Hán ngụy việt cọng TỰ THỰC DÂN - Nguyễn Nhơn

Chủ Nhật, 06 Tháng Năm 20184:25 CH(Xem: 7341)
Hán ngụy việt cọng TỰ THỰC DÂN - Nguyễn Nhơn

TRÍCH: " Trên FB có người tiếp tục và quen miệng gọi người Pháp là "thực dân", vậy ta cùng nhau xem "ai" mới chính thực là "thực dân" của nước Việt Nam?

"Thực dân" là gì? Theo định nghĩa thì khi một chũ nghĩa áp đặt quyền cai trị lên một dân tộc và bóc lột tận xương tủy dân tộc nay thì gọi là "thực dân"Thực dân là một loại "dân ăn" cai trị, bóc lột và phá hoại đất nước.

Với 80 năm tại Việt Nam, nhìn kỹ thì ta thấy những gì mà chúng ta có ngày nay, cái thành phố mà ta sống, con đường ta đi, công viên mà ta đi dạo, bờ sông thơ mộng, hoặc tất cả những gì được xem như một công trình lớn bình diện quốc gia thì tất cả đều do người Pháp đã xây dựng để lại, họ đã:....

.... Tất cả, vâng tất cả những gì mà ta gọi là “văn minh” đều do người Pháp họ xây dựng để lại cho nước Việt. Ta cũng thấy là hầu hết các lãnh đạo VN, từ nhiều thế hệ cho đến ngày nay họ đều mơ ước được ở trong một căn biệt thự do người Pháp xây để lại.

.... Người Pháp họ gìn giữ biển đảo VN, gìn giữ bờ cỏi VN giỏi hơn nhà cầm quyền CS từ 80 năm nay. Xin nhắc lại chuyện ai cũng biết là chính Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã ký công hàm 1958 nhường biển đảo cho TQ.

.... Nhưng từ 80 năm nay, người CS VN không ngừng kéo lùi dân tộc Việt vào bóng tối của u mê, sự ngu dân lên ngôi để cai trị độc tài và để trục lợi. Người Việt tự xây dựng đã không có gì mà phá bớt đi cũng nhiều từ 80 năm nay, phá bớt trong tình trạng chiến tranh và khủng bố đặt mìn lung tung, pháo kích hoặc bị bom thả, phá rừng, giết biển, bán cát cho ngoại bang. Đất mẹ Việt Nam đang từng ngày giẫy chết với người cs, văn hoá suy đồi, tài nguyên khánh kiệt.


Nếu người người CS thực tâm muốn hoà giải hoà hợp dân tộc thì đơn giản thôi, học theo Miến Điện kià, có tấm gương đấy:

- Họ rời khỏi qũy đạo của TQ và thả hết tù nhân lương tâm;

- Xóa bỏ cái hiến pháp nô lệ chủ nghĩa Mác Lê;

- Tổ chức tam quyền phân lập và đa nguyên đa đảng;

- Bầu cử tự do để chọn người xứng đáng lãnh đạo đất nước;

- Ngưng tức khắc việc tuyên tuyền láo toét, nhồi sọ, tẩy não thế hệ trẻ vì mục đích chính trị.

Lời thật mất lòng, một vài thiển ý xin chia sẻ với các bạn.

( Paramita Thành Đỗ - Ai là "thực dân" trên đất nước hình chữ S )

Đặt ra một bên vấn đề Độc lập Dân tộc - Chủ quyền Quốc gia - Sự Tự hào Dân tộc--- mà chỉ luận riêng về việc Quản trị Hành chánh Công quyền --- thì cán ngố việt cọng không cách gì bì với người Pháp được !

Ngay đối với Việt Nam Cộng hòa, hán ngụy việt cọng còn thua xa: Việc quản trị hành chánh công quyền VNCH đặt trên nền tảng DÂN CHỦ - PHÁP TRỊ - NHÂN BẢN theo truyền thống NHÂN NGHĨA của giống nòi Lạc Việt, văn minh lúa nước hiền hòa, trải dài trên bốn ngàn năm lịch sử.

VỤ ÁN CƯỚP ĐẤT TRÊN CÁNH ĐỒNG NỌC NẠNG

Nhà Hương chánh Luông khai phá đất

Trước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạng, được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. Khi khai phá, Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất, lập bản đồ đất đai chậm so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ.

Năm 1910, Hương chánh Luông chính thức làm đơn xin khẩn 20 ha đất, chịu đóng thuế trên diện tích này, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Luông lại làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán (giấy chứng nhận sở hữu đất) chính thức cho toàn bộ diện tích đất canh tác 73 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, trao cho Luông bản đồ phần đất.

Năm 1916, Tăng Văn Đ. kiện lên chủ tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu không cấp đất cho Luông, với lý do Đ. cũng góp sức khẩn hoang. Nhà chức trách xử Đ. thua kiện, vẫn cấp giấy tờ đất cho Luông, nhưng cắt 4,5 ha cho Đ.. Luông được cấp tờ bằng khoán tạm số 303 đề ngày 7 tháng 8 năm 1916.

Âm mưu của Hoa kiều Mã Ngân

Luông qua đời, người con trai cả là Biện Toại thừa kế phần đất trên. Năm 1917, Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu là Mã Ngân, thường gọi là Bang Tắc, muốn tranh chiếm đất đai nhà Biện Toại. Là người tinh ranh luật lệ, Bang Tắc mua lại phần đất giáp ranh Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, nhưng trong hợp đồng ghi bán phần đất với ranh giới bao trùm luôn khoảnh đất anh em Biện Toại đang sử dụng. Bang Tắc biết đất của nhà Biện Toại mới chỉ có bằng khoán tạm.

Tranh chấp đất nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền đốt một căn chòi ruộng và giết một con trâu của Biện Toại để dằn mặt. Anh em Biện Toại không phản kháng, chờ nhà chức trách phân xử. Viên quan phủ H. ở quận Giá Rai, theo dư luận nghi ngờ, đã nhận tiền của Bang Tắc, yêu cầu chia đôi phần đất: Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa.

Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Phái viên (commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về Nguyễn Thị Dương, và nay là của Bang Tắc.

Ngày 13 tháng 4 năm 1926, Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định bán lô đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho Bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sử dụng là của Bang Tắc. Anh em Biện Toại vô cùng căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc không dám làm to chuyện, bèn bán lô đất 50 ha cho một người rất quyền lực là bà Hà Thị Tr., mẹ vợ anh ruột quan phủ H.

Bà Tr (mẹ vợ anh ruột quan phủ H) vào cuộc

Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính phần đất họ đã khai khẩn. Ngày 6 tháng 12 năm 1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, lính mã tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Ngày hôm sau, mã tà lại tới, anh em Biện Toại lại kháng cự, mã tà phải rút.

Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng liền tự ý bắt giữ bà Hương chánh Luông (mẹ Biện Toại) trong 24 giờ. Thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự. Bà Luông được thả. Tối 14 tháng 2 năm 1928, anh em nhà Biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên và bà Luông, gọi là báo hiếu lần chót. Họ trích huyết thề ăn thua, không sợ chết, rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Út Trong (tức Nguyễn Thị Trong) rút được thăm. Anh em yêu cầu bốc lại. Lần thứ hai, Út Trong vẫn rút được thăm. Cô nói: "Ông bà đã dạy, em xin liều chết!"

Thảm kịch đồng Nọc Nạn

Sáng 16 tháng 2 năm 1928, khoảng 7 giờ, hai viên cảnh sát Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Đến gần đống lúa, Tournier yêu cầu hương chức làng mời một người trong gia đình ra chứng kiến. Mười lăm phút sau, cô Nguyễn Thị Trong, em gái Biện Toại đi ra, dắt theo một bé gái 14 tuổi, tên là Tư. Tournier đuổi Trong, vì cho cô là phụ nữ và còn nhỏ tuổi, không thể chứng kiến việc đong lúa. Trong không đi, còn yêu cầu đong lúa xong phải ghi biên nhận.

Tournier từ chối, tát tai Trong. Cô lập tức rút ra cây dao nhỏ. Tournier đập báng súng, làm cô ngất đi. Bouzou tước dao khỏi tay Trong. Trong lúc lấy dao, ông này bị một vết thương nhỏ không đáng kể ở tay. Đứa cháu tên Tư bèn chạy về cấp báo. Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, tốp đầu do Mười Chức, em ruột Biện Toại, dẫn đầu. Tốp thứ nhì do bà Nghĩa (vợ Mười Chức) dẫn đầu. Tổng cộng năm đàn ông, năm phụ nữ. Tournier ra lệnh cho lính chuẩn bị ứng phó, bắn chỉ thiên, nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bèn bắn Mười Chức. Bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn gắng nhào đến, đâm lưỡi mác trúng bụng Tournier, rồi mới ngã xuống.

Bạo lực trở nên không thể kiểm soát. Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người phía Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lại lấy súng của Tournier, bắn tiếp, làm nhiều người thương vong. Sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai (bà Nghĩa), một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết tại bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17 tháng 2 tại bệnh viện Bạc Liêu.

Phiên tòa

Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạng ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa.

Diễn biến phiên tòa

Ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai tỉnh Bạc Liêu, nói giấy tờ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho hương chánh Luông năm 1910 đã bị mất cắp. Điều này gây ra nghi ngờ có khả năng hồ sơ trong văn khố cũ bị thủ tiêu, có lợi cho những kẻ cường hào.

Hương thân làng Phong Thạnh Hồ Văn Hi xác nhận Tournier nổ súng trước. Mười Chức đâm Tournier sau khi trúng đạn.

Lâm Văn Kiết, thành viên Hội đồng phái viên, xác nhận phần đất do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn trước. Công tố viên nói ông Kiết không dám cãi cấp trên của mình là Tri phủ H., người theo phe Bang Tắc và là Chủ tịch Hội đồng phái viên.

Tri phủ Ngô Văn H. cho rằng vấn đề đất đai quá phức tạp, mất thì giờ, nên ông đã buông xuôi. Công tố viên rất giận dữ, cho rằng lề lối làm việc của ông H. quá bừa bãi, không thể viện lý do mất thì giờ mà không phân xử rạch ròi. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với Bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị bãi chức tri phủ.

Bang Tắc ra làm chứng, nói không hối hận gì. Viên hội thẩm bức xúc: "Dân chúng nói đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier".

Trước khi buộc tội, công tố viên Moreau đề nghị tòa thận trọng, nhắc lại vụ án Ninh Thạnh Lợi năm 1927. Ông cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng. Ông nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với bọn cường hào. Ông đề nghị tòa tha bổng Biện Toại, cô Liễu (em Biện Toại) và con là Tia, giảm nhẹ cho cô Trong và Miều (em rể Biện Toại, chồng Liễu).

Biện hộ của luật sư

Luật sư Tricon nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng Phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo. Ông ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý, nói: Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur). Ông cũng ca ngợi lập luận của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Ông nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng Bang Tắc - Tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạn. Ông xin tòa tha thứ cho các bị can, nói: Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.

Án tuyên

Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trong, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì tiền án ăn trộm. ( https://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_án_Nọc_Nạn )

*****************

Đó là câu chuyện cường hào ác bá cấu kết " khẩn úp bộ " để cướp giựt ruộng đất của người nông dân nghèo thấp cổ bé miệng hồi thế kỷ trước.

Ngày nay, năm 2012, câu chuyện " cưởng chế cướp đất " của gia đình Đoàn Văn Vươn còn thê thảm hơn dù không có người chết!

Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng

Đoàn Văn Vươn (1963) sinh sống tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, từng phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam, là kĩ sư nông nghiệp tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Từ năm 1993, ông Vươn thực hiện việc quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản. Ông khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè, người thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn biển, bao gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống cống chết đuối trong một lần theo bố mẹ ra đầm. Gia đình ông theo đạo Công giáo thuộc giáo phận Hải Phòng.[14]

Cụ thể, năm 1993, huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho Đoàn Văn Vươn diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm. Trong quá trình sử dụng ông đã đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao.

Từ năm 1995, ông đã xây được một con đê cao tạo thành bờ bao cho một vùng đầm rộng lớn hàng chục ha cùng hàng ngàn cây sú, vẹt mọc lên tạo thành cánh rừng chắn sóng. Gia đình ông đã có đầm nuôi tôm, cá để sinh sống.

Tháng 3 năm 1997, ông Vươn làm đơn xin được giao bổ sung phần diện tích đất đã lấn chiếm ngoài diện tích được giao. Tháng 4 năm 1997, huyện Tiên Lãng ra quyết định giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm tính từ thời điểm giao 21ha năm 1993. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản đến năm 2007.

Đê lấn biển của ông còn được cho rằng đã góp phần giúp nhân dân trong vùng không phải lo vỡ đê mỗi khi bão lũ. Ông Vươn đã đắp được một số đoạn đê để bảo vệ đầm thủy sản của mình, ví dụ như đoạn đê công vụ. Chính quyền huyện sau này cũng đắp thêm được một số đoạn nhỏ của đê công vụ, nhưng lại nhận rằng chính quyền đã có công đắp đê chứ không phải ông Vươn. Việc này đã bị người dân địa phương phản đối.

Diễn biến

Đến thời điểm hết hạn giao đất, năm 2009, huyện Tiên Lãng đã làm thủ tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn đã khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất giao bổ sung lên huyện, sau đó không đồng tình quyết định của huyện, ông khởi kiện lên Tòa án.

Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu hồi. Đoàn Văn Vươn tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tóa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành "hòa giải" bằng "Biên bản thỏa thuận": nếu ông rút đơn thì ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.

Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19 tháng 4 năm 2010, ông Vươn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này. Sau đó, huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục giao đất để ông nuôi trồng thủy sản.

Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả. Vào thời điểm đó ông Đoàn Văn Vươn không trực tiếp có mặt nhưng đã chỉ đạo gia đình dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả nhằm vào lực lưỡng cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương.

Kết quả

Sau vụ cưỡng chế bất thành ngày 5 tháng 1, quyết định thu hồi đất bị tạm hoãn, 4 người thuộc ngành công an và 2 thuộc ngành quân đội nhân dân bị thương. Cơ quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối tượng tham gia liên quan, các ông Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963); Đoàn Văn Sinh (sinh năm 1957) và Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974), ngôi nhà 2 tầng của Đoàn Văn Vươn dùng cố thủ bị phá hủy, mà Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Hải Phòng Đỗ Trung Thoại cho là do "nhân dân bất bình nên vào phá" và người dân rất đồng tình với việc cưỡng chế này. Cơ quan công an cũng khởi tố Phạm Thị Báu (sinh năm 1982) và Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn) và đang truy tìm hai người khác là Đoàn Văn Thoại (sinh năm 1970) và Phạm Văn Thái (sinh năm 1977).

Tuy nhiên việc thu hồi đất đã bị hủy bỏ, chủ tịch ủy ban nhân dân và Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang cũng bị đình chỉ chức vụ ]Ngày 10 tháng 2, thủ tướng chính phủ đã yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất. Chiều ngày 23 tháng 2 năm 2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng bị cách chức.

.... Vụ án Đoàn Văn Vươn

Ngày 2/4, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn xảy ra tại đầm tôm của hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào ngày 5/1/2012 chính thức được đưa ra xét xử công khai. 6 bị cáo bao gồm Đoàn Văn Vươn (chủ đầm tôm) cùng vợ và 3 anh em trai, 1 em dâu trong gia đình ông Vươn. Phiên tòa sẽ có sự tham dự của 12 luật sư bào chữa cho các bị cáo và bị hại. Trong đó, có 11 luật sư đăng ký tham dự để bào chữa cho bị cáo Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm; có duy nhất một luật sư đăng ký bào chữa cho các bị hại trong vụ án này là Luật sư Dương Văn Thành (Đoàn luật sư Hải Phòng). 4 bị cáo gồm Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966), Đoàn Văn Sịnh (SN 1957), Đoàn Văn Vệ (SN 1974) bị đề nghị truy tố trước tòa tội danh "Giết người" được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 BLHS, có khung hình phạt từ 12 năm đến chung thân hoặc tử hình. 2 bị cáo nữ trong vụ án này là Nguyễn Thị Thương, SN 1970, (vợ ông Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý SN 1982) bị đề nghị truy tố ra trước tòa tội danh "Chống người thi hành công vụ" được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 BLHS, có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.[43]

Dư luận

  • Luật sư Trần Vũ Hải nói với BBC hôm 30/03,so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với Bấm vụ án Nọc Nạn xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng:

"Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng."
" Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ"

  • Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook về điều ông gọi là "tội và công" của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn:

"Về tội, anh Vươn chỉ làm "trầy da, tróc vảy" mấy cán bộ công an. Về công, anh thức tỉnh được ở tầm cao nhất. Tòa nên chiếu theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác) để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các thành viên trong gia đình anh."
"Rồi lịch sử sẽ còn nhắc lại vụ Đoàn Văn Vươn. Bản án là sự lựa chọn để lại tiếng thơm hay để lại vết nhơ trăm năm cho Chế độ"

  • Ông Hồng Ngọc, cựu nhà báo của VietnamNet và Văn hóa - Thể thao đưa ra quan điểm:

"Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm."
"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn."

  • Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tại châu Á, cũng đã lên tiếng về phiên xử trong thông cáo mới nhất gửi đến báo ngày 4/4:

"Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam,"

Bản án

Tòa án TP Hải Phòng đã tuyên án với ông Đoàn Văn Vươn và người thân vào ngày 5 tháng 4 năm 2013.
ông Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù; ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù; và ông Đoàn Văn Vệ bị 2 năm tù về tội Giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Vợ ông Quý là bà Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự.

( https://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_cưỡng_chế_đất_ở_Tiên_Lãng )

*****************

So sánh kết quả bản án:

- Vụ Nọc Nạng dưới thới " Pháp thuộc ":

" Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trong, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì tiền án ăn trộm. "

- Vụ án Cống Rộc thời xã nghĩa:

" Tòa án TP Hải Phòng đã tuyên án với ông Đoàn Văn Vươn và người thân vào ngày 5 tháng 4 năm 2013.
ông Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù; ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù; và ông Đoàn Văn Vệ bị 2 năm tù về tội Giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Vợ ông Quý là bà Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự."

Xem vậy thì đủ biết: Cách nay đã tròn 80 năm nền tư pháp - xử án thực dân Pháp, dưới áp lực của công luận Việt Pháp, đã xét xử văn minh, nhân đạo với người nông dân nghèo, thấp cổ bé miệng: Một cò Tây bị giết mà hầu như cả nhà biện Toại đều được tha bổng.

Còn như ngày nay, dưới thời hán ngụy việt cọng, tòa án xét xử theo " án bỏ túi ", tức là theo quyết nghị đảng thì quan tòa người Việt xiết cổ dân Việt thật nghiệt ngả: 6 côn an bộ đội " cưởng chế " cướp đất của người ta bị nạn nhân bắn súng hoa cải rỗ mặt mà cả gia đình bị tù gần 16 năm.

Vì sao mà gọi bọn hán ngụy việt cọng là TỰ THỰC DÂN?

Không cần biện luận chi nhiều. Chỉ cần nhắc lại lời mụ " Phó " Doan, phó chủ tịt cuốc huội vẹm: " Chúng nó ăn tất! Còn cái lai quần cũng ăn. "

Mô hình Miến Điện

" Nếu người người CS thực tâm muốn hoà giải hoà hợp dân tộc thì đơn giản thôi, học theo Miến Điện kià, có tấm gương đấy:

- Họ rời khỏi qũy đạo của TQ và thả hết tù nhân lương tâm;

- Xóa bỏ cái hiến pháp nô lệ chủ nghĩa Mác Lê;

- Tổ chức tam quyền phân lập và đa nguyên đa đảng;

- Bầu cử tự do để chọn người xứng đáng lãnh đạo đất nước;

- Ngưng tức khắc việc tuyên tuyền láo toét, nhồi sọ, tẩy não thế hệ trẻ vì mục đích chính trị."

Cái dzụ mô hình Miến Điện nầy xem ra bất khả thi:

- Miến Điện là xứ Phật giáo hiền lành

- Quân phiệt Miến có học thức chớ không phải cu li như đảng việt cọng

- Bà Suu Kyi và Liên đoàn Dân chủ kiên cường chiến đấu suốt 25 năm trường mới có chút thành tựu yếu ớt như ngày nay!

- Trên hết và trước hết, Miến Điện không bị tàu phù khống chế như bọn cu li việt cọng.

Như vậy, đối với việt cọng lì lợm ngu si kiên trì xã nghĩa chủ trương tranh đấu theo phương thức " so sánh tương quan lực lượng " tức là so sánh thực lực, sức mạnh thì " lời khuyên " theo gương Miến Điện dường như nhẹ tênh.

Đối với hán ngụy việt cọng KHÔNG CÓ XIN CHO.

Đối với sói lang việt cọng " tự ăn thịt dân " của chính mình thì phải can trường vùng lên chiến đấu diệt trừ để tự cứu mình cứu nước.

Nguyễn Nhơn ( HNPD )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn