Theo Gót Chân Tố Hữu - Tú Điếc

Chủ Nhật, 19 Tháng Giêng 202510:34 SA(Xem: 2164)
Theo Gót Chân Tố Hữu - Tú Điếc

toHuu
Theo Gót Chân Tố Hữu

Em một thuở là nàng quận chúa
Vương quốc thơ lừng lẫy hoàn cầu
Ta như bó mồi rơm thiếu lửa
Tiếng tăm nàng đã bén từ lâu
 
Nghe thiên hạ xì xầm to nhỏ
Thi tài em hơn hẳn Xuân Hương
Con ốc nhồi, bánh trôi, quả mít…
Ngoáy lỗ trôn, mấn mó… chuyện thường
 
Ta vốn dĩ đem lòng ngưỡng mộ
Bậc nữ lưu hiếm có trên đời
Muốn học đòi theo Phạm Đình Hổ
Rủ nhà thơ đánh cuộc cờ người
 
Rồi hôm nay bỗng nhiên trên mạng
Bài thơ em phấp phới tung hoành
Ta vớ được lòng mừng vô hạn,
Giữa hai đùi… giờ đã lạnh tanh!
 
Thơ mỹ nhân tụng ca chính trị
Theo gót chân Tố Hữu khi xưa
Làm văn nghệ nghĩa là đánh đĩ
Bán hồn cho thối nát dối lừa!
 
18/1/2025
 Tú Điếc ( HNPD )
--
tranducpho
Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 23 Tháng Giêng 20259:05 SA
Khách
Vào truyện:
Trên trường quốc tế, nhớ ngày 2 tháng 11 năm 1965, Norman Morrison thuộc nhóm phản chiến ‘’Not War, Make Love’’ đã tự thiêu trên bờ sông Patomac, lúc con gái của anh ta, Emily Morrison, mới được 18 tháng tuổi. Tố Hữu bèn làm một bài thơ dài về Norman:
‘’Êmily con ơi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không thể bế con về được nữa
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé.
Và con sẽ nói giùm với mẹ
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Emily, oh child!
It's beginning to get dark...
I can carry you no further
When I ignite, light up as a flame
Tonight, your mother will come find you
You'll hug her and kiss
Her for me
And tell your mother this for me:
I left happy, mother don't be sad!
Thơ hay nhờ cảm nhận, mọi phân tích vào Emily, dù chỉ với đoạn trên, thí dụ như:
1.- Người lớn đi tự thiêu, bế một đứa trẻ con mới tuổi rưỡi ra bờ sông Potomac, tự đổ xăng châm lửa một mình ? Không có ai ở đó để mang đứa bé về nhà, nguy hiểm quá!
2.- Chờ tới khi ngọn lửa tự thiêu sáng bùng lên, người mẹ mới biết đứa con 18 tháng của mình ở ngoài bờ sông ?
3.- Một em bé đi với cha, lúc không thấy cha ở đâu, sẽ khóc hết nước mắt. Gặp mẹ, dẫu mừng, nhưng khó mà ‘’hôn mẹ giùm cha’’!
4.- Mười tám tháng tuổi mà biết nhớ lời cha dặn và nói quá nhiều: ‘’Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!’’
Bài thơ đã làm người đọc rung cảm thật về những sự kiện giả. Hư cấu, thông qua nghệ thuật, sẽ thành sự thật ảo, giết người như bỡm!
Còn trên thực tế, con đã nói giùm cha. Tố Hữu đã nói giùm Morrison!
Bài thơ Emily được dịch sang tiếng Anh và 34 năm sau, tháng 4 năm 1999, Emily Morrison và mẹ là bà Anne Morrison tới thăm Sài Gòn.
Cô Emily đã làm một bài thơ.
Gửi Tố Hữu
Việt Nam
Những ngày máu, bụi
Một ngày sau khi cha tôi mất
Ông viết một bài thơ
Với nhiều người
Ông tạo một hình tượng bằng lời
Cho hy vọng tương lai của Emily
Ông đã giúp những người ấy hiểu
Cha tôi
Và yêu tôi từ rất xa......
Cảm ơn ông đã viết bài thơ
Trong đó
Tình yêu mà cha tôi dành cho
Một miền đất xa xôi
Đã trở về
Và nghỉ ngơi
Trong tim tôi
Emily Morrison
(Thúy Nga Phan Xuân Loan dịch).
Các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội...đấu tranh cho một Việt Nam Nhân Quyền, Dân Chủ và Tự Do, ngoài học thuyết, cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên cáo, truyền đơn và khẩu hiệu...có thấy sức mạnh kinh khủng của thơ, văn, nhạc họa không ? Trông thấy và có nhìn ra ?
Cộng sản rất chú trọng tới ‘’công tác ngoại vận’’, nhất là việc dịch các tác phẩm văn học ra ngoại văn, dĩ nhiên giấu biến Đảng tính, dùng Việt tính là lòng nhân hậu để ngoại vận.
Emily Morrison đã viết:
‘’Khi tôi 15 tuổi
Một người bạn nói với tôi
Có một bài thơ về bạn
Một tuần sau cậu gửi bài thơ cho tôi
......
Khi tôi đọc thơ ông
Tôi khóc
Với ai đó
Và đất nước nào đó...’’
Khi sự láo lếu đã trở thành nghiêm chỉnh thì sự nghiêm chỉnh nào rồi cũng rơi vào tình trạng lếu láo!
Năm Emily 15 tuổi, ngồi dưới một cây thông, trên thảm cỏ ‘’đơn độc và an toàn’’, nhưng giờ đây tới Việt Nam, có thấy những tuổi thơ như em Thạch Hưng ở Huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế: ‘’11 tuổi bị suy dinh dưỡng’’ hàng ngày vừa đi học vừa kiếm củi cũng ‘’đơn độc’’ nhưng không ‘’an toàn’’. Không an toàn ở chỗ Thạch Hưng như bao trẻ thơ đất Việt khốn khổ không hề được Tố Hữu đoái hoài vì việc ấy không phải là ‘’yêu cầu của cách mạng’’
Báo Tuổi Trẻ 22.4.1999, chỉ gợi khen Thạch Hưng: Cậu bé ‘’tiều phu’’ dũng cảm vì cậu đã cứu được 3 em khác khỏi chết đuối. Còn chính cuộc đời của người ‘’tiều phu’’ lớp 5, nhếch nhác, còng lưng dưới sức nặng của những bó củi và một chiếc cặp sách đi học là ‘’ước mơ có chừng ấy’’ Emily Morrison không biết có bài thơ này, với thảm cảnh mà 34 năm trước chúng tôi chiến đấu để mong chấm dứt hoặc làm giảm thiểu điều mà 34 năm sau đang nở rộ.
Sắc Không
Thứ Năm, 23 Tháng Giêng 20259:01 SA
Khách
Văn Tế Thi Nô Tố Hữu
Emily
Ối giời cao đất dầy ơi !
Thuở kháng chiến Tây đi Mỹ đến, cơm hẩm gạo thiu ông tồm tộp, một nồi to ông hốc phưỡn dạ dày.
Thời mở cửa Nga cút Tàu nhào, rượu thơm thịt béo ông ỉm im, ba tấm ván ông nằm ngay cán cuốc.
Kém một ngày chẳng đi, hơn một ngày chẳng ở. Nghĩ rằng: Hồi xuân chi lão, tốt củ mà xấu dây, ngữ ấy thánh đâm chẳng chịu chết, đỉa chịu thua răng ấy dái này.
Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi kẻ một mồ. Ai ngờ: Đòi nọc lợn choai, đẹp lòng thêm đẹp mặt, giống này giời đánh vẫn đi tơ, thuốc hết chữa mỏ xuôi cẳng ngược.
Ông với lợn tôi, chẳng xóm giềng xóm tỏi, đường gió mây sao khéo rủ rê,
Bác với cháu ngoan, ấy đứa tớ đứa thầy, lối địa ngục cùng nhau lần lượt.
Nhớ ông xưa !
Thương bác Sì mười,
Thương cha mẹ một.
Lọt lòng mẹ ông khóc giọng Liên Sô,
Bước vào đời ông làm thơ Trung Quốc.
Tim ông có ba lỗ, đựng tình yêu một lỗ, chẳng chỗ nào ông chứa đựng mẹ cha,
Ruột ông cuộn tám khoanh, lưng chữ nghĩa nửa khoanh, còn tất cả ông dồn cho tổ quốc.
Nức tiếng văn hay,
Lừng danh chữ tốt.
Thời giặc giã hôm xưa từng bỏ bẫng thê noa,
Dạo đấu tố năm nào chửa giết xong dòng tộc.
Khi dưới thác trên ghềnh, phen đầu non cuối bãi, chữ trung trinh Bác Đảng sắt son.
Lúc chân mây góc bể, dạo cữ gió tuần mưa, bài nghĩa bộc Nga Hoa làu thuộc.
Hết khóc Sì Ta Lin Sì Ta Lỉn, lại khóc bác Mảo, bác Mao,
Vừa than vãn bác Hổ [communist leader], chưa kịp điếu chú Pôn, chú Pốt.
Khá thương thay !
Dịch thổ tả năm kia ông vẫn sống trơ trơ,
Thượng mã phong phút nọ ông đành dông tuốt luốt.
Giận cho lão Trời già,
Căm thay ông thầy thuốc.
Bẽ bàng sao hoa liễu trụ sinh,
Trơ trẽn bấy xuyên tâm liên thần dược.
Tài như ông chạy mặt Nguyễn Du,
Dũng như ông đứng tim Thái Học.
Già tám mươi cật dai bụng dẻo, thú trần ai sao vội buông xuôi,
Non nửa tá vợ dại con thơ, mắt lợn luộc thôi đành trợn ngược.
Tôi nay !
Giận thì giận mà thương thì vẫn thương,
Cười chẳng cười mà khóc không ra khóc.
Bó hành đưa lợn xa chơi,
Nắm nhang kính ông thẳng bước.
Đừng tính thiệt ra hơn, bước chân đi cấm kỳ giở lại, nẻo âm dương quay lộn tới lui,
Chớ nghĩ khôn hóa dại, vụng nước cờ hạ thủ bất hườn, thế chiếu bí phản hồi sau trước.
Khổ cho tôi mà cũng nhục cho ông,
Tủi thằng dân mà cũng đau cho nước.
Thôi thì:
Bát cơm hẩm, thịt ôi cúng các đảng, cho chó chó chê,
Đĩa muối dưa, cà khú thí cô hồn, kính ông ông đớp.
Đại thi hào sống khôn thác thiêng ra mà hốc.
Thượng hưởng !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo