Coi Chừng Khổ Nhục Kế " Hòa Hợp - Hòa Giải Dân Tộc! " - Nguyễn Nhơn

Thứ Hai, 30 Tháng Bảy 20188:06 CH(Xem: 5854)
Coi Chừng Khổ Nhục Kế " Hòa Hợp - Hòa Giải Dân Tộc! " - Nguyễn Nhơn

Trước hiện tình tranh đấu gay go, trong khi " Cuộc Tổng Biểu Tình Mùa Hè 2018 " khởi phát đầy hứng khởi, hán ngụy tung tin là do một phe thân công an của chúng giật dây và mạnh tay truy lùng, đàn áp tàn bạo khiến cho cuộc tranh đấu đầy khởi sắc lui vào chìm lắng.

Giờ đây lại thêm " sự cố " sách “Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử”!

Có thật “Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử” không?

Đây Sự kiện Gạc Ma:

TÀU CỌNG ĐÁNH CHIẾM TRƯỜNG SA

Sự kiện Trường Sa không phải là “ hải chiến “

Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng.Trung Quốc từ chỗ thừa nhận Hoàng Sa là “vấn đề tranh chấp” sang hẳn luận điểm “Hoàng Sa là của Trung Quốc, không cần tranh cãi”.

Trung Quốc chọn thời điểm

Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”. Tuy nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí. Trung Quốc đã sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.

Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung Quốc đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Apganistan, đang nối lại quan hệ với Trung Quốc nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung Quốc.

Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và tuyên bố Trung Quốc chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác!

Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập; ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven; ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.

Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương…

Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ. Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm.

Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao, Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.

Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.

Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.

Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa. (***)

Trường Sa nào đâu phải là hải chiến
Chỉ là bộ đội cụ hồ đưa đầu cho chệt bắn
Theo lịnh tên việt gian chột mắt Lê Đức Anh

(***) vietnamnet- Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma

Có đến hàng trăm tác giả, tài liệu nói về việc nầy. Giờ đây, tướng Lê Mã Lương và nhóm của ông viết sách xác nhận lại một sự kiện mà bàng dân thiên hạ biết cả rồi thì... dù có viết sách hay không cũng vậythôi, đâu có gì mà " bất tử!"

Có điều cần lưu ý ở đây: Tại sao lại chọn thời điểm nầy để gây ra vụ ra mắt sách và tịch thu?

- Có hay không nội vụ là do tranh chấp hai phe trong " đảng ?"

- Hay là " dựng chuyện " để câu mồi " Hòa hợp - Hòa giải Dân tộc " cứu bồ trong khi phong trào quần chúng đấu tranh ngày càng quyết liệt và quy mô ngày càng mở rộng ?

Xin nhắc lại đây tấn tuồng " Diện Điểm " nhập nhằng, thấp thoáng bóng dáng " xóa bỏ hận thù - hòa hợp - hòa giải " hồi gần ngày 30 tháng tư năm nay:

Công nhận Lịch sử hay Mưu thuật Chánh trị?

Trích: " Chính quyền Việt Nam lần đầu tiên mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, tại khuôn viên dinh Thống Nhất vào ngày 9/3. Dù cuộc triển lãm có nhan đề là “Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966,” ban tổ chức đã dành một gian riêng ở tầng hai ở một tòa nhà trong khuôn viên dinh Thống Nhất, dùng để giới thiệu diễn biến của cuộc đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, từ ngày ông làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại rồi trở thành tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.

.... ” Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, ông Diệm được bầu làm tổng thống và ông đã đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng “Độc lập” là điều mà cựu tổng thống họ Ngô đã đề cập ngay từ khi lên nắm quyền: “Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.”

( Diễn đàn Facebook 3/8/2018 )

Ngay tại giờ phút nầy, ngay tại nơi đây, nhóm cỏ đuôi chó giao điểm vẫn cứ lải nhải mãi về cái gọi là gia đình trị - đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm.

Trớ trêu thay, từ 5 năm nay, trong nước, bất chấp cường quyền đe dọa, bắt bớ tù đày, hành động biểu dương " Chánh nghĩa Việt Nam Cộng Hòa " vẫn tiếp tục loan truyền từ Nam ra Bắc:

Nhớ ngày 30 tháng tư năm 2014, một toán mươi chị em phụ nữ Miền Nam bị cường quyền cào nhà, cướp đất, tục gọi là dân oan, tụ họp trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ đường hoàng trương biểu ngữ giống như câu đối:

Việt Nam Cộng Hòa cấp nhà đất cho dân
Cộng sản cướp nhà cướp đất của dân

Tháng 2, 2015, gia đình 3 người ở Thạnh Hóa, Tân An, lẫm liệt chống cự cả bầy đoàn khuyển ưng khuyển phệ cường quyền cưởng chế cướp đất. Cha cầm gậy đứng chực hờ kháng cự. Con 14 – 15 tuổi, tay cầm búa, tay cầm liềm thách thức bọn búa liềm cộng sản.

Mẹ lớn tiếng hô vang:

Đả đảo cộng sản - Việt Nam cộng Hòa muôn năm!

Sáng sớm ngày 20/4/2015, bà con tiểu thương chợ Đầm (Nha Trang) lại tiếp tục biểu tình phản đối dự án xây mới chợ Đầm Tròn và phản đối sự thiếu minh bạch trong phân chia lại khu vực kinh doanh.

Đặc diểm là các biểu ngử đều mang NỀN VÀNG – BA HÀNG CHỮ ĐỎ, biểu tượng Quốc kỳ Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Viết Dũng và thể chế Việt Nam Cộng Hòa: “ Nguyễn Viết Dũng sinh ngày 19 tháng 6 năm 1986, là con trai duy nhất trong gia đình có 4 anh em của ông Nguyễn Viết Hùng và bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, ở xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Trong hành trình tham gia cùng nhiều người thúc đẩy tự do, dân chủ cho Việt Nam, Nguyễn Viết Dũng đã tìm hiểu về nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, và nhanh chóng nhận ra những ưu điểm, sự văn minh, nhân bản của thể chế Cộng Hòa. Từ đó Dũng khát khao xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng văn minh, nhân bản theo thể chế Cộng Hòa. Để đạt được mục tiêu này, Dũng tập trung đấu tranh đòi Đa đảng, Tam quyền phân lập tại Việt Nam.

Ngày 30/4/2014 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (cờ vàng ba sọc đỏ) lần đầu tiên được treo trên nóc nhà Dũng tại Nghệ An.

Ngày 2/4/2015: Dũng chính thức thông báo trên Facebook về việc thành lập Đảng Cộng Hòa và nhóm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 12/4/2015: Nguyễn Viết Dũng cùng 4 bạn trẻ trong trang phục áo đen, trước ngực có hình con Ó Vàng – Biểu tượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Đến 11h cùng ngày, khi buổi tuần hành kết thúc, nhóm của Dũng tách đoàn đi về thì bất ngờ bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ.

Lược qua những sự kiện kể trên để khái quát về sự tiến triển của việc biểu lộ tinh thần Chánh Nghĩa Quốc gia - Dân Tộc, tinh túy của hai nền Việt Nam Cộng Hòa từ những nông dân chơn chất Miền Nam lan dài ra mãi tận Thanh – Nghệ – Tỉnh, miền Bắc. Tinh thần VNCH ấy được biểu lộ từ trong hành động chống cường quyền cưởng chế cướp nhà, cướp đất, cướp chợ của giới nông dân, tiểu thương đến ý thức chánh trị của giới trẻ miền Bắc.

Bây giờ đến lượt hán ngụy thành hồ cũng phải " mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, tại khuôn viên dinh Thống Nhất vào ngày 9/3. "

Và nhân vật " Tiến sĩ sử gia " Nguyễn Nhã, cũng là một tác giả trọng yếu của Giao Điểm, long trọng xác nhận: “Độc lập” là điều mà cựu tổng thống họ Ngô đã đề cập ngay từ khi lên nắm quyền: “Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.”

Chỉ tiếc có một điều, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng cảnh cáo: " Đùng nghe những gì cọng sản nói mà hãy nhìn kỷ những gì cọng sản làm."

Vì vậy mà trước sụ kiện bất thường kể trên, cũng có điều suy nghĩ.

Trò chơi nhà nghề của tuyên giáo vẹm là: Diện - Điểm.

Ở đây cái diện " bề thế " là " Tinh thần Độc lập Dân tộc và Bản sắc Việt " của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Đây là sự kiện lịch sử hiển nhiên nên dù sử gia Nguyễn Nhã có nhìn nhận hay không thì cũng vậy thôi.

Nên dùng đề tài nầy làm diện là đúng thủ đoạn diện điểm: Nó xác nhận một sự kiện hiển nhiên để tỏ ra tính cách khách quan, vô tư của một sử gia.

Để có tư cách đáng tin để đi vào trọng Điểm.

Vậy điểm đó là điểm nào?

Nhớ lại, mới đây thôi, tuyên giáo ta nhắp thử mồi câu dẫn: Thôi gọi Việt Nam Cộng Hòa là " ngụy quân - ngụy quyền. " Gặp ngay phản đòn tống ngay vào họng: Hán ngụy phản nước hại dân việt cọng không đủ tư cách nhìn nhận hay không nhìn nhận QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HÒA được khắp thế giới Tư Do công nhận.

Vậy là mưu thuật dụ khị vô công.

Lần nầy thì thế nào?

Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư sắp tới, chơi trò sấp ngủa, cùng lúc vừa ca ngợi " Mùa xuân Đại thắng " vừa trưng bày chinh nghĩa Quốc gia ti tí để... mở trò ...Hòa Hợp - Hòa giải dụ khị muôn thuở chăng?

Hàng không mẫu hạm Carl Vinson vừa cặp bến Tiên Sa đồng ca nối vòng tay lớn.

Bây giờ là xóa bỏ hận thù - hòa hợp - hòa giải, nắm tay nhau về xây dựng lại quê mẹ mến yêu chăng?

Câu thiệu kể trên do người gian mắc nạn Nguyễn Ngọc Ngạn vác B40 Thúi Nga nả vào cộng đồng người Việt Tị nạn cọng sản từ mười mấy năm về trước để chỉ bị chửi rủa và vô công.

Bậy giờ giao điểm Nguyễn Nhã viết lại lịch sử thì cũng vậy thôi.

Cũng như vừa rồi tiến sĩ ngữ học bùi hiền bày trò kải kách chữ viết đọc theo giọng chệt để chỉ bị chủi rủa mà thôi.

Hãy cùng anh hải quân Carl Vinson cất cao lời hát:

" Tôi không nhìn thấy gì khác

Chỉ thấy khi Anh Đưng Lên

Đứng lên ... Đứng lên ...

Khi Anh đứng lên thì CHÁNH NGHĨA THẮNG BẠO TÀN!


         Nguyễn Nhơn

( Viết lại Mùa HèTranh đấu 2018 )

                 27/7/2018

Việt Nam mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm 07/03/2018 VOA Tiếng Việt

Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.” ( Tiến sĩ sử gia Nguyễn Nhã TPHCM )

Chính quyền Việt Nam lần đầu tiên mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, tại khuôn viên dinh Thống Nhất vào ngày 9/3. Dù cuộc triển lãm có nhan đề là “Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966,” ban tổ chức đã dành một gian riêng ở tầng hai ở một tòa nhà trong khuôn viên dinh Thống Nhất, dùng để giới thiệu diễn biến của cuộc đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, từ ngày ông làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại rồi trở thành tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa. Nhận định về sự kiện chưa từng xảy ra tại Việt Nam kể từ ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị sụp đổ vào năm 1975, tiến sĩ sử gia Nguyễn Nhã ở thành phố Hồ Chí Minh nói cuộc triển lãm này phản ánh một phần của lịch sử Việt Nam và có một ý nghĩa nhất định. “Dinh Norodom dưới thời ông Ngô Đình Diệm được xây lại và đặt tên là Dinh Độc Lập, ngay từ khi ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền. Đó là một kiến trúc, nhưng cũng là một phần lịch sử của Việt Nam.” Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, ông Diệm được bầu làm tổng thống và ông đã đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng “Độc lập” là điều mà cựu tổng thống họ Ngô đã đề cập ngay từ khi lên nắm quyền: “Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.” Trong phòng trưng bày có bức ảnh gia đình ông Ngô Đình Diệm, kế bên là gia phả dòng họ Ngô Đình. Ngoài ra, còn có nhiều hình ảnh, tư liệu cuộc đời người thân của ông Ngô Đình Diệm như: Ngô Đình Khả, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, bà Trần Lệ Xuân... được sắp xếp theo diễn tiến lịch sử. Báo Thanh Niên mô tả rằng phòng trưng bày có hình ảnh ông Ngô Đình Diệm cùng binh sĩ sau chiến thắng quân Bình Xuyên tháng 5/1955. Ngoài ra còn có bức ảnh hai tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Thành Phương và Trịnh Minh Thế đem quân về hợp tác và được ông Ngô Đình Diệm đón tiếp long trọng, trong khi tướng tư lệnh Lê Quang Vinh thì bị xét xử tại tòa án. Báo VNexpress nói cuộc triển lãm là kết quả ba năm nghiên cứu và thực hiện do Hội trường Thống Nhất với sự cố vấn từ các chuyên gia sử học, bảo tàng như Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huy, Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, và Giáo sư sử học người Mỹ Edward Miller. “ Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.

Theo tờ báo này, giáo sư sử học Edward Miller - tác giả cuốn sách "Liên minh sai lầm, Mỹ, Ngô Đình Diệm và số phận Nam Việt Nam" – là người đóng góp nhiều hình ảnh và tư liệu quý cho trưng bày gia đình Ngô Đình Diệm. Nguồn sử liệu của ông được thu thập ở nhiều trung tâm lưu trữ tại Việt Nam, Mỹ và Pháp. Giáo sư Miller nói: "Chúng tôi muốn mang đến sự diễn giải lịch sử cho người xem chứ không phải chỉ đơn thuần là tái hiện sự kiện. Bởi bạn phải hiểu lịch sử trong một bối cảnh cụ thể, không phải là những khoảng thời gian đơn lẻ." Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, ông Diệm lên làm Tổng thống và đổi tên Dinh Norodom, được chính quyền Pháp xây vào năm 1868, thành Dinh Độc Lập. Sau biến cố năm 1975 khi chế độ Việt Nam Cộng hòa bị giải thể, Dinh Độc Lập có tên mới là Dinh Thống Nhất hay Hội trường Thống Nhất cho đến ngày nay. Truyền thông Việt Nam trích lời bà Trần Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Hội trường Thống Nhất nói: "Cuộc trưng bày lần này được tập hợp từ hàng trăm tài liệu, hình ảnh, được xem là quy mô nhất từ trước đến nay về lịch sử Dinh Độc Lập, đặc biệt trong giai đoạn 1868 đến 1966 vốn ít người biết đến.” Trong thời gian làm chủ Dinh Độc lập, ông Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu bị ám sát vào ngày 2/11/1963, sau một cuộc đảo chánh do các tướng lĩnh miền Nam Việt Nam thực hiện. Một tài liệu giải mật của CIA vào tháng 10 năm ngoái cho biết cựu Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát ông Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và cho rằng vụ ám sát ông Kennedy là một ‘quả báo.’

Diễn đàn Facebook 3/8/2018

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn