Nguyễn Chánh Tín, hồn ma thằng Lê Văn Tám - Ông Bút

Thứ Hai, 06 Tháng Giêng 20201:09 SA(Xem: 5953)
Nguyễn Chánh Tín, hồn ma thằng Lê Văn Tám - Ông Bút

1033v
Nguyễn Chánh Tín, hồn ma thằng Lê Văn Tám -
Ông Bút

( HNPD ) Nguyễn Chánh Tín, (NCT) diễn viên đóng vai đại tá Nguyễn Thành Luân, phim nhiều tập "ván bài lật ngữa", trong kịch bản của Trần Bạch Đằng, ông sinh năm 1952, tại Bạc Liêu. NCT là tên thật, được sinh ra từ một gia đình nề nếp, dù thân sinh ông không mong muốn ông trở thành "giới văn nghệ", nhưng mới 21 tuổi, ông giành được giải huy chương vàng điện ảnh và giải kim khánh, do 40 tờ báo nổi tiếng VNCH bình chọn.

Năm 1974 NCT đóng với diễn viên Băng Châu, phim Vĩnh biệt tình hè, của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Cùng năm ông cùng ca sĩ Bích Trâm nên duyên vợ chồng.

NCT thi hỏng Y Khoa, ông học Luật...

Sau "giải phóng" cuộc đổi đời toàn miền Nam, anh chị Chánh Tín & Bích Trâm, không có biệt lệ ngoài cơn lốc, vẫn đi diễn, đi hát, song cả nước đói quá tai ù, mắt mù, không còn ai thiết tha thưởng thức, nên anh NCT sau khi rời sân khấu, phải đi bán rau, bán củ, rau củ ế ẩm, đi vá xe, chị Bích Trâm phải đi ủi đồ mướn, Bích Trâm, trước kia thuộc "cành vàng lá ngọc."

Vì không phải là "cây cột đèn" để chôn chân, cam chịu sống với ác đảng CS, NCT vượt biên năm 1982, rất may ghe vuợt biên NCT không bị Công An Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, nã đạn tàn sát, được ưu ái "khoan hồng", nên NCT không bị thủy tán, như hơn nửa triệu thuyền nhân, phải bỏ mình trên hành trình vượt biển tìm tự do, mà được trở thành tù biên (tù vượt biên, không phải tù binh).

Trước NCT đã có ai đó, đóng vai Nguyễn Thành Luân, nhưng không đạt, nhờ nổi danh trước 1975 chế độ CS buộc lòng nhờ tù biên NCT đóng, với lời hứa: "Đóng được sẽ được ra tù", vì vậy NCT học kịch bản ván bài lật ngữa (VBLN) từ trong nhà lao, buổi sáng ra đóng phim tối vào tù. So ra NCT còn khổ hơn "bác" trong tức cảnh Pắcbó: "Sáng ăn cháo bẹn, tối vào hang"!!! (1)

Xuất thân từ gia đình gia giáo, nền nếp, bản thân trí thức, nghệ sĩ nổi tiếng, khi tuổi đời rất trẻ. Đến 1975 NCT thừa trưởng thành để hiểu VNCH, không hề có một Nguyễn Thành Luân, giữa đời thường, không có một nét li lai nào với Thiếu Tá Phạm Ngọc Thảo, tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre, thời Đệ Nhất VNCH, trọn kịch bản "ván bài lật ngữa" toàn lừa bịp. NCT trốn chế độ, vượt thoát đi tìm tự do, không may bị tù. Làm dân xứ CS đã khổ chín tầng địa ngục, làm tù khổ bao nhiêu? Nổi thống khổ ấy tài nào tả xiết? Vì vậy được chọn ra đóng phim! Hợp với thiên bẩm và sở trường, chắc chắn dù trớ trêu NCT, phải mừng như kẻ chết đuối vớ được cọc.

Từ vai diễn này cuộc đời NCT sang trang, rực rỡ huy hoàng. Nhưng nên nhớ chỉ được nổi danh mà thôi, bạc tiền trong phim này NCT có giỏi lắm không ăn cháo bẹn, ăn hủ tíu, chứ không khá khẩm gì, tại sao? Phim này thời "bao cấp" đảng chi tiền để tuyên truyền, để "tự sướng," để hả hê, toàn bộ, toàn tập phim Trần Bạch Đằng, được chiếu trên sân cỏ, ngoài cánh đồng, chiếu từ miền xuôi lên bản Thượng Na Sơn, một máy chiếu phim có tới 4 người phụ trách, lương 10 Hồ tệ và 13 ký vừa gạo, vừa bo bo, của Phạm Văn Đồng, đi xin bên Ân Độ, nói là về nuôi gia súc! Máy chiếu phim rất lớn, mỗi cuốn phim có đường kính hơn 2 gang tay, kèm theo cái máy phát điện ì à, ì ạch, để khá xa, nhưng tiếng ồn của nó, vẫn hòa lẫn với tiếng người trong phim.

Không rõ ngoài Bắc xem phim này, họ tin được bao nhiêu, song miền Nam hoàn toàn phản tác dụng. Một thiếu niên miền Nam, tuổi 15, 16 đã biết đối chiếu từ phim tới thực tế, đã biết trề môi chế diễu, khi xem tới những phần lố bịch,  di hợm. Một điều phải công nhận, phim rất thu hút người xem, vì thời ấy CS đốt sách truyện của miền Nam, tất cả không có gì giải trí, nên rất trông chờ đoàn tới chiếu phim, phim gì cũng được, đặc biệt ván bài lật ngữa, có liên quan đến cuộc đời xã hội miền Nam, nên họ tò mò xem, trước giải trí cảnh đời khốn khổ, sau xem để biết CS xạo tới đâu, tối xem, sáng ra đồng họ bài bác.

Xã (người viết bài này có 7 thôn,) đoàn chiếu từ thôn 1 tới thôn 7. Một buổi tối, đang chiếu cho thôn 3, không nhớ tập nào, có TT Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện. TT đọc diễn văn, nhưng phim chỉ chiếu hình tích tắc vài giây thôi, toàn sân đang vắng ngắt, bổng người ta đứng dậy xôn xao: Ôi, ôi ôi TT Thiệu, TT Thiệu.... đêm sau người ta hè nhau qua thôn Tư, để coi...TT Thiệu, vì đêm trước coi chưa kịp, chưa đã, nhưng hởi ơi, cũng phim ấy coi đến hết tập, mà không thấy TT Thiệu trở lại với người hâm mộ. Ngoài ra người ta thích phim này, vì nhiều năm không được thấy công khai hình ảnh người lính VNCH, phim VBLN lính VNCH hiện diện khắp nơi, bất kể người lính trong tâm tưởng yêu mến của họ, bị quân thù nhào nặn, biến thể cách nào. Mặc kệ, dù vai Nguyễn Thành Luân, mang cấp bậcThiếu Tá, Trung Tá, với người xem, anh là tiêu biểu hình ảnh quân nhân VNCH.

Nếu muốn biết sự thật mặt trận tình báo, hãy tìm đọc tác phẩm:

Trận Chiến TÌNH BÁO, PHẢN TÌNH BÁO GIỮA VNCH/CIA và CS HÀ NỘI

1955-1975. Tác giả Liên Thành.

Trở lại đề tài: Nguyễn Chánh Tín, hồn ma Lê Văn Tám.

Kẻ viết bài này, không hề dám xúc phạm đến cá nhân anh Nguyễn Chánh Tín, không phải vì nghĩa tử nghĩa tận. Vì dưới trời oan khiên CS, có biết bao cảnh trái ngược, tôi nhớ có đọc đâu đó một tác phẩm, kể lại anh lính VNCH, sau 1975 đi tù CS, vợ con anh bơ vơ, đói khổ, vợ anh phải lấy một cán bộ "thuộc bên thắng cuộc", anh cán bộ bị đuổi việc, khai trừ đảng, vì dám gá nghĩa với vợ "ngụy." Anh ta cam chịu kéo xe ba gác, nuôi vợ con "ngụy". Ngày ra tù anh lính VNCH, không hờn oán, mà còn cảm ơn anh cán bộ! Cảm ơn người đoạt vợ con mình, rồi tìm nơi xó rừng ẩn cư.

Thân phận người Việt Nam, sống sót sau cuộc chiến, để rồi chứng kiến bao cảnh đời nghiệt ngã, nên khó định đoạt được gì, lại càng khó để hiểu và phê bình anh NCT, qua nhân vật trong phim VBLN.

Ngày 04 thánh 1 năm 2020, anh Nguyễn Chánh Tín, qua đời.

Điều bất lương muốn nói là bọn tuyên giáo CS, muốn dựng cái xác NCT đứng lên trong phim láo xạo VBLN, mà chúng tưởng người đời tin như kinh, mặc trận tình báo Hà Nội giỏi hơn Tề Thiên Đại Thánh.

Sự thật cái tài, cái giỏi của những nhân vật: Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo, (Nguyễn Thành Luân) Mười Hương vv và vv đều xuất xứ từ cái lò LÊ VĂN TÁM mà ra.

Trong tình đồng bào:

Thành kính nguyện cầu hương linh anh Nguyễn Chánh Tín, sớm về cõi vô ưu.

Ông Bút ( HNPD )

Chú thích 1 chế lại thơ Hồ

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn