ cố hết sức chứng minh ông là người vì chủ nghĩa dân tộc nên được đảng Dân Chủ (phi cộng sản), các nhà trí thức, học giả uyên thâm, và nữ giới, toàn những người không đảng phái ủng hộ đứng chung danh sách với ông. Nhưng sẽ thấy ngay đó chỉ là lời nói xạo, nếu biết được rằng đảng Dân Chủ (của Dương Đức Hiền, cử nhân luật mới ra trường, Nghiêm Xuân Yêm, kỹ sư), cũng như đảng Xã Hội (của Nguyễn Xiển, kỹ sư khí tượng) lúc ấy chỉ là bình phong của đảng cộng sản. Những người đứng đầu đảng như các ông Dương Đức Hiền, Trần Đăng Khoa, hay Nghiêm Xuân Yêm, đều chỉ biết tuân lệnh của những cán bộ cộng sản nòng cốt, tuy bề ngoài nắm vai phụ nhưng bên trong lại giữ vai chủ động, như Phạm Hồng, Nguyễn Việt Nam, Phạm Tuấn Khanh … Những lời tuyên bố hay bài nói, bài viết của những nhân vật trên đều bị các cán bộ này duyệt trước.

- Trang 162:

Nhân dân VN muôn người như một nghe theo lời Hồ chủ tịch, vì họ hoàn toàn tin tưởng ở Hồ chủ tịch. Không có gì so sánh được với lòng dân VN kính mến tin tưởng lãnh tụ Hồ Chí Minh .

- Trang 164:
Chủ tịch không bao giờ nghĩ đến mình. Người chỉ nghĩ tới người khác, nghĩ đến nhân dân.

Ông dành trọn 2 trang 163 và 164 chỉ để viết những lời tự ca tụng tương tự như thế, rồi đến cuối trang 166 là trang áp chót ông hạ một câu xanh rờn: “Nhân dân gọi chủ tịch là Cha già của dân tộc”.

Nếu để ý thời điểm cuốn sách được viết xong là mùa xuân năm 1948, thì thấy lúc đó chưa có các tác phẩm ca tụng họ Hồ, như những cuốn của Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hồng Hà, Phùng Thế Tài … (4), là tác phẩm của những tên tuổi quan trọng trong số đàn em của ông Hồ.

Về các tác giả ngoại quốc, cũng chưa có những cuốn hồi ký hay tiểu sử do các nhà báo hay sử gia tên tuổi viết, chẳng hạn như Jean Lacouture, Jean Sainteny, Devillers, Shaplen, Stanley Karnow, David Halberstam, Neil Sheehan, William. Duiker, v.v…

Điều đó cho thấy gì? Nó chứng tỏ Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh là người mở đầu cho việc sùng bái cá nhân ông, và những kẻ viết sau về đề tài này đã lấy hứng và theo tài liệu của ông mà viết. Chính ông ta đã vẽ ra một hình ảnh Hồ Chí Minh để làm mẫu cho mọi người vẽ theo. Kể cả những tác giả ngoại quốc nổi tiếng sau này.

2. Về các đoàn thể và đảng phái chống Việt Minh lúc đầu (1945-46) tác giả nói qua đến chính phủ Trần Trọng Kim mà ông bảo được Nhật “sai tổ chức chính phủ và quân dôi bù nhìn để đi với quân đội Nhật đánh Việt Minh.” (trang 116) và “cùng với phát xít Nhật tuyên truyền kịch liệt chống Việt Minh” (tr. 117).

Đối với các tổ chức Việt Cách của Nguyễn Hải Thần và Đại Việt hay Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Tường Tam thì Trần Dân Tiên đã dùng những lời lẽ nặng nề thô bỉ nhất.

Có lẽ vì các tổ chức chính trị này đã lên án Việt Minh là cộng sản và đã có những hành động chống đối quyết liệt nhất. Và cũng vì họ tố cáo một cách hữu hiệu nhất tính chất lệ thuộc của Việt Minh vào hệ thống Quốc Tế 3 (cộng sản).

Cho nên, ông ta cố hạ uy tín và làm nhục đích danh hai lãnh tụ Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam với những lời lẽ như sau:

- Trang 116:

Lúc đó, bọn Nguyễn Tường Tam theo Nhật, ngược đãi người Pháp (5) sát hại Việt Minh và bắt cóc, đi tống tiền.

- Trang 160 :

Bô-la-e tìm những tên thân Nhật: Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Văn Sâm, giúp bọn này tổ chức “mặt trận quốc gia” để chống chính phủ Hồ Chí Minh. Nhưng âm mưu của Bô-la-e đã thất bại vì ba “ngài” này đã nổi tiếng là thành tích bất hảo.

(Ở hai đoạn vừa nêu xin lưu ý mấy tiếng tống tiền và thành tích bất hảo. Có chỗ tác giả còn tố cáo Nguyễn Tường Tam bỏ trốn mang theo quỹ của bộ ngoại giao - MV).

- Trang 141:

Hồ chủ tịch đã tìm ra một giải pháp: nhường cho Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam bảy mươi (70) ghế mà chúng sẽ chia nhau hoặc bán cho người nào xuất tiền mua .

Đối với bọn này, nhân dân rất khinh bỉ. Người ta hỏi tại sao lại để những hạng người này ở trong quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam? Đây là một sự nhục nhã cho chế dộ dân chủ mới vv… Hồ chủ tịch rất hiểu lòng tức tối của nhân dân đối với các “nghị viên” này.

Hồ chủ tịch giải thích cho nhân dân một cách rất giản đơn. Chủ tịch nói: “Muốn giồng khoai, giồng lúa, người ta phải dùng phân. Muốn đi đến dân chủ mà tất cả chúng ta đều muốn, đôi khi chúng ta phải làm những việc chúng ta không vui lòng làm”.

(Xin lưu ý mấy chữ bán và mua - MV)

Nói vậy chẳng khác gì HCM bảo Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam và “đồng bọn” chỉ là những cục phân! Thật không còn lời lẽ nào để hạ nhục đối phương hơn. Cá nhân kẻ viết bài này vốn mến văn tài của Nhất Linh, nhất là trong những tác phẩm ông viết chung với Khái Hưng, và khâm phục lòng yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Tường Tam nhưng bắt buộc phải mạn phép vong linh ông để nhắc điều này.

Khi chính quyền đệ nhất Cộng Hòa có ý định đem ông ra tòa về tội âm mưu lật đổ chính quyền, ông đã tuyên bố một câu đi vào lịch sử: “Chỉ có lịch sử xét xử được tôi”, rồi tự tử. Hai tác giả Trần KimTuyến và Cao Thế Dung, trong tác phẩm Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống đã viết rằng khi nghe tin ông Nguyễn Tường Tam tự tử, tổng thống Ngô Đình Diệm hết sức buồn rầu suy tư và đã phải lên Đà Lạt nghỉ nhiều ngày cho khuây khỏa. Vì nói cho cùng Tổng Thống chỉ muốn sự việc được đưa ra ánh sáng công lý chứ không muốn hãm hại Nhất Linh. Trong những nhà trí thức bị tình nghi mưu phản sau này có ai bị xử tử hay bị án nặng đâu. Ngay kẻ mưu sát Tổng Thống tại hội chợ Ban Mê Thuột bị bắt quả tang mà ông còn tha mà. Tên này sau khi Saigon thất thủ đã nghiễm nhiên trở lại với cương vị một cán bộ cộng sản trong hàng lãnh đạo tỉnh Tây Ninh như nhiều người biết.

Riêng Hồ Chí Minh trong lúc cố che giấu con người thực của mình để tự tạo thành một thần tượng trước quần chúng lại vận dụng mọi lời lẽ gian trá nhất, thô bỉ nhất để vùi dập, bôi xóa thanh danh của những người yêu nước chân chính chỉ vì mục đích triệt hạ đối thủ và đề cao bản thân mình.

Nếu thần tượng Hồ Chí Minh tiếp tục còn đó cho các sử gia của kẻ chiến thắng chiêm ngưỡng như hiện nay cùng với những hàng chữ nhục mạ các lãnh tụ quốc gia như tên Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh đã làm đối với Nguyễn Tường Tam, thì rồi con cháu ta về sau sẽ nghĩ gì về Nguyễn Tường Tam và các lãnh tụ quốc gia khác?

Nếu thần tượng HCM cứ tồn tại, và chế độ hiện nay không bị thay thế thì liệu lịch sử có xét xử Nguyễn Tường Tam một cách công minh không?

Thiết nghĩ những đồng chí của Nguyễn Tường Tam trong các đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng và nói chung tất cả những ai tự nghĩ mình là người quốc gia, chống cộng hãy tập trung nỗ lực vào việc lột mặt nạ ái quốc của Hồ Chí Minh thay vì cứ vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết, bôi nhọ lẫn nhau giữa hàng ngũ quốc gia chỉ do không đồng chính kiến.

Thực ra, công bình mà nói, trong việc thành lập chính phủ liên hiệp đầu tiên, một số đảng phái quốc gia đã mắc mưu ông Hồ, khi đồng ý nhận 70 ghế tại “quốc hội” do Việt Minh nhường lại không cần dân bầu, trong khi các đại biểu của Việt Minh thì lại được bầu (dù cho cuộc bầu cử đã bị cán bộ cộng sản sắp xếp và gian lận). Nhờ thế ông Hồ mới có cớ xỉ nhục. Những ghế trong chính phủ cũng được “chia” cho các đảng phái quốc gia trong âm mưu đó.

Trong thời điểm này chỉ có một người sáng suốt, sớm hiểu rõ bản chất và mưu mô xảo quyệt của cộng sản ngay từ đầu nên đã cương quyết từ chối không nhận chức Bộ Trưởng Nội Vụ trong cái chính phủ đó là ông Ngô Đình Diệm.

Trước khi sang đoạn 3, chúng tôi đề nghị những ai còn ngưỡng mộ nhà văn Nhất Linh và cụ Nguyễn Hải Thần hãy nghĩ tới những dòng chữ trên của Trần Dân Tiên, tức Hồ Chí Minh mà đừng vô tình hay hữu ý gián tiếp tiếp tay cho luận điệu tuyên truyền của cộng sản rằng “Hồ Chí Minh là đại anh hùng dân tộc”, như một số cơ quan truyền thông ở Quận Cam và Houston vừa làm khi cho đăng nguyên văn (mà không bình luận) bài Huyền Thoại Hồ Chí Minh của Lữ Phương (tháng 10 và 11, 2001).

3. Điểm 3, cũng là điểm chính, chúng tôi muốn bàn ở đây là Hồ Chí Minh đã núp dưới một bút hiệu vô danh tiểu tốt để cố làm cho quần chúng nghĩ rằng ông ta vốn một lòng vì tổ quốc, vì dân, vì nước, chứ không phải vì quyền lợi cá nhân, hay chịu sự chi phối của Liên Xô, tranh đấu cho lý tưởng quốc tế vô sản nào khác. Và, ông có đạt được mục đích này không?

Trước hết, phải công nhận bước đầu ông đã thành công, khi chưa ai khám phá ra Trần Dân Tiên chính là ông. Đọc Trần Dân Tiên, người dân chất phác dễ dàng tin Hồ Chí Minh là người yêu nước.

Trần Dân Tiên không nói gì đến liên hệ mật thiết giữa Nguyễn Ái Quốc với quốc tế 3, sau này là Liên Xô. Khi nhắc đến Liên Xô, TDT chỉ ghi lại sơ lược lời Nguyễn Ái Quốc ca tụng Liên Xô “tuy chưa phải là thiên đàng cho mọi người, nhưng quả thực là thiên đường cho thiếu nhi” (tr. 68). Qua Trần Dân Tiên diễn tả, HCM lúc còn mang cái tên Nguyễn Ái Quốc không ca tụng nhiều mà chỉ nói phớt qua về chế độ xã hội của nước Nga rồi kết luận: “Đây là một chế độ rất hay”. (tr.64). Tất cả chỉ có thế. “Ông Nguyễn” không bàn kỹ về chế độ cộng sản hay chủ thuyết Marx. Trái lại còn có chỗ ông thú nhận mình chẳng hiểu biết nhiều về chủ nghĩa này. (tr.49) và thậm chí nơi trang 35, TDT còn mượn lời “một người quen” của “ông Nguyễn” để xác quyết: “Lúc ấy ông Nguyễn là một người yêu nước, quyết tâm hy sinh tất cả vì tổ quốc; nhưng ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là Công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng.”

TDT bênh vực HCM nhiều nhất khi viết rằng ông Nguyễn bỏ phiếu cho Quốc Tế 3 mà không bỏ phiếu cho Quốc Tế 2 chỉ vì QT3 có nói đến vấn đề thuộc địa (tr. 52). Nghĩa là Nguyễn Ái Quốc, tức HCM vào đảng cộng sản chỉ vì thấy đảng đó tranh đấu cho quyền lợi các dân tộc sống dưới ách thực dân. Còn luận cứ nào hùng hồn hơn để chứng minh Nguyễn Ái Quốc là người yêu nước? Nhất là khi tác giả cố tình bỏ qua không nhắc tới những liên hệ khác của Nguyễn Ái Quốc với đảng CS Liên Xô và đảng CS Trung Quốc.

Khi mà cộng sản xua quân vào chiếm Saigon đặt cả nước dưới sự thống trị của họ, ta mới hiểu HCM đã thành công đến mức nào trong âm mưu che giấu lý lịch và bộ mặt thật của ông.

Nhưng khi đã biết TDT chính là HCM thì những âm mưu thầm kín nhất của ông dần dần bị phơi bầy. Đây là điều chúng ta sẽ tìm thấy khi dựa vào lời lẽ của ông trong tập sách này và đối chiếu với các tài liệu chính thống khác, gồm những lời phát biểu của ông, những sử sách ghi lại hành động của ông, nhất là của chính những cán bộ trung thành với ông tiết lộ trong các tác phẩm của họ, như Hồng Hà, Hoàng Văn Hoan v.v… Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, chúng tôi chỉ xin dẫn chứng một số điều từ các tác phẩm của hai nhân vật này.

Khi đọc sách của Trần Dân Tiên viết về Hồ Chủ Tịch, có một điều khiến người đọc phải bật cười là rất nhiều chỗ ông ta nói đến “bí mật”, “mất tích”, “mất đầu mối”. Nhưng, nếu suy nghĩ lại thì thấy không buồn cười được mà phải tự hỏi: “Có âm mưu gì đây?” Vì những chỗ mất tíchbí mật đó thường nằm trong các thời điểm hành tung của HCM lệ thuộc vào Liên Xô (LX) cần được giấu nhẹm.

Nếu TDT là người khác, không phải HCM, thì có thể chấp nhận là người viết sách không biết chuyện đó thực. Nhưng TDT chính là HCM, là kẻ cầm bút viết tiểu sử của mình thì không thể không biết. Đối với chính mình sao lại bí mật, sao lại mất đầu mối được, nếu không phải là tác giả (HCM) muốn giấu một cái gì không tốt đẹp cho việc thần thánh hóa bản thân?

Hãy nêu vài ví dụ:

TDT viết Nguyễn Ái Quốc đến Matxcơva lần đầu để được gặp Lenin và sửng sốt khi biết tin Lênin đã chết, không còn gặp được.

Thế nhưng Hồng Hà, một tay viết sử chính thức của “Đảng ta” thì viết rõ Nguyễn Ái Quốc đến đó là để dự đại hội Nông Dân, lúc ấy Lenin hãy còn sống. Trang 24, Hồng Hà viết: “Anh ra ga xe lửa, đáp tầu đi Mát-xcơ-va, và nhiệm vụ mới đang chờ anh: chuẩn bị dự hội nghị Quốc Tế nông dân được triệu tập theo sáng kiến của Lênin.”

Khi Lenin chết, Nguyễn Ái Quốc đang có mặt ở LX, trong khách sạn Luxe. Trang 80, Hồng Hà viết: “…Như mọi đồng chí khác, anh bỏ dở bữa ăn. Các tầng gác trong khách sạn trầm lặng hẳn đi…”

Và còn không biết bao nhiêu việc khác tại LX và Trung Quốc, TDT đã lờ hẳn không hề nhắc tới chỉ vì có liên hệ đến công tác mật của một cán bộ Quốc Tế CS. Ví dụ TDT không nói gì đến việc Quốc là cán bộ của bộ Phương Đông, thuộc Quốc Tế Cộng Sản, trong khi sách của Hồng Hà (Bác Hồ trên đất nước Lênin), trang 107 có phóng ảnh giấy chứng nhận do Pê-Tơ-Rốp, bí thư của bộ này ký xác nhận “Đồng Chí Nguyễn Ái Quốc là cán bộ của bộ Phương Đông, ban chấp hành Quốc Tế Cộng Sản”.

Trang 128-129 còn in ảnh Nguyễn Ái Quốc với lời ghi: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại đại hội 5 Quốc Tế CS” và ảnh giấy mời đ/c NAQ dự hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành QTCS mơ rộng 1924.

Về việc ông làm việc cho phái bộ Borodin của Liên Xô cạnh Quốc Dân Đảng Trung Quốc, TDT đã nói dối như sau: “Bấy giờ ông Nguyễn ở Trung Quốc, ông bắt đầu đi bán thuốc lá và bán báo để sống” (tr. 69) ... Đọc quảng cáo trên tờ Quảng Châu nhật báo, ông tìm đến làm phiên dịch cho ông Bô-Rô-Đin, cố vấn chính trị của bác sĩ Tôn Dật Tiên và của chính phủ Quảng Châu… (tr.71)”

Trong Bác Hồ trên đất nước Lênin, nơi trang 148, Hồng Hà viết:

“Cương vị của anh trong Quốc Tế CS và nhiệm vụ công tác của anh ở Quảng Châu chỉ có Borodin và vợ là đ/c Pha-Nhi-A Xê-Mê-Nô-Vô-Na Borodina biết. Về công khai (nghĩa là có mặt bí mật - MV), anh là cố vấn riêng và người phiên dịch của đ/c Borodin, đồng thời là phóng viên của hãng Roxta. Trong cơ quan của Borodin, phủ đại soái LX hoặc lãnh sự quán LX, làm việc giữa tập thể các đồng chí chuyên gia Xô Viết, anh Nguyễn mang thêm một tên Nga là Ni-Lốp-Xky. Nhưng các bạn quen gọi anh là đồng chí Lý” (tắt của Lý Thụy - MV).

Việc thành lập và thống nhất đảng cộng sản Đông Dương hết sức quan trọng đối với mọi đảng viên. Nhưng trong cuốn sách viết dưới bút hiệu TDT, ông Hồ chỉ nói phớt qua vài hàng và nhắc lại như chính ông là ngưòi hô hào thống nhất, chứ không phải do chỉ thị của Quốc Tế CS (trang 86). Ông còn cẩn thận nhắc lại chính cương của đảng là “Dân tộc độc lập, Nhân dân tự do, Dân chúng hạnh phúc” na ná như chủ nghĩa Tam Dân của bác sĩ Tôn Dật Tiên, người sáng lập Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

Nhưng hãy xem Hồng Hà thuật lại, trong tác phẩm đã dẫn nơi trang 237, việc thống nhất đảng ra sao và ông Hồ đã nói gì trong dịp này:

“Anh xúc động mở đầu lời kêu gọi nhân dịp thành lập đảng: Nhận chỉ thị của Quốc Tế CS, giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và thấy có nhiệm vụ phải gửi tới anh chị em và các đồng chí lời kêu gọi này … Đảng CSVN đã được thành lập. Đó là đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng VN đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột.”

Như vậy, 18 năm trước khi viết hồi ký với bút hiệu TDT, ông đã xác nhận làm theo chỉ thị của QT CS tức Đệ Tam Quốc Tế, lúc ấy do Liên Xô dưới thời Stalin hoàn toàn chi phối. Đồng thời, trong lời tuyên bố trên, ông không hề nói gì đến dân tộc đang bị ách đô hộ của thực dân mà chỉ nêu mục tiêu dìu dắt giai cấp vô sản đấu tranh chống áp bức, bóc lột.

Trong cuốn Bước Ngoặt Vĩ Đại của lịch sử đảng CSVN của Lưu Quý Kỳ xuất bản cuối thập niên 50, hay đầu thập niên 60, còn in cả phóng ảnh bức thư viết bằng tiếng Pháp của QTCS.

Nhưng TDT thì cố biện bạch là ông Hồ chỉ muốn lập một đảng cách mạng quốc gia, có thể lấy tên gì cũng được, chẳng hạn “Hội VN thanh niên cách mạng đồng chí” như trước hoặc “Đảng CS” như ngày nay”… (nguyên văn)

Ông Hồ dưới bút hiệu TDT trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, đã mô tả ông như người yêu nước muốn đoàn kết mọi thành phần quốc gia dân tộc chống thực dân.

Nhưng, Hồng Hà trong Bác Hồ trên đất nước Lênin đã trưng lại nguyên văn lời ông nhắn Nguyễn Thị Minh Khai và Tú Hưu

phải tiêu diệt bọn Tờ-Rốt-Kít: … Hai là, khắp nơi và cả ở VN, bọn Tờ-Rốt-Kít đã bộc lộ chân tướng phản động của chúng. Đảng ta phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa Phát Xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị. Không được có thỏa hiệp nào, nhượng bộ nào với chúng. (tr. 314)

Chính vì cái chủ trương này mà những Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu rồi cả Dương Bạch Mai là những người có xu hướng đệ tứ (tức thuộc nhóm Trốt-kít) đều bị chết thảm.

Ai cũng biết Trotsky là một trong những lãnh tụ cộng sản lớn nhất thời Lenin. Sau khi Lenin chết thì ông trở thành đối thủ của Stalin và đã bị Stalin trục xuất rồi cho người ám sát. Khi Nguyễn Ái Quốc chủ trương tiêu diệt (về chính trị?) những người thuộc nhóm này, rõ ràng ông ta đã lệ thuộc hoàn toàn vào chính sách đàn áp dã man của Stalin.

Về đảng cộng sản VN, Trần Dân Tiên chỉ nói phớt qua và không cho biết ông Hồ nắm chức vụ gì quan trọng trong đó. Nhưng về mặt trận Việt Minh (6) thì được TDT nói đến nhiều hơn và còn xác định ông Hồ là lãnh tụ Việt Minh (tr.103)

Chủ trương của Việt Minh được TDT ghi rõ:

“Nhân Dân VN hãy đứng về phía Đồng Minh! Đánh đuổi Nhật-Pháp, tiễu trừ Việt gian! Đấu tranh cho độc lập của tổ quốc! Người VN chúng ta hãy đoàn kết lại”

Vì thấy rõ triển vọng chiến thắng của Đồng Minh nên ông Hồ đã đứng hẳn về phe Đồng Minh, lúc ấy có cả Liên Xô. Ông cũng cố lấy lòng Mỹ bằng cách đích thân đi bộ sang Trung Quốc để trao cho nhà chức trách quân sự Mỹ tại đây một phi công Mỹ tên Shaw mà du kích quân (hay đồng bào?) cứu được (hay bắt được?).

Lời hô hào của ông được nhân dân hưởng ứng vì những lý do:

- Thứ nhất, ai cũng thấy rõ chủ trương đứng về phía Đồng Minh là thượng sách.

- Thứ hai, người Việt còn đang thù Nhật và muốn thoát ách đô hộ của thực dân Pháp.

- Thứ ba, cái tên Việt Minh, viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội bắt nguồn từ một tổ chức của những người yêu nước đang lánh nạn, hoạt động ở Hoa Nam, đứng đầu là nhà cách mạng quốc gia Hồ Học Lãm. Uy tín của ông này lúc ấy rất lớn trong cộng đồng người Việt ở đây, nên có người đã nói, trong khi vận động còn có luận điệu mập mờ gợi ý rằng cái tên Hồ Chí Minh là bí danh của ông Hồ Học Lãm. Nếu đúng như lời nói trên thì ông Hồ không những mượn tên tổ chức Việt Minh mà còn mạo cả tên của Hồ Học Lãm. Về việc ông Hồ lợi dụng uy danh của Hồ Học Lãm, Hoàng Văn Hoan một cán bộ cao cấp trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, bị nhóm Lê Duẩn ngược đãi bỏ trốn sang Trung Quốc nhân một dịp đi công cán, đã viết rõ như sau trong cuốn hồi ký Giọt Nước Trong Biển Cả (Tập I, tr.133):

“Vào khoảng tháng 10 năm 1940, khi chúng tôi đến Quế Lâm thì Bác đã ở đó. Ông Hồ Học Lãm cũng đã được xếp đặt đến chữa bệnh ở bệnh viện Quế Lâm rồi. Chúng tôi thường bí mật gặp Bác ở biện sự xứ Bát Lộ Quân để báo cáo và xin chỉ thị về hoạt động.

…Vấn đề đầu tiên là vấn đề lấy danh nghĩa gì để hoạt động? Bác chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, và mời ông Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào đó mà hoạt động. Chủ trương đó xuất phát từ chỗ Việt Minh là một tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học Lãm lập ra và đăng ký ở Nam Kinh; xuất phát từ chỗ ông Hồ Học Lãm không phải là cộng sản mà lại thật lòng ủng hộ chúng ta, nếu ông đứng ra làm, thì sự hoạt động của chúng ta được nhiều điều thuận lợi.

Rất đồng ý với ý kiến này, ông Hồ Học Lãm nhận đứng tên làm chủ nhiệm Việt Minh, giới thiệu chúng tôi đi gặp…

(toàn những người của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, chống cộng sản …, nhất là Lý Tế Thâm và Dương Kế Vinh -MV).

Trước đó (từ tr. 88 đến 105), Hoàng Văn Hoan đã nói kỹ về ông Hồ Học Lãm là người cùng làng với Hoan, thuộc dòng cách mạng yêu nước có tiếng (tr. 88), lúc này đang giữ trọng trách trong quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng, được các cấp chỉ huy THQDĐ tin dùng. Hoan cũng nói chính ông Hồ Học Lãm đã lập nên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, đích thân lãnh đạo tổ chức này cùng với ông Nguyễn Hải Thần và một số người thuộc nhóm Hoàng Văn Hoan làm phụ tá. Hoan nói chính ông Hồ Học Lãm bảo “gọi tắt là Việt Minh” (tr. 103). Rồi cũng chính ông Hồ Học Lãm xuất tiền túi ra lập tờ báo bằng chữ Trung Quốc lấy tên là Việt Thanh (tr.105).

Trang 107, Hoàng Văn Hoan viết:

“Ông (Hồ Học Lãm) không phải cộng sản. Ông là người Nho học, nhưng đã thực hành mặt tích cực của một số giáo điều của đạo Nho… và ông đã giúp Đảng ta và một số đồng chí của ta rất nhiều.

Ông không phải là cộng sản. Điều này Quốc Dân Đảng Trung Quốc biết rõ trăm phần trăm. Ông đứng ra lập Việt Minh trong lúc này đối với chúng ta mà nói là một sự che chở rất có hiệu lực. ”

Những trang sách của Hoàng Văn Hoan đã cho thấy rõ cả thủ đoạn lẫn dã tâm và hướng nhắm đích thực của Hồ Chí Minh cùng đồng đảng của ông.

Hồ Chí Minh đã lợi dụng nhiệt tâm, thiện chí của các nhà cách mạng quốc gia, vay mượn và thậm chí mạo danh những người này để tổ chức, củng cố thế lực. Song song với thủ đoạn đó là thủ đoạn mượn danh nghĩa hoặc núp sau các tổ chức quốc gia để lôi kéo quần chúng, mở rộng ảnh hưởng trong khi bí mật chuẩn bị thời cơ tiêu diệt các tổ chức này.

Chứng cớ cụ thể nhất là đi dần từ sự nhờ vả dựa dẫm danh nghĩa tổ chức Việt Minh của Hồ Học Lãm tới chỗ cướp luôn tổ chức này và trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh đã trắng trợn viết rằng chính mình là lãnh tụ Việt Minh.

Hồ Chí Minh đã lập lờ đánh lận con đen, bằng cách thêm hai chữ “mặt trận” ở trước danh xưng Việt Minh, để khi cần có thể bào chữa rằng không hề ăn cắp danh xưng Việt Minh xuất phát từ cái tên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của nhóm ông Hồ Học Lãm. Nhưng, như Hoàng Văn Hoan đã ghi nhận, chính nhờ cái tên Việt Minh và uy danh nhà Nho yêu nước Hồ Học Lãm mà sự hoạt động của chúng ta (tức những người cộng sản) được nhiều điều thuận lợi. Cụ thể là từ người dân quê chất phác tới giới trí thức thành thị cũng đều sẵn sàng đứng vào hàng ngũ Việt Minh, ít nhất là trong những năm đầu kháng chiến, với niềm tin đây là một tổ chức yêu nước đấu tranh cho quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của dân tộc.

Ngoài sự khai thác về danh xưng đó, ông Hồ còn cố gắng tạo cho mặt trận Việt Minh bộ mặt của một cao trào cách mạng quốc gia đượm màu sắc dân tộc bằng cách đưa vào mặt trận những nhà trí thức trẻ chưa có kinh nghiệm chính trị thuộc hai đảng Dân Chủ, Xã Hội và một số tên tuổi khác không phải cộng sản nhưng có cảm tình với đảng này do không am hiểu mục đích cùng mánh lới, âm mưu của nó. Chính những thành phần này đã trở thành tấm bình phong “phi cộng sản” giúp ông ta lôi kéo sự ủng hộ của quần chúng.

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã tích cực lợi dụng chiêu bài đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng của những người quốc gia làm lợi khí tuyên truyền cho phe cánh của riêng mình, rồi cuối cùng, khi đủ lông dài cánh thì tiêu diệt mọi phần tử, mọi tổ chức quốc gia để nắm độc quyền khai thác nhân lực, tài lực đất nước vào việc thực hiện mục tiêu đấu tranh giai cấp. Cho nên, để bảo đảm hiệu quả của thủ đoạn vận dụng chiêu bài này, ông Hồ bắt buộc phải lướt qua nhiều khoảng thời gian với lý do bí mật, bị mất tích, mất đầu mối (!) … trong cái tác phẩm do chính ông viết ra với mục đích giấu nhẹm lai lịch thực của mình.

Về khoảng thời gian ông Hồ mất tích khá lâu (từ 1933 đến 1938) trong sách của TDT, có người cho là do ông bị thất sủng và bị gọi về Liên xô để chỉnh huấn. Cũng có người cho rằng ông bị nghi ngờ làm gián điệp cho Anh nên bị LX trừng phạt. Nhưng có một điều ai cũng thấy là trong thời gian 4 năm này, ông Hồ đã được học tập kỹ và tiến bộ rất nhiều về các phương diện tuyên truyền và tình báo chiến tranh gián điệp, đến nỗi chính Võ Nguyên Giáp mà phần lớn các sử gia quốc tế đều công nhận là người làm nên những chiến thắng của cộng sản ở Việt Nam cũng phải công nhận “Hồ chủ tịch là nhà chiến lược thiên tài”, như nhan đề cuốn sách mà Giáp viết năm 1975.

Trong cuốn sách của TDT, có tới 5 lần tác giả nói đến việc Nguyễn Ái Quốc đột nhiên mất tích và tác giả mất mối, mất đường dây (!). Đó chính là những thời điểm HCM thực hiện các công việc mà nếu tiết lộ thì sẽ phá nát cái vỏ bọc giải phóng dân tộc, yêu nước thương dân để lòi ra cái ruột đỏ cán bộ quốc tế CS.

Cách tránh né này cho thấy ông Hồ ý thức rất rõ rằng con đường ông theo đuổi không hề đặt đất nước và dân tộc vào mục tiêu phụng sự mà ngược lại, đất nước và dân tộc chỉ là phương tiện cho từng giai đoạn đấu tranh của ông cùng phe cánh mà thôi. Vì thế, ông phải vùi lấp con người thực của mình, đích thân tự “thủ tiêu” bằng cách tô vẽ mình thành một hình ảnh khác để lường gạt quần chúng và dư luận. Kể từ mùa Xuân năm 1948, ông đã thành công với thủ đoạn này qua việc soạn thảo tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch dưới bút hiệu Trần Dân Tiên. Ông đã xoá nhoà hẳn được hình ảnh con người thực Hồ Chí Minh để xuất hiện với chiếc mặt nạ yêu nước, thương dân, một lòng vì xứ sở, vì đồng bào. Suốt nhiều năm tháng, ông đã lường gạt dư luận trong và ngoài nước, lôi cuốn không ít người nhẹ dạ tin theo những gì mà “tác giả Trần Dân Tiên” tô vẽ cho ông. Nói một cách khác, từ mùa Xuân 1948, Trần Dân Tiên đã thủ tiêu hình ảnh Hồ Chí Minh thực cúc cung tận tụy theo đuổi lý tưởng Cộng Sản để dựng lên trước quần chúng một Hồ Chí Minh giả luôn nặng lòng với quê hương và dân tộc. Khả năng tô vẽ tuyệt vời của “tác giả Trần Dân Tiên” đã giúp ông Hồ trở thành nhân vật huyền thoại và sống trong huyền thoại. Rõ ràng Trần Dân Tiên đã thi hành vô cùng hoàn hảo cái kế sách “tự thủ tiêu của Hồ chủ tịch”.

Tuy nhiên, thời gian luôn chứa đựng những điều bất ngờ khó lường đoán ngay cả với kẻ quỷ quyệt nhất luôn quay cuồng giữa trăm ngàn mưu sâu kế hiểm. Ông Hồ có thể đã nhiều lần tự hào về việc “tác giả Trần Dân Tiên” hoàn thành tốt đẹp cái kế sách thủ tiêu ông vào mùa Xuân 1948 để giúp ông được sống giữa hào quang của vùng trời huyền thoại. Nhưng, ông không thể ngờ rằng chính “tác giả Trần Dân Tiên” lại là người thực sự xô ông xuống vực thẳm tối tăm của sự nhờm tởm. Vì, con người thực của ông mà Trần Dân Tiên cố bôi xóa lại hiện ra rõ rệt hơn bao giờ hết qua các cách thức bôi xóa tinh vi khôn khéo, sau khi người ta có dịp đối chiếu những gì Trần Dân Tiên đã viết với hành vi, ngôn ngữ của Hồ Chí Minh được ghi trong sử “chính thống” cộng sản, nhất là qua những tác phẩm xưng tụng lãnh tụ do các đàn em thân cận của ông viết. Việc đối chiếu đã làm nổi bật trước mắt người đọc một Hồ Chí Minh với khuôn mặt thực xảo trá và những mưu đồ đen tối, tàn nhẫn, trái ngược hoàn toàn với các đức tính tốt đẹp mà Trần Dân Tiên cố gán cho ông ta. Sự việc bất ngờ này khiến người ta chỉ có thể kết luận rằng Trần Dân Tiên đã giết Hồ Chí Minh. Năm 1948, Trần Dân Tiên đã thủ tiêu Hồ Chí Minh theo mong ước của ông ta. Và ngay từ đó, với tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên cũng thực sự giết luôn Hồ Chí Minh hay rõ hơn là đốt cháy luôn thần tượng của chính mình.

Tóm lại, Trần Dân Tiên đã thủ tiêu con người thực Hồ Chí Minh để tạo một canh bạc bịp lịch sử và cũng chính Trần Dân Tiên lại thọc mũi dao xé toang tấm vỏ bọc của nhân vật huyền thoại Hồ Chí Minh để xổ tung trước ánh sáng mọi thủ đoạn cùng dã tâm vẫn được che giấu, chính thức kết liễu nhân vật huyền thoại này. Hồ Chí Minh không chỉ bị giết một lần mà đã bị giết ít nhất hai lần và cả hai lần, thủ phạm đều là Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh!

Chúng ta hãy điểm thêm một số đoạn viết của Trần Dân Tiên có thể coi như những mũi dao thực sự giết chết nhân vật huyền thoại họ Hồ, khi đối chiếu với những tài liệu khác cũng như khi biết rõ đó là những lời của một người tự viết về mình.

Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, ông Hồ đã viết những lời tự tâng bốc “bác Hồ là con người khiêm tốn dường ấy” và đã “nhận xét” rằng “bác Hồ không có thì giờ để nói về mình, vì việc nước trăm công nghìn việc, quá bề bộn.” Vậy mà chính bác lại có nhiều ngày tháng nắn nót viết hẳn một cuốn sách để tự thần thánh hóa chính mình! Sau đây là những lời trơ trẽn đó:

- Trang 06:

“Sau khi tôi nói xong, Người ( chú ý chữ Người viết hoa) cười và đáp:

- Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau 80 năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi … thong thả sẽ nói đến sau!
………………………………………
“Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của Người được? ” (7)

Ngày nay, khi mà đảng đã chính thức xác nhận tác phẩm vô tiền khoáng hậu này là của chính lãnh tụ đảng viết ra thì không ai còn ngờ vực về mức độ dối trá trơ trẽn của kẻ cầm bút viết nên những dòng chữ kia. Mức độ dối trá còn hiện ra lộ liễu ngay từ những chi tiết nhỏ mà kẻ cầm bút muốn tạo ra để tô vẽ thêm cho mình các đức tính đặc biệt.

Hãy đọc một chi tiết ngay trang đầu:

“Ngày thứ hai, tôi viết thư xin phép được gặp Hồ Chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy (xin nhớ Ngay chiều hôm ấy), tôi rất sung sướng nhận được thư trả lời của HCT viết như thế này: Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến”, ký tên HCM.

Rõ ràng chỉ có ông ta viết cho ông ta và tự trả lời mới nhanh như thế, chứ bưu điện Mỹ cũng phải một ngày là sớm nhất. Những chi tiết tương tự không hiếm trong cuốn sách, nhưng lạ lùng là mấy chục năm qua dường như không mấy ai lưu ý. Thật khó giải thích về tình trạng lơ là hoặc chậm hiểu này của mọi người, kể cả với những nhà đại trí thức Việt Nam. Chỉ có một điều nhìn thấy ngay là chính sự trạng kia đã khiến toàn thể dân tộc bị lợi dụng đau đớn để phải lâm vào cảnh khổ não hiện nay.

Tôi xin kết luận bài này bằng một câu của cựu hoàng Bảo Đại nói với sử gia Trần Trọng Kim ở Hương Cảng năm 1948: “Chúng mình già trẻ đều mắc lừa bọn du côn” (8)

Và, mong rằng lớp hậu duệ của Lệ Thần và Nguyễn Vĩnh Thụy cũng như các đồng chí trẻ của Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh sẽ không bị lừa như cha chú và các bậc tiền bối của mình.

Nguồn: Trích chương 12, “Ai Giết Hồ Chí Minh”, Minh Võ, Tâm Sự Nước Non do Tủ Sách Tiếng Quê Hương xb năm 2002

____________________________

(1) Nguyễn Minh Cần, nguyên Thành Uy Viên, Phó Chủ Tịch UBND Thành Phố Hà Nội, sau khi tị nạn tại Liên Xô đã viết nhiều bài báo về các hành vi chuyên chế, xảo trá của Hồ Chí Minh và đảng CSVN trong số có 1 bài trên Nguyệt san Thế Kỷ 21, xuất bản tại California, số 96, tháng 4.1997 cho biết: Khoảng cuối thập niên 50,đầu thập niên 60, khi ông Hồ ngỏ ý nhờ Đào Chú, Phó Thủ Tướng Trung Quốc giới thiệu cho ông một cô gái Quảng Đông làm vợ, đảng Lao Động VN đã có ý định đưa cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Thanh Hóa về Hà Nội làm vợ Hồ Chí Minh. Việc không thành vì cô Phương Mai đòi công khai hóa việc kết hôn trong khi Đảng và ông Hồ muốn giữ nguyên hình tượng Bác đã hy sinh trọn đời để có thể dành hết thời gian, sức lực cho việc phục vụ đất nước và nhân dân. Xin xem tài liệu trích dẫn thêm ở cuối bài.

Hồ Chí Minh muốn lấy vợ nữa
Nguồn: Ai Giết Hồ Chí Minh, Minh Võ

(2) Vào năm 1990, tổ chức UNESCO đã muốn vinh danh Hồ Chí Minh với tư cách này, nhưng không làm được vì nhiều nhà trí thức Pháp (trong đó có Michel Tauriac, Olivier Todd, Jean-Francois Revel…) nêu ra nhiều bằng chứng để phản bác đề nghị nông nổi trên khiến cuối cùng tổ chức này phải thay đổi ý định.

(3) Lần tái bản 1986 ghi là được viết xong vào mùa xuân 1948.

(4) Trường Chinh có 2 cuốn: Chủ tịch HCM, sự nghiệp vĩ đại, gương sáng đời đời, Sự Thật, 1980 - Chủ tịch HCM vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta, Sự Thật, 1985.

+ Phạm Văn Đồng có 4 cuốn: Hồ chủ tịch, tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại, Sự Thật 1976- HCM, một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Sự Thật 1990- HCM, quá khứ, hiện tại và tương lai, Sự Thật 1991 - HCM và con người VN trên con đường dân giầu, nớc mạnh, Chính Trị Quốc Gia, 1993.
+ Võ Nguyên Giáp có 5 cuốn: Hồ chủ tịch, nhà chiến lược thiên tài, Sự Thật, 1975- Bác Hồ về Tân Trào, Tuyên Quang, 1970- Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng HCM sống mãi, TP.HCM, 1991- Tư tưởng HCM, quá trình hình thành và phát triển, Sự Thật, 1993- Tư tưởng HCM và con đường cách mạng VN, Hà Nội, NXB Chính Trị Quốc Gia, 1997.
+ Văn Tiến Dũng có Đi theo con đường của bác, CTQG 1993,
+ Hồng Hà có các cuốn: Đời niên thiếu của Hồ chủ tịch - Bác Hồ trên đất nước Lênin v.v…

(5) Thực ra đảng của ông này chống Pháp và chống VM vì chẳng những VM là cộng sản mà còn vì VM do HCM cầm đầu lại đi ký hiệp định sơ bộ 06/03/1946 dành cho Pháp quá nhiều quyền lợi, phản lại quyền lợi quốc gia.

(6) Tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, phát xuất từ tổ chức yêu nước của ông Hồ Học Lãm với danh xưng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, và chính ông Hồ Học Lãm đã gọi tắt là Việt Minh.

(7) Tài đóng kịch để khoe đức khiêm tốn và sự quên mình của Hồ Chí Minh còn được lập lại ngay lúc mà ông đồi diện với tử thần. Trong Hoa Xuyên Tuyết, Bùi Tín cho biết Hồ Chí Minh bắt đầu viết di chúc từ tháng 5/65 và tới tháng 5/69, ông viết cả thẩy 4 bản. Những bản di chúc này đều được in trong cuốn Toàn Văn Di Chúc của Hồ Chủ Tịch, Nxb Thanh Niên, TPHCM 2000. Điểm chính được Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý là cố tỏ ra khiêm nhường bằng đề nghị hỏa táng thân xác mình, không dựng tượng đồng, bia đá…Thế nhưng, trong cả 4 bản di chúc đều có những đoạn lập lại ý muốn sắp xếp cho việc biến nơi đặt thân xác mình thành những trung tâm để sau này toàn dân tới chiêm ngưỡng.

Bản di chúc tháng 5/1965, viết: “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”…Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi…”

Bản di chúc tháng 5/1968, sửa lại: “…Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả không nên có bia đá, tượng đồng mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi…”

Thật khó thấy một người khiêm nhượng, luôn quên mình lại sắp xếp trước cho cả nước chọn nơi chôn cất mình, thậm chí chỉ rõ cả nơi đó là những danh thắng nổi tiếng của đất nước và còn sắp xếp cả việc kéo mọi người tới chiêm ngưỡng mộ phần mình nữa.

(8) Xin xem “Một Cơn Gió Bụi” của Lệ Thần Trần Trọng Kim, đoạn cuối.

Minh Võ

DCVOnline - Ngày: 30-08-2007
www.dcvonline.net
*************

model-yui-hatano 1

model-yui-hatano 2

model-yui-hatano 3

model-yui-hatano 4

model-yui-hatano 5

model-yui-hatano 6

model-yui-hatano 7

model-yui-hatano 8

model-yui-hatano 9

model-yui-hatano 10

model-yui-hatano 11

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 17 Tháng Hai 20245:14 SA
Thứ Sáu, 16 Tháng Hai 20246:07 SA
Thứ Năm, 15 Tháng Hai 20245:45 SA
Thứ Tư, 14 Tháng Hai 20245:09 SA
Thứ Ba, 13 Tháng Hai 20245:49 SA
Thứ Hai, 12 Tháng Hai 20245:21 SA
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20246:43 SA
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 20245:56 SA