Chuyện người Bắc sống ở Sài Gòn...- Mai Tú Ân

Thứ Bảy, 28 Tháng Chín 20197:39 CH(Xem: 5750)
Chuyện người Bắc sống ở Sài Gòn...- Mai Tú Ân
BacKy-Nu
Chuyện người Bắc sống ở Sài Gòn...
Đến thăm một nhà thơ tên tuổi và cũng là đàn anh của mình, MTA thông tin ngay :
- Ủy Viên BCT và là "Mặt Buồn" Nguyễn Thiện Nhân sẽ về thành phố làm Bí thư thay Thăng cựu bí thư...
Tin mật này của MTA chắc ông anh nhà thơ của chàng chắc cũng nghe ù hết cả hai tai rồi nên anh chậm rãi nói : "không ngờ BCT lại cử Mặt Buồn vào thay thế".
- Vậy ông Nguyễn Thiện Nhân bị phá tướng, hay sao mà không làm Bí thư Sài Gòn được hả anh ? 
- Không, Thiện Nhân tướng tốt, có tướng làm lớn, lại đi học ở Haward về. Nhưng miếng bánh Sài Gòn có hơi to mà Mặt Buồn thì cũng có nhược điểm lớn là như hiền lành quá, nhu mì quá, giống như một cô gái trẻ mới lớn chen nhau trên xe bus, luôn cứ phải đối phó với một đám bạn học nửa quen nửa lạ chỉ nhăm nhăm muốn tụt quần cô. Với lại lần này khác với mọi lần trước. Ai vào nắm được TP. HCM thì cũng gặp phải quả đắng mang tên Thủ Thiêm. Không giải quyết vấn đề Thủ Thiêm thì đừng có mơ...
Trông bên ngoài thì Đinh La Thăng có vẻ bốc huyếch, bán giời không văn tự, còn Thiện Nhân thì điềm đạm chín chắn hơn. Ngoài ra Nguyễn Thiện Nhân và Đinh La Thăng giống nhau ở chỗ là người Bắc, nhưng tôi không hiểu ông tân bí thư Nguyễn Thiện Nhân lại chối bỏ gốc gác miền Bắc của mình ? 
-  Anh nói mấy ông Bắc Kỳ như thế anh nghĩ Bắc Kỳ thì dốt nát, tham nhũng hay trốn chúa lộn chồng, hay nhát cáy chỉ nói cái miệng là hay...
- Không. Đấy chính là mấy ông Bắc Kỳ nói vậy. Thế chú không nghe câu thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt :"Nam Quốc Sơn Hà...." Tức là :
Nước Nam là của Vua Nam ở,
Cớ sao tụi Bắc bây cứ vô ở chùa...
- Ở chùa tức là ở éo giả tiền ấy chớ không phải ở trong Chùa đâu. Ông anh nhà thơ giải thích thêm. MTA cũng nghe bài thơ được dịch đểu này nhiều lần rồi, và cũng toàn những giọng Bắc Kỳ dịch đểu, chớ người Nam mà dịch bài thơ kiểu này thì chắc có chiến tranh quá.
- Bắc Kỳ thì hạp với thổ nhưỡng, phong tục của Sài Gòn hay bất cứ đâu. Cứ kiếm được xiền, càng nhiều càng ít thì vứt thằng Bắc Kỳ ở đâu, ở băng đảo hay nhà tù, mấy năm sau đến thì thấy nó giàu sụ. Nhưng chú biết làm sao người dân Nam vẫn không thích người Bắc không ?
- Bởi có sự khác nhau giữa những người Bắc, vì tuy cùng là người Bắc vào Nam sau năm 1975 nhưng xuất phát khác nhau như có người từ Hà Nội, Hải Phòng... nhưng có những sư đoàn nón cối ra đi từ những vùng quê chiên trũng. Nhưng khác biệt lớn nhất là từ thành phần của những người Nam Tiến. Như có hàng binh đoàn người Bắc và là công chức của chính quyền đang hùng hổ xông vào Sài Gòn để giải phóng. Còn như tôi và cậu cùng nhiều người khác nữa thì vào đây với ý nghĩa làm giàu nhưng chưa giàu thì cởi trần ra mà hầu hạ người Sài Gòn trước đã. Và chúng ta tránh được những tai tiếng không đáng có. Còn những người Bắc khác thì thật khó khăn để thay đổi vì họ đang là ông quan này, ông CA oai vệ hống hách khác trước rồi. Điều đó cũng là mấu chốt của việc yêu, ghét một người Bắc hay không ?
Chơi bời sợ nhất không lông,
Cửa công sợ nhất gặp ông Bắc Kỳ...
Dân Sài Gòn có một so sánh hơi tục tĩu nhưng khá chính xác về một số công chức người Bắc mà vì công việc, họ phải gặp nơi công đường.
Vì sao ? Vì cái giọng nói của nhiều anh mới vào Nam nghe cứ như nghe tiếng Liên Xô vậy. Dân Sài Gòn sợ nhất đi lên cửa công an phường mà gặp phải ông Bắc Kỳ thì thôi rồi :
- Cái giề, đã bẩu nên sớm nại không chịu nên sớm. Giờ này mới nên thì nàm gì còn ai lữa. Thôi về, mai nên. Không cãi. Đằng sau quay, ngược, hồi gia ngay....
Dân Bắc Kỳ vào Nam chuyên làm các công việc như làm ở sân bay, hải quan, nhà tù... Bởi ở đó mới thể hiện được cái tính vô duyên...
- Vô duyên ? 
- Bắc Kỳ vô duyên thấy mẹ. Đàn ông thì nói xấu vợ, đàn bà thì nói xấu chồng. Đàn ông thì ẻo lả như con gái, còn con gái thì bậm trợn như con trai. Như em kia làm ở Hải quan, trước mặt bao nhiêu khách đàn ông đang chờ cô ta chứng giấy tờ thì cô nàng bỗng réo inh lên và chỉ vào đám khách rồi nói với cô bạn : "Lan ơi, mày ngồi đây coi chừng mấy thằng này giúp tao với. Tao đi đái cái, mót qúa rồi"
Còn mấy em ăn mặc sang trọng xinh đẹp đang đi nhậu với quan khách thì một cô đứng lên thẹn thùng. Cô kia hỏi : "Con kia, mày đi đâu đấy". Cô đã đứng lên nói :"Ơ, cái con đĩ này vô duyên quá. Tao đi vệ sinh chứ đi đâu nữa. Mày không nhìn thấy tao lấy giấy vệ sinh à, mà lại lấy giấy vệ sinh ướt nữa thì bít rồi". 
- Anh cứ nói xấu Bắc Kỳ không hà. Em cũng là Bắc Kỳ đây, và em tự hào về nguồn gốc Bắc Kỳ của minh lắm. À, mà anh cũng là Bắc Kỳ...
- Haha...Bắc Kỳ chính cống đây nên giờ này đã  gần 70 tuổi rồi vẫn phải làm phi công trẻ cho cái mụ vợ máy bay bà già của mình, máy bay già ơi là già đây. Haha...haha...haha...
Nhưng chợt nụ cười đang ngoác ra hết cỡ của đàn anh bỗng biến mất và thay vào đó là khuôn mắt xám ngoét như gặp phải ma với cặp mắt đứng tròng. Ôi, Trời, máy bay bà già, già ơi là già của anh đang đứng đó từ lâu và giờ đây thì hai hàm răng đã nghiến lại kèn kẹt. Đôi mắt mang hình viên đạn đang rung rung lên như sắp nã vào anh chồng những loạt đạn hành quyết...
MTA đã làm em của anh chị lâu đến mức biết mình phải làm gì trong tình huống Mỹ oánh Iraq này. Để cho đại ca ở lại trong chuồng cọp chịu trận, MTA đứng dậy và nhẹ nhàng bước ra bầu trời đêm lung linh đầy sao bên ngoài rồi chả biết trời đêm lung linh có đầy sao hay không, chàng phóng xe đi trong một cuộc đào thoát không sủi tăm và không hề nói says goodbye. Vừa kịp lúc vợ chồng nhà thơ đang tỏa sáng trong một sô diễn ầm ĩ của Thần Tiên...
Thành phố đầy nắng mà ta đã yêu, đã sống đến gần trọn vẹn cuộc đời luôn cho ta một cảm giác bình an, sự cởi mở rộng khắp và sự tin tưởng đến tận cùng. Nó dường như không có sự phân cách hay sự chia rẽ giữa những con người trong một gia đình, giữa những gia đình trong một thành phố...
Cho phép MTA kế cửa vài hàng chuyện riêng tư vào bài viết nhé.
Trong gia đình nhỏ của mình thì 4 đứa con cùng mẹ đẻ ra chúng, là người Sài Gòn nên trần sì ra chỉ có chàng khờ MTA là người Bắc đặc với tiếng Bắc chính cống Hà Nội. Nên không có gì lạ khi tiếng Bắc, được tăng đô lên tới mức hài hước như : "Ối, giời ơi. Kinh nhi""bố ơi, con ị xong rồi, bố dẫn con đi oánh chịn"(rửa đít). Ấy là khi các cháu còn nhỏ nhưng lớn lên thì cả nhà vẫn vang lên các câu đùa vui vẻ về Bắc Kỳ. Thật tình thì MTA không hề phật ý về các câu giỡn về Bắc Kỳ. Và bao nhiêu năm sống ở miền Nam thì cũng chưa có một người miền g Nam nào tổ vẻ khinh khi vùng miền của MTA cả. Vấn đề là ta phải biết tôn trọng mọi người, và phải tôn trọng mình.
Không chỉ tôn trọng vùng miền mà cả quốc gia nữa. Mỗi cuối năm gần Tết là nhà bên vợ của lại tràn ngập các đạo quân xâm lược tràn về. Đủ cả Mỹ, Đức, Thụy Điển...già trẻ lớn bé. Và cũng như mọi khi, bọn cũ trở về sẽ chỉ lên lầu và nói :"Đồng chí Bắc Kỳ" có không ? nếu không chuồn kịp thì MTA bị bọn chúng tóm được, và MTA sẽ được cái đám giết người quốc tế đó tra tấn bằng những trò vui vui cho tất cả. Rồi khoảng nửa đêm thì chàng được tạm tha để đi rửa bát...
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục thì ta vẫn ở truồng tắm ao...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn