Nguồn Gốc Loài Người - Nguyễn Nhơn

Thứ Tư, 06 Tháng Ba 20198:00 CH(Xem: 4296)
Nguồn Gốc Loài Người - Nguyễn Nhơn

9071
NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

Một cô bé ngày kia hỏi mẹ:

“Loài người có cội rễ từ đâu?”

Bà mẹ dịu dàng: “Lúc khởi đầu,

Thượng Đế trên địa cầu đã tạo

Ra ông Adong và bà vợ

Là Evà, sau đó hai người

Con cái họ, cùng nhau, sinh sôi.

Kể từ đó, loài người xuất hiện.

Hai ngày sau, khi cô nói chuyện

Với ông bố, nhân tiện hỏi ông

Cũng thắc mắc ấy về cội nguồn

Của nhân loại, thì ông bố nói:

“Con người từ loài khỉ mà tới

Vì sinh tồn nên mới hoá thân.

Dần dần đứng thẳng trên hai chân,

Rồi thăng tiến thành người hiện đại.”

Cô bé thấy hoang mang quá đỗi,

Nên hôm sau trở lại, băn khoăn,

Hỏi bà mẹ: “Sao Mẹ nói rằng

Thượng Đế đã tạo nên nhân loại.

Bố lại bảo từ khỉ mà tới?”

Bà mẹ cười: “Con gái, nghe này;

Mẹ nói về gia đình mẹ đây.

Còn bố con giải bầy nguồn gốc

Gia đình ổng từ bao kiếp trước!”

 

CHẨM TÁ NHÂN

(phóng tác)

03/04/2019

 

CON NGƯỜI TỪ ĐÂU TỚI?

SỐNG ĐỂ LÀM GÌ?

CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?

 

CON NGƯỜI TỪ ĐÂU TỚI?

 

Trích: “ Triết học Hi Lạp từ tiền Socrate đến Karl Marx đều tuân theo tiên đề chủ quan này của Protagoras, áp đặt quan niệm của con người lên vạn vật, lên kẻ khác: “con người là thước đo vạn vật”...

Chao ôi, con người thì giới hạn, còn vũ trụ, vạn vật thì vô hạn, sao lại lấy cái thước giới hạn đo cái vô hạn hở thiên tài Protagoras? Vả, con người được tự nhiên (vũ trụ) sinh ra, cái thước con người bé tí sao có thể đo được vũ trụ vô cùng vô tận? ( Trần Mạnh Hão: Bà Ngoại tôi hình như thông tuệ hơn triết gia Karl Marx? )

 

Một bạn đọc Danlambao hỏi:

“ Bác Hảo ơi, làm ơn giải thích dùm vụ này. Nếu bác từng học thần học và triết học trong nhà thờ thì làm sao bác lại cho rằng "con người được tự nhiên (vũ trụ) sinh ra" hở bác. “

 

Trong khi chờ đợi tác giả trả lời, gã nhà quê làng Bưng Cầu, xứ Thủ đọc thấy xôm dzô:

Tui mần tài khôn đọc mấy câu " vịnh tam tài " của Trần Cao Vân góp ý:

" Khi chưa sinh Trời Đất có TA trong
Đất nứt Ta ra Trời chuyển động
Ta thay Trời vở Đất rông mênh mong
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh
Trời - Đất - in Ta chữ dữ đồng
( Nhớ đâu gõ đó hổng chắc y nguyên bản )
Như dzậy thì Trời Đất Con Người viết hoa cùng sanh ra với Trời Đất mà không ai biết từ đâu?!
Duy tâm thì nói là từ Thượng Đế
Duy vật các mác thi nói thủy tổ loài người từ loài vượn cổ. Trước đó nữa thì xừ rậm râu người Đức cũng hổng rành!
Phật giáo thì nói; Không phải từ vật chất cũng hổng phải tự hư vô, nó vô thủy vô chung.
Phật lý luận: Nếu ngươi đem vật chất chẻ nhỏ để tìm căn cội, ngươi chẻ mãi vật thể tới mức " lân hư trần ". nghĩa là gần như hư không là hết. Nếu ngươi tiếp tục chẻ nữa thì lân hư trần biến thành hư vô. Ngươi mừng rở kết luận: Nguồn gốc vật thể là từ: Hư Vô.
Trật! Bởi vì hởi ơi! Ngươi không biết đem bao nhiêu hư vô thì ráp lại thành một lân hư trần.
Cũng giống như khoa học vật lý ngày nay: Mấy chục năm về trước người ta vẫn tưởng hạt quark là vật thể nhỏ nhất của vật chất. Bây giờ người ta lại phát hiện: Dưới hạt quark còn loại hạt nhỏ hơn nữa!
Cho nên mà cho nên, khoa học gia Einstein vào lúc cuối đời nói: Khi người ta đi đến hết con đường vật lý, người ta sẽ trở nên con người có tín ngưởng sâu sắc!
Nghĩ ra nhà Phật biết lẽ ấy đã từ xa xưa như kể trên cho nên Trung Quán Luận nói về " Tính Không " mới viết:

" Không sanh cũng không diệt
Không thị cũng không phi

Không thường cũng không đoạn
Không đến cũng không đi
Con cúi đầu đãnh lễ
Như Lai tối tôn thắng "

 

Đời sống, vũ trụ, nhân sinh là như thế không thể phân tích chia chẻ luận bàn suông. Cứ như thế mà quán: HUỀ!
Nguyễn Nhơn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn