Trang Lá Cải Ngày 26 Tháng 11 Năm 2017

Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20174:30 SA(Xem: 11011)
Trang Lá Cải Ngày 26 Tháng 11 Năm 2017
*************

Phương Mỹ Chi sang Mỹ lưu diễn, cát xê 6.000 USD

"Cô bé dân ca" đã đáp chuyến bay để lên đường sang Mỹ tham gia lưu diễn cùng ba nuôi Quang Lê.

Sau thành công của minishow đầu tay cũng như cho ra mắt CD/album Vol.2 mang tên Thương về miền Trung, sáng 16/11, Phương Mỹ Chi đã có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM để lên đường sang Mỹ lưu diễn. Mặc dù phải thức dậy từ rất sớm, Á quân Giọng hát Việt nhí mùa 1 vẫn "tươi rói" và hào hứng trước chuyến đi bởi lẽ, đây là lần đầu tiên cô bé có dịp sang xứ sở cờ hoa biểu diễn phục vụ các bà con kiều bào.

phuong-my-chi-sang-my-luu-dien-cat-xe-6000-usd0

Trước giờ lên máy bay, Phương Mỹ Chi thích thú chia sẻ: "Sau 4 năm chờ đợi để được cấp visa sang Mỹ, hôm nay, em đã có chuyến đi đầu tiên của mình. Vừa được cấp phép là em được mời ngay 3 show diễn. Em cảm thấy rất hạnh phúc vì sắp được hát phục vụ cho bà con kiều bào".
"Tuy nhiên, kèm theo đấy là một chút hồi hộp và lo lắng cho sức khỏe của bản thân. Qua bên đó múi giờ lẫn thời tiết thay đổi nhưng may mắn là có mẹ theo cùng nên em cũng yên tâm phần nào".

phuong-my-chi-sang-my-luu-dien-cat-xe-6000-usd1
Mẹ đi cùng Phương Mỹ Chi trong chuyến lưu diễn lần này.

Bên cạnh đó, Phương Mỹ Chi chia sẻ rằng trong chuyến lưu diễn lần này, ngoài dịp đứng chung sân khấu với ba nuôi Quang Lê, bản thân cảm thấy rất hạnh phúc khi sẽ có dịp gặp gỡ nhiều cô chú ca sĩ đình đám ở thị trường âm nhạc nước ngoài.

Giọng ca Gánh chè đêm của mẹ bộc bạch: "Trong 3 buổi diễn có một buổi em được hát cùng với cô Như Quỳnh - thần tượng em rất yêu quý ở giọng hát, phong cách trình diễn lẫn sự khiêm tốn. Em cảm thấy hãnh diện khi sắp được gặp gỡ cô. Chỉ nghĩ đến thôi là em đã cảm thấy hạnh phúc lắm rồi".

Trước đó, trong buổi họp báo giới thiệu CD/album Vol.2 Thương về miền Trung và đêm nhạc cùng tên của Phương Mỹ Chi diễn ra vào trung tuần tháng 10, nam ca sĩ Quang Lê gây ngạc nhiên khi tiết lộ sau nhiều lần lỡ hẹn vì trục trặc giấy tờ, con gái nuôi sẽ chính thức sang Mỹ biểu diễn.

Cụ thể, cô bé có 3 đêm hát với cát-xê lên đến 6.000 USD/đêm diễn - mức thù lao cao hơn cả một số ca sĩ hạng A.

phuong-my-chi-sang-my-luu-dien-cat-xe-6000-usd2
Ba của cô bé cũng có mặt.

Cựu HLV Thần tượng Bolero cho biết thêm, những sân khấu ở sòng bạc được sắp xếp riêng biệt với khu vực đánh bạc. Các yếu tố như âm thanh, ánh sáng hay vấn đề an ninh cũng được đảm bảo nên công chúng hoàn toàn có thể yên tâm về chuyến đi này của Phương Mỹ Chi.

"Tôi chủ động nhận ít show để con gái có điều kiện tham quan, khám phá nước Mỹ cũng như dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau quãng thời gian vừa hoạt động nghệ thuật vừa cố gắng hoàn thành tốt việc học văn hoá ở trường", Quang Lê nói thêm.

Phương Mỹ Chi bị hải quan tịch thu một số món đồ khi tới Mỹ lưu diễn

Phương Mỹ Chi: "Buổi sáng đầu tiên trên đất Mỹ, mặc dù đi qua hải quan em bị tịch thu một số món đồ nhưng tới nơi an toàn và khí trời dễ chịu là em quên hết rồi".

tin-sao-viet-phuong-my-chi-bi-hai-quan-tich-thu-mot-so-mon-do-khi-toi-my-luu-dien0

Theo tinnuocmy.com

*************

Cô đào Trang Kim Sa: Hào quang thời thanh xuân và những ngày cuối đời cơ cực

Nhờ mưa, bà Sa được bữa về sớm. Bà gói cẩn thận cọc vé số dày cộm trong chiếc áo mưa mỏng manh, mình trần đi về. Bộ đồ cũ nhăn nhúm với chiếc quần cộc kéo quá đùi đã ướt sũng.

Hôm tôi ghé, hỏi thăm người dân ở con hẻm nhỏ ở đường số 13, quận Thủ Đức nhưng chẳng ai rõ về cô đào Trang Kim Sa. Người ta chỉ biết "ông Sang vé số", đó là cái tên người ta hay dùng để gọi người đàn bà chuyển giới 74 tuổi ngày ngày bán vé số dạo ở ngoại ô Sài Gòn này.

Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 1.
Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 1.
Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 1.

Là người chuyển giới nữ nhưng sợ bị kỳ thị, bà Sa vẫn để mọi người nhìn nhận mình như một người đàn ông.

"Ở đây, họ còn kỳ thị lắm, nói ra mắc công cười nhạo. Thôi bỏ…", bà Sa giải thích.

Thoạt nhìn, nếu không vì chất giọng trầm đục, tôi chẳng mấy nhận ra bà Kim Sa là đàn ông. Bà đẹp. Từ khuôn mặt trái xoan, trắng như bông bưởi đến đôi cánh mũi cao, miệng trái tim chúm chím. Đặc biệt, là đôi mắt sâu thăm thẳm, lúc nào cũng buồn buồn. Ở cái tuổi thất tuần lại càng sắc sảo, mặn mà.

Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 2.
Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 2.

Thoạt nhìn chẳng mấy ai nhận ra cô đào Kim Sa là đàn ông.

"Thời trẻ còn đẹp nữa". Bà cười. "Mà người ta soi mói lắm, bà phải giấu, đi nghĩa vụ quân sự về lại làm xí nghiệp, lang thang đủ nghề kiếm sống. Nhưng thèm thành con gái quá biết sao, cũng bỏ hết nhảy xe theo lô tô thôi".

Đó là những năm Kim Sa ba mấy tuổi, ở cái tuổi mà bà bảo là "giả gái" đẹp nhất!

Hôm bà bỏ Sài Gòn đi, bàn thờ của ba má vẫn còn chưa ai trông. Bà ra tận miền Bắc. Ở một miền sơn cước nào đó, bà tên Kim Sa, đêm đêm "cháy hết mình" trong những gánh lô tô nhấp nháy ánh đèn xanh đỏ.

"Bê đê thời đó ít lắm, có mấy đoàn như Hải Đăng, Mây Trắng… thôi. Được cái chị em sống với nhau tình cảm như gia đình. Cứ ngày ngủ gầm, hằng đêm lại phấn son để kêu cờ. Sơn La, Điện Biên, Hà Giang… nơi nào cũng đã đi qua rồi" – bà nhớ lại.

Chắt chiu gần chục năm đi hát, Kim Sa quyết định chuyển giới khi đã hơn 30. Đó là cơ hội duy nhất để làm con gái bằng da bằng thịt. Bà nói: "Thời đó đâu hiện đại như bây giờ, cứ mua thuốc về, chị em tự làm cho nhau. Xăm chân mày, bơm ngực, sửa mũi, gì cũng làm được".

Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 3.
Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 3.
Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 3.

Sau những buổi đi bán vé số, cô đào Trang Kim Sa lại trở về căn nhà nhỏ nơi có bà Hai cùng chú chó nhỏ bầu bạn.

Trời về tối, mưa lạnh hơn lúc chiều. Trong những lần mưa tạt qua bậu cửa sổ buốt rát, tôi nghe giọng bà Sa lạc đi lúc kể về 30 năm theo gánh hát. Tôi chợt nghĩ về một vùng quê xa lạ, những cô đào "bóng gió" nửa thế kỷ trước như bà Sa đã từng sống như thế.

Thi thoảng, họ nghĩ về gia đình, cảm thấy có lỗi với mẹ cha nhưng rồi tự an ủi nhau. Đêm đêm, họ cùng kêu cờ, "mua vui" cho gánh lô tô, một vài khách thương phận bọt bèo của họ mà mua hộ tấm vé.

"Con số gì ra, con số gì ra/ Cờ ra con mấy, con số gì ra/ Chúc Anh Đài là gái giả trai, con ba mươi hai/ Tình chỉ đẹp khi còn say đá, con ba mươi ba" – bà Sa hát, giọng đứt quãng, nghe mùi và cay đắng lắm.

Người đời có quay lưng thì vẫn còn đó một tri kỷ

Nếu không đột quỵ, liệt nửa người, giờ Trang Kim Sa vẫn đang rong ruổi theo một đoàn lô tô tỉnh lẻ nào đó. Tôi nghĩ vậy. Lúc về lại Sài Gòn, chẳng còn gì trong tay: nhà cửa không, tiền bạc không, con cái không. Còn mỗi người bạn không rõ họ tên, bà hay gọi là Hai.

Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 4.

Bà Hai - người bạn gắn bó bên cô đào Trang Kim Sa

Bà Hai ở độ lục tuần, tóc cắt ngắn bạc nửa đầu và cũng có một đôi mắt buồn buồn như Kim Sa, ẩn hiện sau cặp kính lão dày cộm. "Bà với ổng là bạn lúc nhỏ luôn, hồi đó hai nhà chung vách" – bà Hai bảo.

Mấy lần Kim Sa đi lính, bà Hai vẫn một mình băng rừng lên thăm nuôi. "Ổng hay ngại, trách lên thăm gì lên hoài, mà hôm nào thơ về cũng bảo thèm chà bông. Chả có lời yêu thương nào. Lâu lâu gửi về cho già mớ măng le rừng, đắng nhưng ngon lắm."

Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 5.

Bà Hai lúc nào cũng chăm lo "chăm cho ổng bữa ăn"

30 năm Kim Sa biền biệt theo lô tô, lúc về lại Sài Gòn thì đã liệt một bên người. Mặc chị em trong nhà cấm, bà Hai vẫn dọn về ở chung, "chăm cho ổng bữa ăn" – bà gỏn lọn.

"Chiều hôm đó, bà còn đang hì hục rửa chén thuê, con Út chạy qua trách sao để ông Sang đi bán vé số. Bà bỏ việc, vừa đạp xe về vừa khóc. Nhưng ổng quyết quá, bà cũng đành chịu cho đi bán."

5h sáng, cả hai lại chia nhau đi làm. Bà Hai dậy sớm nấu nồi cơm, kho mớ cá mặn. Bà cũng đi "ở đợ" cho nhà người ta hơn 30 năm, kiếm thêm chút đỉnh tiền gọi là "cơm rau" cho hai người. Bà Sa thì bán vé số. Mấy hôm Sài Gòn đột ngột đổ mưa lớn, con đường về nhà lấp loáng những ụ gà đầy nước, bà Hai vẫn hay lo lo.

"Sao Hai hổng gọi bà Sa, mà cứ kêu ông Sang hoài vậy?" – tôi thắc mắc.

"Với tao, ổng vẫn là con trai." – bà cười hì hì.

Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 6.
Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 6.
Chuyện đời của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam: Nửa đời hương phấn và sự đùm bọc của người bạn già tri kỷ - Ảnh 6.

Sau gần 3 thập kỉ theo đoàn lô tô, cô đào Kim Sa dọn về ở chung với bà Hai

Tối tràn về con hẻm. Xong mâm cơm, hai bà già ngồi trên chiếc ghế xếp, xem đi xem lại một bộ phim truyền hình dài tập. Từ chiếc ti vi hột mè treo lủng lẳng chiếc loa cũ kêu lên the thé. Lâu lâu, bà Sa thèm nghề liền hát một đoạn, bà Hai nghe chữ được chữ mất lọt giữa những lần diễn viên nói. Bà khóc.


************

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Mực rim me, cá mai rim đường, ghẹ sữa rang giòn cùng nhiều loại khô khác được bày bán trong chợ lớn nhất Khánh Hòa.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Xây dựng từ năm 1908, chợ Đầm là trung tâm giao thương cổ nhất của thành phố biển Nha Trang. Đang trong thời gian sửa chữa và xây mới, khu vực kinh doanh khô của ngôi chợ này vẫn tấp nập khách mỗi ngày.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Đặt chân vào cổng chợ bạn sẽ ngửi thấy mùi khô thơm phức. Người dân Nha Trang cho biết, chợ Đầm có kế hoạch xây mới, nhiều gian hàng im lìm nhưng khu bán đồ khô thì vẫn nhộn nhịp tiểu thương.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Chợ bày bán nhiều nhất là khô cá mai đã tẩm ướp và mực rim me. Món ăn nặng mùi nhưng ăn vào một miếng là chỉ muốn tiếp miếng thứ hai bởi vị cay của ớt, vị chua của me, vị mặn của nước mắm hòa lẫn rất vừa miệng.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Các món khô tẩm ướp có thể ăn ngay chiếm gần nửa lượng khô bán trong chợ. Khô bày trong các thau to, khiến nhiều người trông thấy đã phải lao tới mua ngay vì thèm.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Ghẹ sữa là một trong những đặc sản Nha Trang được nhiều người ưa thích. Ghẹ ở đây được làm sạch, tách bỏ vỏ cứng, ướp tẩm gia vị rồi mang đi rang đến khi giòn tan. Món này sau khi mua có thể ăn ngay.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Cá cơm mờm hay cá mờm là loại cá nhỏ nhất trong các loại cá cơm. Loại cá này được đánh bắt từ tháng 4 đến tháng 8, con nhỏ nhưng cơm mờm chế biến có giá đắt hơn các loại cá cơm còn lại. Khô cá mờm tẩm gia vị ăn thường ăn kèm cháo trắng.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Khô mực cán mỏng rim nước mắm tỏi ớt cũng là món có thể ăn ngay. Đây là món mồi nhậu ưa thích của quý ông.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Khô cá bò được ép thành bánh. Khách mua về có thể chiên hoặc nướng lửa than.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Trên ảnh là khô mực trứng một nắng con bằng ngón tay. Mua về chỉ cần nướng là dùng.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Trên ảnh là khô cá cơm chưa qua chế biến. Đây là loại khô bình dân được bán nhiều nhất chợ. 

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Trên ảnh là khô cá chỉ vàng.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Tại chợ Đầm, tôm khô có đến hàng chục loại với nhiều mức giá khác nhau. 

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Hải sâm được xem như loại khô quý cũng được bày bán tại đây.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Bào ngư phơi khô cũng có mặt tại chợ. Giá bào ngư khô ở đây thấp hơn so với các chợ ở Sài Gòn.

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Vi cá mập, thứ hải sản cao cấp được phân thành nhiều chủng loại với các mức giá khác nhau. Theo một số khách có kinh nghiệm mua hàng tại chợ Đầm, giá khô ở đây rẻ hơn bên ngoài và chất lượng khô cũng cao hơn. Khách có thể dùng thử và có quyền từ chối nếu không ưng.

Mr. True
*************
Nơi tình yêu kết thúc; thả thính đúng cách... là những hình ảnh được chia sẻ nhiều trên Facebook.
cuoi-te-ghe-26-11

Đã buồn đời lại còn ế.

cuoi-te-ghe-26-11-1

Người ăn không hết kẻ lần chẳng ra.

cuoi-te-ghe-26-11-2

Thả thính đúng cách.

cuoi-te-ghe-26-11-3

Thời chúng ta uống trà sữa từ trẻ đến già.

cuoi-te-ghe-26-11-4

Tình đồng chí trong giá lạnh.

cuoi-te-ghe-26-11-5

Tình tứ với bồ mà lơ tui à.

cuoi-te-ghe-26-11-6

Tại sao cứ lúc buồn ngủ thì lại không muốn ngủ?

cuoi-te-ghe-26-11-7

Cả nhà cả cửa có mỗi cái chăn.

Maru
*************

Phát điên' với những hình ảnh phải nhìn đến 2 lần

Tay ải tay ai.

Tay ải tay ai.

Người khổng lồ chăng?

Người khổng lồ chăng?

Đầu voi đuôi chuột.

'Đầu voi đuôi chuột'.

Vừa tập thể dục vừa hóng.

Vừa tập thể dục vừa 'hóng'.

Ôi đừng hôn, ngại lắm.

Ôi đừng hôn, ngại lắm.

Môi cô ấy.

Môi cô ấy.

Phải chăng chú lợn nấp phía sau?

Phải chăng chú lợn nấp phía sau?

Không ít người đã hết hồn khi xem ảnh này.

Không ít người đã hết hồn khi xem ảnh này.

Táo hay cà chua?

Táo hay cà chua?

Cô dâu nhảy thật là cao,

Cô dâu nhảy thật là cao.

Cẩn thận... dễ nhìn nhầm.

Cẩn thận... dễ nhìn nhầm.

Cánh tay dài siêu cấp.

Cánh tay dài 'siêu cấp'.

Bàn tay ấy là của ai?

Bàn tay ấy là của ai?

Động vật 2 đầu chăng?

Động vật 2 đầu chăng?

Bác Ba Phi tổng hợp


**************

10 ảnh hài hot nhất Facebook trong ngày

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay

Tự tin tạo sự khác biệt.

Hình xăm cho chiến kê.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-2

Thảm họa trứng rán.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-3

Khi bạn cắt tóc ngắn nhưng lại hối hận.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-4

Áo lót chống sàm sỡ.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-5

Đừng bao giờ đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-6

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-7

Muốn chụp ảnh anh đâu phải dễ.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-8

Kiểu tóc mang đến niềm vui.

10-anh-hai-hot-nhat-facebook-trong-ngay-9

Đi ăn trộm quên xem ngày. 

Tất Nhiên tổng hợp


************

Chàng trai Việt rùng mình xem thiêu xác ở sông Hằng

Phạm Hoàn Khải, 27 tuổi, đến từ An Giang, vừa có chuyến du lịch tự túc đến Ấn Độ hồi tháng 10. Một trong những điểm dừng chân của anh là Varanasi, nơi được coi là vùng đất thánh của các tín đồ Hindu giáo và Phật Giáo. Ở đó, Khải có cơ hội chứng kiến tục thiêu xác của các tín đồ Hindu giáo. Dưới đây là những chia sẻ của anh sau chuyến đi:

Manikarnika Ghat là nơi thiêu xác chính của Varanasi. Đi dọc bờ sông Hằng, tôi quan sát có rất nhiều củi đốt chất thành đống và xác chết được khuân đến đây để chờ thiêu. Chi phí thiêu xác tùy theo từng địa điểm, càng gần bên bờ sông càng đắt. Thiêu bằng lò điện là có giá rẻ nhất. Hướng dẫn viên địa phương tiết lộ, giá thiêu xác trung bình là 100.000 rupee (khoảng 35 triệu đồng), bao gồm củi lửa và thầy cúng làm các thủ tục để đưa người chết về miền cực lạc.

chang-trai-viet-rung-minh-xem-thieu-xac-o-song-hang

Hàng ngày, có khoảng 200 người được hoả táng rồi rắc tro xuống dòng sông huyền thoại.

Khi thiêu, xác đàn ông được đặt nằm ngửa và đàn bà nằm sấp. Những người chết do tai nạn hoặc tự sát sẽ thiêu bằng lò điện. Phụ nữ không được tham gia vào việc này, nhằm tránh xuất hiện những giọt nước mắt. Người ta quan niệm, nước mắt sẽ làm linh hồn người chết vấn vương, khó dứt bỏ trần thế để siêu thoát. Thậm chí trước đây đã xảy ra tình trạng phụ nữ nhảy vào lò thiêu để tự sát vì không kìm chế được xúc động.

Trong lúc hỏa táng, các thầy tu với trang phục áo vàng làm lễ cầu nguyện, mong muốn linh hồn của người chết nhanh chóng buông bỏ thân thể mà về nơi cực lạc. Đội thiêu xác luôn túc trực và chịu trách nhiệm đảm bảo ngọn lửa cháy đều và rực nhất. Thông thường phải mất 4-5 tiếng thì xác chết mới thành nắm tro tàn.

Loại gỗ được sử dụng trong nghi lễ thiêu xác là gỗ trầm hoặc đàn hương, hai loại gỗ có mùi thơm đặc biệt khi đốt cháy. Tuy nhiên, với tôi, chứng kiến phong tục truyền thống này cùng mùi cháy tử thi thì không khỏi rùng mình mỗi khi nhớ đến.

Du khách Việt rùng mình xem thiêu xác ở sông Hằng

Du khách Việt rùng mình xem thiêu xác ở sông Hằng

Khải tận mắt chứng kiến tục thiêu xác bên bờ sông Hằng.

Sau khi hoàn tất thủ tục hỏa táng, họ mang tất cả tro, cốt, và quần áo của người chết đổ xuống sông Hằng. Hiện giá thành củi đốt ngày một cao, khiến những gia đình nghèo không đủ sức tiến hành nghi thức hỏa táng cho người chết. Họ đành quấn sơ sài những xác chết và cứ thế thả về với sông mẹ. Với trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị rắn hổ mang cắn và các bậc thánh nhân, người dân không thiêu mà quấn xác chết vào cột đá rồi dìm xuống sông Hằng.

Đó cũng là lý do Sông Hằng ngày một ô nhiễm, dù người dân tin rằng hiện thân của nữ thần Ganga có khả năng tự thanh lọc. Những người bệnh và già sẽ hành hương đến Varanasi chờ chết để Đức mẹ rước về thiên đường rồi được thiêu xác, thả xuống sông.

Các tín đồ cho rằng được tắm ở dòng Hằng giúp rửa sạch tội lỗi và được chết ở sông Hằng sẽ giúp thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.

Các tín đồ cho rằng được tắm ở dòng Hằng giúp rửa sạch tội lỗi và được chết ở sông Hằng sẽ giúp thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Khi đến đây, du khách nên đi thuyền trên sông với giá là 200 rupee (70.000 đồng) một người. Du khách có thể mua hoa và đèn cúng để thả xuống sông hoặc mua các loài cá để phóng sinh cầu phước lành. Ngoài ra, vào đúng 18h mỗi ngày tại Dashashwamedh Ghat sẽ diễn ra lễ cầu siêu rất linh đình mà du khách không nênbỏ qua.

Phạm Hoàn Khải


*************
"Cái bắt tay vàng" trị giá 10 triệu USD
Click image for larger version

Name:	40.jpg
Views:	0
Size:	44.7 KB
ID:	1138338  
Tâm điểm chính trị trong những ngày qua chính là việc cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe bị mất chức. Ông này bị mất chức nhưng được miễn truy tố. Điều đáng nói là trong thỏa thuận từ chức, cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và vợ không những không bị truy tố mà còn được nhận khoản tiền mặt không dưới 10 triệu USD.

warning
attachment
Cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và vợ (Ảnh: Reuters)

Ông Mugabe và vợ đã nhận được một “cái bắt tay vàng” trị giá hàng triệu USD sau khi đạt được thỏa thuận từ chức trong tuần qua. Hiện chưa biết chính xác số tiền mà ông Mugabe nhận được, song hãng tin Guardian dẫn lời một quan chức đảng cầm quyền ZANU-PF của Zimbabwe ngày 25/11 cho biết, số tiền này không dưới 10 triệu USD.

Theo lời quan chức trên, ông Mugabe sẽ được miễn trừ truy tố, được đảm bảo về an ninh, trong khi đó chính phủ mới cũng cam kết không gây khó dễ cho các lợi ích kinh doanh của gia đình ông. Ông Mugabe sẽ được nhận ngay khoản tiền mặt 5 triệu USD và được chi trả thêm trong vài tháng tới.

Với quyết định từ bỏ quyền lực sau 37 năm cầm quyền, cựu lãnh đạo 93 tuổi này cũng sẽ nhận lương hưu 150.000 USD/năm cho tới khi qua đời. Trong khi đó, vợ ông là bà Grace Mugabe cũng được nhận lương hưu bằng một nửa số đó trong phần đời còn lại.

Cặp đôi này được phép ở lại quê nhà, trong dinh thự sang trọng có tên Nhà Xanh gần trung tâm thủ đô Harare, được chi trả chi phí y tế, an ninh và du lịch nước ngoài.

Nhiều chính khách thuộc đảng đối lập ở Zimbabwe đã chỉ trích thỏa thuận bị cho là “quá nhân đạo” này với cựu Tổng thống Mugabe. “Chúng tôi không tham gia vào bất cứ thỏa thuận nào đã đạt được với ông Mugabe và nếu có bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến tiền bạc hay thỏa thuận nào khác thì cũng bị coi là vi hiến”, Douglas Mwonzora, bí thư đảng Phong trào cải tiến dân chủ, một đảng đối lập ở Zimbabwe, nói.

Ông Mugabe đệ đơn từ chức hôm 21/11 sau một tuần bị quân đội quản thúc và gây sức ép. Ông chỉ chịu từ chức khi nhận ra rằng đó là cách duy nhất giúp ông tránh bị luận tội và ra đi một cách đàng hoàng. Thỏa thuận của ông Mugabe với quân đội và đảng cầm quyền đã giúp Zimbabwe hoàn tất một cuộc binh biến và chuyển giao quyền lực không đổ máu. Cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa ngày 24/11 đã chính thức tuyên thệ nhậm chức trở thành người đứng đầu chính phủ lâm thời Zimbabwe cho đến cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào tháng 9 năm sau.
*************

Khoe ảnh xưa, Danh hài Bảo Quốc chuẩn bị hấp hôn 50 năm

(NLĐO) Trên trang cá nhân, danh hài Bảo Quốc và vợ - bà Nguyễn Ngọc Thu Thủy đã khoe những bức ảnh xưa với nội dung chuẩn bị lễ hấp hôn 50 năm hạnh phúc.

q7-1511573653943
NSƯT Bảo Quốc và vợ


Ông nổi tiếng là danh hài được công chúng yêu mến. Không chỉ lưu dấu những vai diễn duyên dáng, dí dỏm mà còn ở tư cách, đạo đức. Nhắc đến ông có biết bao huyền thoại đẹp trong nghề, nhưng ở cuộc sống đời thường, ông sống giản dị, nghiêm túc luôn được đồng nghiệp trân trọng.
"Chuyện tình của tôi rất lãng mạn. Nhà tôi hồi đó ở đường Trần Hưng Đạo, nhà bà xã tôi ở Cao Bá Nhạ, quận 1. Hai đứa lớn lên cùng xóm, biết nhau từ lúc còn tắm mưa, chơi những trò con nít. Năm 16 tuổi có chọc ghẹo nhau, rồi bẵng đi một thơì gian không gặp. Đến hai năm sau, tôi mạnh dạn bày tỏ tình cảm, chở "nàng" đi học mỗi ngày. Bà xã tôi hồi trước học ở trường Gia Long – nay là Nguyễn Thị Minh Khai, tôi lúc đó đã đi theo đoàn hát của ba má tôi – bà bầu Thơ và ông Năm Nghĩa. Mỗi ngày tôi đưa rước nàng nhưng trong tình trạng lén lút gia đình, vì ba "nàng" không thích con rễ là nghệ sĩ. Cả gia đình bên vợ tôi lúc đó có đến 15 người đều không tán thành cuộc hôn nhân của chúng tôi. Ai cũng bảo "tụi nó cưới nhau bảo đảm 6 tháng sẽ ly dị", nhưng tôi quyết tâm xóa ngay suy nghĩ không mấy thiện cảm về nghệ sĩ của họ. Bằng chứng là đến hôm nay đã gần 50 năm chung sống, chúng tôi đã có bốn người con và rất đông cháu nội, cháu ngoại. Đặc biệt trong 10 chàng rễ của gia đình bên vợ tôi, thì tôi là người được cưng nhất" – danh hài tâm sự.
q4-1511573702395
"Bây giờ vẫn đủ sức...kéo nàng về dinh"


Danh hài Bảo Quốc gần như không che dấu điều gì khi đề cập đến cuộc sống đời thường của mình. Cứ được khơi là dòng chảy ký ức về mái ấm hạnh phúc của ông cứ tuôn trào.
"Khi đám cưới được tổ chức (ngày 20-3-1968), xe đón dâu chạy một vòng Sài Gòn cho tốn xăng chơi vậy đó... Bởi, nhà trai, nhà gái gần nhau, không thể lại đi bộ đơn giản nên chạy một vòng Sài Gòn thân yêu để …rước dâu. Vợ tôi về nhà chồng, "nhập gia tùy tục", cũng lăn xả vào công việc đoàn hát, ban đầu làm kế toán, phát lương, phụ trách việc bán vé trong đoàn hát. Thương hiệu Thanh Minh- Thanh Nga một thời có nàng dâu đảm đang lo toan nhiều việc cho gia đình chồng. Đến năm 1976, vợ chồng tôi xin phéo mẹ cho ra ở riêng. Lúc đó gia đình nhỏ của chúng tôi rất nghèo. Khi dọn nhà, chỉ có một tấm ra trải giường túm toàn bộ quần áo, mền mùng buộc lại, một chiếc giường nhỏ, một cái tủ gỗ. Khi mẹ tôi bán nhà, bà cho tôi một số tiền nhưng tôi đã từ chối nói má hãy để cho các em con, vì con còn đi hát được. Khi nào quá túng thiếu sẽ xin má!". Má tôi xúc động ôm tôi vào lòng"- danh hài rưng rưng nhắc lại ký ức về người mẹ của mình.
q3-1511573739760
NSƯT Bảo Quốc và vợ


Sự nghiệp của NSƯT Bảo Quốc được ông đúc kết bằng năm chữ: "Gian nan nhưng may mắn". Ông kể thêm: "9 tuổi tôi mê sân cỏ hơn sân khấu. Đi học về quăng cặp sách là nhào ra xóm chơi đá banh. Ba tôi bắt về đánh đòn liên tù tỳ mà vẫn không bỏ tật. Ba tôi là nghệ sĩ Năm Nghĩa (Lư Hòa Nghĩa), người đã từng góp phần hình thành bài vọng cổ từ bản "Dạ cổ hoài lang" của bác sáu Cao Văn Lầu. Chính ông là cha đẻ của cách ca vọng cổ theo nhịp tám, đưa bài vọng cổ vào dĩa nhựa và là danh ca một thời với cô Năm Đặng, Năm Cần Thơ, Út Trà Ôn, Bảy Nam, Năm Phỉ...Ba tôi nổi danh nhờ có giọng ca chân phương và nghề viết tuồng. Ông dạy tôi học ca với cây đàn guitar. Cứ tôi ca sai nhịp là ông ký vào đầu. Hồi đó tôi thù ghét những giờ học ca. Một hôm anh Hữu Nghĩa con của chú Vinh Sang, người chuuyên đóng những vai kép con bị bệnh, nên không có ai hát vai của anh trong vở "Người vợ không bao giờ cưới", thế là ba tôi bắt tôi lên thế. Trong buổi sáng ông và thầy Út Trong đệm đờn cho tôi ca bài Khốc Hoàng Thiên, hai câu vọng cổ rồi Xang xừ líu. Tôi sung lắm, muốn chứng tỏ mình là con nhà nòi mà".
q1-1511573777245
Gia đình NSƯT Bảo Quốc


Thế là đêm đó danh hài Bảo Quốc được khán giả khen ngợi. Ba của ông bên trong hậu trường vui lắm. Căn bệnh loét bao tử những ngày tháng đó đã hành hạ ba của ông, nhưng ông Năm Nghĩa vẫn vào đoàn hát, vẫn phụ giúp bà bầu Thơ quán xuyến công việc. Trong đêm diễn đầu tiên của con trai, ông quá vui, không ngủ được mà ngồi vào bàn để gõ máy đánh chữ, ráng viết một vở tuồng. Nhưng ông chỉ viết được vài trang, đến giữa đêm thì ho ra máu, "Má tôi đưa ba tôi vào bệnh viện. Ba ngày sau, ba tôi qua đời. Đó là lần đầu tiên cũng như lần cuối cùng ba tôi xem tôi hát. Niềm vui của ba tôi chưa trọn vẹn, vì ông vẫn mong muốn tôi thành danh trong nghề. Bởi, chị Thanh Nga lãnh giải HCV Thanh Tâm năm 1958, một năm sau thì ba tôi mất. Ngày tôi lãnh HCV giải Thanh Tâm năm 1968, tôi đã xúc động gọi ba ơi. Từ sự mong mỏi của ba tôi, tôi biết quý trọng nghề hát, quyết tâm làm được điều gì đó cho ba tôi vui ở suối vàng"- Danh hài hồi ức.
q10-1511573811548
Vợ chồng NSƯT Bảo Quốc và các cháu


"Ngẫm nghĩ đời tôi có duyên thế tuồng. Tôi chuyển sang lãnh vực diễn hài cũng là thế tuồng anh Thanh Việt trong vở "Con ma nhà họ Hứa". Đời tôi cũng bị chèn ép nhiều lắm, nhất là bị một đàn anh sẵn sàng hạ lương để giành vai tôi. Nhưng bù lại một lần thế vai anh Thanh Việt, tôi chuyển sang lãnh vực hài và nổi tiếng. Điều tôi vui nhất là những vở tuồng của ba tôi, ít nhiều tôi đã được diễn qua. Những vở như: "Đứa con hai dòng máu", "Nghiệp giáo", "Chén cơm đô thành", "Thầy cai tổng bồi"...đã thắm vào ký ức của tôi. Chỉ tiếc là trong đêm ba tôi thổ huyết phải đưa vào bệnh viện Đồn Đất, bản thảo dở dang đó cả nhà không ai biết ba tôi định sáng tác tuồng gì. Nếu thật sự đó là một vở dành cho tôi, thì tôi ân hận lắm. Tôi tự trách tại sao mình không mê hát sớm hơn để được ba truyền nghề cho mình. Giờ đây, sau chị Thanh Nga, anh Hữu Thình, gia tộc nhà tôi đã có: Hữu Châu, Hồng Loan (con gái tôi), Hà Linh (con của cố NSƯT Thanh Nga) và Gia Bảo (cháu nội tôi), chính thức nối nghiệp gia đình. Và còn gì vui hơn khi những gian nan, thử thách đã được đền bù bằng ý nghĩa tam đại đồng sàn" – danh hài Bảo Quốc phấn khởi nói.

q6-1511573850016
Vự chồng NSƯT Bảo Quốc trong ngày hấp hôn






Thanh Hiệp (ảnh do NSCC)
Theo nguoilaodong

**************

Bộ ảnh khoả thân khoe hàng của em gái xinh USA

Bộ ảnh khoả thân khoe hàng của em gái xinh USA

Bộ ảnh khoả thân khoe hàng của em gái xinh USA

Bộ ảnh khoả thân khoe hàng của em gái xinh USA

Bộ ảnh khoả thân khoe hàng của em gái xinh USA

Bộ ảnh khoả thân khoe hàng của em gái xinh USA


Bộ ảnh khoả thân khoe hàng của em gái xinh USA


**************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn