“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ - Lão Phan Phan Đức Minh

Chủ Nhật, 20 Tháng Hai 202212:12 CH(Xem: 2389)
“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ - Lão Phan Phan Đức Minh

Số 02  - Các tổng thống Hoa Kỳ :

“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ   

                                                         ***

                                                                                                                                             Phan Đức Minh                                                                            

          Đọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy cuộc đời và “ triều đại “  của Ngài Richard Milhous Nixon, ta thường gọi Richard Nixon, quả thực có những chuyện lạ kỳ có một không hai trong Lịch Sử của quốc gia được coi là mới mẻ nhưng lại phát triển mau  và trở  nên giầu mạnh hàng đầu thế giới ngày nay : Hoa Kỳ.


SdPq6dFieJHLbnurxE06RbaBIdW4GQQVeNSx-8V6u0B8ADwyKZxBA6751xudST1OlZL45SHuIhZFWejLbADHM6fFMxK3yyZUXYn1MnrKe-i4qA4euyIxlvEjp6kkM95Og9bHOBxh

   1.- Vài nét về ông Richard Nixon :  Ông Nixon sinh ngày 9 tháng 1 năm 1913 tại Yorba Linda, bang California. Nơi sinh của ông là một nông trại chuyên trồng chanh (  lemon -  ta thường vắt vào tô phở bò hoặc bún Huế ) vùng ngoại ô thành phố Los Angeles, đông người, đông xe cộ và được kể là một trong những thành phố lớn và… đa sự  nhất nước Mỹ. Các bậc tiền nhân trong dòng họ của ông là những người sống ở miền Đông nước Mỹ, nhưng về sau con cháu cứ di chuyển dần về hướng Tây Nam để sinh sống. Ông Nixon tốt nghiệp Trường Whittier College, California, sau đó trở ngược lại miền Đông để học Luật. Hồi còn là học sinh Trung Học và sinh viên Đại Học, ông đã được coi là một tay hùng biện , vô địch  trong các cuộc tranh luận. Ông có thể đứng về bất cứ phe nào để tranh luận, và kết cuộc ông vẫn thắng như thường ( In both high school and college, Nixon was a champion debater. He could take any side and win, said his debating coach ). Chẳng thế mà sau này, khi làm Tổng Thống, ông đã mở màn đi du thuyết thành công ở Trung Quốc, sau bao nhiêu năm hai nuớc Mỹ và Trung Quốc được coi là hai kẻ thù địch, không thể…ngó mặt nhau. 
2.- Cuộc đời chính trị của ông Nixon : Sau thời gian phục vụ Hải Quân, trong Thế Chiến thứ 2, ông trở về quê nhà ở California và được bầu làm Dân Biểu Hạ Viện Liên bang năm 1946. Những thành quả của tinh thần chống cộng sản của ông trong công việc, trong các cuộc vận động, giữa lúc hiểm họa cộng sản đang đe dọa lan tràn khắp nơi trên hoàn cầu, đã đưa ông vào Thượng Viện Hoa Kỳ. Kế đó ông trở thành Phó Tổng Thống Hoa Kỳ khi đứng chung liên danh với ứng cử viên Tổng Thống Eisenhower, người hùng đã đánh thắng Phát Xít Đức trên chiến trường Âu Châu một cách vô cùng vẻ vang oanh liệt.

    Thế là trước khi trở thành vị Tổng Thống thứ 37 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ông Nixon đã từng làm : Luật Sư ( rất nhiều Tổng Thống Mỹ đã từng làm nghề này trước khi vào Toà Bạch Ốc ), Dân biểu trong Hạ Viện Liên Bang, Thượng Nghị Sĩ Liên bang, Phó Tổng Thống.
    Ông thuộc “ Môn phái Diều Hâu “ của Đảng Cộng Hoà với tinh thần chống Cộng Sản tới nơi tới chốn, tuy có hơi… kẹt trong công cuộc chống Cộng tại đất nước Việt Nam . 
    Thời gian làm Tổng Thống của ông có khác người ta  là từ ngày 20 tháng 1 năm 1969 đến ngày 9 tháng 8 - 1974, tức là 1 nhiệm kỳ thì dư chút đỉnh, mà 2 nhiệm kỳ thì thiếu khá nặng. Khi từ trần,  Ông Nixon được đưa về chôn cất tại quê nhà, nơi ông đã được sinh ra và lớn lên : Yorba Linda, California.  
   Năm 1960, ông Nixon, thuộc Đảng Cộng Hoà, ra tranh cử Tổng Thống, đụng đầu với đối thủ Dân Chủ tuổi trẻ, tài cao ( lại còn đẹp trai nữa) , John Fitzgerald Kennedy.


Ứng viên TThống John F. Kennedy    


  Trong 4 cuộc tranh luận được trực tiếp truyền hình cho dân chúng Mỹ - và cả thế giới  - coi nhà hùng biện cáo già Nixon đã thua nhà hùng biện trẻ tuổi, đẹp trai Kennedy thấy rõ, và cuối cùng thì ông Kennedy đã… hiên ngang bước vô Nhà Trắng, để làm Tổng Thống thứ 35  của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ( Running for President in 1960,, Nixon was the loser to John. F. Kennedy in four televised debates and in the race for President ….).

                    
ODpnMcUYRSDqt4yymg4f2moVBNVsVk1GVENy9hYJoquov157zQg-rQG-n7y5zHy-OOezcvOvYF_OBYcPjSQ0gJINRpng8z8xDMgpJ4KqDMxBh6h3BR0rjO7d8YPiRcTqYvc5V3NQ

Trong khi Kennedy ghi điểm bằng phong thái tự tin, điềm tĩnh thì ông Nixon trông ốm yếu và liên lục lau mồ hôi. (Ảnh: AP)


    Hai năm sau, ôn lại bài vở, võ nghệ, Ngài Nixon  nhẩy ra đấu keo nữa, nhưng ở cấp nhỏ hơn là Thống Đốc Tiểu Bang California. Vậy mà vẫn thua mới đau chớ. Mấy anh thầy bói ấm ớ thì bảo là cái mạng của ông chỉ làm đến Phó Tổng Thống ( nhờ đứng ké

sau lưng người hùng Eisenhower ) là hết cỡ thợ mộc rồi. Sau cái vụ thất cử vào Dinh Thống Đốc California, Ngài Nixon coi bộ chán ngán với cái nghề nghiệp mần chính trị cho nên ông bỏ đi New York gia nhập vào Một Tổ Hợp Luật Sư để làm ăn.. Những năm sau đó, ít người còn nghe đến tên ông. ..   

      Thế rồi, đùng một cái, Ông Nixon bất ngờ trở lại sân khấu chính trị vào năm 1968, khi mà cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã leo thang lên đến tận đỉnh cao. Tổng Thống Lyndon B. Johson, Dân Chủ, không ra tái ứng cử nữa vì thấy không ra chi trong cuộc chiến Việt Nam : không thắng ở chiến trường mà ở hậu phương Hoa Kỳ thì tình hình nát bét như tương Tầu, từ trong Quốc Hội cho đến ngoài đường phố, nhất là tại các Trường Đại Học ( phong trào phản chiến do Đảng Cộng Sản Mỹ chủ trương và lãnh đạo theo chiến lược đấu tranh toàn cầu của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản - Global Struggling Strategy of The Third International ). Thấy Phó Tổng Thống Hubert Humphrey, Dân Chủ, ra ứng cử Tổng Thống thay chỗ cho Tổng Thống Lyndon Johson, không phải là đối thủ nặng ký, trong giai đoạn chiến tranh dầu sôi lưả bỏng và bế tắc ở Việt Nam, đang gây nhiều bất lợi cho Đảng Dân Chủ, Ông Nixon tung ra một chiến dịch vận động tranh cử rất chi là thuận lợi để rồi thắng ứng cử viên Dân Chủ Hubert Humphrey  sát nút.   Trong nhiệm kỳ đầu tiên, 20 tháng 1-1969 đến ngày 20-1-1973, với tình hình nước Mỹ lúc đó, ông Nixon được coi là đã đạt được thành quả, được trông thấy những thành công vô cùng tốt đẹp cho nước Mỹ :

T.T. Lyndon B. Johson    


      A.- Thực hiện được kế hoạch rút quân ra khỏi vũng lầy Việt Nam  khi mà chính giới Mỹ thấy rằng theo đuổi cuộc chiến tranh đó, đối đầu với Liên Sô và Trung Quốc, với cả phong trào cộng sản thế giới, với những người cộng sản cuồng tín ở Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu đến… người dân cuối cùng, thì nước Mỹ không cách nào chịu nổi.  … Nhờ đó mà ông đã làm dịu bớt được tình hình hỗn loạn ở nước Mỹ đang xẩy ra ở khắp mọi nơi : trong Quốc Hội, ngoài đường phố, tại các Trường Đại Học, làm cho tinh thần, nội bộ nước Mỹ bị chia năm xẻ bẩy, quân đội chán nản, thanh niên bất phục tùng lệnh thi hành quân dịch vv…
     Hiệp đinh ngừng bắn trong chiến cuộc Việt Nam được chính thức công bố  năm 1973, sau khoảng 4 năm tranh cãi kịch liệt tại Hội nghị Bàn tròn 4 bên : Hoa Kỳ - Hà Nội - Sài Gòn - Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ( Front for the Liberation of South Vietnam).

     B.- Ông Nixon đã làm được 1 việc vô cùng to lớn và quan trọng đối với Lịch Sử Hoa Kỳ trên mặt trận ngoại giao : Đó là Ông Nixon đã mở được con đường đi du thuyết tại Trung Quốc và Liên Sô ( trong năm 1972 ) là 2 cường quốc thù địch của Hoa Kỳ lúc nào cũng tìm cách hủy diệt cho bằng được Hoa Kỳ, thành luỹ vững mạnh nhất của Thế Giới Tự Do, hay nói theo kiểu cộng sản, thành luỹ cuối cùng của Chế Độ Tư Bản, để Cộng Sản Hoá toàn cầu. 

    Chính 2 điều quan trọng này đã giúp ông Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào cuối năm 1972. Đó là chưa kể đến điều đã góp phần làm cho nhiệm kỳ 1 của Ông Nixon thêm phần sáng chói trên nền trời quốc tế : Phi hành gia không gian của Mỹ, Neil Armstrong, chỉ huy chuyến du hành thám hiểm mặt trăng của Phi Thuyền Apollo 11, đi cùng Edwin Aldrin, là nhân vật đầu tiên của loài người đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20 -7 - 1969 ( U.S. Astronaut Neil Armstrong became the first man to land on the moon, July 20, 1969. Armstrong was Commander of the famous Apollo 11  mission).
3.- Sông có khúc, người có lúc : Các Cụ nhà ta xưa nay vẫn nói “ Sông có khúc, người có lúc “, y chang như mấy ông bà người Mỹ thường bảo“ Every  day is not Sunday “ hay sêm sêm như thế  “ One cannot be always fortunate “.  Có mấy ai sung sướng, ngon lành suốt đời được đâu. Lúc được ngon lành, sung sướng thì hãy ráng mà lo “ Tu thân, tích đức  - Improving oneself  and  Accumulating virtues “ để phòng khi “ Sa cơ lỡ vận - Having Misfortune“  thì cũng còn có chỗ, có nơi  để mà sống.

    Cuộc đời Ông Richard Nixon thật là long đong lận đận trên con đường công danh, sự nghiệp. Thế rồi cũng có lúc lên đến tột đỉnh vinh quang. Lên đến đó rồi chẳng lẽ cứ ở lì muôn năm ở cái chỗ đó. Luật Trời Đất đâu có như thế được! Cái chỗ này giống y chang như phong trào Cộng sản thế giới. Sau Thế Chiến thứ 2 thì nó bùng ra khắp nơi trên thế giới, nhất là sau khi nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa  ( People’s Republic of China ) ra đời trong sự vinh quang, oanh liệt, năm 1949, với cả tỉ dân, với hàng triệu Hồng Quân cuồng tín, rồi có vũ khí nguyên tử, tức là  anh chàng khổng lồ Trung Cộng, thì người ta thấy là Thế Giới Tự Do … hết thuốc chữa mất rồi.     Ấy vậy mà … Sông có khúc, người có lúc ! Sách vở của Ông Trời đã định như thế cho nên Cái Tổ, cái thành trì, cái nôi của “ Cách mạng vô sản thế giới - Revolution of  The International Proletariat “ là Liên Bang Sô Viết,  đang ngon lành, hùng cường, dữ dằn là thế bỗng xụp đổ đánh  rầm  một cái như bị động đất toàn diện với cường độ 9 chấm có lẻ trên địa chấn kế Richter vậy thôi, kéo xụp theo luôn 1 lô lâu la đệ tử, chỉ còn lại vài tên trong tình trạng… ngất ngư.  Ông Nixon nhà ta cũng không thoát khỏi “Luật Trời Đất “ như thế. Cỗ xe 8 ngựa kéo ( Xe Bát Mã, chớ hổng có phải chỉ có Tứ Mã ) của Ông Nixon đang lên dốc phăng phăng, ngon lành, oai phong lẫm liệt thì  đùng  một cái, tai họa đổ ào đến với ông tùm lum, không cách nào  đỡ Trời  cho nổi : 

   * Ông Spiro T. Agnew, làm Phó cho Ông Nixon, cùng là dân Cộng-Hoà với nhau tất nhiên, ăn ké cái vinh quang đắc cử  kỳ 1 (1968) và nhiệm kỳ 2 (1972) với ông Nixon, bị buộc phải từ nhiệm vì  vô số thứ tội, đáng vô nhà đá mà…gỡ lịch, vì mấy cái tội : nhận tiền, nhận bạc để cho thiên hạ được hưởng ba cái ân huệ linh tinh trong lúc Ngài còn trấn thủ ở Dinh Thống Đốc Bang Maryland, cũng như khi ngài đã lên ngôi Phó Tổng Thống. Ngoài ra Ngài lại còn bị kết tội trốn thuế, bị phạt tiền và lãnh 1 cái án treo ( Spiro T. Agnew was forced to resign when evidence indicated that he had received pay offs for political favors while holding office in Maryland and as Vice-President. He was convicted of income-tax  evasion, fined and given a suspended sentence.) Cũng đau  lây cho Ngài Tổng Thống Nixon lắm chớ, mất mặt phe ta hết trơn. 
    * Ngay trước khi đắc cử nhiệm kỳ 2, ngài Nixon đã bắt đầu thấy ngứa ngáy chân tay, mình mẩy  về cái vụ Bộ Tư Pháp loan báo là Cơ Quan điều tra Liên Bang FBI sẽ mở cuộc điều tra về vụ xâm nhập bất hợp pháp vô toà nhà Watergate Building, Tổng Hành Dinh của Đảng Dân Chủ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn…( Justice Department  announced FBI  would investigate Watergate break-in - 1972)…

    Cảnh sát bắt được 5 người đàn ông đột nhập vào Toà nhà Watergate Building ( của phe nó, không phải của phe    ta ), lắp đặt các dụng cụ để nghe lén chuyện của thiên hạ. Ủy Ban Điều Tra của Thượng Viện tìm ra sự thật là vụ này có dây mơ rễ má tới Ngài Tổng Thống Nixon, và Ngài Tổng Thống đã che đậy vụ này mong cho nó chìm xuồng luôn, nhưng đâu có được. Năm 1974 thì Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện làm thủ tục truy tố, đưa lên Thuợng Viện xét xử để bãi miễn chức vụ Tổng Thống của Ngài Nixon nhà ta ( thủ tục giống y chang như vụ bê bối Monica Lewinsky của Ngài Tổng Thống Bill Clinton sau này vậy ). Một lô quý vị phụ tá cao cấp hàng đầu của Ngài Nixon bị kết tội hối lộ, gian lận, cản trở công lý và bị tống vô tù….

   Cuối cùng thì Ngài Tổng Thống Nixon thấy rằng che đậy, cản trở cũng chẳng nổi nữa. Nếu để cho Quốc Hội, từ Hạ lên đến Thượng Viện làm thủ tục truất phế ( Impeachment Procedure ) thì nguy quá, tiêu tan sự nghiệp hết trơn. Nghĩ đi, tính lại đủ lẽ thiệt hơn, chỉ còn con đường duy nhất “ Từ nhiệm vi thượng sách - Resignation is the best stratagem“.

    Thế cho nên vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, Ông Nixon đành chính thức khăn gói gió đưa, ra khỏi Toà Bạch Ốc một cách đau lòng, khổ dạ ( Nixon  himself  resigned in disgrace on August 9,1974 ), kéo theo luôn 7 vị phụ tá thân cận nhất cũng phải ra đi vì bị kết tội có dính líu vào âm mưu Watergate ( Seven presidential aides indicted in Watergate conspirancy and President Nixon resigned in 1974 ).

    Đến đây, ta thấy “ Triều đại của TT Nixon “  quả thực có một không hai trong Lịch Sử Hoa Kỳ ở cái chỗ :

    A.- Tổng Thống Richard Nixon phải từ chức  ra đi trong sự đau khổ trong lòng, để về quê, không trồng rau, nuôi gà, thì ít nhất cũng để có thì giờ nghiền ngẫm về cái. cuộc đời làm chính trị, và suy ngẫm về cái câu  “Every day is not Sunday “. 

    B.- Trước đó, Ngài Phó Tổng Thống, ông Spiro T. Agnew, cũng giống Ông Số 1 sau này,  là bắt buộc phải từ chức nhưng vì lý do có khác : có liên quan đến những chuyện bê bối tiền bạc : nhận hối lộ, trốn thuế, đã từng bị toà án phạt tiền và cho lãnh 1 cái án treo . Ông Phó Agnew bị buộc phải từ chức thì ai ngồi vào cái ghế Phó Tổng Thống ? Theo tinh thần Hiến Pháp, khi Tổng Thống chết hay không còn khả năng làm việc được nữa thì Phó Tổng Thống lên thay.  Khi cả 2 ông, ông số 1 và ông số 2  cùng chết , tỉ dụ như  máy bay chở 2 ông đi loanh quanh đâu đó rồi bị rớt và cả 2 ông cùng đi luôn thì sao ? Hiến Pháp bảo rằng  lúc đó thì Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, tức là Ngài Speaker of the House lên thay, làm Tổng Thống. Thế nhưng ở đây, chỉ có Ngài Phó Tổng Thống Spiro T. Agnew bị buộc phải ra đi thôi. Vậy ai làm Phó cho Ngài Nixon để đỡ chân đỡ tay cho Ngài, chớ một mình Ngài ôm hết cả từ A đến Z  thì dễ chết hay vô bệnh viện quá ! Thế là Ngài Nixon đi tìm một ông Phó khác thế vào chỗ ông Phó Agnew đã đau khổ ra đi.


    C.- Một người làm Tổng Thống bằng con đường chẳng giống ai : Ngài Nixon chọn ông Gerald Rudolph  Ford, đang là Dân Biểu Hạ Viện, và xin Quốc Hội chấp thuận cho ông này làm Phó Tổng Thống thay ông Agnew  đã ra đi. Quốc Hội, gồm cả Hạ Viện và Thượng Viện đều  chấp thuận đề nghị này. Ông Ford đang là Dân Biểu Hạ Viện, nhẩy lên làm Phó Tổng Thống. Lạ lùng chưa ! . Đó là chuyện của năm 1973. Thế rồi đến khi chính Ông Richard Nixon cũng phải từ chức Tổng Thống để ra đi vào năm 1974 thì  Ông Ford, theo tinh thần Hiến Pháp, đương nhiên lên làm Tổng Thống.  Rõ ràng là Ông Gerald R.Ford  đã lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ . Kỳ_jj2r_EXsa5tp9iBSb0cI7kIPp7JZwPSsI2JGb_1ELmoFl4jqLIjYkfbvcvKPU2aMn9iKN5uIfx0OFb9q4ob1Qu9UwOcxxK1cDNfKvacb_n7HlYDUKnYqAC58dCJ-bWsvs08hNRS

theo một con đường chẳng giống ai cả trong suốt chiều dài của Lịch Sử  nước Mỹ. Tuy rằng ngài Tổng Thống Ford này đẹp người, đẹp tướng, từng là Luật Sư, trong khi nước Mỹ tham dự vào cuộc Thế Chiến 2 thì Ông luật Sư Ford nhập ngũ, phục vụ trong ngành Hải Quân gần 4 năm trong vùng Nam Thái Bình Dương  ( Ford’s career as a lawyer was interrupted by World War II. Joining the Navy, he served for almost four years in the South Pacific...). Sau này Ông được bầu vào Hạ Viện liên tục 12 nhiệm kỳ. Vẻ vang lắm chớ bộ ! Thế nhưng Ông ở vị trí số 1 tại Tòa Bạch Ốc không phải 2 nhiệm kỳ, mà cũng chẳng phải 1 nhiệm kỳ trọn vẹn. Ông chỉ ở ngôi vị đó từ ngày 9 tháng 8 - 1974 ( vào lúc chiến tranh Việt Nam đang hồi bi thảm, quân đội Mỹ của Ông ra đi sau Hiệp Định Paris 1973 buồn như buổi chiều Thu mưa gió sụt sùi ) tức là ngày ông Nixon khăn gói ra đi cũng buồn như kiểu đó cho đến ngày 20 tháng 1 – 1977, ông phải nhường 

TT. Gerald Rudolph Ford


ngôi vị số 1 Tòa bạch Ốc cho Ngài Tổng Thống James Earl Carter thuộc Đảng dân Chủ. Vị này được coi là con người đạo đức ngay thẳng, xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn cực khổ để rồi cố gắng vươn lên. Gặp lúc, thời cơ, trước đó ngôi vị Tổng Thống, Phó Tổng Thống cứ lần lượt theo nhau khăn gói ra đi trong cảnh... buồn đau tan nát cõi lòng của mình, làm lây nỗi buồn, đau đớn đến dân chúng, cử tri. Nắm được điểm này, Ngài Carter nhà ta khi vận động tranh cử, đấu với vị Tổng Thống đương quyền, tái ứng cử, Ngài Carter sử dụng tối đa ngón võ  chính yếu: một mình đơn thương độc mã ( hay xe cộ đủ thứ cũng được ) mang theo túi hành trang, rong ruổi khắp đất nước Hoa Kỳ để nói cho dân chúng Mỹ biết rằng : Đất nướcvĩ đại  này không thể giao vào tay những vị lãnh đạo như thế,mà phải lấy lại uy thế của vị Tổng Thống Hoa Kỳ với đầy đủ những đức tính cần phải có, để hình ảnh của đất nước Hoa Kỳ phải luôn luôn là biểu tượng tốt đẹp MbsnilUxLAPfh8pwMnyEd5mxWvuVUXxcp3bvHIwZRbMxy6pCjBG6xYmeBEIc3OpD4ea8YRdItLKJI-C-YXbEGSj42Me48phU8V-La7OOKNvVNJTgjMu_DF45jWqK1Q6rKqLFVdIY


TT. James Earl Carter


nhất trước cái nhìn của nhân dân thế giới vv... và vv...     Thế là Ngài Carter đắc cử, trở thành vị Tổng Thống thứ 39 của Hoa Kỳ, nhưng cũng chỉ được 1 nhiệm kỳ thì phải ra đi, nhường Tòa Bạch Ốc cho Ông Ronald Reagan thuộc Đảng Cộng Hòa, sinh ra không ai nghĩ là để làm Tổng Thống vì nghề nghiệp của ông vốn là xướng ngôn viên thể 

thao, rồi đóng phim ( 53 phim chớ ít đâu ). Bạn bè, người thân xúi ông ra ứng cử Thống Đốc California, Ông  đã cười 

chết bỏ : “ Trời đất quỷ thần ơi ! Tôi mà làm Thống Đốc hay  sao ?“. 


x4XYkfQgO-22DFzM6H87xBFr2Ym7zFtR2uTFheLZhK-TGceIdeP4Zs2m6sxQPhIFScJUPT846dPEvGuIfqNudnyDGLv-Q11Yu5Jiw-dIq_L9DyIHiRnxkJYOcszfl40ZBID5nTDr

Làm thống đốc rồi, gặp lúc Tổng Thống Carter bị kẹt vấn đề kinh tế khó khăn, xuống dốc, lại rắc rối về vụ 52 con tin, những người xưa nay vốn ủng hộ ông, lại…xúi ông ra tranh cử tiếp. Ngài Reagan lại phen nữa cười lăn, cười bò :  “ Bộ làm Thống Đốc chưa đủ liều hay sao mà còn xúi người ta ra mần Tổng Thống nữa đây ? “ Khi vận động tranh cử, Ngài Reagan vốn được ái mộ nhờ 53 bộ phim đã đóng, tướng mã ngon lành, ăn nói... con chuột trong lỗ cũng phải bò ra nghe chơi, lại thêm có nhiều cố vấn tài ba... thế là: a-lê hấp ! Ngài Reagan oánh bay  địch thủ  Carter,  để trở thành vị Tổng Thống Mỹ Quốc thứ 40 với 2 nhiệm kỳ vẻ vang, ngon lành…  

    Đúng là “ triều đại “ của ngài Tổng Thống Richard Nixon chẳng giống bất cứ một vị Tổng Thống nào khác trong lịch sử đất nước  Hoa kỳ……


   TThống Ronald Reagan

                                                                                                                          San Diego,  California
                                                                                                                             Phan  Đức  Minh 

Số 427  - Chuyện thời sự :

Hình ảnh Sài gòn năm 1962

                  -----

    Loạt ảnh  về Sài Gòn năm 1962 do cựu binh Mỹ Barry MacDonnell thực hiện


10YIv4Q20edlFJPn2zvy6V8agrRalfgf6SEkT57A_9j-_1o2nH713He320g6fa_mYq7PxPFeSrkPoow4IOktcbx9oy46U67sJvzwNZZHmkx1HaHCU1FFK8-VkXXLREplT4_LfUwn


2 thiếu nữ Sài Gòn bên Bến Bạch Đằng.


LArla4T1QoWwcDvdGuLH3tRHywrxzqbnHMgSMMMT7uU3yORl3EUIJ7MO1RhvxBfAhZBynHjiQR9g0jVrT3XvsmGcQKzjCBvq73DCJ3Z-zqhKuLBAr_dM0ngb86YW7Y9IKKgF07IM


Trẻ em đường phố ở  Bến Bạch Đằng.


n1abbziK68YeBYQD0tdJo6I-G8GNDfEQCxtz6x_EvhbZ6lb5HsRi4CaA1zFsbSrqY9tmlamom5Z0wbhecC6ZTP3ldKfwUwc_zSyaQWEhd0J66DpM_ksBQdRdGodH80FChRa8Y35x


Quán cà phê ở góc đường Tự Do – Nuyễn  văn 

Thinh ( nay là Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi ).



riMGcx_5UxvExAIk_Ir0YKpxdKP-TLv3bCqmsVp6szPVlBXR9-lJU5p7FuWTkq8O56nvRszM02F9FqIgNgctOTul66EOoaa8080Pjpxt4SbN3s56x5dq_ZSgh4F_QwUbnRGOromw


Tiệm thực phẩm Thái Thạch góc đường Tu Do – Thái Thịnh…


OgZ2e-OCaJ2CZY44hQqxp3uqekEiKVZAZRWGO5Fk3aK0vDCRuIJd5ZFaPgkFIS-A3DMsoEb-fJjJsRv50AVATAo2o8NErP6aADbpHQFwAX_CzZ7xTZGZbU5QnPl7YynYF0aUewg1


Ảnh thứ 2 cũng chụp địa điểm ở trên.


L_7TeyU3vPBYiaF0CpRqVU8pQ8d_O3xMXWnt-TEx-yymQdhsLiie6C187guAfhkX4PK292jEoF8H8GvyKnVbAUffswfSmj64q5-_qJ70Hbqv5ab89Jeqg6RlUOlwB6dVS3r5Y6GD


Đường Hai Bà Trưng nhìn từng tầng cao của 1 khách sạn ở Sài Gòn.


Ln-apW2rhCPFvQa8VVZBA28w8FWcPpSJqAJQUpd9uiR3P-0U7iaIhDfqSbhGR6u4hRY5ING_W7yh_jIeFmvXkEqEatT26nytnN5btCZaC0tdFmdw7eJELSI8r9o9oWd2DpbcyaBG


Đại lộ Hàm Nghi.


iKCPdkHCX1nxj9N5kj67jcEFWkr-JMaYAxq6s1AsOpBz2SuENHyvIT-kjASvj-K3EEivvT6DYRUkdTBnE1RA_SgaFBVr5-Mb9lklKB8mnELRzh7C0OXouYAgvTIMvG0vP3bbD1yt


Thánh Đường Hồi Giáo ở đường Thái Lập Thành.

Nay là đường Đông Du .


glSqRZdNIsNpHj9a4UDE9x9NZ1J40p1nMCKBcLI4tbyY-u7TAgdoaxuJdGGJvoRVZxPt7_SaZpXzQaqZSp6vcOCrKR3FZu5bFgAEU1LeyJY1qsmYbbiceGQm00PeKUGg2ODYL66A


Tòa Đô Chánh Sài Gòn.



MuiN7Vq4djV5lxWCSSQUwgMS6OKkhI4B8_VuVsTT9ytXkZ5CljStDO6r48HNIq5WyLNxbtgy4VWcVv822nyTIugX2QI6khXLeTt3Tv20Af3n7RWgoH8SVFWF_bWHyh-9kr-yNva9


Vườn Hoa công trường Lam Sơn.


_2nL1sfv6RTHEPeiTilHhqha43gIzf4SWlyDgJm7NAmKnGg1SSn5H6oCRGeK-HrsuxDkzSZngvnGZYFolDrBdAIm05ONji3IOGLCqtt_1lj1UXJR-coE4fj0TzDEb8vZUt6iMqnP


Trụ sở Quốc Hội ( Nhà hát thành phố ).


5Kj-G_HeLJ-iRst1JalCDAf5Td4G_Ab01dMCp4shvo49VBppkQWPtXgbr867KKXsSxAIeRQQjAZDEbXHKKwfOAMYeGqhEt_6w5wxLFiqaA8gylLpTeG9FhIa04slba3gZRocIpSh

Hai lính Mỹ trên sân thượng 1 khách sạn

 Số 428  - Chuyện thời sự : 

100,000 du khách kéo lên Đà Lạt, nhiều người ngủ lề đường vì không còn phòng

 

                                                                                 ----

    Loạt hình đăng trên báo Thanh Niên hôm 4 Tháng Hai cho thấy nhiều du khách ở Đà Lạt phải nằm vật vờ trên bãi cỏ ngoài đường, hoặc dựng lều ngủ tạm cạnh hồ Xuân Hương vì không tìm được phòng nghỉ.

Cảnh tượng nhiều du khách kéo vali trên đường giữa trưa nắng do các khách sạn không còn phòng trống, khiến người ta cám cảnh vì “đi chơi còn cực hơn đi làm.”


1F3d1wrw3M63MDcExMKKmEjs3SxYJWEkGrA3aswifEYZb5dRvY6QUwCKP4JnNkWQMBBcxTZy1NAipGqhyVtVtVhgF_P0qbPYK6jYnJ78jR4jvepa_3g3rQ8A7CXKAtSkkaS54-ly

Du khách nằm vật vờ trên bãi cỏ ngoài đường vì không tìm được phòng nghỉ ở Đà Lạt…

 

Theo các báo ở Việt Nam, ước tính khoảng 100,000 du khách từ Sài Gòn và vùng phụ cận kéo lên Đà Lạt du Xuân và không phải ai trong số này cũng đặt phòng từ trước.

Việc hàng vạn người đổ về thành phố hoa khiến quốc lộ 20 và nhiều tuyến đường ở Đà Lạt kẹt xe trong nhiều giờ liền từ hôm Mùng Một Tết Nhâm Dần.

Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, nhiều chủ khách sạn ở Đà Lạt cho biết có nhiều cuộc gọi đặt phòng, nhưng họ không thể đáp ứng vì đã kín phòng từ trước.

Báo này dẫn lời một giới chức Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Lâm Đồng xác nhận lượng khách tập trung đông nhất từ hôm Mùng Ba đến Mùng Năm Tết và các khách sạn, homestay đều đạt công suất trên 90%, thậm chí có nhiều khách sạn ở khu trung tâm được cho là đã kín phòng đến Mùng Mười.

Ông Hải Dương, một du khách cùng gia đình đến từ Đồng Nai, được báo Thanh Niên dẫn lời: “Cháy phòng, hết phòng. Mình đi hỏi phải mười nơi rồi, với lại giá cũng hơi cao. Nhà mình ở phòng VIP thì không được, phòng đôi thì hơi cao. Xác định đi lên đây sẽ đông vì sau thời gian dịch, mọi người dân được đi du lịch rồi. Mình biết vậy nhưng vẫn đi vì thích không khí trên đây.”

 

Du khách kéo vali đi tìm phòng giữa trưa nắng ở Đà Lạt. .   Cùng thời điểm, báo chí cho biết để đi bằng xe hơi được 2 km trong nội ô thành phố Đà Lạt, nhiều người phải mất cả hai giờ.KgZOTzkouFBewf_oTLgyjYUgHTlJ65yrjtcAs5-1ajwtzsru4Ksi-5wHqeU7C8mPRtApigyq5Iv744YMyq0FlatQyDZNk3MRbxnCkgv5-I2-0H-kMm7F_2M69EjLYGh07I0Bdjeq

Báo còn cho biết thêm: “Những ngày Tết này, trung bình du khách dành thời gian cho chuyến du Xuân Đà Lạt là hai ngày một đêm. Thế nhưng, khoảng hai phần ba thời gian đã dành cho di chuyển trên đường (đi và về, tìm kiếm phòng nghỉ). Thực tế, khoảng thời gian dành cho việc đi chơi, thư giãn để tinh thần thoải mái rất ít. Trái lại, thời gian mỗi người phải gánh chịu những lo lắng, tâm lý áp lực, bực bội lại quá nhiều.” 


                                    Lão Phan sưu tầm   

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn