VỊ THẾ CÔNG VIỆC TRONG XÃ HỘI

Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 201710:00 CH(Xem: 4231)
VỊ THẾ CÔNG VIỆC TRONG XÃ HỘI
Có một tấm ảnh được truyền tải trên mạng. Nhiều người có ý kiến trái chiều nhưng ít ai phân tích và hiểu ẩn ý của tấm ảnh. Có 2 bà mẹ, bà mẹ A và bà mẹ B. Cả 2 đang nắm tay con thì thấy ông quét rác.
 
Bỗng nhiên bà mẹ A nói: “Nếu con không học đàng hàng thì con sẽ giống như ông quét rác kia.” Sau đó bà mẹ B lại nói với con mình: “Nếu con học đàng hoàng thì sau này con có thể giúp ông quét rác kia.”
 
Vấn đề ở đây là trong xã hội luôn có vị thế và cấp bậc công việc. Cho dù bạn thích hay không, không phải công việc này cũng như nhau, vì mỗi công việc yêu cầu lượng chất xám và có thu nhập khác nhau. Một bác sĩ luôn có vị thế hơn nhân viên quét rác. Vì quét rác không yêu cầu học hành hay trình độ gì, nên lương thấp và không lâu dài. Còn bác sĩ, kỹ sư hay kinh tế gia thì cần phải học và phải có trình độ.
 
Giờ bạn là cha mẹ, bạn muốn con mình làm việc chất xám hay việc tay chân. Thôi khỏi trả lời, tôi trả lời luôn, bạn sẽ luôn muốn con mình làm việc chất xám để ổn định. Bạn sẽ luôn thúc đẩy nó để tiến xa hơn. Đó là sự cạnh tranh bản thân và xã hội. Nếu tất cả thụ động và có tư duy “Làm quét rác cũng đâu có sao đâu” thì nền kinh tế sẽ trở nên bất động.
 
Chỉ khi chúng ta thúc đẩy và cạnh tranh nhau thì người quét rác kia mới có ý nghĩa, vì công việc ông ta là công việc thụ động. Lao động là sự vô giá trị. Chỉ khi nào người chất xám xây dựng những thứ khác thì lao động mới được thăng chức và có vị thế.
 
Đọc tới đây thì vài bạn sẽ nói: “Ở Mỹ, Châu Âu thì người lao công có lương bằng với kỹ sư bác sĩ.” Họ quên rằng đó là mức lương cố định của công đoàn chứ không phải là thị trường. Những công việc đó có số lượng giới hạn và dậm chân tại chỗ. Những việc lao động đó có giá trị vì những người kỹ sư, bác sĩ và đầu tư tạo ra giá trị. Vì thực chất lao động chẳng mang lại giá trị đích thực gì.
 
Cho nên theo bà mẹ kia, kêu gọi con mình phải ráng học để sau này không phải quét rác, đó là điều tự nhiên và tất yếu của xã hội. Còn bà mẹ kia có lòng nhân từ, bà ấy không sai, nhưng xã hội không vận hành bằng sự nhân ái mà bằng sự cạnh tranh và lòng tham.
 
Cho nên sau này có con tôi cũng sẽ dạy con rằng: “Con phải học đàng hàng, đi trường cao nhất có thể. Con thấy mấy ông lao công không trình độ phải làm việc cực không? Ba không muốn con như vậy. Hãy ráng học để tiến thân.”
 
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn