Trang Lá Cải Ngày 16 - 02 - 2019: Bố đẻ sát hại con 10 tháng tuổi trong nhà tắm ở Điện Biên

Thứ Bảy, 16 Tháng Hai 20195:40 SA(Xem: 14207)
Trang Lá Cải Ngày 16 - 02 - 2019: Bố đẻ sát hại con 10 tháng tuổi trong nhà tắm ở Điện Biên
***************

Bố đẻ sát hại con 10 tháng tuổi trong nhà tắm ở Điện Biên


logo Công an tỉnh Điện Biên đang điều tra làm rõ cái chết của bé trai 10 tháng tuổi bị bố sát hại trong nhà tắm tại xã Thanh Luông, huyện Điện Biên tối qua.

Ông Quàng Văn Pâng, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Luông hôm nay cho biết, tối qua, Lò Văn Luân (SN 1993, trú tại bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) ăn cơm tại nhà bố vợ là ông Lò Văn Ơn (85 tuổi, ở xã Thanh Luông).

Bỗng nhiên Luân bế cháu Lò Minh Kh. (10 tháng tuổi), con đẻ của mình đi vào nhà tắm chốt cửa lại, không cho ai vào.

Bố đẻ sát hại con 10 tháng tuổi trong nhà tắm ở Điện Biên
Ngôi nhà xảy ra vụ việc đau lòng

“Gia đình ông Ơn đang ngồi ăn nghe thấy tri hô liền ra nhà tắm thì thấy Luân chốt cửa phía trong. Khi mọi người phá cửa nhà tắm xông vào thì thấy cháu bé đã tử vong. Luân dùng dao đâm vào bụng mình”, ông Pâng thông tin.

Sau khi gây án rồi tự tử bất thành, Luân được gia đình và công an đưa đi cấp cứu tại bệnh biện ngay trong đêm và hiện nay đã tỉnh.

Cơ quan công an, pháp y đã khám nghiệm hiện trường tới rạng sáng nay mới kết thúc.

“Ở địa phương, vợ chồng Luân không xảy ra mâu thuẫn hay gây gổ cãi nhau nào cần đến chính quyền hòa giải”, ông Pâng cho hay.

Bố đẻ sát hại con 10 tháng tuổi trong nhà tắm ở Điện Biên
Nhà tắm nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: VOV

Luân là công dân bình thường, lành tính. Công việc hàng ngày là hàn xì, xây dựng và làm nông nghiệp, không hút thuốc hay uống rượu chè. Hai vợ chồng có đời sống kinh tế bình thường, đã ra ở riêng. 

 Khi được vợ thông báo về việc phát hiện thi thể nữ sinh Cao Mỹ Duyên, chủ xe tải Trần Văn Công tỏ ra ....

Nhị Tiến 


*************

Mỹ nhân phim 'Tam Quốc diễn nghĩa' ngày ấy - bây giờ

Những năm gần đây Hà Tình vắng bóng màn ảnh để dưỡng bệnh, dành thời gian cho gia đình.

Một số bức ảnh gần đây của Hà Tình được chia sẻ trên fanpage của cô. Sau phim Nữ y Minh Phi truyện năm 2015, cô vắng bóng màn ảnh cũng không tham gia sự kiện. Theo Ifeng, Hà Tình trải qua một đợt bệnh nặng, hiện sức khỏe ổn định. Nữ diễn viên từ chối tiết lộ bệnh tình. 

Một số bức ảnh gần đây của Hà Tình được chia sẻ trên fanpage của cô. Sau phim "Nữ y Minh Phi truyện" năm 2015, cô vắng bóng màn ảnh cũng không tham gia sự kiện. Theo Ifeng, Hà Tình trải qua một đợt bệnh nặng, hiện sức khỏe ổn định. Nữ diễn viên từ chối tiết lộ bệnh tình. 

Nguồn tin cho biết Hà Tình hạnh phúc bên chồng - diễn viên Liêu Kinh Sinh. Thời gian vợ bị bệnh, Liêu Kinh Sinh hạn chế công việc để chăm sóc cô.

Hà Tình sang tuổi 55 hồi tháng 1. Nguồn tin của Ifeng cho biết Hà Tình hạnh phúc bên chồng - diễn viên Liêu Kinh Sinh. Thời gian vợ bị bệnh, Liêu Kinh Sinh hạn chế công việc để chăm sóc. Trước khi đến với Liêu Kinh Sinh, Hứa Tình kết hôn với tài tử Hứa Á Quân, sinh con trai năm 2001. Vì chồng ngoại tình, họ ly dị năm 2003, con trai sống với mẹ.

Hà Tình trong Nữ y Minh Phi truyện.

Hà Tình trong "Nữ y Minh Phi truyện".

Cô được đánh giá là diễn viên thực lực, cô là nghệ sĩ nữ duy nhất góp mặt trong bốn phim kinh điển chuyển thể tứ đại danh tác là Tây du ký 1986 (vai Linh Cát Bồ Tát), Hồng lâu mộng 1987 (Tần Khả Khanh), Tam Quốc diễn nghĩa 1993 (Tiểu Kiều), Thủy Hử truyện (kỹ nữ Lý Sư Sư).

Hà Tình được đánh giá là diễn viên thực lực. Cô là nghệ sĩ nữ duy nhất góp mặt trong bốn phim kinh điển chuyển thể tứ đại danh tác Trung Quốc là "Tây du ký" 1986 (vai Linh Cát Bồ Tát), "Hồng lâu mộng" 1987 (Tần Khả Khanh), "Tam Quốc diễn nghĩa" 1993 (Tiểu Kiều), "Thủy Hử truyện" (kỹ nữ Lý Sư Sư).

Hà Tình Tiểu Kiều

Hà Tình trong "Tam Quốc diễn nghĩa".

Mỹ nhân phim Tam Quốc diễn nghĩa ngày ấy - bây giờ - 4
Hà Tình được mệnh danh Đệ nhất mỹ nhân cổ trang thập niên 1990.

Hà Tình được mệnh danh "Đệ nhất mỹ nhân cổ trang" thập niên 1990.

Trang 163 nhận xét cô lưu dấu ấn bởi khí chất cổ điển, trang nhã.

Trang 163 nhận xét cô lưu dấu ấn bởi khí chất cổ điển, trang nhã.

Mỹ nhân phim Tam Quốc diễn nghĩa ngày ấy - bây giờ - 7

Mỹ nhân phim Tam Quốc diễn nghĩa ngày ấy - bây giờ - 8

Vẻ đẹp thời xuân sắc của Hà Tình.

Vẻ đẹp thời xuân sắc của Hà Tình.


************

Chủ xe tải ngạc nhiên khi vợ báo phát hiện xác nữ sinh giao gà

Khi được vợ thông báo về việc phát hiện thi thể nữ sinh Cao Mỹ Duyên, chủ xe tải Trần Văn Công tỏ ra bất ngờ và nói vợ đi báo công an.

Đối tượng Vương Văn Hùng (SN 1984, trú tại khối Tân Thủy, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, Điện Biên) đang bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản đối với nữ sinh Cao Mỹ Duyên (22 tuổi) bị giết khi đi giao gà cho mẹ chiều 30 Tết.

Hùng khai với công an, Trần Văn Công (xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) là đồng phạm. Công là anh trai của chủ ngôi nhà hoang, nơi phát hiện thi thể nữ sinh Duyên.

Chủ xe tải ngạc nhiên khi vợ báo phát hiện xác nữ sinh giao gà
Chủ xe tải Trần Văn Công bị khai là đồng phạm
Chủ xe tải ngạc nhiên khi vợ báo phát hiện xác nữ sinh giao gà
Công an khám nghiệm hiện trường 

Chị Bùi Thị T., vợ của Công chính là người phát hiện thi thể nữ sinh Duyên. Khi chị chạy về nói với chồng, Công đã bảo chị đi báo công an.

"Nghe tôi bảo trong vườn nhà em gái có xác chết, chồng tôi tỏ ra bất ngờ, bảo tôi đi báo công an còn anh ấy hô hoán mọi người. Anh ấy còn bảo tôi cái xác ở đâu, kêu tôi chỉ tận nơi. Mấy hôm sau thì anh ấy bị công an mời lên làm việc vì nghi liên quan đến vụ án.

Tôi vẫn mong chồng mình không can hệ gì, chỉ bị gọi lên do liên quan đến đám bạn bè nghiện ngập", chị T. kể.

Chủ xe tải ngạc nhiên khi vợ báo phát hiện xác nữ sinh giao gà
Chị Bùi Thị T. 

Đại tá Tráng A Tủa, Phó giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết qua xem xét hiện trường và dấu vết thu thập, ban chuyên án nghi có nhiều người tham gia vào vụ án. Quá trình mở rộng hiện trường, cảnh sát đã phát hiện xe tải của Trần Văn Công (anh trai của chủ căn nhà hoang - nơi phát hiện thi thể nạn nhân) có vết máu của nữ sinh xấu số. Cơ quan công an đã triệu tập Công để làm rõ.

Chủ xe tải ngạc nhiên khi vợ báo phát hiện xác nữ sinh giao gà
Thi thể nạn nhân và chiếc xe máy 

“Khoanh vùng nhiều người nhưng không có nghĩa là người ta phạm tội. Trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải chứng minh xem họ có phạm tội hay không”, ông nói.

Nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng mất quần dài, ban chuyên án nghi ngờ bị xâm hại tình dục. “Nhưng đến nay chưa có căn cứ khoa học để kết luận việc này. Phải chờ kết luận của Viện khoa học hình sự thì mới kết luận có xâm hại tình dục hay không”, vị Phó giám đốc cho hay.

Nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị mất tích từ chiều 4/2 (30 Tết), khi đi giao gà cho 1 người đàn ông. Thi thể cô được tìm thấy 3 ngày sau tại khu vực chuồng lợn của một nhà vắng chủ, cách đường quốc lộ 12 khoảng 50m, ở xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. 


 Cơ quan công an thu được vết máu trên thùng xe ô tô. Qua giám định, mẫu máu này trùng với mẫu máu của ....

Nhị Tiến


************

Trước phút quy hàng, kẻ buôn ma túy dí súng vào đầu đòi tự vẫn


Sau khi bắt 3 đối tượng nghi vận chuyển ma túy ôm súng cố thủ trong ô tô, Công an tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục truy bắt thêm nghi phạm thứ 4 đang lẩn trốn.

XEM CLIP:

Đại tá Lê Văn Sao, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết 3 đối tượng trong vụ ôm súng cố thủ trong xe bán tải vừa bị công an bắt giữ nằm trong đường dây vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn).

Trước phút quy hàng, kẻ buôn ma túy dí súng vào đầu đòi tự vẫn
Đối tượng Trung vứt súng và lựu đạn trước khi quy hàng

"Kiểm tra một chiếc ô tô, lực lượng chức năng thu 9kg ma túy đá, 2.000 viên ma túy tổng hợp", đại tá Sao nói.

Đến 23h tối qua, cảnh sát đang triển khai lực lượng để vây bắt đối tượng thứ 4 đang lẩn trốn.

Trước phút quy hàng, kẻ buôn ma túy dí súng vào đầu đòi tự vẫn
Mẹ đối tượng Trung ngã quỵ khi ra khuyên con buông súng hàng

Lúc 19h15, đối tượng thứ 3 trong số 4 đối tượng là Nguyễn Thành Trung (SN 1985, trú xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn) đã hạ vũ khí ra đầu hàng.

Cảnh sát đã huy động xe chống cháy, xe cứu thương, xe bọc thép cùng lính bắn tỉa, chó nghiệp vụ… tham gia phá án.

Khi bước ra đầu hàng, đối tượng Nguyễn Thành Trung trên tay cầm một khẩu súng cùng với lựu đạn. Sau đó đối tượng đã ngồi bên thành ruộng, liên tục châm thuốc hút.

Trước phút quy hàng, kẻ buôn ma túy dí súng vào đầu đòi tự vẫn
Lực lượng chức năng cùng chó nghiệp vụ tiếp cận hiện trường vụ việc
Trước phút quy hàng, kẻ buôn ma túy dí súng vào đầu đòi tự vẫn
Người dân theo dõi cơ quan chức năng đấu tranh, thuyết phục đối tượng quy hàng

Trước khi quy hàng, Trung đứng dậy dí súng vào đầu đòi tự vẫn. Lực lượng công an đã tiếp tục thuyết phục Trung bỏ súng và lựu đạn.

“Khẩu súng Trung cầm trên tay thuộc dạng súng ngắn, loại côn xoay nòng”, một cán bộ cho hay.

Nguyễn Thành Trung có tiền án về ma túy, nhiễm HIV giai đoạn cuối và thường mang theo súng, lựu đạn bên người.

Trước đó, khoảng 15h chiều qua, Cục Cảnh sát phòng chống ma túy (Bộ Công an) cùng với Phòng Cảnh sát phòng chống ma túy, Công an Hà Tĩnh và Công an huyện Hương Sơn phát hiện ở trục đường liên xã Ninh - Lĩnh 1 nhóm đối tượng đi trên 2 ô tô biểu hiện vận chuyển chất ma túy nên yêu cầu dừng xe kiểm tra.

Nhóm đối tượng này liều lĩnh điều khiển xe tông vào lực lượng chức năng rồi bỏ chạy với tốc độ cao theo hướng về xã Sơn Giang.

3 đối tượng đã bị bắt giữ cùng 2 xe ô tô và tang vật. Cảnh sát huy động lực lượng tiếp tục vây bắt thêm một đối tượng khác.

Thiện Lương


***************

Chiêm ngưỡng 10 tác phẩm nude hot chào tháng 6


305719

Chào hè nóng bỏng với bộ ảnh nuy hot - Tháng 6
305732


Nude hot với người mẫu nước ngoài bán khỏa thân


331257

Bộ sưu tập Album chào mùa hè đầu tháng 6 

432318

Ấn tượng với một tác phẩm Men nuy trước biển giải nhiệt mùa hè 

432840  435761

Ảnh nóng 18+ người mẫu nước ngoài nude nghệ thuật trong nước 

438274

Ảnh nude đẹp cùng đồ thời trang - NUY.VN 

441827

Bộ ảnh nóng bỏng giải nhiệt mùa hè 

448358

Người đẹp bán nuy 100% - NUY.VN

448360

Ảnh nuy hot chào mùa hè 2014 - Bộ sưu tập ảnh nude đẹp của nhiếp ảnh gia đến từ nước Nga - Беляева Светлана ( Beljaeva-Svetlana )
*************

Tâm sự của đôi vợ chồng “làm chuyện ấy” trong ngôi miếu 17 tỷ đồng: Ra khỏi cửa mọi người chọc, ngại đỏ cả mặt!


Lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "Lễ hội Trò Trám" được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hàng năm ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Tâm sự của đôi vợ chồng “làm chuyện ấy” trong ngôi miếu 17 tỷ đồng: Ra khỏi cửa mọi người chọc, ngại đỏ cả mặt! - Ảnh 1.

Ngôi miếu diễn ra lễ "Linh tinh tình phộc".

Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ Mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị).

Nghi thức trong Lễ Mật: Đúng 12h, chủ Lễ Mật lên thượng cung lấy lễ vật xuống làm lễ, đôi trai gái được chọn sau đó được đưa vào căn phòng bí mật.

Sau đó khi điện tắt, đôi trai gái sẽ cầm Nõ – tượng trưng bộ phận sinh dục nam và Nường – tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ được chuẩn bị từ trước đứng chờ "hiệu lệnh".

Tâm sự của đôi vợ chồng “làm chuyện ấy” trong ngôi miếu 17 tỷ đồng: Ra khỏi cửa mọi người chọc, ngại đỏ cả mặt! - Ảnh 2.

Nõ và Nường được cất rất cẩn thận, không ai có thể nhìn thấy.

Trong bóng đêm, khi nghe tiếng cụ chủ lễ vang lên "Linh tinh tình phộc", đôi nam nữ sẽ "phộc" dương vật - âm vật bằng gỗ vào nhau 3 lần. Nếu cả 3 lần đều trúng, năm đó cả làng may mắn, làm ăn phát đạt.

Sau đó, cụ chủ lễ hô to "tháo khoán", "tháo khoán", "tháo khoán", lúc này, các đôi trai gái được mở cửa ra về.

Vợ chồng anh Chiến có 3 năm liên tiếp thực hiện nghi lễ "tình phộc". Trong ảnh là lễ "tình phộc" của cặp vợ chồng năm 2016. Ảnh Định Nguyễn.

Theo tìm hiểu của PV, trong lễ hội "Linh tinh tình phộc" năm nay, hai vợ chồng anh Chử Đức Chiến (SN 1978) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (SN 1990) – người dân làng Trám tiếp tục được dân làng tín nhiệm để thực hiện nghi thức "tình phộc" trong Lễ Mật.

Đặc biệt, đây là năm thứ 4 liên tiếp vợ chồng anh Chiến, chị Huyền được lựa chọn để làm "chuyện ấy".

Trước đó, trong hai năm 2016, 2017, vợ chồng anh Chiến đều thực hiện nghi thức "tình phộc" trúng cả 3 lần, năm 2018 cả hai vợ chồng "tình phộc" trúng hai lần và trật một lần.

Tâm sự của đôi vợ chồng “làm chuyện ấy” trong ngôi miếu 17 tỷ đồng: Ra khỏi cửa mọi người chọc, ngại đỏ cả mặt! - Ảnh 4.

Anh Chiến vui vẻ kể về 3 năm liên tiếp " làm chuyện ấy" trong miếu Trò.

Chiều 15/2 (tức 11 âm lịch), chia sẻ với chúng tôi, anh Chiến cho biết, do năm nay là năm thứ 4 anh và vợ được chọn làm "tình phộc" nên anh cũng đỡ ngại ngùng.

Bản thân anh cho biết, năm nay gia đình anh từ chối không tham gia nhưng do không có ai đứng ra nhận công việc này, cộng thêm sự vận động của các cụ trong làng nên vợ chồng anh đành nhận lời.

Tâm sự của đôi vợ chồng “làm chuyện ấy” trong ngôi miếu 17 tỷ đồng: Ra khỏi cửa mọi người chọc, ngại đỏ cả mặt! - Ảnh 5.

Giây phút vợ chồng anh Chiến thực hiện nghi lễ "tình phộc".

"Năm nay, vui hơn năm ngoái vì miếu Trám đã được xây dựng lại khang trang hơn, chúng tôi vẫn đang hồi hộp để chờ đến giờ làm lễ.", anh Chiến vui vẻ nói.

Trái ngược với chồng, chị Huyền cho biết, dù đã làm mấy năm nhưng hiện chị vẫn còn khá ngại ngùng.

Tâm sự của đôi vợ chồng “làm chuyện ấy” trong ngôi miếu 17 tỷ đồng: Ra khỏi cửa mọi người chọc, ngại đỏ cả mặt! - Ảnh 6.

Chị Huyền ngại ngùng khi kể về những lần "tình phộc" trong miếu cùng chồng.

Chia sẻ thêm với PV, chị cho biết sang năm vợ chồng chị dự định sẽ sinh con nên chắc chắn năm sau cả 2 sẽ không thực hiện nghi lễ này. Sau khi sinh con xong nếu vẫn được dân làng tín nhiệm vợ chồng anh vẫn sẽ vui vẻ nhận lời.

"Dù làm nhiều lần nhưng bản thân tôi vẫn còn khá ngại ngùng, nhất là sau khi làm xong mở cửa ra dân làng chọc ghê lắm. Đến ngày hôm sau đi chợ hay ra khỏi nhà vẫn bị mọi người chọc, tôi đỏ cả mặt.

Tâm sự của đôi vợ chồng “làm chuyện ấy” trong ngôi miếu 17 tỷ đồng: Ra khỏi cửa mọi người chọc, ngại đỏ cả mặt! - Ảnh 7.

Sau khi thực hiện nghi lễ "tình phộc" xong vợ chồng anh Chiến được trở về nhà.

Năm nay chúng tôi cũng đã chuẩn bị, tập luyện mấy ngày, vì năm ngoái tình phộc 3 lần mà chỉ trúng được 2 lần.

Thực hiện nghi lễ này, tôi thấy cả năm vợ chồng làm ăn khá suôn sẻ, dù không được giàu có nhưng cũng được vừa ý mình mong muốn", chị Huyền chia sẻ.

Ghi nhận của PV, ngay từ chiều cùng ngày, rất đông người dân địa phương đã tìm về ngôi miếu này để vui chơi, chuẩn bị cho buổi lễ diễn ra vào đêm nay.


*************

Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá


Quá khứ nổi loạn

Mette-Marit, Công nương của Na Uy, sinh ngày 19/8/1973 tại Kristiansand. Bà là con út trong một gia đình của một nhân viên ngân hàng và một nhà báo.

Cha mẹ của Mette-Marit ly hôn vào năm 1984. Bà cùng các anh, chị lớn lên tại thị trấn Kristiansand phía nam Na Uy, trải qua những tháng ngày tuổi thơ rong ruổi quanh bờ biển.

Trước khi kết hôn với người thừa kế ngai vàng của Na Uy, quá khứ nổi loạn của Mette-Marit từng là chủ đề bàn tán của dư luận nước này và vấp phải sự can ngăn quyết liệt từ phía gia đình hoàng gia.

Lọ lem thời hiện đại: Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá - Ảnh 1.

Công nương xinh đẹp Mette-Marit từng có quá khứ nổi loạn không ngờ

Lọ lem thời hiện đại: Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá - Ảnh 2.

Trước khi trở thành Công nương Na Uy, Mette-Marit vấp phải sự ngăn cản của gia đình hoàng gia.

Mette-Marit từng trải qua thời trẻ nổi loạn với ma túy và phạm tội. Thậm chí bà từng kết hôn với một tên tội phạm và có một cậu con trai riêng. Sau khi ly hôn, Mette-Marit tiếp tục cuộc sống của một bà mẹ đơn thân và làm đủ mọi việc từ bồi bàn cho đến bán quần áo để trang trải cuộc sống của hai mẹ con.

Tháng 8/2001, vài ngày trước khi đám cưới hoàng gia diễn ra, Mette-Marit xuất hiện tại một cuộc họp báo và bà dũng cảm thừa nhận về sai lầm trong quá khứ của mình.

"Quá khứ của tôi rất khác biệt so với nhiều người. Tôi đã trải qua một cuộc sống buông thả trong thời gian dài. Tôi đã vượt qua nhiều giới hạn và chuyện này khiến tôi phải trả giá đắt", Mette-Marit rơi lệ khi phát biểu.

Tình yêu vượt giới hạn

Mette-Marit đã gặp gỡ làm đem lòng cảm mến Haakon, Thái tử của Na Uy vào năm 1999 tại một lễ hội âm nhạc. Tình yêu của hai người nhanh chóng nảy nở và cả hai nguyện ước sẽ ở bên nhau đến trọn đời. Năm 2000, cả hai quyết định đính hôn.

Trước sự ngăn cản của gia đình và chỉ trích của dư luận, Thái tử Haakon đưa ra một tối hậu thư - nếu không được kết hôn với Mette chàng sẽ thoái vị. "Tình cảm giữa chúng tôi rất sâu đậm nên tôi không thể để vuột mất nó" – Thái tử Haakon tuyên bố.

Kirsti Kolle Grondahl, chủ tịch quốc hội Na Uy bấy giờ, ủng hộ Mette-Marit và thúc giục người dân "đừng bàn tán về quá khứ của công nương, đừng để thanh danh của cô bị tổn hại".

Đám cưới diễn ra tháng 8/2001 tại nhà thờ Oslo. Công nương Mette-Marit không kìm được nước mắt khi Thái tử Haakon đeo chiếc nhẫn vàng lên ngón tay cô dâu.

Lọ lem thời hiện đại: Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá - Ảnh 3.

Thái tử Haakon kiên quyết lấy người phụ nữ đã qua một lần đò, từng phạm tội làm vợ.

Lọ lem thời hiện đại: Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá - Ảnh 4.

Đám cưới của cả hai nhận được sự ủng hộ của người dân sau bài phát biểu xúc động.

Lọ lem thời hiện đại: Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá - Ảnh 5.

Họ đã có một cái kết tốt đẹp, vượt qua mọi định kiến.

Ngày 21/1/2004, Công nương Mette-Marit hạ sinh công chúa Ingrid Alexandra. Cô bé đã trở thành nữ thừa kế đầu tiên của ngai vàng. Một năm sau đó, tiểu hoàng tử Sverre Magnus tiếp tục chào đời trong niềm vui sướng của hoàng gia và người dân Na Uy.

Theo hiến pháp Na Uy, con trai riêng của Công nương Mette-Marit không thể kế thừa ngai vàng. Tuy nhiên, Thái tử Haakon coi con riêng của vợ như con đẻ và công nhận cậu Marius là một thành viên hoàng tộc.

Sau khi kết hôn, Mette-Marit đã tham gia vào các cuộc đấu tranh cho nhân quyền, nghệ thuật các chương trình nhân đạo, cũng như tham gia vào các chuyến thăm chính thức trong và ngoài nước.

Đặc biệt, bà tích cực tham gia vào những hoạt động về phòng chống HIV/AIDS. Năm 2006, bà trở thành đại diện đặc biệt của tổ chức UNAIDS thuộc Liên Hợp Quốc. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vinh danh bà là Lãnh đạo trẻ toàn cầu vào năm 2010.

Lọ lem thời hiện đại: Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá - Ảnh 6.

Công nương Na Uy và chồng hạnh phúc bên nhau sau bao sóng gió.

Lọ lem thời hiện đại: Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá - Ảnh 7.

Gia đình tuyệt đẹp của Công nương Na Uy.

Lọ lem thời hiện đại: Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá - Ảnh 8.

Con riêng của Công nương Na Uy được chào đón như một thành viên hoàng gia.

Có thể thấy, không ai không phạm sai lầm trong quá khứ nhưng cách họ vượt qua bóng đen đầy tội lỗi ấy mới là điều quan trọng. Công nương Na Uy là một minh chứng lớn cho những nỗ lực phi thường của bà vượt qua mọi rào cản để tìm kiếm hạnh phúc đích thực cho mình.

Nguồn Tổng hợp


***********

Đến Hà Giang đi chợ phiên Lũng Phìn

Chợ phiên Lũng Phìn ở Hà Giang không chỉ là nơi trao đổi mua bán những sản vật vùng cao, mà còn là phiên chợ tình giao duyên của trai thanh gái tú.

Từ thị trấn Mèo Vạc đi thêm khoảng 15 km, trên trục lộ 4C thuộc cung đường đi Đồng Văn – Mèo Vạc – Yên Minh, vào các ngày Thân và ngày Dần, bạn sẽ bắt gặp chợ phiên Lũng Phìn tại xã Lũng Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Đây là ngày hội lớn của hơn 16 dân tộc anh em sinh sống trên miền Cao nguyên đá và là một trong những phiên chợ lùi độc đáo ở cực Bắc Việt Nam. Sở dĩ còn gọi là chợ lùi vì cứ đều đặn 6 ngày một phiên, tuần này họp ngày Dần thì tuần sau họp ngày Thân. Chợ phiên họp trong ngày, từ khoảng 4 - 5h sáng cho đến 3 - 4h chiều thì tan.

414580-336852329711160-3289407-1299-7683

Khắp nẻo đường quanh co lưng chừng núi, người dân tộc váy áo rực rỡ đổ về chợ phiên vui như đi trẩy hội.

Đến hẹn lại lên, ngay từ sáng sớm tinh sương, bà con từ khắp các thôn bản đã gùi hàng hoá đổ về cho kịp phiên chợ. Nét độc đáo riêng có ở chợ phiên Lũng Phìn là hàng hóa đem đến chợ đôi khi chỉ là một con gà, chục quả trứng, hay đơn giản chỉ vài bó mía, mấy mớ rau quả trong vườn nhà. Chính điều ấy làm nên nét đơn sơ, dân dã cho phiên chợ vùng cao, gợi sự thích thú cho khách khi đến tham quan, du lịch. Các mặt hàng đặc sản như mật ong bạc hà, chè tuyết Lũng Phìn, gà đồi, thổ cẩm... được khách du lịch mua nhiều nhất.

414571-336852909711102-8919289-3317-1561

Mang theo chú gà đi họp chợ.

Tuy nhiên, những cô gái, chàng trai ở bản xa đi chợ đâu chỉ để mua bán mà còn để vui chơi, tìm bạn tình, vì thế ai cũng mang trên mình bộ cánh đẹp chẳng khác gì đi trẩy hội. Các thiếu nữ váy áo xúng xính xuống chơi chợ. Cô thôn nữ H’Mông xinh tươi trong dáng váy xòe hoa, cô gái Dao đỏ lấp lánh trang sức ánh bạc... cả một rừng hoa đủ màu lung linh khoe sắc. Trẻ em cũng mặc váy mới, theo bà theo mẹ đi chợ ăn quà.

Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố mỗi tuần. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình, chấm cùng bát muối với ớt tươi dầm cay xè lưỡi. Đậm đà, đưa đẩy. Những người bạn già ăn thắng cố cùng nâng chén rượu nồng, hỏi thăm chuyện gia đình, chúc nhau sức khỏe. Con trai, con gái say rượu bên bàn thắng cố để cất tiếng hát tiếng khèn tìm người tình trăm năm. Còn khách du lịch tò mò cũng lấy hết can đảm ăn thử miếng thắng cố để cảm nhận hương vị làm mê say lòng người.

Những chàng trai khi đã say men rượu, ngất ngây men tình thường cất tiếng hát “Gọi em bằng tiếng khèn/ Sao em mải mê hát/ Chẳng nghe tiếng khèn anh…/ Bát rượu dưới chợ phiên/ Anh uống uống thật say/ Thương anh dìu anh lên ngựa/ Thương anh theo anh về bản/ Thương anh hãy về cùng anh”. Tiếng hát của người có men rượu và say tình thật mượt mà, đằm thắm. Còn những cô gái, khi đã ưng cái bụng cũng nâng chén mà rằng “Tay em biết cầm kim khâu áo, anh không có lòng thì thôi, có lòng thì về, ta ở với nhau một ngày. Tay em biết cầm sợi se lanh, anh không có lòng thì thôi, có lòng thì về, ta ở với nhau một đêm... ”

475444-336848386378221-8267701-4314-9343

Đường về bản xa.

Sau mỗi phiên chợ, ai cũng bịn rịn bước chân chưa muốn về. Họ lại hẹn phiên chợ sau gặp gỡ. Từng tải gạo, mớ rau được chất lên lưng theo bước chân chèo non lội suối về nhà.

Một lần đến với chợ phiên Lũng Phìn để trải nghiệm những nét độc đáo về văn hoá chợ của người vùng cao mới thấy cuộc sống giản đơn mà đậm đà tình nghĩa biết bao.

Bài: Lê Thương
Ảnh: Phạm Thành

**********

Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn


Trớ trêu thay, không ai biết tên cô ấy. Tất cả chúng ta không hề biết chút gì ít gì về lý lịch của cô. Dòng đời đã xô đẩy một cô gái trẻ đến Paris như thế nào, và tại sao lại khiến cô ấy chết đuối trong dòng nước sông Seine?

Chỉ sau khi cái xác vô hồn được kéo ra khỏi dòng nước, nó mới được đặt cho một cái tên: L'Inconnue de la Seine (cô gái vô danh của sông Seine). Đó là khoảng thời điểm cuối thế kỷ 19, một câu chuyện về sự sống và cái chết đã mở ra theo cách bi thương nhưng cũng vô cùng kỳ vĩ.

Ai mà biết được một cô gái vô danh lại có thể cứu sống hàng triệu người sau này, ngay cả khi đã từ giã cõi đời một cách quá chóng vánh.

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 1.

L'Inconnue de la Seine - cô gái vô danh của sông Seine

Không ai biết chính xác những gì đã xảy ra với Cô gái vô danh cả trước và sau vụ đuối nước định mệnh. Lịch sử về cô vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận, bởi người Paris vốn thích kể những câu chuyện huyền ảo. Nhưng có cơ sở để chúng tin tưởng vào những gì ở nửa sau câu chuyện, bắt đầu từ hơn 100 năm về trước.

Cô gái vô danh ước chừng mới chỉ 16 tuổi ở thời điểm qua đời, có thể do tự sát. Không ai biết chắc chắn, nhưng không có dấu vết nào trên cơ thể cô, và nhiều người kết luận cô gái đã tự kết liễu cuộc đời mình.

Sau khi được kéo ra khỏi dòng sông Seine, thi thể cô được trưng bày công khai tại nhà xác Paris, cùng với thi thể của 13 xác chết vô danh khác.

Thời điểm đó, người ta vẫn bày những xác chết vô danh ra để cầu mong ai đó đi qua sẽ nhận dạng được họ, một người thân hay người từng quen biết. Những xác chết được đặt ở trong phòng và người xem nhìn họ qua một tấm cửa sổ.

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 2.

Không có một cửa sổ nào ở Paris thu hút nhiều người xem hơn chiếc cửa sổ này

"Không có một cửa sổ nào ở Paris thu hút nhiều người xem hơn chiếc cửa sổ này", đó là lời thuật lại của một người sống trong những năm tháng đó. Thế nhưng, mặc cho dòng người bất tận đi qua khung cửa sổ, không có ai nhận ra Cô gái vô danh, hoặc là có ai đó thực sự đã nhận ra chăng, chỉ là không hề có một cách tay nào giơ lên.

Trong khi xác chết của cô gái trẻ không được ai trong đám đông nhận dạng, Cô gái vô danh vẫn có một sức hút kỳ lạ.

Ngay cả khi đã chết, vẻ ngoài thanh thản của cô ấy cũng thu hút được rất nhiều cái nhìn trầm mặc. Một trong những ánh mắt ấy là của một nhân viên nhà xác, người đóng vai trò nút thắt để viết nên toàn bộ câu chuyện này.

Sau khi bị xác chết của Cô gái vô danh hút hồn, anh ta đã đặt in một bức mặt nạ thạch cao theo khuôn mặt của cô ấy.

Chiếc mặt nạ ngay lập tức trở thành một tác phẩm.

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 3.

Nụ cười nửa miệng đóng băng của Cô gái vô danh được ví như "Nàng Mona Lisa chết đuối"

Chẳng bao lâu, sự quyến rũ chết chóc của Cô gái vô danh đã được sao chép và bày bán trong các cửa hàng lưu niệm trên khắp Paris, rồi nước Đức và cả phần còn lại của Châu Âu.

Chiếc mặt nạ mê hoặc của cô gái vô danh này được triết gia Albert Camus mô tả với cụm từ "Nàng Mona Lisa chết đuối" – từ đó tiếp tục trở thành một biểu tượng văn hóa mà ai cũng muốn sở hữu.

Đó cũng là thời điểm mà nụ cười nửa miệng đóng băng của Cô gái vô danh được treo khắp các phòng tranh ở Châu Âu và trong mọi căn nhà có lò sưởi. Cô ấy là một thứ gì đó không thể thiếu trong các xưởng tranh của mọi nghệ sĩ, một bức thạch cao nhìn chằm chằm vào người xem như một người mẫu bất động và câm lặng.

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 4.

Cô gái vô danh trong một xưởng tranh thế kỷ 19

Chưa dừng lại ở đó, Cô gái vô danh không chỉ hấp dẫn những nhà hội họa và điêu khắc, mà còn quyến rũ cả các nhà thơ và tiểu thuyết gia. Họ cũng trở nên say mê cô gái xấu số ấy.

Tại một số thời điểm, Cô gái vô danh từng bị biến thành một loại meme bệnh hoạn cho các nhà văn đầu thế kỷ 20, những người đã tạo ra vô số lịch sử kịch tính cho cô gái anh hùng đau khổ này, người đã bị nhấn chìm bởi vận mệnh và dòng nước nặng trĩu của sông Seine.

"Sự thật khan hiếm đến nỗi mọi nhà văn đều có thể bịa đặt ra mọi điều mà họ muốn để in lên khuôn mặt mịn màng đó", Hélène Pinet, một nhân viên lưu trữ bảo tàng nói với The Guardian năm 2007.

"Cái chết trong nước là một khái niệm rất lãng mạn. Kết hợp cả cái chết, nước và phụ nữ lại là một đề tài kích thích trí tưởng tượng của tất cả mọi người".

Một nhà phê bình văn học từng mô tả Cô gái vô danh là một "ý tưởng khiêu dâm của thời kỳ", một khuôn mẫu thẩm mỹ cho "toàn bộ thế hệ những cô gái Đức lấy vẻ đẹp của cô ấy làm hình tượng".

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 5.

Một bức họa vẽ L'Inconnue de la Seine

Nửa thế kỷ sau danh tiếng và sự mê hoặc, Cô gái vô danh một lần nữa lại biến thành một biểu tượng - với sự giúp đỡ của một người đàn ông sinh ra sau cái chết của cô hàng thập kỷ.

Tên anh ta là Asmund Laerdal, một nhà sản xuất đồ chơi từ Na Uy. Công ty của Laerdal được thành lập vào đầu những năm 1940, mới đầu họ chỉ in sách và lịch cho trẻ em, sau đó mới chuyển sang sản xuất những loại đồ chơi nhỏ làm từ gỗ.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Laerdal bắt đầu thử nghiệm một loại vật liệu mới vừa được đưa vào sản xuất hàng loạt: nhựa.

Sử dụng loại vật chất mềm và dễ uốn dẻo này, ông đã tạo ra một trong những món đồ chơi nổi tiếng nhất của mình: Búp bê 'Anne'. Những con búp bê ấy ngủ, nhưng Anne không phải là Cô gái vô danh. Ít nhất là chưa.

Một ngày nọ, cậu con trai hai tuổi của Laerdal tên là Tore suýt chết đuối. Nếu Laerdal không kịp thời kéo cậu bé khập khiễng ngã xuống nước và ép nước ra khỏi đường thở, lịch sử có lẽ đã rẽ sang một nhánh nào đó rất khác.

Sự kiện chẳng may này đã giúp ông bố, chủ hãng đồ chơi búp bê, có trải nghiệm và ý thức được về việc cứu sống những người đuối nước.

Cho nên sau này, khi một nhóm bác sĩ gây mê đến gặp Laerdal và nói với anh ấy rằng họ cần một con búp bê để chứng minh một kỹ thuật hồi sức mới được phát triển - một thủ tục được gọi là CPR hồi sức tim phổi - họ đã tìm đúng địa điểm.

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 6.

Asmund Laerdal- nhà sản xuất đồ chơi Na Uy

Cùng với nhóm các nhà nghiên cứu này - bao gồm bác sĩ người Áo nổi tiếng Peter Safar, người đã đi tiên phong trong phương pháp CPR - Laerdal bắt tay vào một dự án lịch sử: tạo ra một ma-nơ-canh có kích thước thật mà mọi người có thể sử dụng để thực hành các kỹ thuật cứu sống người đuối nước.

Đối với một nhà sản xuất đồ chơi chỉ quen làm ra những chiếc ô tô thu nhỏ và búp bê, việc tạo ra được một hình nộm thực tế có chức năng được coi là một thách thức không hề đơn giản. Hình nộm phải thể hiện được những đặc điểm đáng tin cậy và sự phức tạp của hồi sức tim phổi.

Thế nhưng, ngoài những vấn đề về mặt kỹ thuật, Laerdal sẽ chọn khuôn mặt nào cho con búp bê khổng lồ này?

Và thế là Laerdal nhớ lại một nụ cười nửa miệng kỳ lạ, khó hiểu. Một chiếc mặt nạ thanh thản mà anh nhìn thấy trên tường nhà người anh rể.

Tất nhiên, đó chính là Cô gái vô danh.

Laerdal vẫn giữ tên con búp bê Anne của mình, nhưng anh đưa vào đó khuôn mặt ma-nơ-canh mới của Cô gái vô danh, cùng với một cơ thể có kích thước bằng người trưởng thành - bao gồm một bộ ngực có thể đàn hồi để thực hành động tác ép lồng ngực và miệng có thể mở ra để mô phỏng quá trình hồi sinh nhờ thổi ngạt.

Một điểm quyết định nữa để Laerdal chọn Cô gái vô danh vì ông nghi ngờ những đàn ông trong thập niên 1960 sẽ không bao giờ thực hành CPR trên môi một búp bê nam. Hình nộm được đặt tên là Resusci Anne (Giải cứu Anne). Ở Mỹ, cô ấy được biết đến với cái tên CPR Annie.

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 7.

Có thể bạn chưa biết, những hình nộm thực hành cứu sinh CPR được lấy hình tượng từ khuôn mặt Cô gái vô danh ở Paris

Kể từ khi xuất hiện vào những năm 1960, Resusci Anne không phải là hình nộm CPR duy nhất trên thị trường, nhưng cô được coi là 'người mô phỏng bệnh nhân' đầu tiên và thành công nhất – khuôn mặt đã giúp hàng trăm triệu người tìm hiểu những kiến thức cơ bản để hồi sinh lại sự sống trong một người chết lâm sàng.

Con số đáng kinh ngạc được tích lũy trong gần 60 năm với những hơi thở chứa sự sống được truyền từ miệng người này sang miệng người khác. Đó là lý do người ta nói rằng Resusci Anne là khuôn mặt được hôn nhiều nhất trong lịch sử.

Ngày nay, công ty Laerdal ước tính khoảng hai triệu sinh mạng đã được cứu sống nhờ kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR. Trớ trêu thay, hầu hết các ca hồi sinh này chỉ đến sau khi mọi người quỳ xuống và đối mặt với bản sao của một cô gái vô danh đã chết ở Paris - một Jane Doe đã chết từ rất lâu trước khi kỹ thuật này ra đời để có thể cứu sống cô ấy.

Marino Festa, một chuyên gia chăm sóc nhi khoa chuyên sâu tại Bệnh viện Nhi Westmead, Sydney nói cho biết sự ảnh hưởng của bản thân ma-nơ-canh mang khuôn mặt của Cô gái vô danh là rất lớn.

Theo Festa, các đặc điểm chân thực trên khuôn mặt của một người chết đuối thực đã làm tăng tính thực tế cho quá trình đào tạo CPR, khiến bất kể ai đối mặt với khuôn mặt ấy đều phải trải nghiệm sự căng thẳng và sự thôi thúc cứu sống hình nộm. Câu chuyện về Cô gái vô danh cũng giúp cho cả bác sĩ lâm sàng và người dân ghi nhớ và dễ hồi tưởng lại kỹ thuật hơn.

Đó là tác dụng của việc mang chủ nghĩa hiện thực vào đào tạo y khoa, giúp việc học các kỹ thuật hiệu quả hơn và dễ dàng nhớ lại để áp dụng chúng vào thực tế. "Resusci Anne đã giúp chúng tôi hiểu điều này", Festa nói với ScienceAlert.

Theo thời gian, trào lưu nghệ thuật lấy hình tượng Cô gái vô danh ở Paris cuối thể kỷ 19 cũng phải dần phai nhạt. Nhưng nhờ Laerdal, các bác sĩ và CPR, khuôn mặt ấy đã được hồi sinh lại trong một hình tượng mới: Resusci Anne.

Cô gái vô danh tiếp tục đi vào lời những bài hát từ "Annie, are you OK?" cho tới "Smooth Criminal" của Michael Jackson.

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 8.

Asmund Laerdal và hình nộm Resusci Anne

Tuy nhiên ngày nay, nhiều người nghi ngờ rằng các đặc điểm hoàn hảo trên khuôn mặt của Cô gái vô danh không thể đến từ một thi thể chết đuối. Họ lập luận rằng khuôn mặt của một xác chết, đặc biệt là khi nó được kéo lên từ một dòng sông, sẽ bị biến dạng, phù nề hoặc sứt mẻ.

Một số người nói rằng khuôn mặt vô danh mà chúng ta biết đến ngày nay thực chất đã được lấy từ một người mẫu sống - một khuôn mặt xinh đẹp bị ai đó cố tình thêm thắt hoặc đánh tráo để trở thành một nhân vật truyền thuyết.

Nhưng đối với những nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, sự phong phú của hình tượng Cô gái vô danh và những bí ẩn xung quanh đó mới tạo nên những phần thưởng cho riêng họ. Megan Phelps, một bác sĩ nhi khoa và nhà giáo dục đến từ Trường Y Đại học Sydney đã đến tận Paris để tìm hiểu những gì còn sót lại của câu chuyện cho biết:

"Những thách thức của việc tìm hiểu thêm về câu chuyện, và tác động của cô ấy dưới hình thức một biểu tượng văn hóa mang lại nhiều ý nghĩa đối với tôi. Cô ấy là một nhân vật khó hiểu. Nhưng tôi luôn luôn toàn thích những chuyến đi theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng mà cô ấy đã dẫn dắt tôi tới".

Những người khác vẽ ra một chuỗi các sự kiện thay thế cho cách thức khuôn mặt nổi tiếng ra đời. Họ nói rằng có lẽ đã có một cô gái trẻ chết đuối ở Paris thật. Nhưng ai đó đã cố tình đúc khuôn mặt cô ấy trở nên đẹp hơn đồng thời che giấu đi những nhược điểm của một thi thể chết đuối.

Cũng có thể có một khả năng nào đó đứng ngay giữa các giả thuyết này: Cô gái vô danh đã được tạo ra từ khi cô ấy còn sống, và chỉ sau khi cô gái trẻ chết đuối - lúc đó chiếc mặt nạ mới trở nên nổi tiếng, kéo theo một huyền thoại phát triển xung quanh câu chuyện đó.

Nhưng tất cả những kịch bản cũng chỉ là giả thuyết. Nếu không thể trở ngược lại thời gian, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được câu chuyện thực sự phía sau chiếc mặt nạ ấy.

Theo câu chuyện thì hài cốt của Cô gái vô danh đã được chôn cất trong một ngôi mộ không được đánh dấu, và hồ sơ của cảnh sát Paris những năm đó không hề đề cập đến cô gái bí ẩn này.

"Tôi không nghĩ một ngày nào đó chúng ta có thể biết được cô gái trẻ ấy là ai", Phelps nói. "Tôi nghi ngờ cô ấy là người mẫu của một nghệ sĩ nào đó và hình ảnh của cô ấy đã được sử dụng để tạo ra một mặt nạ được sử dụng cho mục đích thực hành mỹ thuật".

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 9.

Resusci Anne, trong vai trò một công cụ thực hành CPR, đã giúp hàng triệu người được truyền lại sự sống

Nhưng trong khi huyền thoại có thể chỉ vẽ lên một câu chuyện tuyệt vời và hấp dẫn, sự vắng mặt của mọi manh mối khiến chúng ta có thể tự nhủ mình rằng việc giải mã bí ẩn này chẳng còn quan trọng nữa.

Bạn chỉ cần biết khuôn mặt ấy là của một cô gái nào đó đã sống ở Paris trong thế kỷ 19. Nhưng nó đã sống dưới hình hài của cả Cô gái vô danh và Resusci Anne. Trải qua hơn 1 thế kỷ, khuôn mặt đã trở thành một biểu tượng kết nối các thế hệ.

Nó từng là hình tượng của nghệ thuật, của các cô gái. Và sau này còn trở thành một thứ gì đó quan trọng hơn: khuôn mặt của một công cụ giảng dạy cứu sinh giúp hàng triệu người quay trở lại cuộc sống.

Đọc cuối tuần: Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn - Ảnh 10.

"Cô ấy trông như đang ngủ và vẫn đang chờ đợi một Hoàng tử đến đánh thức".

Cuối cùng, điều gì đã khiến cho một cô gái đã chết, được kéo lên từ sông Seine và an táng trong một ngôi mộ không được đánh dấu có sức sống đến vậy? Đó là một câu hỏi kích thích trí tưởng tượng vô biên của tất cả chúng ta.

Nhìn vào khuôn mặt ấy, chúng ta có thể thấy những nét bình an còn sót lại, một thứ gì đó không thể định nghĩa được, thu hút sự chú ý của chúng ta, mời gọi chúng ta đánh thức cô ấy, để tạo ra một kỹ thuật hồi sinh cô ấy, cố gắng cứu cô ấy sống lại.

Như lời Pascal Jacquin, một Thiếu tướng cảnh sát ở Paris nói với BBC năm 2013: "Cô ấy trông như đang ngủ và vẫn đang chờ đợi một Hoàng tử đến đánh thức".

Tham khảo Sciencealert, Snopes


************

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước


Trước khi máy ảnh được phát minh ra, tất cả những cách đón năm mới của người cổ đại luôn được mọi người truyền miệng với nhau từ đời này sang đời khác và nhiều truyền thống, phong tục cũng được lưu giữ đến tận ngày nay. Tuy nhiên, đến thời đại nhà Thanh đã có nhiều nhiếp ảnh gia phương Tây đến Trung Quốc ghi lại nhưng hình ảnh trong cuộc sống hàng ngày, nếp sinh hoạt của người dân trong thời kỳ đó. Điều này giúp cho chúng ta có cái nhìn trực quan hơn về cảnh đón Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc xưa kia.

Thông qua những bức ảnh đen trắng không rõ nét, khung cảnh đón Tết của người Mãn Thanh hiện lên một cách vô cùng sống động và nhộn nhịp. Có thể thấy dù vào thời kỳ nào, Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một ngày lễ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Trung Quốc. Khi Tết đến, Xuân về, tiết trời phương Bắc không còn quá lạnh, cây non đâm chồi nảy lộc báo hiệu một năm mới, một khởi đầu mới sắp tới.

Cùng xem những hình ảnh hiếm về khung cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước được các nhiếp ảnh gia ghi lại dưới đây:

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 1.

Cũng như thời nay, vào những ngày cận Tết, người dân lại nô nức ra đường đi mua bán, hối hả về quê nhà, chuẩn bị đón năm mới

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 2.

Từ xa xưa, các chị em đã có thói quen rủ nhau đi sắm sửa quần áo, đồ ăn để chuẩn bị đón một cái Tết vui vẻ, đầm ấm bên gia đình mình

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 3.

Người nhà Thanh cũng đến từng nhà họ hàng, bằng hữu để chúc Tết. Họ cùng nhau thực hiện nghi lễ chắp hai tay vào nhau thành quyền với bàn tay trái nằm bên trên thể hiện sự tôn trọng

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 4.

Đương nhiên, cho đến ngày nay pháo hoa vẫn là một trong những thứ được yêu thích nhất vào dịp Tết. Trong ảnh là 3 người đàn ông đang đứng đốt pháo đón Giao thừa trước sân nhà

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 5.

Đoàn người nô nức kéo nhau đi du Xuân

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 6.

Từ xa xưa, người ta đã kiêng kị việc cắt tóc đầu năm mới, vì vậy trước khi Tết đến, người dân đã đi cắt tỉa mái tóc của mình thật gọn gàng để đi du Xuân

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 7.

Vào ngày Tết, những người "mãi nghệ", "mãi võ" sẽ ra đường biểu diễn cho mọi người xem. Vào thời điểm này, mọi người cũng sẵn sàng chi tiền hơn và các nghệ sĩ đường phố này cũng sẽ có thu nhập tốt hơn.

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 8.

Những gia đình giàu có thời đó đang ngồi xem biểu diễn đàn hát đầu năm mới

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 9.

Những bữa cơm tất niên đầy ắp món ngon là điều không thế thiếu trong những ngày Tết

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 10.

Các hàng quán bên đường rất đông khách đến ăn trong những ngày này

Ảnh hiếm ghi lại cảnh đón Tết của người Trung Quốc dưới thời nhà Thanh hàng trăm năm trước - Ảnh 11.

Sau đêm giao thừa, người lớn sẽ đưa trẻ em ra ngoài du Xuân. Ai cũng đều mặc trên mình những bộ y phục mới và bước trên đường trong sự vui vẻ. Sau đó, hầu hết mọi người sẽ trở về nhà để ăn mừng năm mới hoặc đến chơi nhà của những người họ hàng khác

(Theo Sohu, Baijiahao)


**********

Nhà sư rời bỏ tu viện, trở thành người mẫu chuyển giới nổi tiếng trên MXH


Tenzin Mariko ban đầu là chàng trai có tên Tenzin Ugen, sinh ở Tây Tạng trong một gia đình có sáu anh em. Cha mẹ cô chuyển đến Ấn Độ vào những năm 1990 và định cư tại làng Bir, thuộc bang Himachal Pradesh ở miền bắc Ấn Độ. Từ những ngày thơ ấu, Mariko đã cảm nhận được rằng mình bị thu hút bởi những thứ chỉ dành riêng cho phái nữ, trong khi mọi người xung quanh thì lại một mực ngăn cản và nói rằng con trai không được phép thích những thứ đó và được yêu cầu Mariko cư xử khác đi.

Nhà sư rời bỏ tu viện, trở thành người mẫu chuyển giới nổi tiếng trên MXH - Ảnh 1.

Tenzin Mariko trước và sau khi chuyển giới

Tuy nhiên, điều đó vẫn không khiến Mariko thay đổi kể cả khi bị gia đình gửi đến một tu viện ở Tây Tạng để trở thành nhà sư từ năm 9 tuổi. Dù bề ngoài vẫn như những nam giới khác, nhưng chỉ riêng Mariko hiểu được bên trong trái tim mình mách bảo điều gì, mình thực sự là ai. 

"Không phải bỗng nhiên một ngày đẹp trời thức dậy và quyết định trở thành người chuyển giới mà tôi đã phải đấu tranh một thời gian dài, trải qua nhiều thách thức, cả về tài chính và xã hội". - Mariko chia sẻ.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm 2014, khi một video Mariko mặc trang phục nữ và nhảy múa xuất hiện trên mạng. Đây cũng chính là bước ngoặt của cuộc đời nhà sư. Video nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng mạng ở Tây Tạng, tuy nhiên cô lại thấy sợ hãi và phủ nhận mình là người trong video.

Cuối cùng, sau một thời gian tự đấu tranh với chính bản thân mình, Mariko đã hạ quyết tâm từ bỏ việc trở thành một nhà sư và thực hiện việc phẫu thuật chuyển giới. Cô xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên với tên gọi Tenzin Mariko vào năm 2015, với tư cách là một vũ công tại cuộc thi Hoa hậu Tây Tạng. Nhà sư ngày xưa giờ đã trở thành một ngôi sao nổi tiếng trên MXH với hơn 21 nghìn người theo dõi trên instagram và là người truyền cảm hứng cho những ai luôn mong ước được sống thật với bản thân mình.

Nhà sư rời bỏ tu viện, trở thành người mẫu chuyển giới nổi tiếng trên MXH - Ảnh 4.

(Theo IBT)


************

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn 'Tết lại': Tháng Giêng là tháng ăn chơi!


Tết Nguyên đán vừa qua, người dân tại một số xã ngoại thành Hà Nội tất bật chuẩn bị ăn... "Tết lại". Dọc những con đường thôn vẫn trang hoàng lộng lẫy, tiếng nhạc xập xình ồn ã khắp mọi nẻo đường. Tùy theo từng làng, từng thôn mà tổ chức ngày ăn "Tết lại" khác nhau, nhưng chỉ trong khoảng từ ngày mùng 4 đến 22 tháng Giêng. "Tết lại" đã trở thành tập quán có những nét rất riêng tại đây.

Về thăm thôn Đức Hòa, xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn, chúng tôi được chứng kiến một không khí Tết "chưa bao giờ hết" tại nơi này.

Khắp các thôn tại xã Đức Hòa đều trang hoàng tưng bừng đón "Tết lại".

Tục lệ ăn "Tết lại" nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội

Trước kia, tục lệ ăn "Tết lại" diễn ra ở nhiều làng quê vùng ngoại thành Hà Nội như Chương Mỹ, Hoài Đức, Thanh Oai,... nhưng đến nay, chỉ còn một số xã tại huyện Sóc Sơn còn tồn tại văn hóa này.

Không ai tại Đức Hòa biết rõ nguồn gốc của tục lệ ăn "Tết lại", kể cả những cụ ông cụ bà nhiều tuổi nhất làng. Khi họ sinh ra, tương truyền từ bao đời nay, hết 3 ngày Tết đi (Tết Nguyên đán), dân làng lại rục rịch chuẩn bị "Tết lại". Nhiều người trong số họ cho rằng, "Tết lại" bắt nguồn từ sự kiện vua Quang Trung dẹp giặc Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long.

Xưa kia, ở Thăng Long, để củng cố lực lượng chống nghĩa quân Tây Sơn, quân giặc ra sức hoành hành, cướp bóc của nhân dân. Dân làng trong không khí chuẩn bị ăn Tết với đầy đủ các thứ vật phẩm, nhưng do phải chạy giặc, họ chỉ đem đi được rất ít, còn bánh chưng, phần lớn phải vứt xuống ao. Khi cuộc chiến kết thúc, đất nước bình yên, người dân mới trở về quê hương. Lúc đó Tết đã qua, vua Quang Trung cho phép binh sĩ và nhân dân ăn Tết lại để có một cái Tết trọn vẹn. Dân làng nô nức tổ chức giã giò, gói bánh chưng, mở hội. Do là Tết mừng chiến thắng và thoát chết trở về nên "Tết lại" rầm rộ hơn Tết chính. Ngày "Tết lại" của mỗi làng là ngày người dân đầu tiên về tới làng sau cuộc chạy giặc.

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn Tết lại: Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 2.

Những cành đào từ Tết Nguyên đán được giữ lại để ăn "Tết lại".

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn Tết lại: Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 3.

Mùng 10 tháng giêng, dân làng thôn Đức Hòa bắt đầu cúng "Tết lại".

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn Tết lại: Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 4.

Trẻ con vẫn mặc áo dài xuống phố, đi thăm họ hàng, anh em, bạn bè cùng bố mẹ dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán chính thức đã hết.

"Tết lại" không được tổ chức cùng ngày, mỗi thôn tại các xã của Sóc Sơn có ngày ăn "Tết lại" khác nhau. Ví như, thôn Đồng Giành (xã Đông Xuân) ngày mùng 4, thôn Kim Trung (xã Kim Lũ) ngày mùng 5, thôn Lai Sơn (xã Bắc Sơn) ngày mùng 8, thôn Đức Hòa (xã Đức Hòa), thôn Tiên Chu, Lam Lý, Lương Đình (xã Bắc Sơn) ngày mùng 10 hay thôn Xuân Kỳ (xã Đồng Xuân) ngày 22 âm lịch. Cứ như vậy, thôn này qua thôn kia cùng ăn Tết, rải rác khắp tháng Giêng. 

Trước kia, sau khi ăn uống và chúc tụng nhau, mọi người cùng ra đình làng tham gia các trò chơi dân gian như chọi gà, đu quay, đập niêu, úp chậu… Đặc biệt, bên bờ sông thuộc Bờ Bến (thôn Xuân Kỳ), người dân ngồi chật hai bên bờ để nghe hát quan họ. Tuy nhiên, ngày nay, các hoạt động này gần như không còn. 

Theo quan niệm, Tết Nguyên đán là để con cháu, anh chị em ruột thịt gặp mặt chúc Tết, còn "Tết lại" là để đón tiếp bạn bè và khách thập phương. 

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn Tết lại: Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 5.

Chợ họp tấp nập, bán hoa quả để người dân về tổ chức "Tết lại".

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn Tết lại: Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 6.

Nhiều gia đình dừng mọi công việc để ăn "Tết lại".

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn Tết lại: Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 7.

Không khí rộn ràng, vui tươi khắp thôn xóm.

Ăn hết Tết thôn này lại rủ nhau qua thôn bên ăn tiếp

Đúng mùng 10 tháng Giêng, xóm Thượng, thôn Đức Hòa, xã Đức Hòa tổ chức ăn "Tết lại". Đào, mai, quất được trang hoàng lộng lẫy, mâm tiệc được chuẩn bị sẵn trong nhà, chỉ chờ khách tới cùng nâng ly chúc tụng.

Chú Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi) cho biết, gia đình chú năm nào cũng làm cỗ, trong đó không thể thiếu những loại bánh đặc trưng như bánh tét, bánh gai, bánh tro. Có nhà trong thôn làm lớn hơn, hẳn chục mâm mời bà con, làng xóm, anh em. 

"Ngày thường thôn xóm thanh bình lắm, được những ngày Tết rộn ràng nên ai cũng háo hức. Cả năm mới có dịp để mọi người gặp gỡ và bàn chuyện làm ăn trong năm mới. Bất kì khách nào tới thăm nhà, dù lạ dù quen đều phải vào mâm, nếu không uống được rượu thì có bia, nước ngọt" - chú Hùng tâm sự.  

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn Tết lại: Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 8.

Mâm cỗ ngày Tết lại của gia đình chú Hùng.

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn Tết lại: Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 9.

Món nem chua không thể thiếu trong mâm cỗ.

Cụ Sơn (83 tuổi, thôn Đức Hòa) nhớ về cái Tết xưa trong ký ức. Thuở còn nhỏ, suốt tháng Giêng, nhiều thôn rộn vang tiếng chày giã bánh, giã giò. Tiếng trống hội tưng bừng khắp làng trên xóm dưới. Ngày "Tết lại", hầu hết nhà nào cũng gói bánh chưng, gói giò, giết gà, bày hoa quả. Đào, quất có thể không có hoặc dùng lại của Tết Nguyên đán, nhưng những thứ bánh trái, giò chả đều phải làm mới hết.

"Người dân quan niệm, Tết đi đã làm lễ cúng tiễn chân ông bà ông vải rồi, thì tới "Tết lại" cũng phải sắp sửa mọi thứ khác để mời các cụ về ăn Tết mới. "Tết lại" có khi còn to hơn cả Tết Nguyên đán. Con cháu khắp nơi đều phải cùng tề tựu về. Bất cứ khách nào đến chúc Tết đều được giữ lại ăn cơm, nhiều gia đình vui chơi ca hát đến tận nửa đêm. Nhà nào có nhiều người đến ăn "Tết lại", đặc biệt là những người xa lạ, coi như năm đó nhiều lộc. Cứ ăn hết Tết thôn này, chúng tôi lại rủ nhau qua thôn bên ăn tiếp" - cụ Sơn nói.

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn Tết lại: Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 10.

Thanh niên trong thôn ăn cỗ Tết từ thôn này đến hết thôn khác. Với họ, tháng Giêng đúng nghĩa là tháng ăn chơi.

Hết Tết nhưng một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn tưng bừng tổ chức ăn "Tết lại": Tháng Giêng là tháng ăn chơi! - Ảnh 11.

Trẻ con vui chơi ngày "Tết lại". 

"Đi làm cũng không yên vì cứ bị gọi về ăn Tết uống rượu"

Vào ngày Tết lại, gia chủ sẽ làm đủ mọi cách để níu chân anh em, bạn bè. Với nhiều người dân nơi đây, Tết lại là cơ hội để làng này mời làng kia ăn uống, giao lưu. Nhưng với một số người khác, tục "Tết lại" cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công việc của họ. Nhiều người đi làm trên thành phố cũng phải bỏ dở công việc, trở về quê hương để ăn "Tết lại".

Anh H., một tài xế ở xã Phú Cường, hiện đang làm việc ở Hà Nội than thở: "Làng tôi ăn Tết lại vào mùng 7, các làng bên cạnh thì ăn vào mùng 8, 9... rải rác đến gần cuối tháng Giêng. Tôi ở Hà Nội đi làm cũng không yên vì gia đình, anh em làng xóm ở quê cứ gọi nheo nhéo về bắt ăn Tết uống rượu cả ngày. Ăn cỗ rượu làng mình xong thì bạn bè làng bên lại gọi, đến mà hãi hùng, người có công việc mà muốn yên ổn đi làm thì chỉ có tắt điện thoại, nếu không chả làm ăn được gì".

Các cửa hàng vẫn đóng cửa, người dân dừng mọi công việc vì phải ở nhà đón khách.

Đến hiện tại, tục Tết lại vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, người chê bai "Tết lại" vừa phiền phức vừa tốn kém, nhưng với dân làng nơi đây, họ chỉ nghĩ đơn giản đây là dịp ngồi trò chuyện với nhau. Đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông hoặc đã về hưu nên công việc đồng áng không ảnh hưởng quá nhiều. Chỉ số ít người đi làm ăn xa không thể trở về hoặc tìm cách từ chối khéo với những cỗ rượu kéo dài trong tháng Giêng này.

"Tết lại" sẽ còn kéo dài đến hết tháng Giêng tại bất kỳ thôn xóm ở huyện Sóc Sơn.


*************
TẮM BIỂN LOÃ THỂ
Tắm biển hôm nay loã thể chơi
Không quần chẳng áo cởi truồng vui
Thím Bẩy chào mời cái bụng
Dì Tư nổi hứng cũng đứng khoe đùi

Ngã ba sung sướng khi ngồi tủi
Đứng khóc om sùm lúc tối thui
Dòm em cởi ôi đã mắt
Gặp hẹ no hair thật súi qúa trời

Biên Hòa trái bưởi bự to ôi !
Lỗ rún tròn tròn dưới ngực phơi
Trần truồng xuống biển mê bơi
Nằm ngửa dưới nước chào mời thi nhân

“Bác” Hồ lúc sống rất ần cần
 Cháu “bác” nào ngon “bác” nắn gân
 Nguyễn Thị Minh Khai ăn nằm
Chồng nàng bắt được “bác” đành lậy van
 Lê Đắc

Cùng với nắng ấm, cát trắng, biển xanh, thì chủ nghĩa “tự nhiên” và việc khỏa thân một cách hợp lệ nơi công cộng đã khiến cho Cap d’Agde trở thành điểm đến không giống với nơi nào trên thế giới.
armony
Tiện nghi trong các khách sạn ở Cap d'Agde
imagine
steel
summer
travel
vip2_0
 
1
 
3
4
5

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 17 Tháng Ba 20246:34 SA
Thứ Bảy, 16 Tháng Ba 20244:01 SA
Thứ Năm, 14 Tháng Ba 20245:13 SA
Thứ Tư, 13 Tháng Ba 20243:40 SA
Thứ Ba, 12 Tháng Ba 20244:19 SA
Thứ Hai, 11 Tháng Ba 20244:22 SA
Thứ Bảy, 09 Tháng Ba 20244:12 SA
Thứ Sáu, 08 Tháng Ba 20244:51 SA