Đồng khô Hồ cạn - Nguyễn Nhơn

Thứ Tư, 10 Tháng Ba 20213:45 SA(Xem: 3420)
Đồng khô Hồ cạn - Nguyễn Nhơn

Đồng khô Hồ cạn

Tam Hiệp thét gào báo oán phong

Đập tan hồng thủy cuộn Biển Đông

Đá nổi Đài Loan trời lồng lộng

Lông chìm Trung cộng nước mênh mông

Đồng khô phơi xác loài phản tổ

Hồ cạn lòi nanh giống nghịch tông

Búa liềm cờ đỏ Ra Tro bụi

Chí rận thịt nhau Sản Tất Vong

Bình dương Nguyễn Thị Ngoan

Đầu tư tiền của, công sức và có cả máu, mồ hôi vào đồng lúa, nhưng đổi lại dân miền Tây thu được chỉ là những mớ lúa nhiễm mặn, tới cho bò ăn cũng chê.

Những ngày này, đi qua các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Chợ Lách của tỉnh Bến Tre, một bầu không khí buồn rầu, lo lắng của người dân bao trùm, do cuộc sống đang khốn khó vì hạn mặn.

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-2

Những đồng lúa ở Bến Tre bắt đầu cháy lá do thiếu nước và nhiễm mặn 

Lúa nhiễm mặn héo khô hết nên phải cắt cho bò ăn”, chị Trần Thị Hiền (45 tuổi, ở xã Bình Thành, Giồng Trôm) đứng thẫn thờ trên ruộng lúa đang khô héo do nhiễm mặn nói như khóc khi được hỏi thăm. 

Mấy tháng trước, vợ chồng chị Hiền đầu tư số tiền lớn để gieo sạ 12 công lúa vụ Đông Xuân.

12 công mà trong đó đất thuê hết 7 công rồi. Tưởng làm lúa vụ này có ăn, ai dè "gãy cổ". Lúa sắp trổ, nước mặn lên nên èo uột, thân chết héo, lá cháy khô, giờ đau đớn phải cắt cho bò ăn”, chị Hiền chua chát nói.

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-4

Chị Hiền đứng trên đồng lúa bị nhiễm mặn phải cắt cho bò ăn 

Để có tiền trả tiền thuê đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chồng và con trai chị Hiền phải chạy xuôi chạy ngược đi làm hồ.

Mấy đêm nay, vợ chồng tôi không chợp mắt chút nào, tưởng vụ lúa này có lãi, không ngờ giờ trắng tay, ôm nợ”, chị nói.

Chiều mát, anh Phạm Thanh Phong (48 tuổi, ở ấp 4, xã Bình Thành) cùng vợ mang lưỡi lái ra ruộng lúa 8 công được 2 tháng tuổi để cắt về cho bò ăn.

Tôi sống ở đây mấy chục năm nhưng chưa bao giờ thấy cảnh hạn mặn đến sớm như năm nay. Năm 2016, hạn mặn cũng khốc liệt nhưng đến trễ, lúc đó lúa đã chín còn thu hoạch được ít.

Còn năm nay, mặn đến sớm, nông dân không thu được gì, ngoài việc đành đoạn cắt lúa về cho bò ăn”, anh Phong nói và cho biết, bò cũng chê lúa nhiễm mặn.

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-5

Mỗi buổi chiều anh Phong cầm lưỡi lái ra ruộng cắt lúa nhiễm mặn về cho bò  ăn

Bởi vậy, khi cắt lúa phải giũ bỏ lá úa khô. Tiền của, công sức, mồ hôi thậm chí cả máu đổ xuống ruộng lúa, giờ thu lại là lúa non nhiễm mặn cho bò ăn nó cũng chê“, anh Phong nói. 

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-6

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-7

Đứt ruột cắt lúa cho bò ăn 

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-9

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-10

Mà lúa nhiễm mặn cho bò ăn nó cũng chê

Cùng cảnh ngộ, gần đó, ông Năm sạ gần 10 công lúa, giờ chiều nào cũng cầm lưới hái, bao tải ra ruộng cắt về cho bò ăn.

Để lúa ngoài đồng ít hôm nữa cũng khô cháy hết, giờ bấm bụng cắt về cho bò ăn, coi như đỡ tốn tiền mua rơm. Nói ra xấu hổ ai đời đi làm ruộng mà đi cắt lúa non cho bò ăn, mà thua lỗ, thiếu nợ, không đủ ăn, vậy mà giờ chuyện đó xảy ra. Vụ lúa trúng nhất năm mà mất trắng thế này thì lấy gì mà ăn”, ông thở dài.

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-1

Trồng lúa người dân chỉ mong thu hoạch hạt chứ không phải cắt lúa non như thế này

Giữa trưa nắng đổ lửa, chạy theo con đường nông thôn ở huyện Ba Tri, hai bên cánh đồng lúa bắt đầu cháy lá, vàng úa mà theo người dân là nhiễm mặn. Dưới các kênh, nước cũng mặn đắng.

Ông Lương Văn Hiếu, 58 tuổi, ở ấp Mỹ Trung, xã Mỹ Thạnh, lấy tay múc ngụm nước dưới kênh trước nhà đưa vào miệng, rồi vội phun ra nói: “Mặn đớ lưỡi luôn đó, người còn chịu không nổi huống chi là lúa, hoa màu”.

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-2

Ông Hiếu mặt buồn xo đứng ngoài đồng ruộng than mặn năm nay đến sớm và dữ hơn 2016 

3 công lúa đang trổ nên 10 bữa nay, ngày nào ông Hiếu cũng ra thăm. “Lúa đang trổ gặp cảnh này chắc lép hết. Giờ chỉ mong trời mưa hay con nước tới, nước dưới kênh đỡ mặn để bơm lên ruộng, không thì "đứt" luôn”, ông Hiếu ngậm ngùi.

Trưa nắng, gánh hai bó lúa ngoài đồng vô cho 8 con bò ăn, ông Nguyễn Tấn Tài nói như uất ức: “Lúa đang sắp trổ gặp lại cảnh nước mặn nên “nín” không trổ bông nữa. Không trổ thì cắt cho bò ăn”.

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-6

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-7

Những đồng ruộng khô cằn, nứt nẻ do nhiễm mặn ở Bến Tre 

dan-mien-tay-khoc-rong-tren-canh-dong-nhiem-man-bam-bung-cat-lua-cho-bo-an-8

Vụ này gặp nước mặn, lại đến sớm, lúa mất trắng khiến gia đình ông Tài điêu đứng vì mất thu nhập, lại nợ tiền đại lý vật tư nông nghiệp.

Hạn mặn năm nay dữ hơn trận năm 2016. Tôi sống ở đây và gắn bó ruộng lúa mấy chục năm, mới thấy thời tiết khắc nghiệt như năm nay”, ông Tài nói thêm.

Theo UBND tỉnh Bến Tre, lúa đông xuân 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh xuống giống khoảng 5.280 ha, tập trung ở huyện Ba Tri, huyện Giồng Trôm và huyện Bình Đại. Do ảnh hưởng của hạn, mặn nên lúa sinh trưởng chậm, ước diện tích bị ảnh hưởng là 4.856 ha.

 

VỰA LÚA MIỀN TÂY CHỈ CÒN LẠI TRONG KÝ ỨC!

 ● Thực trạng “Đất miền Tây Nam Bộ đã nở hoa (nứt nẻ)…Vựa lúa Miền Tây có lẽ chỉ còn lại trong ký ức…”- anh Chính Đức, một người dân miền Tây cho biết và chia sẻ. Thật khổ cho vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân phen này chết đói. Chị Võ Thị Bình nhận xét: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mặt trời tỏa sáng…đâu không thấy. Chỉ thấy đồng khô cỏ cháy, đồng ruộng nứt nẻ. Bà con đồng bằng sông Cửu Long chỉ biết khóc ròng mà thôi. Nhìn những tấm hình này, ông Chương Ngô, sống tại Hội An, tỉnh Quảng Nam nói rằng: “Đất nước đã trở thành nước công nghiệp osin.” Anh Nguyễn Văn, sống tại Sài Gòn, viết: “Thương lắm Miền Tây ơi!” Thanh niên miền Tây tinh nghịch đùa nhau: Toang thật sự rồi ông Giáo ơi!

● Nguyên nhân trực tiếp. Khi hạn hán cả con sông, tâm lý chung là sẽ đổ thừa tại thiên nhiên. Có những người nói rằng đây là âm mưu của Tàu gián tiếp giết kinh tế Việt Nam. Ai giải cứu cho người dân đây? 11 đập thủy điện trên sông Lan Thương thượng nguồn sông Mekong do Trung Quốc xây, chỉ có cách duy nhất đập bỏ đi thì mới cứu được. Giờ đây nhiều người cho rằng chỉ còn cách cầu nguyện phép lạ từ ông Trời.

 ● Vấn đề sử mệnh Sử mệnh nói lên sứ mệnh của một dân tộc nhất định phải thi hành trong một hoàn cảnh nhất định nào đó. Ví dụ, sử mệnh của châu Âu là cơ khí, của Hoa Kỳ là điện toán, sử mệnh của Trung Hoa là thương mại. Thế mạnh của miền Tây là cây lúa nước, vì vậy phải giữ cho kỳ được đồng bằng sông Cửu Long. Đáng tiếc, một số nhân vật cầm quyền Việt Nam không biết sử mệnh của miền Tây là gì, đi đến đâu thì nơi đó trở thành “đầu tàu”,….để tranh đua làm những smartphone, tivi…Sử mệnh của Hàn Quốc và Nhật Bản, những cái mà Hàn Quốc và Nhật Bản đã sản xuất nửa thế kỷ rồi, làm sao có thể đua với họ được? Phải biết là trên trái đất này, con người càng lúc càng nhiều mà thực phẩm thì càng lúc càng ít. Nên trân trọng nó còn không có ngày sẽ đói. Chỉ cần duy trì được vựa lúa miền Tây và trao cho nông dân tự do buôn bán nông sản có điều tiết thì nhà nông dư sức làm giàu. Vì vậy, cần phải biết về sử mệnh làm lương thực của đồng bằng sông Cửu Long, không để bị lôi kéo đi làm sân gôn, khu nghỉ dưỡng, nhà máy công nghiệp…như đang sai lầm lâu nay.

● Giải pháp Sắp tới, với nghĩa đồng bào, hay ít nhất là tình cảm giữa con người với con người, cần tương trợ cho người dân miền Tây vượt qua cơn đói kém. Anh Khương Duy nêu giải pháp: “Xây đập tràn cửa biển Cửu Long Giang vừa ngăn mặn, vừa giữ nước thượng nguồn vô tận, sao không cử chuyên gia làm viện này để cứu dân?” Trước đây, sau khi tái lập quốc gia vào quãng năm 1948, dân Do Thái đã cải tạo được cả sa mạc hoang vu thành những cánh đồng mầu mỡ. Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa miền Tây, cho đến thời điểm tháng 3 năm 2020 này vẫn còn có chút nước từ sông Mê-kông, rõ ràng còn tiện lợi hơn cả xứ Israel năm nào bị cô lập tứ phía bởi sa mạc và cái nóng thiêu đốt ban ngày. Do đó, về mặt nguyên lý, người Việt cũng có thể cải tạo được cả đồng bằng sông Cửu Long. Với điều kiện tiên quyết là phải có một nền thống nhất tinh thần trung thực. Giải pháp ấy là khi chưa bị ngập mặn, khô hạn thì còn có thể làm được. Còn bây giờ làm có kịp nữa chăng? Dù muộn vẫn còn hơn không.

 Trần Quốc Kim

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn