VIỆN TRỢ MỸ vs. BẪY NỢ chệt - Nguyễn Nhơn

Thứ Bảy, 17 Tháng Bảy 20219:53 CH(Xem: 3238)
VIỆN TRỢ MỸ vs. BẪY NỢ chệt - Nguyễn Nhơn

Bẫy-nợ-Trung-QuốcMỹ tái khẳng định cam kết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với Hoa Kỳ, đồng thời khẳng định Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương và sẽ giao tiếp chặt chẽ với khu vực, Toà Bạch Ốc cho biết ngày 16/7/2021

Phát biểu của ông Biden được đưa ra khi tham dự trực tuyến cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dưới sự chủ tọa của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern.

Theo Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Biden hoan nghênh cơ hội giao tiếp trực tiếp với các nhà lãnh đạo APEC và lưu ý tầm quan trọng của việc hợp tác đa phương, đồng thời nhắc lại cam kết của ông về một khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

.

Vẫn theo Tòa Bạch Ốc, về vấn đề phục hồi kinh tế toàn cầu, Tổng thống Biden tái xác nhận Mỹ mong muốn là một đối tác mạnh mẽ, đáng tin cậy đối với những nền kinh tế APEC giữa lúc Hoa Kỳ theo đuổi tăng trưởng bền vững và toàn diện.

Dịp này, ông Biden cũng bàn về các phương cách đẩy mạnh sức mạnh kinh tế khu vực và tăng cường giao tiếp kinh tế của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm một loan báo mới đây về đối tác Xây Dựng Lại Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn mà qua đó sẽ cung cấp các hạ tầng cơ sở tiêu chuẩn cao, thích hợp với khí hậu và được tài trợ minh bạch, cho các nền kinh tế APEC cần được hỗ trợ.

VOA Tiếng Việt

Chiến lược ngoại giao ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.

Việc cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dĩ nhiên là không xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang hỗ trợ thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận dễ hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu giá rẻ, kém chất lượng của Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của mình đến làm việc, dẫn tới thu hẹp lượng công ăn việc làm được tạo ra cho người bản địa.

Một số các dự án đã hoàn thành hiện vẫn đang thua lỗ kéo dài. Chẳng hạn như sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa của Sri Lanka, vốn mở cửa vào năm 2013 gần Hambantota, hiện được mệnh danh là sân bay vắng khách nhất thế giới. Tương tự, Cảng Magampura Mahinda Rajapaska tại Hambantota vẫn rất vắng vẻ, giống như cảng Gwadar của Pakistan với chi phí đầu tư nhiều tỷ USD. Nhưng với Trung Quốc, các dự án này đang hoạt động đúng như mục tiêu xây dựng: Các tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã hai lần neo đậu ở các cảng của Srilanka, và gần đây hai tàu chiến của Trung Quốc đã được đưa vào hoạt động giúp đảm bảo an ninh cho cảng Gwadar.

Theo một nghĩa nào đó, việc các dự án đó hoạt động kém lại tốt hơn cho Trung Quốc. Rốt cuộc, gánh nặng nợ nần đè lên vai các nước nhỏ càng lớn thì ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước đó càng tăng. Trung Quốc hiện đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan ngăn chặn một ASEAN đoàn kết chống lại việc Trung Quốc theo đuổi một cách hung hăng các yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông.

Hơn nữa, một số nước ngập trong các món nợ từ Trung Quốc đang bị ép phải bán cổ phần trong các dự án do Trung Quốc hỗ trợ tài chính hoặc trao quyền quản lý chúng cho các công ty quốc doanh của Trung Quốc. Ở các quốc gia có rủi ro về tài chính, Trung Quốc hiện đang yêu cầu được sở hữu cổ phần đa số ngay từ đầu. Chẳng hạn, vào tháng 1/2017, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Nepal nhằm xây dựng một con đập khác phần lớn do Trung Quốc sở hữu ở đây, trong đó Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc do nhà nước sở hữu nắm 75% cổ phần.

Như thể chừng đó là chưa đủ, Trung Quốc hiện đang đi thêm các bước để đảm bảo các nước này sẽ không thể thoát khỏi các món nợ của mình. Để đổi lấy việc điều chỉnh thời hạn trả nợ, Trung Quốc yêu cầu các nước giao cho mình hợp đồng xây dựng các dự án bổ sung, qua đó biến khủng hoảng nợ của họ kéo dài mãi. Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc xóa khoản nợ 90 triệu USD cho Campuchia, chỉ nhằm giành thêm các hợp đồng lớn mới.

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Debt Trap Diplomacy, Project Syndicate, 23/01/2017 Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khi chệt tập lẫy lừng tung ra “ Sáng kiến Một Vành Đai – Một Con Đường “ ( One Belt – One Road hay BRI ) nhằm chinh phục Phi châu và cả Âu châu, Mỹ liền công bố “ Sách lược Ấn Độ – Thái Bình Dương “ ( Indo – Pacific Strategy ) để đối trị.

Trong khi Mỹ tàu tranh phong lôi kéo Khối các nước Đông Nam Á và nhất là csVN là TRUNG TÂM ĐIỂM của Ấn Độ – Thái Bình Dương, gã nhà quê xứ Thủ cám cảnh cho Nước Việt, bèn lếu láo đặt vè:

Ấn độ Thái Bình Dương vs.

Một Vành Đai Một Con Đường

Cũng giống như Thiền học

Thiên kinh vạn quyển

cũng không đủ

Một câu Cây Bách Ngoài Sân

cũng đủ rồi

Đông Nam Á là Trung tâm

Ấn Độ Thái Bình Dương

Việt Nam là TÂM ĐIỂM

của Đông Nam Á

Cho nên cả hai Anh chị so kè

Mỹ và Trung cọng

ĐỀU TRANH THỦ

Đông Nam Á và

Nhất là csVN

ĐỀU “ SỢ ' chệt cọng

Đến mức VN xã nghĩa

Mỗi khi đề cập đến

tàu ăn cướp của chệt cọng

xâm phạm Biển Đông

chỉ dám rụt rè kêu là

tàu lạ “!

Cho nên mà cho nên

Mỹ mà muốn kéo

các nước Đông Nam Á

Nhất là csVN

về phía mình

để bao vây CON GẤU chệt

Thì phải CAM KẾT

BẰNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ

CHỚ KHÔNG THỂ TUYÊN BỐ SUÔNG

Gương Việt Nam Cộng Hòa

bị bỏ rơi

còn sờ sờ đó!

Vậy phải HÀNH ĐỘNG THẬT CỤ THỂ

ĐỂ ĐÁNH TAN NGHI NGẠI

THÌ MỚI CÓ KẾT QUẢ

Chớ còn chỉ đem vài chiến hạm

chạy tới chạy lui

trên Biển Đông chẳng ích gì

Chỉ có Tác dụng Phô trương

( Demonstration Effect )

huê dạng thôi

Một công dân Mỹ gốc Việt

góp ý

Nguyễn Nhơn

Gã nhà quê xứ Thủ, cựu chức việc VNCH, miệng ăn mắm ăn muối nói vậy mà linh:

Hôm nay đây Hoa Kỳ long trọng tuyên bố:

Dịp này, ông Biden cũng bàn về các phương cách đẩy mạnh sức mạnh kinh tế khu vực và tăng cường giao tiếp kinh tế của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm một loan báo mới đây về đối tác Xây Dựng Lại Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn mà qua đó sẽ cung cấp các hạ tầng cơ sở tiêu chuẩn cao, thích hợp với khí hậu và được tài trợ minh bạch, cho các nền kinh tế APEC cần được hỗ trợ.

Sách có chữ:

Có thực mới vực được Đạo “

Để xem

Viện trợ Mỹ ( hai bàn tay thân hữu nắm chặc ) thắng

Hay sách lược ma mãnh Bẫy Nợ chệt thắng?

Nguyễn Nhơn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn