Trang Lá Cải Ngày 24 Tháng 12 Năm 2017 : Mỹ quyết định cắt 285 triệu USD đóng góp cho ngân sách Liên hiệp quốc

Thứ Hai, 25 Tháng Mười Hai 20173:58 CH(Xem: 10898)
Trang Lá Cải Ngày 24 Tháng 12 Năm 2017 : Mỹ quyết định cắt 285 triệu USD đóng góp cho ngân sách Liên hiệp quốc
************

Mỹ quyết định cắt 285 triệu USD đóng góp cho ngân sách Liên hiệp quốc


Hôm qua 24/12, phái đoàn ngoại giao của Mỹ tại Liên hiệp quốc tuyên bố họ đã nhất trí cắt giảm 285 triệu USD trong số tiền đóng góp ngân sách LHQ cho 2 năm tài chính 2018-2019.

warning
attachment

Tổng thống Donald Trump ngồi cạnh đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley - Ảnh: REUTERS

Lý do ngoài việc tiết kiệm chi phí Mỹ còn muốn tăng cường "thêm tính kỷ luật và trách nhiệm trong toàn hệ thống của LHQ".

Một trong những mục tiêu mà chính quyền của tổng thống Donald Trump đặt ra là giảm bớt những khoản đóng góp của nước Mỹ cho LHQ.

Hiện tại Mỹ là quốc gia đóng góp khoảng 22% tổng ngân sách của LHQ, tương đương khoảng 3,3 tỉ USD mỗi năm, theo PolitiFact.

Đại hội đồng LHQ trước đây đã thông qua ngân sách hoạt động cho hai năm 2016 và 2017 là 5,4 tỉ USD. Khoản ngân sách thông thường này độc lập với khoản ngân sách của LHQ dành cho các hoạt động gìn giữ hòa bình tốn kém hơn nhiều mà chỉ tính riêng trong năm 2017 đã là 7,8 tỉ USD.

Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley cho biết, tuyên bố cắt giảm đóng góp ngân sách ngày 24-12 là "một bước đi lớn đúng hướng" với nước Mỹ, và bà sẽ tiếp tục theo đuổi "những cách thức để tăng cường tính hiệu quả của LHQ trong việc bảo vệ các quyền lợi của chúng tôi".

Bà Haley nói: "Sự thiếu hiệu quả và chi tiêu quá đà của LHQ vốn là chuyện nhiều người biết. Chúng tôi sẽ không để cho sự hào phóng của người dân Mỹ bị lợi dụng cũng như không để duy trì tình trạng thiếu kiểm soát. Sự cắt giảm chi tiêu lịch sử này - cùng với nhiều động thái khác hướng tới một LHQ hiệu quả và trách nhiệm hơn - là một bước đi lớn đúng định hướng".

Từ lâu những người theo quan điểm bảo thủ của Mỹ vẫn luôn chỉ trích việc LHQ đã không bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ. Những quan điểm này càng có dịp trỗi dậy khi tuần qua cơ quan lớn nhất hành tinh này đã thông qua nghị quyết phản đối quyết định thừa nhận Jerusalem là thủ đô Israel của tổng thống Donald Trump.


*************

Bão số 16(Tembin) càn quét ở Trường Sa, cây đổ rạp, hàng loạt tấm pin mặt trời bị cuốn mất

VCCorp.vn

Theo thông tin trên báo Người lao động, rạng sáng nay (25/12), bão số 16 (Tembin) đã vượt qua khỏi quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Tuy không thiệt hại về người, song bão Tembin có sức gió giật cấp 11, 12 khi quét qua các đảo ở Trường Sa khiến nhiều tài sản bị hư hại.

Tại đảo Tiên Nữ, Trường Sa Đông, Trường Sa, Phan Vinh, Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lát, An Bang gần 80 tấm pin năng lượng mặt trời bị gió cuốn mất.

Tại đảo An Bang, đảo Trường Sa, hơn 90% cây cối bị gãy. Một số téc nước sinh hoạt bị bật nắp, hệ thống vườn, chuồng trại tăng gia ở các đảo bị sập gần như hoàn toàn.

Bão Tembin càn quét ở Trường Sa, cây đổ rạp, hàng loạt tấm pin mặt trời bị cuốn mất - Ảnh 1.

Sóng lớn tại đảo An Bang - Ảnh: Phương Chi/Tiền phong

Anh Đào Phương Chi (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân), cho biết trên báo Tiền phong, nhờ chủ động trong phòng chống bão nên các đảo ở Trường Sa đã hạn chế được thiệt hại.

Đại tá Ngô Mậu Bình, Phó chủ nhiệm chính trị Vùng 4 Hải quân, thông tin trên báo Người lao động, trước đó, Vùng 4 đã yêu cầu quân dân chủ động ứng phó có hiệu quả với bão Tembin. Phân công nhiệm vụ cho từng người trong Ban chỉ huy, luôn bám sát, nắm, theo dõi chỉ đạo kịp thời cho các đảo trong xử lý các tình huống khi bão số 16 càn quét qua các đảo.

Trao đổi với Zing.vn, ông Bùi Đình Dương - Chủ tịch UBND huyện Trường Sa (Khánh Hòa) xác nhận:

"Không có thiệt hại về con người, hàng chục tàu cá của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa Vùng tàu, cùng hơn 240 ngư dân ở các tàu này được đưa vào đảo tránh trú an toàn, được chăm sóc y tế, tạo điều kiện nơi ở, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết. Sau bão mọi người vẫn khỏe mạnh".

Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết đến sáng sớm nay (25/12), cơn bão số 16 vẫn duy trì cường độ gió rất mạnh ở cấp 11 - cấp 12, giật cấp 14 - cấp 15 và đang có hướng đi về phía Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Dự báo, khoảng trưa nay, cơn bão sẽ ảnh hưởng trực đến Côn Đảo.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cảnh báo, bắt đầu từ đêm nay (25.12), do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam bộ có mưa to. Ở các tỉnh Nam Trung bộ và Trung Trung bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2 - 3 ngày. Bắt đầu từ đêm mai (26.12), mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung bộ và Bắc bộ.

Tổng hợp


*************

Chỉ còn 3 centimet nữa là con tàu siêu tốc này trật đường ray, gây ra thảm họa tàu điện thảm khốc nhất lịch sử Nhật Bản


 siêu tốc đáng tự hào của Nhật Bản này chỉ còn cách thảm họa trật đường ray đúng 3 centimet. Đó là kết luận cuối cùng của cơ quan vận hành con tàu trên, Đường sắt Miền Tây Nhật Bản (JR West).

Ngày 11 tháng Mười Hai vừa rồi, người ta đã phát hiện ra một vệt nứt dài 14 cm bên dưới con tàu điện. Các chuyên gia nói rằng nếu như toàn bộ cái khung dài 17 cm này bị đứt rời ra, toàn bộ con tàu sẽ đứng trước nguy cơ trật bánh.

Thứ Tư vừa rồi, chủ tịch của JR West, ông Tatsuo Kijima đã xin lỗi công chúng vì sự cố này, và nói rằng: "Chúng tôi biết rằng sự cố này khiến lòng tin của người dân vào hệ thống sẽ bị lung lay và tôi xin gửi lời xin lỗi sâu sắc tới mọi người".

Cụ thể, vào chiều ngày 11/12, lúc 13 giờ 50 phút, nhân viên bán nước trên tàu phát hiện ra một mùi lạ và đã báo cáo lên những người phụ trách cấp cao hơn.

Tại trạm dừng thứ tư – nhà ga Okayama, một nhân viên bảo trì đã lên tàu và tiến hành kiểm tra mọi thứ. Anh nhận thấy có những âm thanh kỳ lạ phát ra và có yêu cầu cấp trên kiểm tra kỹ lưỡng lại con tàu ở nhà ga tiếp theo.

Tuy nhiên, Trung tâm Điều khiển Shinkansen tại Tokyo cho rằng không có mối đe dọa tức thời nào có thể ảnh hưởng tới con tàu. Họ cho nó tiếp tục lộ trình của mình. Con tàu tiếp tục chạy với vận tốc cao trong 3 giờ nữa trước khi bị dừng lại ở ga Nagoya.

Chỉ còn 3 centimet nữa là con tàu siêu tốc này trật đường ray, gây ra thảm họa tàu điện thảm khốc nhất lịch sử Nhật Bản - Ảnh 1.

Con tàu gặp sự cố bị kéo đi từ ga Nagoya.

Sau khi phát hiện ra vết nứt đáng nghiêm trọng này, Ban An toàn Giao thông Nhật Bản đã được triệu tập. Nhiều ủy ban tuyên bố rằng tai nạn này rất "nghiêm trọng" – đây là lần đầu tiên tuyên bố này được đưa ra kể từ ngày đầu tiên tàu siêu tốc được ra mắt nằm 1964.

Chủ tịch hội đồng, ông Kazuhiro Nakahashi nói rằng "rất ít khả năng vết nứt kia đã đột ngột xuất hiện". Chắc hẳn nó đã nứt dần ra trong nhiều lần vận hành.

Để chắc chắn sự việc này sẽ không diễn ra trong tương lai, JR West sẽ tiến hành kiểm tra mọi con tàu điện siêu tốc tại vị trí mà vết nứt trên xuất hiện. Họ cũng dự kiến lắp đặt một hệ thống cảm biến phát hiện vết nứt tương tự - không cần dùng mũi và tai để phát hiện sự cố nữa.

Chỉ còn 3 centimet nữa là con tàu siêu tốc này trật đường ray, gây ra thảm họa tàu điện thảm khốc nhất lịch sử Nhật Bản - Ảnh 2.

Việc điều tra đã được khẩn trương tiến hành, xác định toàn bộ những công ty đã tham gia vào việc thi công, lắp ráp con tàu siêu tốc trên.

Các chuyên gia hàng đầu đều tỏ ra lo lắng rằng sự cố này đã có thể trở thành một tai nạn tàu siêu tốc thảm khốc, và rằng nếu đã có một lần, ắt sẽ có thể có lần thứ hai.

Hệ thống tàu siêu tốc vẫn đang là biểu tưởng của sức mạnh kỹ thuật Nhật Bản, kể từ khi nó bước vào hoạt động những năm 1960. Những nhà vận hành tàu siêu tốc tự hào rằng từ lúc ấy đến giờ, chưa một tai nạn gây tử vong nào diễn ra và họ muốn giữ vững thành tích ấy.


*************

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Macau, Monaco và Guam là những điểm đến trong top đầu có lượng khách lớn gấp nhiều lần số dân, theo Tổ chức Du lịch Thế giới.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Dựa trên dữ liệu số khách nước ngoài từ Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) liệt kê 10 điểm đến có lượng khách đông hơn cả dân.

Andorra

Andorra, quốc gia tí hon nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha, đứng đầu danh sách với tỷ lệ 33,5 khách trên một người dân. Năm 2014, vương quốc có 70.000 người này đã chào đón 2,36 triệu du khách. Đây là quốc gia nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết và các chính sách thuế đáng mơ ước, khuyến khích du khách mua sắm hàng hóa.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Macau

Đây là điểm đến châu Á có vị trí cao nhất trong top 10 của danh sách, với tỉ lệ 24,8 khách/người dân. Là thiên đường sòng bài của thế giới, du khách có thể tham quan những casino hoành tráng và xa xỉ không kém Las Vegas. Các sòng bài đều được lồng ghép trong các khu nghỉ dưỡng sang trọng với những dịch vụ đẳng cấp, khiến nhiều người phải choáng ngợp.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Quần đảo Virgin

Quần đảo Virgin của Anh đứng thứ ba trong bảng danh sách với tỷ lệ khách du lịch trên dân số là 12,8. Nằm trong vùng biển Caribbean, nơi đây có nhiều hòn đảo quyến rũ. Du khách có thể tham quan và trải nghiệm du thuyền xung quanh, khám phá những bãi biển tuyệt đẹp “bị lãng quên”.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Quần đảo Turks và Caicos

Turks và Caicos là lãnh thổ ngoài khơi của Anh, bao gồm hai quần đảo nhiệt đới là Caicos và Turks. Nơi đây có diện tích khoảng 430 km2, với khoảng 45.000 dân cư. Tuy nhiên, lượng khách tới đây năm 2014 gấp 10,4 lần số dân đó. Nhiều du khách chọn đây là điểm trăng mật hấp dẫn, với những khách sạn sang trọng, nổi tiếng, bãi lặn tuyệt đẹp.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Aruba

Đứng thứ 5 trong danh sách với tỉ lệ 10,4, Aruba là hòn đảo nổi tiếng với khu nghỉ dưỡng đắt đỏ bậc nhất thế giới. Ngoài phong cảnh tuyệt vời, nhiều khách du lịch thích thú với những chú hồng hạc xinh đẹp và thân thiện.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Monaco

Với diện tích 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ nhì thế giới nhưng lại có mật độ dân số cao nhất. Tuy vậy, lượng khách du lịch tới đây gấp số dân tới 8,7 lần. Được bao bọc bởi Pháp và Địa Trung Hải, Monaco có khí hậu quanh năm khá ẩm ướt. Ở đây không có sân bay nên du khách phải bắt xe du lịch hoặc tàu lửa từ Pháp tới.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Quần đảo Bắc Mariana

Với tỷ lệ khách du lịch gấp 8,4 lần dân số, Bắc Mariana đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách. Quần đảo gồm 15 đảo, có khí hậu nhiệt đới, các bãi biển đẹp và trong, khiến du khách như lạc vào thiên đường.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Guam

Với tỷ lệ 7,9, Guam nằm phía nam của quần đảo Mariana, giáp ranh với Bắc Mariana. Guam trở thành thiên đường du lịch “bất đắc dĩ” sau khi Triều Tiên đe dọa tấn công hòn đảo trong cuộc khẩu chiến với Mỹ.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Bahrain

Bahrain là quốc gia Trung Đông đứng thứ 9 trong bảng danh sách với tỷ lệ 7,6. Là quốc đảo sở hữu sự kết hợp hài hòa giữa cơ sở hạ tầng hiện đại cùng xã hội khá tự do cởi mở, nơi đây đã trở thành hòn ngọc quý giữa vịnh Ba Tư, thu hút nhiều du khách.

10 điểm đến dân không đông bằng khách

Saint Maarten

Lượng du khách tới St Maarten gấp tới 7,1 lần so với số dân của quốc đảo này. Được mệnh danh là điểm đến lý tưởng cho các cặp trăng mật, nơi đây có sự pha trộn các nền văn hóa khác nhau như Hà Lan, Pháp và Caribbean, cùng với hàng loạt nhà hàng ẩm thực nổi tiếng.

Theo Telegraph


************

Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Tại Ethiopia vẫn còn những nhà thờ, tu viện cổ nằm ở độ cao tới 200 m, và chỉ có thể tới đó bằng cách leo bám vào vách đá.

Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Vương quốc cổ đại Axum hiện là một phần của đất nước Ethiopia, là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận Kito giáo. Tôn giáo này đã được duy trì và phát triển mạnh mẽ trong khoảng năm 330 sau Công Nguyên, khi Ezana đại đế tuyên bố đó là tôn giáo quốc gia và yêu cầu xây nhà thờ thánh Mary of Tsion. Theo truyền thuyết, Menelik, con của vua Solomon và hoàng hậu Sheba, là người mang hòm giao ước chứa 10 điều răn. 

Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Vào thế kỷ 5, 9 vị thánh từ Syria, Constantinople và nhiều nơi bắt đầu lan truyền niềm tin này đi xa hơn, cả những miền nông thôn, vùng núi. Những nhà truyền giáo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ban đầu của Kito giáo ở Ethiopia. 
Những nhà sư dịch kinh thánh và nhiều tài liệu tôn giáo khác từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Ethiopia giúp người dân hiểu nhiều hơn về Kito giáo.  

Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Các khía cạnh huyền bí của tôn giáo khiến giới trẻ tò mò nhiều hơn. Khi Kito giáo phát triển, một loạt nhà thờ và tu viện được xây trên các ngọn núi cao hoặc được khai quật từ các lớp đá cứng. Ngày nay nhiều công trình trong số đó vẫn còn được sử dụng. 

Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Một tu sĩ nhìn từ khung cửa sổ duy nhất ở nhà thờ Abuna Yemata. Nhà thờ này nằm ở độ cao gần 200 m, trên vách của ngọn núi hơn 700 m. Bức ảnh từng được in trong cuốn sách Ethiopia: The Living Churches of an Ancient Kingdon (Ethiopia: Những nhà thờ còn tồn tại từ một vương quốc cổ đại).

Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Những nhà thờ cổ này thường được xây ở các nơi tưởng chừng không xây nổi. Một ví dụ điển hình là Abuna Yemata ở Tgray, phía bắc Ethiopia. Nhà thờ xây vào thế kỷ 5 trên vách núi đá cao và dựng đứng.


Du khách leo núi lên nhà thờ Abuna Yemata. Video: M Mansoor.
Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Để tới nơi, người ta phải leo lên mà không dùng dây, chỉ đu bám men theo những lối nhỏ hẹp và băng qua một cây cầu tạm sát vách núi. Chặng cuối cuộc hành trình là leo lên bức tường đá cao gần 6 m. Nhà thờ Abuna Yemata là nơi một trong 9 vị thánh đã chọn để ẩn náu. 

Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Hình ảnh về lối vào "độc nhất vô nhị" rất nguy hiểm của nhà thờ Abuna Yemata. Chuông của nhà thờ Abuna Yemata thực ra là hai tảng đá được treo cao giữa vách đá.

Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Một tu viện có từ thế kỷ 6 nằm trên đỉnh một ngọn núi bằng gọi là Debre Damo. Cách duy nhất để tới đây là leo lên một vách đá cao hơn 15 m bằng dây thừng.

Những thánh đường 'trên trời' của Ethiopia

Nhà thờ Petros và Paulos cũng như nhiều nhà thờ cổ khác nằm ở dãy núi Gheralta. Tại đây, khu đền thờ bị đá cắt ngang, phần còn lại được xây trên một khe đá. Để tới đây người ta cũng phải leo lên vách núi bằng tay và chân không. Ngày nay lối lên đã được trang bị thang gỗ. 

Hương Chi (theo Amusingplanet)


*************

10 ảnh hài hot nhất Facebook trong ngày

Phía sau một cô gái, nơi lạnh nhất thế giới... là những hình ảnh hài hước hot nhất Facebook ngày qua.

Nên anh lùi bước để thấy em rõ hơn.

Nên anh lùi bước về sau để thấy em rõ hơn.

Voi bay.

Voi bay.

Tội cho gia đình đó.

Thiết kế bá đạo nhất năm.

Mèo lạnh lùng như thế.

Mèo lạnh lùng như thế.

Học sinh chăm học nhất năm.

Học sinh chăm học nhất năm.

Giấc ngủ trong ngăn bàn.

Giấc ngủ trong ngăn bàn.

Nơi lạnh lùng nhất thế giới.

Nơi lạnh nhất thế giới.

Nhớ lấy nắp trước khi uống nhé!

Nhớ lấy nắp trước khi uống nhé!

Bố, có phải là bố không?

Bố, có phải là bố không?

Nam thực như hổ, nữ thực như...

Nam thực như hổ, nữ thực như...

Tất Nhiên tổng hợp


**************

Khu phố của người Do Thái đầu tiên trên thế giới

Số người Do Thái ở Venetian Ghetto không còn nhiều nhưng giá trị lịch sử sót lại nơi đây khiến nó sở hữu một nét đẹp khác biệt, ít người biết đến ở Venice, Italy.

khu-pho-cua-nguoi-do-thai-dau-tien-tren-the-gioi

Venetian Ghetto là khu phố của người Do Thái có tuổi đời 500 năm, rộng gần 30.000 m2 thuộc quận Cannaregio, phía bắc thành phố Venice, Italy. Đây là nơi mà người Do Thái bị bắt buộc sống tập trung trong nhiều thế kỷ.

khu-pho-cua-nguoi-do-thai-dau-tien-tren-the-gioi-1

Campo Novo là quảng trường duy nhất nơi cung cấp không gian rộng cho người dân khu Venetian Ghetto. 

khu-pho-cua-nguoi-do-thai-dau-tien-tren-the-gioi-2

Ziyah Gafic là một nhiếp ảnh gia người Bosnia, anh tới Venetian Ghetto và cảm thấy bất ngờ. Gafic kể: ”Tôi đến Venice vào mùa hè, nơi đó là một địa điểm đẹp như câu chuyện cổ tích mà lại rất yên tĩnh. Và bạn sẽ thấy còn lại rất ít người sống ở đây”.

khu-pho-cua-nguoi-do-thai-dau-tien-tren-the-gioi-3

Vào đầu thế kỷ 13, người Do Thái bị ngược đãi từ khắp châu Âu bắt đầu chuyển tới định cư ở Venice, Italy. Khi dân số của họ đông dần lên, cuộc sống bị kiểm soát nhiều hơn. Năm 1516, chính quyền Venetian buộc họ chỉ được sinh sống trong một khu vực hạn chế, ngày nay gọi là khu Venetian Ghetto.

khu-pho-cua-nguoi-do-thai-dau-tien-tren-the-gioi-4

Các cây cầu dẫn tới Venetian Ghetto đều bị đóng cửa ban đêm nhưng người dân vẫn được phép buôn bán vào ban ngày và phải đeo huy hiệu. Những người Do Thái ở Venice hầu như là thương nhân, người cho vay tiền, nghệ nhân và nghệ sĩ. Họ góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của Venice, nhiều người trong số họ là bác sĩ, học giả nổi tiếng. Tới thế kỷ 14, cộng đồng dân Do Thái ở Venetian Ghetto vẫn bị nhồi nhét trong các căn hộ nhỏ trần thấp.

Trong hình là Rabbi Scialom Bahbout đang ăn tối ở nhà mình, ông rời Lybia năm 1968 và đã sinh sống ở Venice từ đó. 

khu-pho-cua-nguoi-do-thai-dau-tien-tren-the-gioi-5

Những năm 1790, quân đội của Napoleon phá hủy các cổng vào khu Venetian Ghetto và cho phép người Do Thái được tự do. Nhiều người chạy tới các cung điện xa hoa bằng cách băng qua kênh đào. Venetian Ghetto hiện nay chỉ còn tồn tại với những giá trị lịch sử. 

khu-pho-cua-nguoi-do-thai-dau-tien-tren-the-gioi-6

Ngày nay tất cả các ngả đường vào Ghetto đã mở cửa tự do cả ngày lẫn đêm. Tại đây, bạn có thể thăm thú các cửa hiệu sách, phòng triển lãm nghệ thuật và cửa hàng đồ cổ của người Do Thái.

khu-pho-cua-nguoi-do-thai-dau-tien-tren-the-gioi-7

 Đến Venetian Ghetto, du khách được tận hưởng một vẻ đẹp rất khác của thành phố Venice mà không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức.

Hương Chi (theo CNN
**************
Nguy cơ chiến tranh Nga- Mỹ
Click image for larger version

Name:	431.jpg
Views:	0
Size:	69.3 KB
ID:	1152115  
Nga và Mỹ luôn không thống nhất nhiều vấn đề trên thế giới. Hai cường quốc này mà xảy ra chiến tranh thì coi như thế giới đại họa. Hiện nay các nhà hoạch định quân sự Mỹ tập trung vào Nga và khu vực Thái Bình Dương như là những điểm nóng xung đột trong tương lai.

Nga đẩy mạnh hoạt động tàu ngầm đáng kể xung quanh khu vực các đường cáp ngầm ở Bắc Đại Tây Dương, một phần trong chiến lược về hải quân quyết đoán hơn, thôi thúc NATO phục hồi sở chỉ huy thời Chiến tranh lạnh.

Đối phó tàu ngầm Nga

Báo The Washington Post hôm 23-12 cho biết giới chức quân sự Mỹ khẳng định hoạt động tàu ngầm Nga gia tăng ở mức chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh lạnh, châm ngòi các vụ săn đuổi nhiều tháng nay. "Nga rõ ràng đang quan tâm đến NATO và cơ sở hạ tầng ngầm của các nước thuộc khối này" - Đô đốc Hải quân Mỹ Andrew Lennon, tư lệnh lực lượng tàu ngầm NATO, nhấn mạnh.

Từ đó, NATO đã đưa ra các kế hoạch tái lập một sở chỉ huy - đã đóng cửa sau khi chấm dứt Chiến tranh lạnh - để giúp bảo đảm an toàn cho khu vực Bắc Đại Tây Dương. Các đồng minh NATO cũng dốc sức tăng cường năng lực tác chiến đối ngầm và phát triển các máy bay dò tàu ngầm tối tân.

Trước đó, Tư lệnh Không quân Anh Stuart Peach hôm 15-12 lên tiếng khuyến cáo Nga có thể gây nguy hiểm cho các đường cáp tạo thành xương sống của nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Theo đó, một sự gián đoạn hệ thống cáp này có thể cắt đứt 97% thông tin trao đổi toàn cầu, cùng khoảng 10.000 tỉ USD giao dịch tài chính được chuyển qua con đường đó mỗi ngày.

Vấn đề này từng được các quan chức phương Tây nêu ra trước đây nhưng lần này, thông điệp kêu gọi NATO bảo vệ đường cáp ngầm được nêu lên một cách cấp bách hơn. Cảnh báo này diễn ra trong bối cảnh Điện Kremlin gia tăng sức ép lên NATO trên không lẫn đất liền. Máy bay Nga thường xuyên tiến vào không phận NATO ở khu vực Baltic, binh sĩ Nga từng tập trận gần lãnh thổ NATO hồi tháng 9 năm nay.

Nga đã bắt tay hiện đại hóa đội tàu ngầm thời Liên Xô của mình, đại tu 13 chiếc kể từ năm 2014. Hiện Nga có khoảng 60 tàu ngầm trong khi Mỹ có 66. Ngoài ra, Đô đốc Lennon thừa nhận Nga còn có các con tàu nghiên cứu biển sâu, bao gồm một tàu ngầm đạn đạo chở theo các tàu ngầm nhỏ hơn. "Chúng có thể nghiên cứu đại dương, thu thập thông tin tình báo dưới nước" - ông khẳng định.

attachment

Tàu ngầm hạt nhân Orel thuộc Đề án 949А Antei của NgaẢnh: PODLODKA

Nga "can thiệp nội bộ" nhiều nước?

Tướng Robert Neller, Tư lệnh Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, tuyên bố "có một cuộc chiến tranh lớn đang đến gần" khi ông đến thăm khoảng 300 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Na Uy hôm 22-12. Trang Military.com cho biết ông Neller nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định quân sự Mỹ tập trung vào Nga và khu vực Thái Bình Dương như là những điểm nóng xung đột trong tương lai.

Theo The Washington Post, với vai trò là tướng cấp cao của Thủy quân lục chiến Mỹ, ông Neller là thành viên Hội đồng tham mưu trưởng - đội lãnh đạo cao cấp nhất của Lầu Năm Góc, chịu trách nhiệm cho các kế hoạch quan trọng. Vì vậy, những chia sẻ của ông về một cuộc chiến sắp xảy đến không khỏi gây chú ý mạnh mẽ. Song, người phát ngôn của vị tướng này chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 18-12 cũng đã thẳng thừng cáo buộc Nga can thiệp vào các vấn đề nội bộ chính trị của nhiều quốc gia. Sự chỉ trích Nga - được nêu trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ dựa trên quan điểm "Nước Mỹ trước hết" - phản ánh lập trường lâu đời của các nhà ngoại giao Mỹ, rằng Nga tích cực hủy hoại quyền lợi của Mỹ ở trong nước và nước ngoài, bất chấp nỗ lực của Tổng thống Donald Trump muốn xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tuy nhiên, tại đại hội lần thứ 17 của Đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền hôm 23-12, ông Putin nói rõ Moscow sẽ tiếp tục theo đuổi một chính sách đối ngoại trung thực và cởi mở. "Chúng ta sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước ở phương Tây và phương Đông, dựa trên nguyên tắc tin cậy và bình đẳng" - ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh.

Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ làm việc với các đối tác nhằm củng cố Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) và xây dựng mối quan hệ đối tác Á - Âu vĩ đại. Đảng cầm quyền của Nga cũng cam kết sẽ hỗ trợ ông Putin hết mức có thể để chiến thắng chung cuộc trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3-2018.

***************

Vị vua châu Phi tuyển trinh nữ làm vợ mỗi năm khiến nhiều cô gái sợ hãi


Vào tháng 8, tháng 9 hàng năm, nhà vua Mswati III của Swaziland lại tổ chức lễ hội múa sậy (umhlanga) kéo dài 8 ngày để tuyển vợ. Hàng chục nghìn cô gái từ khắp nơi đổ về sân vận động Hoàng cung để tìm cơ hội lọt vào mắt xanh của nhà vua. Điều kiện để các cô gái tham dự là phải còn phải trinh tiết. Họ được kiểm tra gắt gao về vấn đề này trước khi xuất hiện trước mặt vua Mswati III.

Hàng chục nghìn thiếu nữ chen chân múa sậy hàng năm để mong lọt mắt xanh của vua Mswati III.

Hàng chục nghìn thiếu nữ chen chân múa sậy hàng năm để mong lọt mắt xanh của vua Mswati III.

Các cô gái tham dự lễ hội đều để ngực trần, mặc váy ngắn đính cườm, đeo vòng ở cổ chân và đồ trang sức sặc sỡ. Họ hát múa trước hoàng gia cũng như rất đông khán giả. Khi lễ diễu hành kết thúc, các cô gái từ những làng được lựa chọn sẽ tiến vào khu vực trung tâm và có một màn biểu diễn đặc biệt. Nhà vua thường sẽ chọn vợ trong số những thiếu nữ múa sậy này.

Năm nay, cô gái lọt vào mắt của vua Mswati III là Siphele Mashwama, 19 tuổi. Vợ mới kém phu quân tới 30 tuổi.

Hiện vua Mswati III có hơn 14 thê thiếp, nhưng chưa thể bằng cha của ông - vua Sobhuza II, có tới 70 người vợ. Bà Inkhosikati LaMatsebula hiện là hoàng hậu của Quốc vương Mswati III, chịu trách nhiệm tổ chức những nghi lễ đặc biệt của hoàng gia. Sau đó là một số cái tên như Inkhosikati LaMotsa, Inkhosikati LaMbikiza, Inkhosikati LaNgangaza, Inkhosikati LaMasango, Inkhosikati LaNtentesa...

Dù có cuộc sống xa hoa khi làm vợ Mswati III nhưng không phải cô gái nào cũng muốn điều này. Nhiều cô vợ thứ 5, 6 và 8 đã từ bỏ cuộc sống hoàng gia để trốn sang Nam Phi. Cô Tintswalo Ngobeni, hiện sống ở Anh tiết lộ với báo chí đã phải chạy trốn khi biết Mswati III để ý. Cô bị nhà vua gọi điện đến trường nội trú, hỏi thăm có muốn trở thành thành viên của hoàng tộc hay không. Điều này khiến Ngobeni luôn sợ hãi, không dám trở về quê nhà.

Một số người vợ của vua Mswati III.

Một số người vợ của vua Mswati III.

Vua Mswati III lên ngôi năm 1986 ở tuổi 18, kế thừa ngôi vị cha mình là vua Sobhuza II. Ông còn được biết đến với cái tên Ngweyama, tức là Sư tử. Nhà vua châu Phi này nổi tiếng là người có khối tài sản kếch xù và sống xa hoa quá mức. Nhiều lần ông bị chỉ trích vì sự hoang phí.

Năm 2009, ông đứng thứ 15 trong danh sách những thành viên hoàng tộc giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes liệt kê, và được cho là sở hữu khối tài sản 200 triệu USD.

Trong ngân sách quốc gia năm 2014, quốc hội nước này đã phân bổ 61 triệu USD cho ngân sách gia đình hàng năm của nhà vua, trong khi 63% người dân nước này sống dưới mức 1,25 USD/ngày, theo The Guardian.

king-mswati-swaziland-3443-1441019554.jp

Vua Mswati trong trang phục truyền thống. Ảnh: Hekaheka

Vua Mswati III sở hữu nhiều siêu xe như chiếc Maybach 62 trị giá 500.000 USD, Mercedes, BMW và một chuyên cơ 17 triệu USD.


**************

Phiên bản đời thực của hàng online; chân dung 'trạch nữ' trong truyền thuyết... là những hình ảnh được chia sẻ nhiều trên Facebook.

[Caption]

Chờ người nơi ấy, chờ hoài không thấy.

[Caption]

Bạn gái có thể mất nhưng xe đạp thì không.

[Caption]

Căng da bụng, chùng da mắt.

[Caption]

Bị quần áo đẹp che mờ lý trí.

[Caption]

Phiên bản đời thực của hàng online.

[Caption]

Bảo chú rể đợi tí em chiến nốt ván này.

[Caption]

Người yêu cũ có người yêu mới.

[Caption]

Không có gì hấp dẫn bằng ăn uống.

Maru
*************

"Cô Cô" Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy "Quá Nhi" Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện

"Cô Cô" Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy "Quá Nhi" Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện

Cặp đôi màn ảnh ngày nào Lưu Diệc Phi - Huỳnh Hiểu Minh đã có cuộc gặp gỡ bất ngờ nhân dịp "Thần tiên tỷ tỷ" tuyên truyền phim mới.

Chiều ngày 23/12, Lưu Diệc Phi có mặt tại Thượng Hải để tuyên truyền phim mới "Hai Kiếp Yêu Tinh".

Điều bất ngờ chính là sự hiện diện không hề báo trước của Huỳnh Hiểu Minh - chàng "Dương Quá" của "Tiểu Long Nữ" Lưu Diệc Phi ngày nào trong "Thần Điêu Đại Hiệp" xuất hiện tại sự kiện để ủng hộ bạn diễn.

Không thể nén nổi sự bất ngờ và vui mừng, nàng "Thần tiên tỷ tỷ" ôm chầm lấy Huỳnh Hiểu Minh.

Cô Cô Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy Quá Nhi Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện - Ảnh 1.
Cô Cô Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy Quá Nhi Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện - Ảnh 2.

Lưu Diệc Phi xuất hiện tại sự kiện tuyên truyền "Hai Kiếp Yêu Tinh"

Cô Cô Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy Quá Nhi Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện - Ảnh 3.
Cô Cô Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy Quá Nhi Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện - Ảnh 4.
Cô Cô Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy Quá Nhi Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện - Ảnh 5.

Cô nàng bất ngờ khi được Huỳnh Hiểu Minh tới rạp ủng hộ

Cô Cô Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy Quá Nhi Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện - Ảnh 6.
Cô Cô Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy Quá Nhi Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện - Ảnh 7.

Cái ôm tình cảm của cặp "Dương Quá - Tiểu Long Nữ" sau 11 năm lên sóng "Thần Điêu Đại Hiệp"

Cô Cô Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy Quá Nhi Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện - Ảnh 8.
Cô Cô Lưu Diệc Phi hạnh phúc ôm chầm lấy Quá Nhi Huỳnh Hiểu Minh tại sự kiện - Ảnh 9.

Cặp đôi màn ảnh thể hiện sự thân thiết và luôn ủng hộ nhau trên bước đường sự nghiệp

Huỳnh Hiểu Minh ngay sau đó cũng đã thể hiện sự yêu mến và tích cực ủng hộ đồng nghiệp khi dành những lời khen có cánh trên mạng xã hội: "Mặc dù tiên nữ Cô Cô đã hóa yêu tinh rồi, nhưng càng ngày cô ấy càng đẹp".

theo Trí Thức Trẻ


***********

Lời hứa không bỏ rơi con gái hôn mê suốt 38 năm của bà mẹ Mỹ

"Mẹ sẽ không bao giờ bỏ rơi con", Kathryn O'Bara nói với con gái Edwarda trước khi cô rơi vào hôn mê mãi mãi. 

Edwarda O'Bara mới 16 tuổi khi chìm vào hôn mê. Suốt 42 năm qua, cô gái khiến nhiều người suy nghĩ, thậm chí vị bác sĩ đã cứu sống bệnh nhân còn tự hỏi: "Liệu có tốt hơn nếu để cô ấy chết".

Thế nhưng, vượt lên trên tất cả, câu chuyện về Edwarda là câu chuyện cảm động về tình yêu vô bờ bến của một người mẹ dành con gái.

Edwarda OBara được mẹ chăm sóc suốt 38 năm hôn mê. Ảnh: CNN.

Edwarda O'Bara được mẹ chăm sóc suốt 38 năm hôn mê. Ảnh: CNN.

Theo CNNEdwarda là con gái đầu của Kathryn McCloskey và Joe O'Bara. Định cư tại Nam Florida,  Kathryn làm giáo viên toán còn Joe trở thành giáo viên thể dục. 18 tháng sau khi chào đón bé Edwarda, cặp đôi nhà O'Bara có thêm cô con gái Colleen. "Tất cả những gì tôi hằng mơ ước là hai đứa con gái. Và Chúa nhân từ đã đáp ứng nguyện vọng ấy", Kathryn thổ lộ.

Cuối năm 1969, Edwarda được chẩn đoán bị tiểu đường và phải dùng insulin dạng viên, loại thuốc hiện không còn kê cho trẻ vị thành niên do loạt tác dụng phụ nguy hiểm. Dù ốm đau, Edwarda vẫn đạt kết quả xuất sắc tại trường học. Cô bé ngày ấy luôn nhận điểm A, thậm chí được nhận vào Đại học Notre Dame vốn chỉ toàn nam và nuôi mộng trở thành bác sĩ nhi.

Edwarda hồi nhỏ. Ảnh: CNN.

Edwarda hồi nhỏ. Ảnh: CNN.

Giữa kỳ nghỉ lễ Giáng sinh năm 1969, tai họa bắt đầu ập đến. Edwarda đổ bệnh vì cúm, ốm đến mức nôn hết mọi thứ. Đến lúc gia đình nhận ra, sức khỏe cô bé đã xấu đi rất nhiều. Edwarda liên tục gào thét, chân thì nổi đầy mẩn. Ngày 3/1/1970, đúng kỷ niệm 22 năm ngày cưới của Joe và Kathryn, Edwarda nhập viện Đa khoa Bắc Miami lúc 2h sáng.

Có mặt tại bệnh viện, bác sĩ Louis Chaykin chứng kiến cảnh mẹ con Edwarda nắm chặt tay nhau trong phòng cấp cứu. "Người con gái nói: 'Đừng bỏ rơi con' và người mẹ đáp: 'Mẹ sẽ không bao giờ bỏ đi'", vị bác sĩ hồi tưởng.

Nhập viện một lúc, phổi Edwarda ngừng hoạt động. Cả hai bên thận bị suy, tim yếu dần còn não không đủ oxy. Là chuyên gia nội tiết học với những kỹ năng đặc biệt, bác sĩ Chaykin tham gia điều trị cho Edwarda. "Bệnh nhân khi đó đã cận kề cái chết. Chúng tôi làm việc suốt nhiều giờ để cứu cô ấy và chặn đứng các bất thường về trao đổi chất. Thế nhưng, tổn hại về não không thể thay đổi", bác sĩ Chaykin kể. 

Từ đây, Edwarda chìm vào hôn mê. Cô nằm viện năm tháng rồi chuyển về nhà.

Giữ đúng lời hứa, Kathryn dành mọi thời gian bên Edwarda. Bà biến phòng ngủ của hai vợ chồng thành phòng bệnh và đặt một chiếc ghế bên giường con gái. Cứ mỗi hai giờ, Kathryn lại cho Edwarda uống sữa qua ống. Bà đặt hàng chục chuông báo thức vào nửa đêm, 2h, 4h, 6h sáng và chỉ ngủ mỗi lần tối đa 75 phút.

Kathryn đều đặn tiêm insulin, giúp con gái trở mình và thay tã. Bị viêm khớp, lưng người mẹ dần còng xuống nhưng bà chẳng một lần than vãn. Là con chiên mộ đạo, Kathryn nói với mọi người rằng chăm sóc Edwarda như phước lành được Chúa trời ban tặng.

Do chi phí điều trị, gia đình O'Bara rơi vào nợ nần. Joe phải sơn tường và sửa động cơ để có thêm thu nhập. Năm 1976, trước áp lực quá lớn cả về tài chính lẫn tinh thần, cựu lính hải quân qua đời. Colleen cũng phải tạm hoãn kế hoạch vào đại học để giúp mẹ trả nợ.

Bất kể khó khăn đến đâu, Kathyn chưa bao giờ mất đi niềm tin. Cuối mỗi lá thư tâm sự gửi đến nhà báo Charles Whited từ tờ Miami Herald, bà luôn viết: "Hy vọng không bao giờ chết". 

Tháng 5/1982, Kathryn lên cơn đau tim trong lúc trông con gái ngủ. Bà nhập viện 10 ngày và lần đầu tiên Kathryn xa Edwarda cả đêm suốt 12 năm. 

Kathryn túc trực bên con gái. Ảnh: CNN.

Kathryn túc trực bên con gái. Ảnh: CNN.

Tháng 8/1983, Kathryn khẳng định đã nghe thấy con gái gọi: "Này" lúc đang vào bếp với vài người bạn. "Anh không bao giờ hiểu cảm giác ấy đâu. Đó chính là giọng Edwarda. Con bé đang cười", Kathryn kể với Charles. Đêm hôm sau, Edwarda cất tiếng lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng. 

Năm tháng tới rồi lại đi, Kathryn vẫn kiên định như thế, luôn luôn hy vọng và cầu nguyện. Biết Edwarda đang đọc dở cuốn tiểu thuyết Hawaii của James Michener trước lúc hôn mê, Kathryn đã đọc đi đọc lại quyển truyện cho con gái hơn mười lần. 

Tháng 3/2008, Kathryn qua đời trong phòng con gái. Ở tuổi 80, người mẹ đã chăm sóc Edwarda gần bốn thập kỷ và giữ đúng lời hứa không bỏ rơi của mình.

Chứng kiến cả nhà O'Bara vật lộn với bệnh tình của Edwarda, bác Chaykin từng nghĩ rằng mình đã sai khi cứu sống nữ bệnh nhân. Thế nhưng, theo thời gian, quan điểm của ông dần thay đổi. "Tôi ấn tượng bởi sự hy sinh cùng tình yêu của người mẹ. Dường như Chúa có lý do để tôi cứu sống Edwarda", vị thầy thuốc giãi bày.

Ngưỡng mộ tình yêu của Kathryn dành cho Edwarda, hàng nghìn người từ Nhật Bản, Australia, Italy, Canada đã tới thăm gia đình O'Bara. Đặc biệt, họ tin rằng Edwarda sở hữu khả năng chữa bệnh thần thánh. Một phụ nữ u não không thể phẫu thuật đã khỏi bệnh sau 3 tháng chạm vào Edwarda. Hai bé gái bị xơ nang khỏe lại chỉ vài tháng kể từ ngày thăm nữ bệnh nhân. Kể cả những người hoài nghi nhất cũng cảm thấy không khí kỳ lạ khi bước vào ngôi nhà ở phía bắc Miami. Trên tường phòng Edwarda, Kathryn dán lên câu trích dẫn: "Ở đâu có tình yêu, ở đó có phép màu".

"Tôi không thể giải thích điều đó với tư cách bác sĩ. Liệu đó là trùng hợp hay gì khác nữa", bác sĩ Chaykin tự hỏi. 

Tháng 11/2012, sau thời gian được em gái Colleen chăm sóc, Edwarda trút hơi thở cuối cùng. Ngày 28/11, bà được chôn cất cạnh cha và mẹ. 

Minh Nguyên
**************

makoto-shiraishi 1
makoto-shiraishi 2


makoto-shiraishi 5
makoto-shiraishi 6
makoto-shiraishi 7

makoto-shiraishi 9

makoto-shiraishi 11
makoto-shiraishi 12
makoto-shiraishi 13
makoto-shiraishi 14

makoto-shiraishi 16
makoto-shiraishi 17
makoto-shiraishi 18



***************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn