Bộ Tư pháp Hoa Kỳ yêu cầu tòa án giữ nguyên lệnh cấm WeChat

Chủ Nhật, 27 Tháng Chín 20206:00 CH(Xem: 3184)
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ yêu cầu tòa án giữ nguyên lệnh cấm WeChat

Ngày 25/9, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đề xuất với thẩm phán liên bang tại San Francisco, thúc đẩy việc duy trì lệnh của Chính phủ Hoa Kỳ về việc loại bỏ ứng dụng WeChat của mạng xã hội của Tencent trên các cửa hàng ứng dụng của Hoa Kỳ (chủ yếu là Apple và Google), và ngừng chức năng giao dịch của WeChat.

Công cụ kiểm soát quyền tự do ngôn luận; theo dõi riêng tư của người dùng – WeChat không có thị trường Tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây, nơi quan tâm đến tự do và dân chủ. (Ảnh: BigTunaOnline / Shutterstock).

Theo Reuters, văn bản do Bộ Tư pháp đệ trình yêu cầu Thẩm phán quận Laurel Beeler của Hoa Kỳ hủy bỏ phán quyết sơ bộ được ban hành vào ngày 19/9 chặn lệnh cấm của Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến ​​có hiệu lực vào ngày 20/9, yêu cầu xóa WeChat và cấm tất cả các giao dịch như chuyển tiền bằng WeChat ở Hoa Kỳ, có khả năng khiến ứng dụng bị xóa hoàn toàn khỏi Hoa Kỳ.

Bộ Tư pháp: Quyết định của bà Beeler không có cơ sở vững vàng

Văn bản do Bộ Tư pháp đệ trình nêu rõ rằng lệnh của bà Beeler là sai lầm, chính là đang“cho phép sử dụng WeChat liên tục và không hạn chế. Trong khi, WeChat là ứng dụng di động mà Chính quyền Hoa Kỳ đã xác định gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.”

Trong phán quyết, bà Beeler chỉ ra, lệnh cấm của Bộ Thương mại đối với WeChat đã gây ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp, ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận.

Bộ Tư pháp bác bỏ lý do của bà Beeler, nói rằng Tu chính án thứ nhất sẽ không bảo vệ một ứng dụng giám sát người dùng.

Văn bản cho biết: “Tu chính án thứ nhất sẽ không cấm hạn chế WeChat. Bởi vì WeChat đã đạt được sự phổ biến và phụ thuộc vào Chính phủ ĐCSTQ. Chính vì điều này mà Chính phủ ĐCSTQ có thể giám sát người dùng và thực hiện các chiến dịch tuyên truyền và khiến an ninh quốc gia Mỹ gặp nguy hiểm.”

Để bảo vệ lập luận của mình, văn bản của Bộ Tư pháp cũng tiết lộ một số nội dung của bản ghi nhớ ngày 17/9 của Bộ Thương mại, trong đó nêu rõ các giao dịch WeChat sẽ bị cấm: “Ứng dụng di động WeChat thu thập và gửi thông tin cá nhân nhạy cảm của người Mỹ. Thông tin này được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc và Canada, và Tencent có toàn quyền truy cập”.

Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu bà Beeler đưa ra phán quyết nhanh chóng, trước ngày 1/10.

WeChat kiểm soát ngôn luận, lại muốn sang Mỹ để bảo vệ quyền tự do ngôn luận

WeChat có 19 triệu người dùng ở Hoa Kỳ và hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, nhưng đại đa số là người Trung Quốc hoặc người gốc Hoa.

Lý do chính khiến WeChat đạt được mức độ phổ biến như vậy là chính sách hậu thuẫn của Chính phủ ĐCSTQ. Ngoài việc cung cấp dịch vụ phòng chat, chức năng chính của WeChat là đặt vé máy bay, vé xe buýt, khách sạn, nộp tiền điện nước, thực hiện hầu hết các khoản thanh toán hàng ngày… Ở Trung Quốc Đại Lục, tiền mặt hầu như rất ít được dùng đến, mà phải thanh toán bằng WeChat để mua đồ. Vì điều này, WeChat có gần như có tất cả thông tin của mọi người, và đây chính xác là những gì chính quyền cần.

Bà Thái Hà, cựu giáo sư của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ đã nói, “Với sự hợp tác của công nghệ cao và dữ liệu lớn (big data), ĐCSTQ có thể thực hiện giám sát dân chúng cả ba chiều suốt 24 giờ một ngày trong bất kể điều kiện thời tiết nào.” Wechat quả thật là cánh tay đắc lực cho việc thực hiện các mục đích của ĐCSTQ.

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), giống như các kênh truyền thông xã hội khác ở Trung Quốc, người dùng WeChat cũng bị kiểm soát ngôn luận nghiêm ngặt. Ở Trung Quốc, bất kỳ bình luận nào không phù hợp với quan điểm của đảng, những bình luận vi phạm nhẹ thì sẽ bị xóa, còn những bình luận vi phạm nghiêm trọng hơn một chút thì tài khoản sẽ bị đóng. Tệ hơn nữa, nếu người dùng hoặc chủ sở hữu nhóm đưa ra “nhận xét không phù hợp” sẽ bị bộ phận an ninh công an “viếng thăm”, trừng phạt hoặc thậm chí kết án tù.

Một chương trình đánh cắp thông tin người dùng và kiểm soát tự do ngôn luận như WeChat, lại đang muốn đòi hỏi quyền được tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ? Vì vậy, việc cản trở thực hiện lệnh cấm WeChat với lý do “tự do ngôn luận” gần như không có khả năng. Ở những quốc gia mà tự do, quyền riêng tư và dân chủ được nhấn mạnh như Hoa Kỳ và thậm chí ở phương Tây, WeChat rất khó tồn tại.

Theo báo cáo của Bloomberg hôm thứ Tư (23/9), mặc dù Thẩm phán Beeler đã ban hành một sắc lệnh tạm thời ngăn lệnh cấm WeChat có hiệu lực, nhưng tập đoàn dầu khí khổng lồ Hoa Kỳ Chevron đã yêu cầu nhân viên trên toàn thế giới (không chỉ ở Hoa Kỳ) xóa WeChat khỏi điện thoại làm việc của họ.

Tập đoàn Chevron cho biết trong thông báo: “Nếu bạn không thực hiện bất kỳ hành động nào (để xóa WeChat) trước ngày 27/9, quyền truy cập của bạn vào hệ thống của Chevron sẽ bị xóa.”

Mộc Lan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn