Lợi thế nội tại của Đảng Cộng Hòa - Lê Minh Nguyên

Thứ Bảy, 26 Tháng Chín 20206:00 SA(Xem: 5052)
Lợi thế nội tại của Đảng Cộng Hòa - Lê Minh Nguyên

Lê Minh Nguyên

Đảng Cộng Hòa luôn có lợi thế nội tại trong các cuộc bầu cử Thượng Viện và Tổng Thống, nhờ vào các tiểu bang miền trong luôn bảo thủ hơn các tiểu bang ven biển. Đây là đặc tính của địa chính trị, cho nên nó có tính cách trường kỳ.

Hơn nữa, miền trong bang nhiều dân ít, trong khi Hiến Pháp cho mỗi bang dù lớn hay nhỏ đều có hai nghị sĩ cho Thượng Viện, và bầu Tổng Thống bằng cử tri đoàn chứ không phải bầu trực tiếp, ai đạt được 270 cử tri đoàn trở lên thì thắng ghế Tổng Thống (quá bán của 538 cử tri đoàn).

Để quan sát một cách thực tế, chúng ta hãy nhìn qua 14 tiểu bang miền trong có truyền thống đỏ sau đây, và so sánh nó với tiểu bang California có truyền thống xanh. Mỗi bang chúng ta quan sát số dân và số phiếu cử tri đoàn.

Idaho 1,787,065 dân (4 cử tri đoàn)
Montana 1,068,778 dân (3 ctđ)
Wyoming 578,759 dân (3 ctđ)
Utah 3,205,958 dân (6 ctđ)
N. Dakota 762,062 dân (3 ctđ)

S. Dakota 884,659 dân (3 ctđ)
Nebraska 1,934,408 dân (5 ctđ)
Kansas 2,913,314 dân (6 ctđ)
Oklahoma 3,956,971 dân (7 ctđ)
Iowa 3,155,070 dân (6 ctđ)

Missouri 6,137,428 dân (10)
Kentucky 4,467,673 dân (8)
Tennessee 6,833,174 dân (11)
W. Virginia 1,792,147 dân (5)

_________________________

Tổng cộng: 39,477,466 (80 ctđ)

California 39,512,223 dân (55 ctđ)

Cộng dân số 14 tiểu bang đỏ miền trong có dân số tương đương với tiểu bang xanh California (khoảng 39.5 triệu dân mỗi bên).

1-53Vì hai bên có dân số gần ngang nhau nên số dân biểu cũng gần ngang nhau, dân biểu của 14 bang đỏ là 52 và của một bang xanh là 53 (trung bình một dân biểu đại diện cho khoảng 720,000 dân).

Nhưng số nghị sĩ đại diện cho 14 bang đỏ là 28, còn số nghị sĩ của một bang xanh là 2.

Cử tri đoàn để bầu tổng thống của mỗi bang là tổng số dân biểu và nghị sĩ của bang đó.

Điều này cho thấy cùng một dân số thì bên đỏ có nhiều cử tri đoàn hơn bên xanh. Bên đỏ có 80 trong khi bên xanh là 55.

Lợi thế nội tại này nó giúp cho đảng Cộng Hoà dễ thắng ghế tổng thống hơn đảng Dân Chủ. Đảng Cộng Hòa có thể thua số phiếu bầu nhưng vẫn thắng được tổng thống như đã từng xảy ra (W Bush, Trump…). Nhưng nếu đảng Dân Chủ thua số phiếu bầu thì coi như thua luôn.

Đảng CH từ khi thành lập (1854) cho đến nay có đến 19 tổng thống, trong khi đảng DC từ khi thành lập (1828) cho đến nay có 14 tổng thống.

Các tiểu bang miền trong đất rộng dân thưa, có truyền thống bảo thủ nên luôn đỏ và luôn bầu cho đảng Cộng Hòa. Dân ít nhưng bang nhiều nên Cộng Hòa vào Thượng Viện nhiều, tạo lợi thế cho Cộng Hòa ở Thượng Viện.

Hiện nay đang có phong trào đòi các lãnh thổ xanh trở thành tiểu bang để cân bằng lại, như Puerto Rico, Washington DC – hoặc nhập 4 bang đỏ (Montana, Wyoming, N. Dakota, S. Dakota) lại thành một bang có tên là South Saskatchewan. Bốn bang này nhập lại có dân số chỉ mới tương đương Connecticut.

Cộng Hoà thường thắng giải độc đắc (tổng thống) và dễ kiểm soát Thượng Viện hơn Dân Chủ. Nhưng Hoa Kỳ chọn thể chế chính trị lưỡng đảng, cho nên hai đảng là hai chân của cơ thể Hoa Kỳ. Nguyên tắc kiểm soát và thăng bằng (check and balance) đã thắm vào máu của của công dân, cho nên khi họ thấy một đảng nào mạnh quá thì kỳ bầu cử sau họ bầu cho đảng yếu.

Hai giá trị Tự Do và Bình Đẳng đều tốt để phục vụ con người, nhưng hai giá trị này luôn đi ngược chiều với nhau khi áp dụng, nó như Âm và Dương của dịch lý. Cộng Hoà đi về hướng Tự Do vận hành chân phải, Dân Chủ đi về hương Bình Đẳng vận hành chân trái.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 28 Tháng Chín 20208:05 SA
Khách
Tiêu đề : "Lợi thế nội tại của Đảng Cộng Hòa" thực sự có thể gây hiểu lầm chủ đích của việc phân quyền điều hành quốc gia Hoa Kỳ, qua chủ đích: " nhìn xa trông rộng của các nhà lập quốc" (từ của bác Tran Truong). Cũng như nhận định của tác giả về : " Cộng Hoà thường thắng giải độc đắc (tổng thống) và dễ kiểm soát Thượng Viện hơn Dân Chủ", là không chuẩn theo thống kê xác xuất của Toán học. Thứ nhất: Đảng Dân Chủ có 16 tổng thống (không phải 14). Đảng Cộng Hòa 19, nhưng có hai Tổng Thống CH (T.T#20 James A Garfield và TT#21 Chester A Aurthur) chỉ có chung 1 nhiệm kỳ 1881-1885. Ngược lại TT Dân Chủ Franklin D. Roosevelt (TT#32) cai trị tới 3 nhiệm kỳ từ 1933 - 1945. Như vậy tính ra tổng thống CH thiếu 1 nhiệm kỳ, và Dân Chủ dư cho một nhiệm kỳ tổng thống nữa nên "coi như" DC có 17 tổng thống, và Công Hòa 18 tổng thống, vậy không thể nói lợi thế việc thắng thua ở đảng nào, vì thắng thua nằm trong sự suy đoán vận động tranh cử để giành cử tri đoàn của các tiếu bang trung dung hay thay đổi (như : Ohio, Pennsylvania, Florida, Wisconsin, Michigan, Nevada. v.v Đó là lý do ta hay thấy các ƯCV/TT hay vận động các tiểu bang này ). Riêng việc CH lợi thế Thượng viện cũng không đúng, để quân bình về nghành lập pháp quốc gia, qua những trải nghiệm từ thể chế TT Liên Bang, sang TT Dân Chủ Cộng Hòa, rồi tách phe lập đảng Dân Chủ giành ghế (cho Andrew Jackson, 1829-1837), tạo ra cơ chế tranh ảnh hưởng phe nhóm, Đảng Whig, Đảng Cộng Hòa đều nhìn thấy đại biểu dân cử thuộc hạ viện sẽ làm các đạo luật, nên những tiểu bang đông dân, nhiều nghị viên hơn sẽ đề nghị các đạo luật có lợi cho ngân sách của tiểu bang đảng mình, gây thua thiệt cho các tiểu bang ít người, vì thế quyền biểu quyết thông qua đạo luật của Thượng viện cần công bằng cho các tiểu bang, do đó mỗi tiểu bang đều có 2 nghị sĩ bảo vệ quyền lợi cho tiểu bằng mình. Đó là sự công bằng dựa theo địa lý và dân số trải qua hàng trăm năm, số thắng thua thượng viện vẫn nằm ở số nghị sĩ các tiểu bang hay thay đổi thể chế. Tuy nhiên Đảng Dẫn Chủ ngày nay không hài lòng, vẫn muốn khuynh đảo quyền lợi, nên đòi nâng cấp một số cơ sở địa lý (thành phố hay đảo )thuộc phe dân chủ thành tiểu bang, hoặc cắt 1 tiểu bang dân chủ lớn thành 2 hay 3 tiểu bang, để nắm nhiều đại biểu và quyền lợi, cho nên mới nhiều xáo trộn như hiện nay.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn