photo-1-15383011833761321665137

Các quan chức Mỹ dự định dùng động thái này để báo hiệu việc tăng cường phản đối Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng, dự định này lại bị hủy bỏ vì lo ngại rằng các lệnh trừng phạt sẽ khiến El Salvador không muốn giúp đỡ trong việc ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp đến Mỹ.

Báo The New York Times hôm 29-9 cho biết vấn đề này châm ngòi cho một cuộc tranh cãi nội bộ nảy lửa giữa Nhà Trắng với Bộ Ngoại giao, khiến các nhà ngoại giao chuyên về Trung Quốc đối đầu với những quan chức chuyên về các vấn đề ở bán cầu Tây. Ngoài ra, nó còn thể hiện quyết tâm thách thức Trung Quốc của chính phủ Mỹ kể cả trước khi họ đề ra chiến thuật rõ ràng.

Trước đó, các hình thức trừng phạt được cố vấn an ninh quốc gia John R. Bolton đề xuất sau khi El Salvador thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào tháng 8. Đây là nước thứ 3 ở Mỹ Latin lập quan hệ với Trung Quốc trong năm vừa qua. Trước đó, Cộng hòa Dominica và Panama cũng cắt đứt quan hệ với Đài Loan vào năm 2017.

Trung Quốc khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ của nước này. Hiện nay, có 17 nước phản đối việc công nhận chủ quyền ngoại giao của Bắc Kinh và Trung Quốc đang đẩy mạnh việc gây áp lực kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành nhà lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016.

Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc ngày 25-9, Tổng thống Donald Trump thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tiến hành rà soát kỹ lưỡng các khoản viện trợ nước ngoài, chỉ giúp đỡ những “nước tôn trọng và là bạn bè thật sự của chúng tôi”. Ông còn đề cập “sự lấn chiếm quyền lực của các thế lực nước ngoài” ở bán cầu Tây.

Bắc Kinh đang âm thầm nỗ lực mở rộng thương mại và ảnh hưởng ở Mỹ Latin. Vào năm 2015, nước này đã vượt mặt Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nam Mỹ. Trong chuyến thăm Mỹ Latin và vùng Caribbean hồi tháng 2-2018, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Rex W. Tillerson đã cảnh báo mối nguy về việc Trung Quốc mở rộng quan hệ trong khu vực.

Theo New York Times