Mua sách của Phạm Thành, mua cà phê của Huỳnh Thục Vy là yêu nước - Mai Tú Ân

Thứ Ba, 20 Tháng Mười Một 20186:30 SA(Xem: 6511)
Mua sách của Phạm Thành, mua cà phê của Huỳnh Thục Vy là yêu nước - Mai Tú Ân
CoHonCaNghia-dep
( HNPD ) Tất nhiên nói việc mua cái này cái nọ như trên là yêu nước thì MTA có nói hơi quá lên một chút nhưng việc nhà văn đáng kính Phạm Thành có nhu cầu bán những cuốn sách của ông, cũng như Huỳnh Thục Vy cô nương có nhu cầu bán các cà phê đặc sản của vùng quê cô là những nhu cầu có thật. Cũng như những người bình thường khác thì họ cũng mong muốn được bán mặt hàng của chính họ đến tất cả mọi người và thật tốt quá nếu những người mua sản phẩm của họ lại là những người yêu mến họ. Và mua được sản phẩm của những người đấu tranh gạo cội như Phạm Thành và Huỳnh Thục Vy thì ta vừa tiếp lửa cho họ, vừa có được những món đồ có một không hai vì tên tuổi của người chủ nhân món đồ, cũng như sự mong manh dễ vỡ, nay còn mai mất của chính những chủ nhân đó.
Nhưng cho dù có đấu tranh dân chủ hay không thì cũng phải sống, cho họ và cho gia đình họ như mọi người bình thường khác. Vì áp lực của hàng  trăm thứ tiền có tên và không có tên đó đã đổ vào đầu những người đấu tranh dân chủ cũng nặng nề như với những người có trách nhiệm khác. Thậm chí còn nặng nề hơn bởi vì những công việc chính từ hồi nào đến giờ đều đã bị đóng băng và không còn tiền lương nữa kể từ khi họ dấn thân vào con đường đấu tranh hay phản biện xã hội. Cũng như không có ai ở hải ngoại hay bất cứ đâu phải trả tiền lương cho những người đấu tranh dân chủ Việt Nam giống như báo chí lề phải hay rêu rao. Cũng không có cả cơm thừa, canh cặn nào cho họ cả như các đồng chí lề phải cứ hô toáng lên như thế. Nào là những người đấu tranh dân chủ hay viết phản biện xã hội là bọn phản động bán nước để kiếm cơm thừa, canh cặn của ngoại bang. Không có thu nhập nào  nên đương nhiên cuộc sống của họ gặp khó khăn rất nhiều. Chính vì thế mà những việc tưởng nhỏ nhưng lại không nhỏ như việc kinh doanh buôn bán đó mới là thứ có thể nuôi sống họ và gia đình một cách đàng hoàng.
Nhưng tại sao không thấy họ nói chuyện bán này bán nọ mà bây giờ lại thấy MTA nói ? Xin thưa là họ có nói chứ, nhưng chỉ là nói nhỏ ở trong vòng bạn bè người thân thôi. Vì những con người đấu tranh như Phạm Thành, Huỳnh Thục Vy và nhiều người đấu tranh khác có can đảm để đối diện với cường quyền nhưng lại là những người dè dặt, nhút nhát và rất ít khi nói về những chuyện tiền bạc hay chuyện kinh doanh của mình. Mặc dù đó là những sản phẩm tốt nhất của họ nhưng để giới thiệu, quảng cáo để bán sản phẩm của mình như bao người khác thì họ lại mắc bệnh khó nói. Một kiểu bệnh sĩ giống như của các bậc trí thức ngày xưa vậy.
Như nhà văn Phạm Thành với tác phẩm bi hài Cò Hồn Xã Nghĩa, một tác phẩm siêu hài hước và siêu châm biếm chế độ với giới hạn đả kích đã được đẩy lên giới hạn cao nhất nhưng vẫn tràn ngập tiếng cười thoải mái nhất. Rồi tác phẩm Hậu Chí Phèo, một tác phẩm hài hước mang tính ẩn dụ cao và chỉ có thể được viết ra bởi tay phù thủy chữ nghĩa Phạm Thành mà thôi. Mặc dù rất có nhiều đoạn văn không được thanh nhã lắm, thậm chí là có tục nữa trong các tác phẩm của ông. Đó là những cái lặt vặt mà thực lòng MTA vốn không ưa lắm và đã góp ý vài lần nhưng Pham Thành vẫn cứ như thế không đổi khiến cho chính MTA khi nghĩ lại là có thể Phạm Thành đúng. Bởi vì văn chương là một phạm trù đa dạng và người viết có toàn quyền biến tấu sang bất cứ cái gì, kể cả một chút tục giảng thanh cũng không sao. Miễn là nó hay. Và qua các tác phẩm đã in thành sách của Phạm Thành thì dường như ông đã đúng.
 
Hai cuốn sách đã in của Phạm Thành, một in ở Mỹ (có bán ở amazon.com) và một là in lậu ở Việt Nam đã được người đọc huỏng ứng nhiệt tình nên đã đưa tên tuổi của nhà văn Phạm Thành lên rất nhiều. Nó gắn ông danh bất hư truyền với biệt danh "Phù Thủy Chữ Nghĩa". Và chúng ta sẽ cảm thấy điều đó khi đọc và nghiền ngẫm những con chữ nhảy múa với nhau, quấn quýt với nhau và rồi lại điệu đàng thăng hoa với nhau dưới ngòi bút tài hoa của Phạm Thành trong tác phẩm Cò Hồn Xã Nghĩa và Hậu Chí Phèo của ông (địa chỉ liên lạc : FB Phạm Thành)
Thế còn các sản phẩm cà phê Buôn Hồ của Huỳnh cô nương thì sao nhỉ ? Thì ra việc đánh giá đặc sản cà phê nó cũng ương ương dở dở như việc đánh giá một tác phẩm văn chương vậy. Nó mông lung, vô định và giống như sáng nắng chiều mưa vậy. Nhưng ở một thương hiệu đẳng cấp như Amarincoffee của Huỳnh Thục Vy thì không có gì phải bàn về cà phê ngon hay không. Ở xứ cà phê là một thương hiệu, sản phẩm đứng được thời gian dài, được chủ nhân chăm sóc như nuôi đứa con dại và được giới thiệu với khách hàng với vẻ tự hào thì sản phẩm chỉ có tốt nhất mà thôi. Nhưng chỉ có sử dụng sản phẩm rồi thì mới chứng minh được điều đó một cách chính xác nhất và MTA để các bạn toàn quyền làm việc đó (địa chỉ liên lạc. : FB Huỳnh Thục Vy)
Hoàn toàn không được sự cho phép của anh Phạm Thành và em Huỳnh Thục Vy để MTA quảng cáo như trên nhưng bằng sự chân thành và niềm tin vào sự tốt đẹp trong một cộng đồng tốt đẹp thì MTA chỉ muốn làm được một điều gì đó nhỏ bé để đóng góp cho họ. Không phải chỉ để cho Phạm Thành bán thêm vài chục cuốn sách, hay Huỳnh Thục Vy bán thêm được vài chục kg cà phê mà là muốn mọi người hiểu hơn về công việc mà họ và nhiều người nữa đang làm. Đó là những công việc nguy hiểm, khổ sở và hoàn toàn không có tiền bạc gì nhưng vẫn có rất nhiều những con người có danh hay vô danh đang ngày đêm làm những công việc bao đồng đó cho thiên hạ chứ không phải cho riêng mình. Đó là những người đã chấp nhận tất cả mọi sụ gian nan, chấp nhận tù đày đen tối chỉ để đem lại cho người dân của mình những sự thật về quyền mà họ đã bị đánh cắp. Những con người đó luôn tâm niệm làm những điều tốt nhất không phải cho mình mà là cho những người dân của mình. Họ xứng đáng được chúng ta nghĩ đến nhiều hơn, không phải là sự biết ơn hay sự trả công mà là sự động viên và sự chia sẻ phần nào đến công việc khó khăn mà họ đang làm...
Nên dù ai nói ngả nói nghiêng thì yêu nước vẫn là mua sách của Phạm Thành và mua cà phê của Huỳnh Thục Vy...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 20 Tháng Mười Một 20186:16 CH
Khách
Xin được quảng cáo không công cho cô Huỳnh Thục Vy và cũng mong mỏi được sự hưởng ứng của bạn bè về món cà phê rất ngon ,đặc sản xứ cao nguyên Trung phần Việt Nam vùng Ban Mê Thuột và Đà Lạt .
AmaRin Coffee
AmaRin Coffee Co., LTDFloor 2, Hado Airport Building, 2 Hong Ha Street, Ward 2, Tan Binh Distric, HCMC.Tax Indentification Number: 0314030206Factory: 1222 Hung Vuong, Thong Nhat Ward, Buon Ho Town, Daklak ProvinceWebsite: www.amarin.com.vn - www.amarincoffee.com
Contact us
Head Office: Hado Airport Building, 02 Hong Ha Street, Ward 2, Tan Binh District, HCMC
Tel: 0914 88 11 00 - 090 353 0880
Warehouse: 206 Truong Chinh Street, Ward 13, Tan Binh Dist., HCMC
Email: info@amarin.com.vn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn