Tháng tư, xót xa Dân Nam – Bắc cùng chung chịu khổ - Nguyễn Nhơn

Thứ Ba, 16 Tháng Ba 20211:00 SA(Xem: 3982)
Tháng tư, xót xa Dân Nam – Bắc cùng chung chịu khổ - Nguyễn Nhơn

BaMuoi-Thang-4-toancanhNguyễn Nhơn

Và bây giờ cả hai miền đất nước

Đã san nghèo, cào khổ giống như nhau

Cùng đội chung cái ách nạn trên đầu

Một chủ nghĩa ngông cuồng đầy tội ác

(Thơ Phan Huy)

Mười tám năm sau ngày bác vô đây

Tài sản, cửa nhà không cánh mà bay

Má cháu qua đời sau cơn bạo bệnh

Còn gì bán nữa? – Ngoài thân cháu đây?


Gần hai mươi năm sau ngày bác vô

Cháu mười sáu tuổi thân xác héo khô

Vậy mà phải bán, lấy tiền mua gạo

Tính ra sáng chiều – chỉ khoảng một tô!


Nguyễn Thành Bửu

 

Tháng tư buồn đọc thơ Phan Huy Đất Bắc và nhà thơ Miền Nam thác lời cô gái nhỏ Cần Thơ, ngậm ngùi thân viễn xứ, nhớ về Quê nhà mến yêu.

 

Dân Nam Bắc Cùng Chung Chịu Khổ

 

Những ngày tháng Tư đen, dọc lời bình trên các trang mạng thấy đầy rẩy những lời than tiếc của đọc giả Miền Nam về một thời xưa tự do, no ấm và sung túc. Có tác giả, ngày “đổi đời” mới học lớp bốn mà tới ngày nay vẫn còn thuộc bài Quốc ca VNCH làu làu. Trái lại, đọc giả Miền Bắc, dù không biết gì về xã hội Miền Nam trước 1975, vẫn nhận thức được sự tàn bạo, áp bức, bất công của chế độ cs hiện hành, nhất là các vụ “cưởng chế” đất đai Văn Giang, Vụ Bản. Hàng trăm nông dân, già, trẻ, nam, phụ, lão, ấu đều bị bọn sai nha cường quyền tư bản đỏ đánh đập dã man, xua đuổi ra khỏi mảnh dất của cha, ông, bao đời lập nghiệp.

 

Người Miền Nam, dù muốn, dù không, gốc vẫn là “ngụy dân”, thuộc phía thua trận thì bị đày đọa, áp bức cũng đành đi một nhẽ. Còn như người dân Miền Bắc, hy sinh xương máu, sinh Bắc, tử Nam để rồi giờ đây chỉ còn mảnh ruộng nhỏ sanh sống cũng bị tước đoạt mất mới thật là thảm!

 

Mà đâu phải bây giờ người dân đất Bắc mới chịu khổ. Đồng bào Miền Bắc chịu khổ đã từ lâu!

 

ĐỒNG BÀO MIỀN BẮC CHỊU KHỔ ĐÃ TỪ LÂU

 

Ngày đầu tiên gã tù Miền Nam bước chân lên đất Bắc là buổi sáng mùa Đông năm 1976.Từ chiếc tàu chở than gớm ghiếc Hồng Hà bước lên Bãi Cháy, Hải Phòng, với đôi tay xiềng xích, gã ngó nghiêng nhìn. Đàng xa, một đống lỗn nhỗn gạch ngói to sù như quả núi nhỏ. Hỏi ra mới biết, đó là tàn tích của nhà máy xi măng Hải phòng, nay vẫn còn đó.

 

Trên xe ca, màng che, sáo phủ, gã lén lút hé rèm nhìn ra đường phố xứ cảng. Nhà cửa kiến trúc theo thời Tây thuộc địa vẫn còn đây nhưng tường vách loang lỗ, tiêu điều. Buổi sáng sớm mùa Đông giá lạnh nên đường phố cũng quạnh hiu.

 

Xe tù ngược lên Tây Bắc mãi đến xế chiều mới dừng lại cho lũ tù làm vệ sinh, tiểu tiện. Nơi đây là khoảng đường vắng, miệt Yên Bái.

 

Từ đàng xa, một chiếc xe trâu kẻo kẹt tiến lại. Kéo xe là hai bà cháu chớ chẳng phải trâu. Bà cụ già chít khăn mỏ quạ, quần áo sùm sụp, tay ghì càng xe cố kéo. Cháu gái, tuổi mười hai, mười ba run rẩy phụ bà, kéo. Chiếc xe cũ, quả, rau, cà xem ra trĩu nặng.

 

Đường cái quan trống trải, gió rét căm căm, bà cháu vì miếng ăn, thay trâu kéo. Kéo về đâu? Đâu phải kéo về nhà mà kéo về nạp cho Hợp tác xã: Tiếng là Hợp tác xã nhưng không phải của dân, thực tế là của cường hào thời hiện đại!

 

Nơi Trại tù Trung ương số 1, có một đội tù hình sự nữ, trên dưới bốn mươi nhân mạng, phần đông là phụ nữ sắc tộc trắng trẻo, đầy sức sống, cở tuổi đôi, ba mươi. Các chị lao động giỏi nên được thưởng cho cây cờ đỏ bạc phếch màu, vác lang thang trên núi rừng Hoàng Liên. Thấy tù Miền Nam lạ lẫm ngó nghiêng, cán bộ liền giảng giải gần xa: Các cô nàng ấy vốn là ca nhi. Nổi danh tài sắc một thì...Xin lỗi, tôi lẫy Kiều lộn. Câu nói đích xác là: Bọn đó toàn là trộm cắp, đĩ điếm. Đó là cán bộ nói điêu. Thực tế là: Các chị vốn người sắc tộc thích sống đời tự do, ít chịu buộc ràng nên không chịu vào hợp tác xã nhà nước, lén lút bên ngoài chạy hàng xách, bị chức quyền miệt thị là “dân chợ chui, chợ nhủi,” biếng nhác, rồi bắt bỏ tù, vậy thôi!

 

Sau ngót hai năm cày cuốc, tung hoành trên đỉnh núi, gã tù Miền Nam được cho hạ sơn, xuống chân rặng Hoàng Liên lao động tiếp. Nơi đây tên gọi là Trại Tân Lập, Vĩnh Phú. Vì là tân lập, thiếu cái ăn nên tù bị đói, chết cũng nhiều. Bà con địa phương, xóm bên kia bờ suối A Mai, địa danh mỹ miều nhưng đời sống cơ cực. Nửa tháng, một phiên chợ, một mẹt hàng con gồm một nhúm kẹo bột và vài lọn thuốc lá vấn tay, sau phiên chợ bà hàng than thở: Suốt cả ngày chẳng bán được gì! Làm sao tôi biết? Gã tù tôi được cho đi quét dọn lúc tan phiên chợ. Đó là công việc nhẹ nhàng, ưu ái dành cho những tù nhân liệt nhược như tôi.

 

Những khi trẫy qua xóm A Mai vào lúc trời trong sáng, nhìn thấy nóc giáo đường thấp thoáng xa xa, chắc nơi ấy ngày xưa là xóm đạo. Cho nên thỉnh thoảng thầy các bà, các chị vẫn thản nhiên đeo túi đựng tràng hạt hoặc tượng ảnh Đức Mẹ đi ngang qua trại tù cũng không lấy làm lạ. Điều đáng ngạc nhiên là em cháu của các bà, các chị cũng đang lăn lóc nơi trại tù hình sự nơi đây. Một bửa, đang sắp hàng chờ lãnh cơm cho tổ, nghe tiếng cười giởn phía sau. Ngoảnh lại nhìn, thấy hai chú nhỏ. Thấy chú tù Miền Nam nhìn, một chú bèn phanh ngực áo, phô ra bức hình xâm nữ thần Tự do, phía dưới xâm chữ Liberté rõ to. Chắc trong ý chú muốn nói rằng: Bác dân Miền Nam Tự do. Cháu tuy sống dưới gông cùm cs, gốc gác cũng từ cha, ông người tự do như bác. Chú kia cũng chẳng chịu kém, cũng phanh áo khoe hình xâm chiếc thuyền mang Thập tự giá đang ngả nghiêng trên sóng ba đào, phía dưới chua ba chữ to: S.O.S. Ý muốn nói, đạo của cháu đang lâm nguy nên bọn cháu mới bị bắt vào đây chớ tụi cháu cũng là người lương thiện như bác.

 

Hồi đó, tù hình sự gần mãn án được cho đi lại không người canh giữ kêu là tù “tự giác.”

 

Đội 12 Rau xanh có chú tự giác giữ “nhà lô.” Có một lần nhân nghỉ giữa buổi, chú nhỏ tỉ tê kể chuyện cho bác tù Miền Nam nghe: Bố mẹ cháu đều là thầy cô giáo cấp 2. Năm 12 tuổi, nhà nghèo túng, cháu ăn cắp một lô hàng thương nghiệp giá đáng giá $200, bị bắt, bỏ vào trại thiếu nhi phạm pháp kêu là “ Trường dạy nghề Thiếu nhi,” 6 tháng. Năm lên 14, nhìn thấy các em nheo nhóc, cháu không chịu được mới ăn cắp một lô hàng trị giá $700. Lần nầy ra tòa, kêu án 4 năm, bỏ vào trại tù người lớn. Bố cháu giận nên từ bỏ. Mẹ vì thương nên mỗi ba tháng vẫn lặn lội đến thăm nuôi, đã được mười mấy lần rồi. Chỉ còn vài kỳ nữa là cháu được về với mẹ.

 

Đó là chuyện giới trẻ. Bây giờ là một nét về mẹ già một nắng hai sương.

 

Tù hàng ngày vẫn bị xua ra đồng từ 7 giờ sáng, bất kể mùa đông mưa phùn, gió rét. Có bận, ra đến nơi đã thấy một bà cụ tuổi đã sáu, bảy mươi, từ phía xóm A Mai vượt suối sang, lầm lủi đi vào vùng hoang vắng, phía thượng nguồn suối A Mai bươi móc tìm cái ăn. Vậy là mẹ già ra đi khi trời chưa sáng, dưới trời đông giá buốt, mẹ vẫn vượt suối, băng đồng tìm chút gì đó phụ giúp cho con, cháu. Buổi chiều, mẹ trở về, trên tay chỉ là môt lọn môn nước! Mà cũng là mẹ lén cắp của vườn nhà ai đó, chớ nơi đây làm gì còn môn nước mọc hoang, bởi vì, nếu có, bọn tù cũng đã vét sạch rồi!

 

Còn nhiều chuyện thương tâm lắm. Chỉ kể vài nét tiêu biểu về nỗi khổ của dân tình nơi thôn quê Việt Bắc từ những thập kỷ 70s của thế kỷ trước.

 

Đó là chuyện ngày trước. Còn như ngày nay, bất kể trong Nam, ngoài Bắc, người dân Việt đều cùng chung chịu khổ dưới ách nạn cộng sản, họa chung của Dân tộc.

 

DÂN NAM, DÂN BẮC CÙNG CHUNG CHỊU KHỔ

 

Băm bảy năm về trước, đồng bào Miền Nam còn được hưởng cuộc sống tự do, no ấm trong 21 năm. Kể từ ngày giặc cộng vô nam, đời sống đổ vở, trở nên nghèo khổ. Luân thường, đạo lý đảo điên. Ngót bốn mươi năm, kẻ sống “tù trong”, người sống “tù ngoài”. Dù tù trong, tù ngoài cũng đều khổ cả. Như đã kể trên, đồng bào miền Bắc chịu khổ ròng rả đến nay đã hơn sáu mươi năm. Xương máu đổ ra thì thấy rồi. Thiên đường xã nghĩa tìm đâu thấy?! Chỉ thấy tang thương và thống khổ.

 

Từ ngày thống nhất nước nhà, hạnh phúc không thấy đâu chỉ thấy oan khiên ngày càng chồng chất.

 

Chỉ nhắc năm ba chuyện từ năm ngoái đến nay cũng đã thấy não lòng.

 

Chuyện anh công nhân Nguyễn Công Nhựt từ huyện Bến Cát, Bình Dương. Bản thân bị chủ người Hàn vu oan, bị bắt. Thằng Thiếu tá công an phụ trách điều tra dụ vợ anh vào phòng ngủ không được. Nó tức giận về đồn bóp dái anh cho tới chết. (Xin lỗi: Không phải tôi viết tục, bởi vì cô Thanh Tuyền, vợ anh Nhựt kể đi, kể lại về câu chuyện đi phòng ngủ và chuyện xem xác anh Nhựt thấy tinh hoàn bị bầm dập). Rồi phao tin anh Nhựt thắt cổ tự tử. Mẹ chồng, nàng dâu dắt díu nhau, lê la khiếu oan khắp mặt từ Bình Dương ra tận Hà Nội. Rốt rồi bọn phủ huyện binh nhau, phán: Biên bản pháp y (của cường quyền) xác nhận anh Nhựt thắt cổ chết là đúng!

 

Bác Trịnh Xuân Tùng, ở Hà Nội, lái mô tô, tạt lại bên đường, dở mũ an toàn để nói điện thoại. Thằng trung tá An xông lại đòi tiền phạt 150 ngàn.

 

Bác Tùng kỳ kèo, xin phạt 100 ngàn. Nó lôi ngay về dồn, đánh cho gãy cổ chết. Con gái Kim Tiếng ôm ảnh cha khiếu cáo khắp nơi. Chúng mới đem ra xét xử. Xử phạt thằng sĩ quan công an sát nhân, bốn năm tù vì “sơ xuất công vụ!”

 

Từ bấy đến nay, những vụ việc công an bắt người vào đồn đánh cho dến chết còn tiếp tục dài dài giống như chuyện dài NDTV báo chí Miền Nam thêu dệt thời trước.

 

Trên đây là thảm kịch cá nhân. Tiếp theo là khổ nạn của đám đông: Tập thể nông dân bị cào nhà, cướp ruộng đất.

 

Tia chớp lóe sáng, phá tan mây mù che phủ bầu trời dân oan bị cường quyền “cưởng chế,” cướp ruộng đất là từ sự kiện Đoàn Văn Vươn, Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng. Đây là lần đầu tiên người nông dân bị cưỡng chế, liều thân, dùng bom tự chế, súng hoa cải kháng cự cường quyền. Gia đình 4 người đàn ông với vũ khí thô sơ chống lại hàng trăm công an, bộ đội, dân quân trang bị tận răng tấn kích. Nhà cửa bị phá thành bình địa. Ao đầm, tôm cá vét sạch không. Người bị bắt giam vào ngục!

 

Âm vang tiếng bom súng Tiên Lãng còn chưa tan dứt, lại xãy tới bi kịch Văn Giang, Hưng Yên. Chỉ vì “tể ba Dũng” muốn chiếm đất cho công ty thống thuộc hệ thống ngân hàng của con gái Thanh Phượng xây cất khu biệt thự sinh thái Ecopark để bán cho bọn tư bản đỏ giàu có hưởng nhàn mà nhẫn tâm xua hàng ngàn công an, dân phòng, xã hội đen đủ loại, dùng lựu đạn hơi cay, roi điện, tấn công người nông dân làng cây cảnh Xuân Quan tươi đẹp, đánh đập, tàn phá không thương tiếc, kể cả cào mồ, cuốc mã người chết nơi nghĩa địa.

 

Khói lựu đạn hơi cay Văn Giang còn chưa tan hết, thảm cảnh Vụ Bản, Nam Định tiếp liền theo. Vài trăm dân làng, phần lớn là phụ nữ, người già và trè em, đầu chít khăn tang, liều chết giữ ruộng đất. Bọn cưỡng chế, quân số 6, 7 trăm ào vô đánh dập. Bà cụ già bảy mươi chúng cũng không tha, đánh cho bễ đầu, rồi vứt ra lề đường, phó mặc. Thanh niên chúng đánh đập dã man hơn, có người bị gãy cả chân. Khăn tang trắng nhuộm máu nông dân rơi trải khắp cánh đồng Vụ Bản!

 

Trở lên là tội ác của đảng cọng sản gây ra cho dân tộc Việt Nam.

 

Tội ác nầy ngôn từ không diễn hết, xin mượn lời người xưa hài tội, một vài:

 

Trúc Nam sơn không ghi hết tội

Nước bễ Đông không rửa sạch mùi tanh”

 

Thảm cảnh dân tộc nầy làm sao chấm dửt? Chỉ còn một con đường:

 

ĐƯỜNG CÁCH MẠNG DÂN TỘC

 

Hiện tại, lòng dân oán hận, tiếng kêu than từ trong nước lan tràn ra hải ngoại. Trách nhiệm nầy thuộc về những ai đã từng can dự vào việc đem chủ thuyết cọng sản ngoại lai áp đặt lên đất nước và dân tộc. Trước hơn hết là quí vị đã từng tham dự vào bộ máy nhà nước chuyên chế cs. Đã cốt thời phải vác. Quí vị không thể nói hối tiếc suông mà đủ. Quí vị cần phải có hành động thiết thực để gọi là chuộc lại lỗi lầm trong muôn một. Đó mới là hành động nghĩa khí thể theo tinh thàn dân tộc Việt Nam.

 

Huống chi trong tình thế ngày nay, lòng người, nhất là đồng bào bị cường quyền cs cướp ruộng đất tuyệt đường sinh sống, đang sôi sục như thùng thuốc súng, chỉ chực chờ một tia lửa kích phát là bùng nổ.

 

Nếu quí vị thật lòng vì dân, vì nước, hãy dũng mãnh đứng lên, làm ngọn đuốc soi đường để đồng bào các giới nương theo, vùng lên tự cứu mình, cứu nước.

 

Đó mới thật là ăn năn, sám hối chớ không phải là những lời đãi bôi, sáo rỗng.

 

Trong trường hợp đó, người Việt hải ngoại chẳng những sẳn lòng mà còn hết sức tiếp tay cùng quí vị để dẹp tan loài lang sói phản nước, hại dân.

 

Đó là lòng chí thành của mọi con dân nước Việt trước mệnh nước ngả nghiêng.

 

 

Nguyễn Nhơn

(Ước mơ về Một Ngày Mai tươi sáng)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn