Một Sài Gòn đang quằn quại trong đau thương - Lão Phan

Thứ Sáu, 06 Tháng Tám 202110:18 SA(Xem: 3123)
Một Sài Gòn đang quằn quại trong đau thương - Lão Phan

Số 107  - Coronavirus :

Người dân TP Hồ Chí Minh đổ xô ra bến xe để về quê trước giờ giãn cách xã hội

                                      *

   Chiều ngày 30/5, hàng trăm người dân đổ xổ ra bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) để về quê trước khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội có hiệu lực từ 0 giờ ngày 31/5.

   Theo ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức, lượng khách tại Bến xe Miền Đông đã tăng đột biến trong chiều ngày 30/5 nhưng không quá tải. Ai cũng lỉnh kỉnh đồ đạc, thực hiện giãn cách và khai báo y tế.

Trước khi ra khu vực bãi xe, hành khách được bảo vệ bến xe kiểm tra thân nhiệt và phải nộp tờ khai báo y tế. Nếu khách nào có thân nhiệt cao, sẽ được mời ra khu vực khác để theo dõi.

XfLJdVwENJ6F_sdlthKxHdeqdcfTS0eKP0a3ydMmHslJmm9c4DBSM40r5XZw-9Gjyv-XDvUOeEynC5xv7JVE4pHQQzBxKpNljqC-9YmUaJxgiuDs6d-m0ndPT55ZFN1lLv9p9GA


Khu vực khai báo y tế trong Bến xe Miền Đông.


HavsLc1cFJT0dVZ_OVEF-zChkO-xDwf-Oc721MDtfJEH7E8-pOwmiM5DDYqvpTY4BIRwEZKOY6oUDAectltysJHz4GY7brBST6tXw-uRLOF6DOsSx3lETvbcEGC7excRJchHCOs


    Hành khách xếp hàng kiểm tra thân nhiệt trước khi ra xe.

Nhân viên bến xe đo thân nhiệt hành khách.


mebB69ekIsKEwe5b0prM0Mvn_q58CFO6YdW1JFL95jV004vJwZldp07395whTW6s9nRMYZLf9OzWa87BFjuh_SbxhTY7_djUt7gXZGsfp12xae7f9yHnEDAKC2ocJQVRe6llKfg


    Đa số hành khách về quê là sinh viên và người lao động phổ thông tại các nhà hàng, quán ăn đã tạm ngưng hoạt động trước đó theo chỉ đạo của UBND Thành phố. 

JRFEpmMrJJeClQHiMCapcQHEquky1GLHdXvTat2LvYOJytsVnJlXX5P5uEu9mNkop4jUTRVCQIENd_XC75yn6wZphzzy6eQ004SwxfgylbDNy9ahm3ppptB7Zu2ZPeBzyKlzqFk


DMJs5oTyEofkxPFk5qb2xl0X6oM92aHORjUiwvINO5cSqf88LENjnJtodI7Xj1k8aUxQSV2PJbkCe5sO-E34AERz1bE_aKW1C3ZdDk6EZUAB2PVp4UGUut26d0AykE5V-0whN3A

 

    Lượng hành khách đổ về Bến xe Miền Đông tăng đột biến vào chiều tối ngày 30/5.

   Bạn Nguyễn Thị Tố Uyên (sinh viên quê Phú Yên) chia sẻ: "Sáng nay em có nghe thông tin về giãn cách xã hội nên sau khi thi xong em về quê luôn, chứ ở lại cũng không biết làm gì hay đi đâu".


FM0b-G_ZbYUr2rg6eQG-i0PJdnvrIzfyowNIyszMS1QFCZbTkrMhnqdgKiopbXgfJtY1mMw6AOCap9TsseH2N5oX-eCKwXNiCwRGDQ-KcFNJ9hdtkiqYNDKnieMHa3Nessu8qCk


2ZvKgmhvaSkWGRYTMMYpcdSLZwjc35008qivA0zb9pHZ7uJAku4AKFnz9YcKuVu0OcXFe6aH-bW6GerGIMxD9AV5Dp7xuYq6Qx1uQVZJ-DCZZU5OUVMUs7tyKRk-YFGCXS80b6w


    Những hành khách có thân nhiệt cao được mời ra khu vực khác để theo dõi, sau khoảng 15 phút sẽ được kiểm tra lại.   Số lượng người trên xe khách không quá 17 người (tính cả lái xe và phụ xe) để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

cSqEhIEnwMcza0X-erRZQ78Eu4_F1jyRWt-pJHGjK_0WD_1adC_QtPiu28QcCzceMLLvH_yCavNa8qeNQzRioCFxgv4vaJhpn_vp-XmnmEJQUVABTTmjIXCcOksGnjPC_vabsJE


w-XzjB6E88ozXhe2b0gKQPwMnQzfkIRAuXHLq715Bro1uysS95_TaxWzllw3-JXILpR1ExIWoWZmp9DOLsI_0lTorGvSB4CGPjAAX3U3dMcLaY8vzGjDHXQJUwEMF3xfHRHiWJo


    Hành khách lỉnh khỉnh đồ đạc rời TP Hồ Chí Minh để về quê.


Theo lãnh đạo Bến xe Miền Đông, tính đến ngày 30/5, đã có 17 tỉnh, thành phố đã tạm ngưng các tuyến xe hoạt động với TP Hồ Chí Minh là Long An, Bến Tre, An Giang, Bình Phước, Bạc Liêu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Kiên Giang, Bình Định….

                                        *

Số 108  - Coronavirus :

Một Sài Gòn đang quằn quại trong đau thương

July 31, 2021

  j-aCtyrmizORcVBiZymDVYvVo2grp412BTdhqMz0ySm7wV6zAYnml3Nh6ceLeqEHbCU_ldrCNPPxrDtvSZHMdgHIWn4Onx6JCvgjwNyH2PeOlqAoerO_Q5F-9wb7Aqu1ANCmTJ0

Dư luận Việt Nam nhiều ngày qua phải thốt lời đau đớn bởi những hình ảnh, video lan tải “chóng mặt” trên cộng đồng mạng cho thấy một Sài Gòn đang quằn quại trong đau thương, những xác người phải vội vã đưa vào lò hỏa táng, những bệnh viện từ chối bệnh nhân vì quá tải ca mắc COVID-19…

 

   Chính các lãnh đạo TP.Sài Gòn xác nhận với truyền thông CSVN rằng: Sài Gòn không chỉ quá tải ở các bệnh viện vì số ca mắc COVID-19 mà nay đến lượt tổng đài 1022 tiếp nhận thông tin về COVID-19 cũng liên tục bị nghẽn mạng bởi số lượng cuộc gọi nhờ hỗ trợ dồn về cùng lúc không thể đáp ứng kịp.

Theo truyền thông Tiền Phong online thì Sở Thông tin và Truyền thông TP.Sài Gòn đã thống kê trong 3 ngày từ ngày 22/7 đến 25/7, tổng đài 1022 nhận hơn 190.000 cuộc gọi và tiếp nhận, chuyển đơn vị xử lý hơn 9.700 cuộc; hơn 180.000 cuộc chưa thể tiếp nhận.

Qúa tải hệ thống tổng đài cũng xảy ra ở Trung tâm cấp cứu 115 đóng tại công viên phần mềm Quang Trung. Lãnh đạo của Trung tâm cấp cứu 115 cho biết đơn vị có 6 đường truyền, trước đây mỗi ngày tiếp nhận 1.200 cuộc gọi. Tuy nhiên, trong tuần qua tổng đài tiếp nhận hơn 5.000 cuộc gọi mỗi ngày nên đơn vị đang đang kêu gọi sinh viên tham gia hỗ trợ.

Tính đến tối ngày 29/7/2021, TP.Sài Gòn ghi nhận gần 85.000 ca mắc COVID-19 và từ đầu năm đến nay theo thống kê của Bộ Y tế CSVN số ca tử vong vì COVID-19 ở TP.Sài Gòn là 815 ca.

Nhà chức trách TP.Sài Gòn cho biết mặc dù thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp phòng-chống dịch COVID-19 nhưng mỗi ngày thành phố vẫn có thêm vài ngàn ca bệnh mới phát hiện. Hầu hết các bệnh viện gần như họat động hết công suất, nhiều bệnh viện quá tải, các khu cách ly tập trung vượt quá sức đáp ứng.

Trên đây là những con số ngắn gọn nhưng toát lên nỗi đau đớn khôn cùng, một Sài Gòn phồn hoa ngày nào giờ bị vùi dập bởi cơn đại dịch quái ác mang tên COVID-19. Một Sài Gòn trong vùng phong tỏa, người dân vì chén cơm, ổ bánh mì, những cọng rau mà sẵn sàng đôi chọi với lực lượng chức năng. Một Sài Gòn với hình người cha nghèo khổ bất chấp lệnh giới nghiêm, không cần biết có bị cơ quan chức năng phạt nặng phạt nhẹ tiền bạc hay không miễn để được ra đường mua oxy về cứu sống đứa con. Một Sài Gòn với hình ảnh chàng trai, cô gái không ngừng gọi điện thoại đến bệnh viện cầu cứu khi cha mẹ đang trong cơn hấp hối nhưng không một hồi âm để rồi sau đó vỡ òa vui mừng khi người nhà được cứu giúp thoát khỏi cơn nguy hiểm.

Bác sĩ Phan Xuân Trung hiện đang sinh sống tại TP.Sài Gòn chia sẻ dòng tâm trạng trên trang Facebook cá nhân rằng “Những quyết định khó khăn và đau lòng: Tin nhắn qua messenger hỏi làm sao đưa người nhà đang khó thở vào bệnh viện? Vài giờ sau thì báo lại là người nhà đã ra đi…Trong tình cảnh nguy cấp thì người nhà nghĩ đến bệnh viện, nơi có thể cứu mạng sống con người. Không thấy xe đến thì uất ức nhìn người thân thoi thóp trong tuyệt vọng…”

Và cũng chính trong dòng tâm trạng của bác sĩ Trung với chất gọng hết sức phẫn nộ rằng “yêu cầu nhà chức trách trả các cháu bé F1, F0 về với gia đình ngay lập tức. Không nhân danh bất cứ điều gì để bắt các cháu bé vô trại cách ly không giường nằm, không bác sĩ, sốt không có thuốc, đói không có cơm. Một sự vô cảm đáng kinh tỏm !”

Và mới đây mạng xã hội đăng tải một video ngắn ghi lại cảnh lò thiêu Bình Hưng Hòa chật cứng xe cứu thương chở những người tử vong vì COVID-19 đi hỏa táng. Hoặc cảnh đau lòng khác là một phụ nữ sinh sống tại hẻm số 2, đường Cô Giang, P.Cầu Ông Lãnh, Q.1 với tiếng khóc xé lòng giữa cơn mưa nặng hạt khi trong vòng 3 ngày mất đi 3 người thân. Người phụ nữ cho biết, người thân bị đưa vào cơ sở cách ly, không được điều trị gì hết nên đã ra đi.

Hay cách đây mấy ngày, con gái của kiến trúc sư nổi tiếng ở Việt Nam Ngô Viết Thụ là bà Ngô Trần Châu đã qua đời. Cựu phó Chủ tịch UBND Q.1 ông Đoàn Ngọc Hải cho biết, trước đó anh của bà Châu là ông Ngô Viết Nam Sơn cùng người chị khẳng định vào buổi sáng bà Châu có triệu chứng sốt, khó thở, gọi rất nhiều cuộc điện thoại cầu cứu đến cơ sở Y tế nhưng đều trả lời không có que xét nghiệm nhanh, không có xe cứu thương, không có bệnh viện nhận nên đến chiều bà Châu đã qua đời.

Như vậy đó, một Sài Gòn của hiện tại đang quằn quại trong đau thương. Một Sài Gòn vắng lặng duy chỉ có tiếng còi xe cứu thương inh ỏi khắp cả phố phường. Một Sài Gòn từng cưu mang hàng triệu người tha phương khắp nơi thì giờ trong gian khó chủ yếu người Sài Gòn tự cưu mang nhau mà sống cho qua tháng ngày./.

 

Số 109  - Coronavirus  :

Việt Nam: Quốc lộ A1 oằn lưng gánh

UGC

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Tôi đã đi trên quốc lộ 1A và đường Trường Sơn nhiều lần, từ khi con đường Trường Sơn còn chưa hoàn thiện, chỗ này cây cầu xây dở, chỗ kia vách núi mới cắt, phơi màu đất đỏ lói.

Mùa này trong năm, đường Trường Sơn đang đẹp vô cùng. Những cơn mưa tưới lành đất đai, bật mầm cho thảm rừng một màu xanh biếc.

Cùng với quốc lộ 1A, đường Trường Sơn là xương sống của đất nước Việt Nam vốn dài và hẹp giữa, như có nhạc sĩ từng ví von chính xác là chiếc đòn gánh, gánh nặng hai đầu đất nước.

Nhưng cả tuần nay, những tán rừng xanh ngắt không còn cuốn được mắt người trong hành trình.

Chiếc đòn gánh nhẫn nại oằn thêm vì hàng chục ngàn người nghèo bỏ lại Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, chạy xe máy về quê trốn dịch.

Những đoàn người chở gần như hầu hết của nả quý giá, chở vợ con, người ruột thịt… lầm lũi đi suốt mấy ngày đêm, phơi mình trong mưa nắng. Mỏi mệt cũng không dám dừng, và không được dừng trong thị tứ, bởi địa phương nào cũng sợ đoàn người không kiểm soát mang theo bệnh dịch.

UGC

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Đêm đến, họ cố chạy xa khỏi vùng tập trung dân cư. Chỉ cần tìm được một chỗ đất bằng phẳng đặt được lưng, đoàn người ngã ra ngủ mê mệt để mờ sáng lại tiếp tục hành trình.

Trên quốc lộ không còn tiếng súng, chỉ còn tiếng nổ oành oành của động cơ xe máy, nhưng cảnh tượng hôm nay khiến tê liệt tâm can không khác gì cảnh những đại lộ kinh hoàng trong chiến tranh vài chục năm trước.

Họ là ai?

Là những người dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, Đắc Lắc, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An…

Họ là những tế bào sinh ra trong chiếc đòn gánh nghèo khó, quanh năm lụt bão, hoặc không có nghề nghiệp gì mưu sinh nơi quê nhà.

Họ phải rời quê đến những vùng đất trù phú kiếm sống, để có tiền về nuôi cha mẹ già, nuôi con đi học.

Họ là những sinh viên khao khát sẽ thay đổi cuộc đời bằng học hành. Họ làm công nhân, bán vé số, bán hàng rong, buôn bán nhỏ, thợ hồ, thợ sơn

                                          Lão Phan sưu tầm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn