"Đăng Cáo Phó" - Trần Văn Giang.

Thứ Bảy, 01 Tháng Tư 20231:36 CH(Xem: 1865)
"Đăng Cáo Phó" - Trần Văn Giang.


CaoPho
*

Tôi đã vào tuổi thất tuần, về hưu đã vài năm. Thỉnh thoảng trong giờ nhàn rỗi, vẫn giở vài trang báo Việt Ngữ ra đọc cho qua ngày tháng.  Tôi để ý đã có một sự thay đổi lớn trong sở thích của cá nhân tôi.  Đó là:  Tôi không còn quan tâm nhiều về lập trường chính trị của đảng Cộng hòa, Dân chủ, vấn đề tranh cãi “Phá Thai” hay phong trào “Black Lives Matters”  ngay cả tình hình kinh tế thị trường chứng khoán trồi sụt (“tiền liền khúc ruột!”) mà tôi lại thích đọc, và đọc rất kỹ các trang Cáo phó của các báo Việt Ngữ (!)  

  

Nhà báo Bùi Bảo Trúc lúc còn sinh tiền đã viết đại khái là ông ta thích đọc trang Cáo phó “vì vui thấy mình còn sống (chưa chết!)”  Riêng tôi, trang Cáo phó trên báo, nếu đọc cho kỹ, sẽ thấy rất nhiều đều thú vị có thể học hỏi được; để rồi khi hữu sự, cứ như thế mà làm theo y chang (“cóp-pi” nguyên con !?); hay cũng để tránh “không nên làm tương tự như vậy” vì  coi có vẻ “ốt dột” lắm kìa (!)…   

  

Ngay khi có người thân qua đời, người trong gia đình gần như, không thể tránh được, phải tìm cách thông báo cho mọi người thân nhân và bằng hữu biết ngay.  Trước đây, khi còn ở Việt Nam, vấn đề thông báo này không phức tạp cho lắm; đôi khi chẳng cần phải đi đăng Cáo phó trên báo làm gì cho tốn công và tiền; chỉ cần cử một người trong gia đình đi vòng vòng thông báo trong một buổi là xem như tạm đủ.  Bây giờ sống ở nước ngoài, thân nhân và bạn hữu chúng ta chỉ có một số ít ở gần kề, còn phần lớn ở rải rác các thành phố khác trên nước Mỹ; đôi khi ở trên khắp năm Châu…  Việc đăng Cáo phó trên báo in hay báo “online” là cách thông báo hữu hiệu mau chóng và chính xác.  Nhiều người cũng dùng cách thông báo trên các trang mạng xã hội (Social media); tuy nhiên Cáo phó trên báo in vẫn được coi là “chính thức, đứng đắn, và long trọng” hơn.  

  

Các chi tiết cơ bản thường thấy được thông báo trên Cáo Phó của người Việt (không nhất thiết phải theo cùng 1 thứ tự) như sau:  

  

    • Tên họ, nhũ danh, tên Thánh/Pháp danh (nếu có).  
    • Chức vụ / Bằng cấp (nếu có?)
    • Ngày và nơi sinh, ngày và nơi tạ thế, tuổi thọ.  
    • Liên hệ giữa người quá cố và người (hay gia đình) đứng thông báo.  
    • Các chi tiết về nhà Quàn, ngày giờ và nơi chốn các chương trình phát tang, đọc kinh, thăm viếng và an táng.  
    • Một danh sách thành viên gia đình người quá cố, thường nằm ở phần cuối Cáo phó. 
  • Cuối cùng là đôi hàng nhắn nhử người đọc (như “Xin miễn phúng điếu, đừng cho hoa… hay kèm thêm ít chi tiết để liên lạc với tang quyến..”)  

  

Các chi tiết Cáo phó này, tôi đọc nhiều lần trên các báo mới chính là vấn đề tôi muốn nêu ra trong bài viết ngắn này.   

  

Văn hóa Tây phương và cổ truyền Việt Nam có nhiều khác biệt trên phương diện tang sự… Về sự chết, người Tây phương có vẻ thông thoáng hơn vì họ sống thực tế, tích cực (positive) và ít dị đoan cho nên không họ chẳng cần kiêng cử chi cả.  Trong các Cáo phó họ còn viết lên những lời bông đùa, khôi hài về người chết cũng như người sống trong gia đình.  Họ coi tang sự như một ngày “Chúc tụng sự sống (celebration of life)” thay vì là “Sự chấm dứt của một đời sống (end of one life).”   Nhiều người Tây phương còn ngang nhiên can đảm viết Cáo phó cho chính mình khi vẩn còn sống thở mạnh giỏi.  Kinh thật!!!  

  

Văn hóa Việt Nam (và cả Trung hoa) để ý đến nhiều điều húy kỵ; thường không dám nhìn thẳng vào sự chết; và phải nói là chúng ta gần như không có cái gọi là “Văn hóa Cáo phó (?)”  Cáo phó của người Việt chỉ đơn thuần là loại văn chương / công thức ứng dụng (loại “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa!”) thông thường; rất ít khi dám đi vào các ngoại lệ vì sợ công chúng (người bên ngoài) cho là phạm thượng (?) dám giởn mặt người qua cố, làm mất vẻ trang nghiêm của tang lễ.. v..v..  

  

Mặc dù người Việt vẫn theo công thức và thông lệ, nhưng qua sự quan sát, tôi thấy có nhiều thông lệ lại đi “quá đà” (excessive); Chẳng hạn như các chức vụ, tước vị, bằng cấp của người chết cũng như thành viên gia đình (còn sống) được liệt kê loạn xạ, một cách không cần thiết….  Danh sách số thân nhân của người quá cố đôi khi dài hơn 2 phần 3 trang Cáo phó (gồm cả vợ lớn, vợ bé, con, cháu, chắt, con dâu, con rể, con nuôi, anh chị em, chú bác, thông gia, hàng xóm…) Đôi khi các chi tiết loại “quá đà” này gây sự hiều lầm (có lẽ vì ác ý!?) là khoe khoang, nổ sảng văng miểng quá trớn; bởi vì không ai có đủ thời giờ hay quởn để cắc cớ kiểm chứng sự trung thực các đề mục được tang quyến cẩn thận liệt kê dài dòng trong các Cáo Phó (!?)  

 

Lời cuối 

  

Tóm lại, như đã đề cập, người Việt ta dường như thiếu hẳn một “Văn hóa Viết Cáo phó” (?).  Để phát huy sự phong phú và thông thoáng của “Văn hóa Tang sự Việt Nam,” tôi tiện đây đề nghị các tờ báo Việt Ngữ lớn ở hải ngoại, ngoài các cuốc thi đua đã có sẵn như  “Viết Về Nước Mỹ,”  “Sự Duyên Dáng của Văn Hóa Việt Nam”  nên thêm vào đó cuộc thi đua “Viết Cáo phó” cho nó trọn phim bộ.  

  

Để kết thúc, tôi mạo muội dùng lời của ông Yogi Berra (1925-2015), một cầu thủ và cũng là Huấn Luyện Viên nổi tiếng của đội bóng “Baseball” New York Yankees như sau:

Bạn nhớ luôn luôn phải đi dự đám tang của người khác nhé; nếu không người khác sẽ không đi dự đám tang của bạn.”  

(Always go to other people's funerals; otherwise they won't go to yours). 

Hết biết! 

 

Trần Văn Giang  ( HNPD )

Orange County 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 07 Tháng Giêng 20186:09 CH
( HNPD ) Chỉ một vài ngày nữa là chúng ta sẽ được coi một phiên tòa lịch sử khi lần đầu tiên có một cựu UVBCT và cựu bí thư TP. HCM Đinh La Thăng
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20186:01 SA
( HNPD )Sau khi hùng hổ xuất quân, một thời gian không bao lâu 8 vạn quân Dư Luận Viên đã bị “tan tác như hoa giữa đường”; ngoài một lớp nhỏ ôm đầu máu bỏ chạy, hoặc trở nên tiu nghỉu như mèo bị cắt tai, hầu hết “quân ta” đã “chiêu hồi” sang hàng
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20185:49 SA
( HNPD )Theo tin mới nhận được thì chính phủ Sinhgapor đã từ chối đơn xin tỵ nạn của Vũ nhôm khiến cho hy vọng lấy chồng gần của chàng Vũ chấm dứt.
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20188:44 SA
âu hỏi trên được dùng làm đề tài cho bài viết nầy vì nhận thấy hiện tượng lạm dụng danh hàm Tiến sĩ đã lan tràn tại Việt Nam trong những năm gần đây mà hình như chưa có ai giải thích hay bình luận về tiến trình thực hiện chương trình Tiến sĩ mà chúng ta thường nghe
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:36 CH
( HNPD ) Chùa Liên Trì, một ngôi chùa nhỏ bé cổ kính nép mình bên tán lá cây ven dòng sông Sài Gòn đã 40, 50 năm qua thì mùa xuân này không còn nữa
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:30 SA
( HNPD ) Chắc chắn tổng thống V.Putin chọn Việt Nam làm người kiểm soát cuộc bầu cử tổng thống là có ý đồ riêng của ông. Ông lại là người trả tiền nên ông
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20178:33 CH
( HNPD ) Hết năm tính sổ đoạn trường thì làm ăn toàn thất bát, cái gì ngon như Sabeco, sữa Vinamil...đều thoái vốn. Cái ăn được thì bọn quan đại tham nhũng chúng nó chen nhau xơi hết rồi, nhưng các quan chức Đảng phụ trách kinh tế vẫn cười như hoa đàm tiếu
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20175:09 SA
( HNPD )Cùng với nhiều anh chị em khác thì Trần Huỳnh Duy Thức cũng đang như những con hổ bị giam cầm trong ngục tối với nỗi niềm uất nghẹn nhưng đều tin tưởng nhất định rằng "Giang San ta đổi mới"...
Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai 20177:15 CH
( HNPD ) Vì sự đố kỵ ghen ghét nhau mà chúng nó kéo nhau lại ở trong giỏ không có con nào ngoi được lên. Nên kết quả là có tài hay bất tài thì tất cả cua Việt Nam đều nằm lên đĩa không sót một con nào...
Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai 201711:42 SA
( HNPD ) Tiên sư Anh Tẹc Nét, mày chơi ông cạn tàu ráo máng. Tội mày lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước Biển Đông, kể cả phần lãnh hải nay ông đã quà hữu nghị cho Anh Hai, làm mực viết cũng không xong