Khi chuyển bài (forward) phải ghi tên tác giả hoặc nguồn bài ( Đây là lý do HNPD không bao giờ post )

Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai 20172:30 CH(Xem: 4813)
Khi chuyển bài (forward) phải ghi tên tác giả hoặc nguồn bài ( Đây là lý do HNPD không bao giờ post )

screenshot2

Một bài hoặc ấn phẩm sau khi lưu hành, sẽ có nhiều người chuyển đi khắp nơi (share) hoặc sao chép, nếu khi chuyển đi hoặc sao chép mà không ghi tên tác giả của bài viết thì qua một thời gian sao đi chép lại, người sao chép hoặc người chuyển bài (forward, share) bị hiểu lầm là "tác giả" và tác giả mất toi đứa con tinh thần.
Trường hợp đó, tác giả đã bị "đạo văn". Và người có tên dưới bài (nhưng không phải tác giả của bài viết) là "kẻ đạo văn".
Đạo Văn Là Gì ?

Cho đến nay, rất nhiều định nghĩa về đạo văn (plagiarism) đã được đưa ra. Những định nghĩa này có khác nhau ít nhiều về mặt kỹ thuật, chẳng hạn như phân biệt các mức độ chép từ bản gốc:
- chép nguyên văn (đạo văn - plagiarism),
- chép một phần và “chế” một phần mà O’Neill gọi là paraplage (có thể do ghép hai từ paraphrase và plagiarise, tạm dịch là “độn văn”) ,
- đạo văn cố ý và đạo văn không cố ý (intentional and unintentional plagiarism).
Tuy nhiên, cho dù có những khác biệt, thì tất cả mọi định nghĩa về đạo văn đều xem đạo đức là một hành vi vi phạm đạo đức không thể chấp nhận của một người trong giới trí thức.
Đạo văn: chép không dẫn nguồn
Đơn giản và rõ ràng nhất, đạo văn là chép của người khác mà không dẫn nguồn. Đạo văn tồn tại ở những mức độ khác nhau, tùy theo chép nhiều hay ít. Dưới đây là định nghĩa của Standler (2000):

In minor cases, it can be the quotation of a sentence or two, without quotation marks and without a citation (e.g., footnote) to the true author. In the most serious cases, a significant fraction of the entire work was written by someone else: the plagiarist removed the true author(s) names(s) and substituted the plagiarist's name, perhaps did some re-formatting of the text […].

(Trong trường hợp nhẹ, đạo văn là trích dẫn một vài câu, không đặt trong ngoặc kép và không chú dẫn tác giả thật. Trong trường hợp rất nặng nhất, phần lớn của bài viết/tác phẩm là của người khác: kẻ đạo văn đã bỏ tên tác giả thật ra và thay vào đó bằng tên mình, có thể thay đổi chút ít về hình thức văn bản […].)

_http://ncgdvn.blogspot.com/2010/05/ao-van-la-gi-va-ke-ao-van-nhung-pham.html

***

Tác Hại của sự Đạo Văn
Một ấn phẩm sau khi lưu hành, sẽ có nhiều người sao chép, nếu khi sao chép không ghi tên tác giả của bài viết thì qua một thời gian sao đi chép lại, người sao chép trở thành "tác giả" và tác giả mất toi đứa con tinh thần!

Xin đan cử một trường hợp cụ thể, là có tác giả kia viết một bài biên khảo, ký tên ông ta. Một thời gian sau, ông nhận được một email gửi tới có bài của chính ông viết nhưng tác giả thì không phải là ông. Người gửi email trước đó đã từng đọc bài có tên tác giả là ông, nay đọc bài này thì phát hiện bài này ông ta đã đọc nhưng tên tác giả là người khác, có ý nghi là ông này đã đạo văn của ông "tác giả" kia.

Ông ta bèn viết thư hỏi cái diễn đàn nơi in bài đó của ông mà tên tác giả là người khác, thì diễn đàn trả lời rằng ''trong hồ sơ lưu trữ chỉ có bài đó không có tên tác giả'' và tên "tác giả mới" kia chính là tên người post, người lấy bài từ diễn đàn này gửi đi không thấy tên tác giả có lẽ đã tưởng người post là tác giả. Thành ra ông tác giả mất công viết bài, nay bài bị ăn cắp, chính ông là tác giả lại mang tiếng là "kẻ đạo văn"!!!

May cho ông là có người muốn mắng ông nên mới email cho ông, ông mới biết mà đính chính. Nếu không ai nói gì thì sau này những người chưa đọc bài của ông mà đọc bài của ông ''đã bị post lại mất tên ông là tác giả" trước, họ sẽ tin rằng ông là một kẻ "đạo văn", dù ông chính là tác giả.
Thật là vô lý !!!
Trần Hiển Chánh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn