Trang Lá Cải Ngày 31 - 08 -2018 :Thế giới chiều ngày 31/8: Vận động viên Asiad đau bụng vì nuốt nước biển bẩn

Thứ Sáu, 31 Tháng Tám 20186:35 CH(Xem: 12239)
Trang Lá Cải Ngày 31 - 08 -2018 :Thế giới chiều ngày 31/8: Vận động viên Asiad đau bụng vì nuốt nước biển bẩn
**************

Thế giới chiều ngày 31/8: Vận động viên Asiad đau bụng vì nuốt nước biển bẩn

Mỹ dừng tài trợ cho cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine của LHQ; vận động viên Asiad đau bụng vì nuốt nước biển bẩn; Trump sắp công du châu Âu và Nam Mỹ.

  • Vận động viên Asiad đau bụng vì nuốt nước biển bẩn

    000-18Q860-7140-1535758604.jpg

    Akira Takayanagi (trái) và Tetsuya Isozaki thi nội dung đua thuyền buồm ở Asiad ngày 31/8. Ảnh: AFP.

    Akira Takayanagi, 22 tuổi, vận động viên Nhật thi đấu môn thuyền buồm tại Asiad ở Jakarta, là một trong số vài vận động viên bị đau bụng và tiêu chảy. "Tôi đã bị một cơn đau bụng rất tồi tệ hồi đầu tuần, có lẽ vì nuốt phải nước bẩn", Takayanagi nói.

    Đồng hương của anh là Shingen Furuya đã bị sốt gần 40 độ C khi thi đấu vòng loại trong khi Manami Doi cảm thấy không khỏe trong vòng chung kết. Michael Cheng, vận động viên Hong Kong, cũng cho rằng nước biển bẩn là nguyên nhân dẫn đến rắc rối về đường tiêu hóa của mình.

    "Tôi đoán là do nước biển ở đây bởi vì chúng tôi ăn cùng nhau mỗi tối nhưng người khác không bị làm sao", anh nói, ám chỉ các nhân viên hỗ trợ mình. "Màu nước trông có vẻ ổn nhưng tôi cố nhắc nhở bản thân không mở miệng ra".

    Một báo cáo năm 2012 của UNESCO cho thấy tất cả 13 con sông đổ ra vịnh Jakarta đều bị ô nhiễm với chất thải của con người, phần lớn là do các cơ sở xử lý nước thải yếu kém của thủ đô.

  • Mỹ dừng tài trợ cho cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine của LHQ

    103252629-048917236-1-9216-1535759505.jp

    Một trường học do UNRWA vận hành. Ảnh: Reuters.

    Washington từ lâu đã là nhà tài trợ lớn nhất của Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA) nhưng "giờ không còn sẵn lòng gánh vác gánh nặng này nữa", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert tuyên bố. Bà cho biết Mỹ sẽ không có khoản đóng góp nào thêm, ngoài 60 triệu USD được chi hồi tháng một.

    Mỹ năm ngoái tài trợ cho UNRWA 350 triệu USD. Cơ quan này hỗ trợ khoảng 5 triệu người tị nạn Palestine và cung cấp trường học cho 526.000 trẻ em ở các vùng lãnh thổ Palestine cũng như trong các trại tị nạn ở Lebanon, Syria và Jordan. Những lo ngại về việc cắt tài trợ đã khiến UNRWA ra cảnh báo rằng họ có thể phải đóng cửa tất cả 711 trường mà họ đang vận hành.

  • Cựu thủ tướng Australia rút khỏi quốc hội

    000-18N4OH-8955-1535760174.jpg

    Malcolm Turnbull tại Canberra ngày 23/8. Ảnh: AFP.

    Cựu thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ngày 31/8 rời khỏi quốc hội nước này, khiến Liên đảng Tự do - Quốc gia cầm quyền mất thế đa số tại hạ viện vốn chỉ hơn phe đối lập một ghế. Dự kiến ngày 6/10 sẽ diễn ra một cuộc bầu cử để bổ sung vị trí bị bỏ trống.

  • Trump sẽ không dự APEC ở Papua New Guinea

    download-28-1149-1535760708.jpg

    Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại Kentucky tháng 3/2017. Ảnh: Reuters.

    Tổng thống Mỹ Trump sẽ không tham dự các hội nghị thượng đỉnh khu vực với các đồng minh châu Á vào tháng 11 nhưng sẽ cử Phó tổng thống Mike Pence đi thay.

    Pence sẽ đến Singapore để tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Sau đó, ông sẽ đến Papua New Guinea để dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

    Năm ngoái, Trump đã tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Philippines và APEC tại Việt Nam.

  • Trump sắp công du châu Âu và Nam Mỹ

    download-29-3481-1535761260.jpg

    Trump tại Washington tháng 3/2017. Ảnh: Reuters.

    Trump sẽ tới Paris vào tháng 11 để kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến I và sau đó thăm Ireland. Cuối tháng 11, Tổng thống sẽ tới Buenos Aires để dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và sẽ dừng chân tại Colombia trong chuyến đi này.

  • Lãnh đạo phe ly khai đông Ukraine chết trong vụ đánh bom quán cà phê

    download-31-9959-1535763022.jpg

    Alexander Zakharchenko tại Donetsk tháng 3/2017. Ảnh: Reuters.

    Alexander Zakharchenko, 42 tuổi, lãnh đạo phe ly khai ở Đông Ukraine, thiệt mạng sau khi một vụ nổ diễn ra tại quán cà phê Separ ở Donetsk vào 14h30 GMT (21h giờ Hà Nội) ngày 31/8. Tổng thống Nga Putin đã gửi lời chia buồn đến gia đình Zakharchenko.

    Bộ Ngoại giao Nga và phe ly khai đông Ukraine cáo buộc Kiev có thể đứng sau vụ tấn công. Trong khi đó, chính quyền Ukraine cho rằng vụ đánh bom có thể nảy sinh do đấu đá nội bộ giữa các chiến binh.

  • Arab Saudi ám chỉ kế hoạch biến Qatar thành đảo

    73af1cc3b20dd5fc82174eff7d562c-1135-6075

    Khung cảnh ở Qatar. Ảnh: AFP.

    "Tôi rất háo hức về chi tiết của dự án đảo Salwa, dự án lịch sử vĩ đại sẽ thay đổi địa lý của khu vực", Saud al-Qahtani, cố vấn cấp cao của Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman, viết trên Twitter. Ông nhắc đến kế hoạch đào một con kênh dài 60 km và rộng 200 m ở biên giới với Qatar, sẽ khiến Qatar tách biệt với đại lục Arab Saudi, biến quốc gia này từ một bán đảo thành đảo.

    Quan hệ giữa Arab Saudi và Qatar đã căng thẳng trong 14 tháng qua. Tháng 6/2017, Arab Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Qatar với cáo buộc họ hỗ trợ khủng bố và quá thân thiết với đối thủ của Riyadh là Iran. Doha bác bỏ các cáo buộc.

    Kuwait và Mỹ, bên có căn cứ không quân lớn nhất Trung Đông tại Qatar, đã cố gắng hòa giải nhưng chưa đạt được tiến bộ.


************

Hàng trăm nhà ven sông Mã bị nhấn chìm

Lũ sông Mã lên nhanh khiến hàng trăm căn nhà ven sông ngập sâu trong nước. Người dân vội vàng chạy lũ, nhiều hộ không kịp di dời tài sản.

Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 1
Từ ngày 29 đến 31/8, mưa lớn kéo dài kết hợp với việc nhiều thủy điện xả lũ khiến nước sông Mã dâng cao. Ngày 31/8, mực nước trên sông này đã vượt mức báo động 3. Ảnh: Lê Ngọt.
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 2
Lũ dâng cao khiến các xã Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Liên, Cẩm Lương, Cẩm Giang, Cẩm Yên bị cô lập hoàn toàn. Các xã, thị trấn vùng thấp ven sông Mã cũng chịu cảnh ngập nặng. Hàng trăm căn nhà bị ngập sâu. Ảnh: Lê Ngọt.
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 3
Nhiều căn nhà của các xã ven sông Mã bị ngập gần đến nóc.
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 4
Lũ lên nhanh khiến trang trại lợn với hơn 1.000 con của ông Dương Khắc Lam ở xã Cẩm Ngọc bị ngập sâu 2 m. Sáng nay, ông phải thuê và nhờ tổng cộng hơn 100 người đến cứu lợn.
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 5
Ông Nguyễn Văn Hợi (45 tuổi, thị trấn Cẩm Thủy) cho biết từ chiều 30/8, nước sông cuồn cuộn đổ về. Chỉ trong vài tiếng, căn nhà của ông đã chìm trong nước. Trưa một ngày sau, căn nhà ông bị ngập gần đến nóc. "Vợ chồng tôi cùng con gái chạy thoát thân, không mang theo được tài sản gì. Tivi, tủ lạnh và nhiều đồ đạc đang bị ngập trong nước lũ", ông Hợi rơm rớm nước mắt kể.
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 6
Ông Nguyễn Văn Duy (58 tuổi) dầm mình trong nước lũ, cố vớt vát, di chuyển một số tài sản như đồ đạc như bếp ga, chum nồi, đồ nấu ăn đến nơi cao ráo. "Từ năm 2007 đến nay, chưa có trận lũ nào to như thế này", ông Duy nói.
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 7
Không thể về nhà, nhiều người dân đặt ghế xếp, nằm nghỉ tạm ven đường Hồ Chí Minh (gần khu vực cầu Cẩm Thủy).
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 8
Bà Trương Thị Thích (53 tuổi) cho biết suốt đêm qua đến chiều 31/8, bà phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. "Nửa đêm đến 1h sáng, nước lên nhanh lắm. Cả xóm hô hào nhau tháo chạy. Một số nhà không kịp lấy gì hết. Lợn, gà và nhiều tài sản mất hết", bà Thích kể.
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 9
Nhiều người dân mệt mỏi, ngồi nghỉ sau nhiều giờ chạy lũ.              
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 10
Nước cuồn cuộn chảy vào cổng chợ xã Cẩm Phong. Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn huyện Cẩm Thủy, khu vực thượng lưu nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 gồm các xã Cẩm Lương, Cẩm Thành, Cẩm Thạch đã trên mức lũ lịch sử năm 2007 khoảng 80 cm. Toàn huyện đã có hơn 3.500 hộ dân với trên 17.000 khẩu phải sơ tán.
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 11
Lũ dâng cao cũng khiến nhiều tuyến đường về huyện Cẩm Thủy xuất hiện các điểm ngập sâu, giao thông ách tắc.
Hang tram nha ven song Ma bi nhan chim hinh anh 12
Huyện Cẩm Thủy (vùng khoanh đỏ) - nơi xảy ra ngập lụt. Ảnh: Google Maps.

**************

Khách xếp hàng dài chờ vào quán cà phê đẹp nhất thế giới

Quán cà phê ở Budapest, Hungary có kiến trúc lộng lẫy không khác gì các cung điện hoàng gia.

Khách xếp hàng dài chờ vào quán cà phê đẹp nhất thế giới

Quán cà phê New York nằm trong khuôn viên của khách sạn New York Place ở thành phố Budapest (Hungary). Được mở hơn 100 năm trước, quán tồn tại qua nhiều biến chuyển lịch sử quan trọng của đất nước Hungary.

Khách xếp hàng dài chờ vào quán cà phê đẹp nhất thế giới

Từ những ngày đầu, quán đã là không gian yêu thích của các nghệ sĩ, nhà báo cũng như người dân, du khách tới thành phố. Không gian rộng rãi cùng sự đầu tư trong thiết kế đã khiến nơi này được báo chí, khách du lịch mệnh danh là "Quán cà phê đẹp nhất thế giới". Ảnh: Newyorkcafe.

Khách xếp hàng dài chờ vào quán cà phê đẹp nhất thế giới

Hiện nay vì mức độ nổi tiếng của quán, du khách thường phải xếp hàng dài để được vào thưởng thức các món ăn, đồ uống. Nơi đây không còn là một quán cà phê đơn thuần mà đã trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến với thành phố này.

Khách xếp hàng dài chờ vào quán cà phê đẹp nhất thế giới

Các bức tranh khổng lồ được vẽ trang trí trên trần nhà khiến du khách như lạc bước vào một cung điện của các thế kỷ trước.

Khách xếp hàng dài chờ vào quán cà phê đẹp nhất thế giới

Ngoài việc nhấm nháp một cốc cà phê thơm lừng hay một ly cocktail mát lạnh, bạn còn được thưởng thức những bản nhạc nổi tiếng. Ở đây luôn có một dàn nhạc quy mô nhỏ hoặc các nghệ sĩ piano biểu diễn.

Khách xếp hàng dài chờ vào quán cà phê đẹp nhất thế giới

Nội thất được mạ vàng, các cột đèn lớn được chạm trổ tinh tế gợi nhớ lại một thời kỳ xa hoa của giới quý tộc trước đây.

Khách xếp hàng dài chờ vào quán cà phê đẹp nhất thế giới

Rất nhiều du khách đã tranh thủ lưu lại cho mình bức ảnh kỷ niệm trong không gian quán.

Khách xếp hàng dài chờ vào quán cà phê đẹp nhất thế giới

Ở mặt ngoài, những chiếc đèn đều được tạo hình tỉ mỉ.

Tuấn Đào


***************

Những hình ảnh hài hước trong ngày

Đơn xin phát chồng, chàng tiên cá gợi cảm, ném đá giấu chân… là những khoảnh khắc vui nhộn khiến người xem bật cười.

Đơn xin phát chồng.

Đơn xin phát chồng.

Khi tất cả chị em đều ăn mặc theo mốt.

Khi tất cả chị em đều ăn mặc theo mốt.

Chống nắng khi đi tắm nắng.

Chống nắng khi đi tắm nắng.

Thoáng nhìn đã biết anh là người vui tính.

Thoáng nhìn đã biết anh là người vui tính.

Đầu bếp đãng trí.

Đầu bếp đãng trí.

Làm anh khó đấy, phải đâu chuyện đùa.

Làm anh khó đấy, phải đâu chuyện đùa.

Tốt khoe xấu che.

Tốt khoe xấu che.

Chỗ ngồi lý tưởng.

Chỗ ngồi lý tưởng.

Chàng tiên cá gợi cảm.

Chàng tiên cá gợi cảm.

Ném đá giấu chân.

Ném đá giấu chân.

Tất Nhiên tổng hợp


****************

John McCain trong mắt người từng cầm dao bắt sống ông ở hồ Trúc Bạch


Ông Lê Trần Lụa, người đã kéo ông John McCain lên từ hồ Trúc Bạch sau khi nhảy dù khỏi máy bay bị bắn rơi năm 1967. Ảnh: CNN

Ông Lê Trần Lụa, người đã kéo ông John McCain lên từ hồ Trúc Bạch sau khi nhảy dù khỏi máy bay bị bắn rơi năm 1967. Ảnh: CNN

Lần đầu tiên ông Lê Trần Lụa đưa mắt nhìn John McCain, ông đã rất muốn giết phi công hải quân Mỹ. "Với một con dao trong tay, tôi đã định đâm ông ấy. Nhưng mọi người gần đó hét lên bảo tôi dừng lại", ông Lụa kể.

Bây giờ, hơn nửa thế kỷ sau cuộc chạm mặt đầu tiên đầy kịch tính đó, ông Lụa tiếc thương cho ông McCain, người vừa qua đời hôm 25/8.

"Tôi rất buồn", ông nói với CNN khi kẻ địch năm xưa ra đi. "Tôi luôn muốn gặp lại ông ấy vì đó là một dấu mốc trong đời tôi".

Ông Lụa làm nghề viết thư pháp ở các ngôi chùa tại Hà Nội. Người đàn ông 68 tuổi, dáng gầy gò với mái tóc dài buộc sau gáy, nhấp một ngụm cafe rồi hồi tưởng về buổi chiều năm đó, khi ông phát hiện ra McCain.

Đó là ngày 26/10/1967, thiếu tá McCain, một phi công của Hải quân Mỹ, đang điều khiển máy bay ném bom vào một nhà máy điện ở miền Bắc Việt Nam thì chiếc Douglas A-4 Skyhawk của ông trúng tên lửa đất đối không. Ông kịp nhảy dù khỏi chiếc máy bay.

Ông Lụa, khi đó mới 17 tuổi, là thợ cơ khí tại một nhà máy giấy. Ông đang trốn trong hầm tránh bom thì thoáng thấy chiếc dù của McCain.

"Tôi ngay lập tức chạy vào bếp, với lấy con dao", ông Lụa kể. "Tôi nghĩ đó là một kẻ xâm nhập định phá hoại nhà máy và thành phố của chúng tôi". 

Ông McCain đáp xuống hồ Trúc Bạch ở trung tâm Hà Nội. Ông Lụa liền bơi thẳng ra chỗ phi công Mỹ. "Tôi ngay lập tức túm lấy tóc ông ấy. Tôi không biết nói tiếng Anh, vì thế tôi hét lên bằng tiếng Pháp 'haut le mains!', nghĩa là 'giơ tay lên!'".

Với ông Lụa, việc bắt sống phi công của địch là một trong những thành tích đáng tự hào nhất trong đời. Còn với McCain, đây là khởi đầu cho quãng thời gian trở thành tù binh chiến tranh kéo dài hơn 5 năm sau đó.

Hoa dành cho kẻ thù

Một người dân đặt hoa viếng ông McCain tại bức tượng bên hồ Trúc Bạch. Ảnh: Ngọc Thành

Một người dân đặt hoa viếng ông McCain tại bức tượng bên hồ Trúc Bạch. Ảnh: Ngọc Thành

Bên hồ Trúc Bạch ngày nay có một bức tượng nhỏ tôn vinh chiến công bắn hạ máy bay của McCain năm xưa. "Quân và dân thủ đô Hà Nội đã bắt sống phi công John Sidney McCain", dòng chữ trên tượng viết. "Đây là một trong 10 máy bay bị bắn hạ cùng ngày".

Tuy nhiên, sau khi ông McCain qua đời, bức tượng trở thành một đài tưởng niệm, nơi những người yêu quý ông đến đặt hoa và nến. "Chúng tôi không phải người Mỹ", một du khách Nam Phi nói, chụp ảnh bên cạnh bức tượng cùng vợ. "Nhưng chúng tôi kính trọng ông ấy".

Sau khi bị bắt, McCain được đưa tới nhà tù Hỏa Lò, nơi các tù binh Mỹ đặt biệt danh là "Hilton Hà Nội".

"Tôi lần đầu gặp John McCain là vào năm 1967", ông Trần Trọng Duyệt, cựu trại trưởng trại tù binh Hỏa Lò từ năm 1968 -1973, nhớ lại. "Ông ấy rất quyết liệt và cứng rắn. Ông ấy trung thành với lý tưởng của mình".

Ngày nay, Hỏa Lò trở thành một bảo tàng, thu hút các du khách trẻ. Những bức ảnh đen trắng được trưng bày tại đây cho thấy ông Duyệt đang phát biểu trước các hàng tù binh Mỹ, ngay trước khi họ được phóng thích vào mùa đông 1973 theo Hiệp ước Hòa bình Paris. McCain nằm trong số những tù binh được trao trả năm đó.

Ông Duyệt bác bỏ thông tin cho rằng McCain và các tù binh chiến tranh khác đã bị ngược đãi trong thời gian giam giữ: "Nếu chúng tôi tra tấn ông ấy, sẽ không thể có hình ảnh McCain trở về Việt Nam nhiều lần như thế và vực dậy mối quan hệ Việt - Mỹ".

Hiện đã 85 tuổi và nghỉ hưu, ông Duyệt bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của cựu tù binh, một thượng nghị sĩ đóng góp cho việc tái thiết mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

"Nếu gặp ông ấy giờ này, tôi sẽ chúc ông ấy khỏe mạnh như một người bạn tốt thường làm", ông Duyệt nói. "Xin gửi lời chia buồn sâu sắc của tôi đến gia đình và vợ ông ấy. Tôi mong được gặp gia đình và vợ của ông ấy ở Việt Nam".

Ông Trần Trọng Duyệt, cựu trại trưởng trại tù binh Hỏa Lò

Ông Trần Trọng Duyệt tại nhà tù Hỏa Lò, nay đã trở thành bảo tàng. Ảnh: CNN

Trong ba ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội mở cửa cho công chúng vào viếng ông McCain. Trong số những người Việt đến đây có kế toán viên 35 tuổi Vũ Ngọc Sơn. Anh làm dấu thánh giá và cúi đầu trước chân dung của ông McCain.

"Cảm ơn ngài rất nhiều thượng nghị sĩ John McCain", anh viết trong sổ chia buồn. "Xin hãy giúp đỡ và tiếp tục ủng hộ cho Mỹ và Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và hạnh phúc hơn".

Năm 1995, ông McCain đã hoan nghênh quyết định của chính quyền Bill Clinton về tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho rằng từ một binh lính, sau đó là người kiến tạo hòa bình, ông McCain đã đóng một vai trò trung tâm trong việc gây dựng mối quan hệ phi thường giữa hai quốc gia cựu thù. 

"Thật kỳ diệu khi nhìn lại những thập kỷ mà chúng ta đã đi qua", ông nói. "Từ những trải nghiệm chiến tranh, trải nghiệm của thượng nghị sĩ McCain và những gì chúng ta có ở đây ban đầu, đến ngày hôm nay, chúng ta đang nói về một quan hệ đối tác và tình hữu nghị".

Dấu ấn không thể xòa nhòa của ông McCain ở Việt Nam có thể được nhìn thấy trên những bức tường của nhà tù nơi ông từng bị giam giữ. Bên cạnh những bức ảnh chụp ông khi còn là một tù binh chiến tranh thương tật, có một bức ảnh McCain đang mỉm cười khi về thăm nhà tù vào năm 2000.

Ông thường xuyên ghé "Hilton Hà Nội" trong hơn 20 chuyến thăm Việt Nam. Ở một trong các chuyến thăm này, cựu tù binh đã để lại lời nhắn trong cuốn sổ khách của bảo tàng. 

"Chúc những điều tốt đẹp nhất, John McCain - thượng nghị sĩ Mỹ tại Arizona", ông viết.


*************

5 nàng 'vợ lẽ' làm thay đổi lịch sử Trung Quốc


Diên Hy công lược, bộ phim truyền hình đang gây sốt trên màn ảnh Trung Quốc là phim mới nhất về các phi tần trong triều đại nhà Thanh. Bộ phim thu hút một lượng người xem kỷ lục và khiến người ta nhớ lại đến những người đẹp từng làm khuynh đảo lịch sử Trung Quốc, theo SCMP.

1. "Người hòa giải" Vương Chiêu Quân (Triều Hán, năm 51-15 trước Công nguyên)

Phác họa Vương Chiêu Quân. Ảnh: Baidu.

Phác họa Vương Chiêu Quân. Ảnh: Baidu.

Vương Chiêu Quân xuất thân từ một gia đình thường dân nhà Hán. Xinh đẹp, giỏi cầm kỳ thi họa, nàng được tuyển vào hậu cung của Hán Nguyên Đế nhưng chỉ làm cung nữ. 

Khi đó người Hung Nô là dân du mục, chiếm đóng một khu vực rộng lớn là Mông Cổ ngày nay, một phần phía bắc Trung Quốc và Trung Á. Người Hung Nô và người Hán đụng độ ở khu vực biên giới trong nhiều năm.

Năm thứ 53 trước Công nguyên, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán và muốn lấy công chúa. Vua không muốn gả con gái, bèn ban lệnh cho các cung nữ "ai muốn lấy Hô Hàn Tà sẽ được coi như công chúa".

Không ai muốn lấy Hô Hàn Tà, chỉ có Vương Chiêu Quân tình nguyện và sau này trở thành sủng phi. Hai người sinh được hai con trai và một con gái. Các nhà sử học và thi sĩ ca ngợi Vương Chiêu Quân đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình kéo dài nhiều thập niên giữa người Hung Nô và người Hán.

2. "Nữ hoàng đế" Võ Tắc Thiên (Triều Đường, năm 624-705)

Phác họa nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Ảnh: Baidu.

Phác họa nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Ảnh: Baidu.

Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà vào cung năm 14 tuổi, làm tài nhân (hàng thứ tư trong 7 thứ bậc phi tần thời Đường) cho Đường Thái Tông - hoàng đế thứ hai của nhà Đường. Thái Tông mất khi Võ Tắc Thiên 25 tuổi. Bà phải cạo đầu đi tu.

Con trai của Thái Tông là Cao Tông lên ngôi, đã đón Võ Tắc Thiên vào cung vì thương thầm bà từ khi còn làm hoàng tử. Võ Tắc Thiên bắt đầu hành trình dài tranh đấu quyền lực và lên ngôi hoàng đế ở tuổi 66, cầm quyền thêm 15 năm nữa tới khi qua đời.

Võ Tắc Thiên được mô tả là một người tàn nhẫn, từng giết chết con gái đẻ vì dám đối nghịch. Tuy nhiên, dưới thời cai trị của Võ Tắc Thiên, lãnh thổ của nhà Đường đã mở rộng, nhiều chính sách cai trị và xã hội được cải cách.

3. "Người giơ đầu chịu báng" Dương Ngọc Hoàn (Triều Đường, năm 719-756)

Phác họa Dương Quý Phi. Ảnh: Baidu.

Phác họa Dương Quý Phi. Ảnh: Baidu.

Dương Ngọc Hoàn còn được gọi là Dương Quý Phi, cũng có mối quan hệ với cả bố và con trai làm hoàng đế. Dương Ngọc Hoàn vốn là chính phi (vợ cả) của Thọ vương Lý Mạo, con trai của Đường Minh Hoàng và Võ Huệ Phi. Sau khi Võ Huệ Phi qua đời, Đường Minh Hoàng, 61 tuổi lập Dương thị, 27 tuổi, làm quý phi (vợ lẽ, cấp bậc cao thứ hai trong hậu cung, sau hoàng hậu). 

Đường Minh Hoàng say mê Dương Quý Phi, lơ là triều chính. Ông phong nhiều vị trí quan trọng trong triều đình cho thân thích của Dương Quý Phi, dẫn tới cuộc nổi loạn An Lộc Sơn. Tướng An Lộc Sơn lấy lý do gia tộc Dương Quý Phi làm nhũng nhiễu triều chính để nổi dậy.

Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi chạy trốn khỏi kinh thành. Trên đường đi trốn, cấm vệ quân đổ lỗi cho Dương Quý Phi gây nên tình trạng bất ổn và xử tử bà. Dương Quý Phi chết năm 38 tuổi. Cuộc nổi dậy bị dẹp sau 8 năm. Tuy nhiên, đó là khởi đầu cho sự kết thúc của vương triều nhà Đường. 

4. "Con tốt" Trần Viên Viên (Triều Minh, năm 1624 - 1681)

Phác họa Trần Viên Viên. Ảnh: Baidu.

Phác họa Trần Viên Viên. Ảnh: Baidu.

Sinh ra trong thời loạn lạc, Trần Viên Viên mồ côi từ nhỏ. Trần Viên Viên là một kỹ nữ nổi tiếng xinh đẹp, giỏi múa hát và sau này trở thành ái thiếp (vợ lẽ) của Ngô Tam Quế, một tướng quân đội nhà Minh.

Ngô Tam Quế là người góp phần khiến nhà Minh sụp đổ. Ngô đã mở cửa Sơn Hải cho quân Mãn Thanh tràn vào và phối hợp với quân Mãn Thanh chống lại quân Lý Tự Thành (người lãnh đạo khởi nghĩa lật đổ nhà Minh năm 1644 và tự xưng Hoàng đế Đại Thuận), đánh chiếm thủ đô Bắc Kinh.

Dân gian đồn rằng Ngô Tam Quế phản bội vì một tướng khác của nhà Minh đã bắt cóc ái thiếp Trần Viên Viên. Ngô Tam Quế khi đó vô cùng tức giận đã nói: "Làm sao ta dám đối mặt với ai khi không thể bảo vệ một người phụ nữ?" Hiện chưa rõ số phận của Trần Viên Viên sau chiến tranh.

5. "Người chuyên quyền" Từ Hy (Triều Thanh, năm 1835-1908)

Từ Hy thái hậu trong cung điện nhà Thanh. Ảnh: Baidu.

Từ Hy thái hậu trong cung điện nhà Thanh. Ảnh: Baidu.

Từ Hy Thái hậu nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại với 50 năm nhiếp chính trong thế kỷ 19. Từ Hy vào cung năm 1852, sau khi hạ sinh Hoàng trưởng tử Tái Thuần, bà được Hàm Phong Đế sắc phong làm Ý phi, sau tấn phong làm Ý Quý phi. Khi Hàm Phong Đế qua đời, con trai duy nhất là hoàng tử Tái Thuần lên ngôi lúc mới 5 tuổi, có hai hoàng thái hậu và quan lại giúp đỡ chấp chính. Tuy nhiên, năm 1861, Từ Hy âm mưu đảo chính, lật đổ Từ An Thái hậu, tự mình nhiếp chính.

Trong suốt thời gian Từ Hy nhiếp chính, Trung Quốc trải qua nhiều biến động xã hội và chiến tranh ngoại bang, như cuộc chiến thuốc phiện lần thứ hai. Từ Hy Thái hậu vượt qua những thách thức này và tiếp tục lối sống xa hoa. Từ Hy Thái hậu qua đời ở Bắc Kinh năm 1908 khi đất nước đang trong tình cảnh hỗn loạn, mở đường cho các nhà cách mạng như Tôn Trung Sơn lật đổ nhà Thanh, khai sinh Trung Hoa Dân Quốc.


***************

Quả dừa cứu mạng John F. Kennedy trong thời Thế chiến II


John F. Kennedy (phải) và William F. Liebenow tại Michigan năm 1960. Ảnh: Washington Post.

John F. Kennedy (phải) và William F. Liebenow tại Michigan năm 1960. Ảnh: Washington Post.

William F. Liebenow, sĩ quan hải quân Mỹ trong thời Thế chiến II, qua đời ngày 23/8 ở Arlington. Chiến công nổi bật nhất của ông là giải cứu John F. Kennedy năm 1943, người sau này trở thành tổng thống thứ 35 của nước Mỹ, theo Washington Post.

Liebenow gia nhập hải quân Mỹ sau trận Trân Châu Cảng - đòn tấn công bất ngờ Nhật nhằm vào căn cứ Mỹ tại Hawaii năm 1941. Gần hai năm sau, ông đóng quân tại quần đảo Solomon, phía đông Australia và Papua New Guinea. Một trong những người bạn cùng lều của Liebenow là Kennedy, 26 tuổi, đến từ Massachusetts.

Cả hai đều là chỉ huy của tàu tuần tra ngư lôi, được gọi là PT. Những chiếc tàu này có ba động cơ khỏe, chở khoảng chục người và 4 quả ngư lôi. Trong một chuyến tuần tra đêm, tàu PT-109 của Kennedy bị tàu khu trục Nhật đâm va. Nó vỡ đôi, động cơ nổ tung khiến hai người thiệt mạng. 

Kennedy và 10 người sống sót bơi 4 giờ đến một hòn đảo nhỏ không người ở và chờ đợi cứu viện. Trong 6 ngày, họ sống bằng những quả dừa trên đảo.

Kennedy cố gắng bơi vào ban đêm với hy vọng gặp một chiếc tàu PT khác tuần tra. Nhưng tại nơi đồng đội của Kennedy đóng quân, các lãnh đạo cho rằng không ai sống sót trong vụ nổ PT-109 nên không điều tàu đi tìm kiếm cứu hộ.

Nhóm của Kennedy gặp được Eroni Kumana và Biuku Gasawere, hai người sống ở quần đảo Solomon đi xuồng ngang qua. Mặc dù Kennedy không biết chắc hai người này theo phe nào, ông cho rằng có khả năng xuồng của họ sẽ đến nơi quân đồng minh kiểm soát và muốn nhờ họ truyền tin giúp mình.

Ông không biết ngôn ngữ của họ, cũng không có giấy bút. Ông chỉ có một con dao và một hòn đảo đầy dừa. Kennedy nhặt một quả lên và khắc: "11 người còn sống. Cần thuyền nhỏ".

Quả dừa được đưa cho người lính Australia phụ trách theo dõi bờ biển Thái Bình Dương và người này chuyển tin nhắn đến căn cứ Mỹ trên đảo Rendova. Nhưng hải quân Mỹ hoài nghi đây có thể là một cái bẫy. Họ quyết định chỉ cử một tàu đi để không chịu nhiều tổn hại nếu bị phục kích.

70 năm sau, khi Liebenow được các nhà sử học hỏi tại sao tàu PT-157của ông được chọn làm nhiệm vụ, ông thỉnh thoảng nói sự thật: Chúng tôi là "các thủy thủ giỏi nhất ở Nam Thái Bình Dương". Tuy nhiên, ông thường thích nhắc lại câu nói đùa của các đồng đội: "Chúng tôi là những người đáng hy sinh nhất".

Liebenow khi đó phải đến chỗ của Kennedy thật nhanh nhưng cũng phải cẩn trọng, không tạo ra đường rẽ nước lớn để tránh đánh động tàu Nhật Bản. Khi Kennedy nhìn thấy PT-157, ông hét lên: "Sao giờ này các anh mới tới?".

"Chúng tôi mang một ít thức ăn cho các anh", Liebenow nói.

"Cảm ơn, tôi không cần", Kennedy đáp. "Tôi vừa chén một quả dừa xong".

Khi thủy thủ đoàn của Kennedy lên tàu, họ chia nhau rượu để ăn mừng nhiệm vụ thành công.

Câu chuyện về tàu PT và quả dừa sau này được nhắc đến để ghi điểm cho chiến dịch tranh cử của Kennedy năm 1960. 17 năm sau cuộc giải cứu, Liebenow hỗ trợ Kennedy khi ông đi vận động tranh cử ở Michigan. Kennedy giữ vỏ quả dừa cứu mạng và biến nó thành một cái chặn giấy trên bàn làm việc trong Phòng Bầu dục. Ông giữ chức tổng thống từ năm 1961 cho đến năm 1963, khi ông bị ám sát ở Texas.

Chặn giấy làm từ quả dừa truyền tin của Kennedy. Ảnh: roadsideamerica.

Chặn giấy làm từ quả dừa truyền tin của Kennedy. Ảnh: roadsideamerica.

Liebenow khi đó đã kết hôn và có hai người con. Ông làm việc cho hãng đường sắt Chesapeake và Ohio. Từng là anh hùng trong thời chiến, ông hạnh phúc khi được trở lại cuộc sống bình thường trong thời bình.

"Ông ấy sống như Clark Kent", Bridgeman Carney, người từng phỏng vấn Liebenow, nói, nhắc đến thân phận thật của nhân vật siêu nhân trong truyện tranh.

Ngày 23/8, một lẵng hoa đỏ trắng được gửi từ Caroline Kennedy - con của cố tổng thống Kennedy - được đặt tại nơi an nghỉ cuối cùng của Liebenow cùng dòng chữ: "Với sự trân trọng lớn nhất"
****************

Ảnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọcẢnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọcẢnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọcẢnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọcẢnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọcẢnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọcẢnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọcẢnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọcẢnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọcẢnh sex đẹp gái Châu Âu chọn lọc







Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn