Đưa gen nói của người vào cơ thể chuột ( Đưa gen cuả Dê Xồm vào cơ thể bác Hồ )

Thứ Tư, 06 Tháng Sáu 20187:00 SA(Xem: 8011)
Đưa gen nói của người vào cơ thể chuột ( Đưa gen cuả Dê Xồm vào cơ thể bác Hồ )

Không phải là những con chuột biết nói trong phim hoạt hình, đây là chuột bằng xương bằng thịt mang phiên bản gen người liên quan tới khả năng nói, một nghiên cứu mới đây cho biết.

Phát hiện này có thể giúp làm sáng tỏ quá trình con người tiến hóa tới ngôn ngữ và lời nói. Chuột thường được sử dụng để nghiên cứu các tác nhân và ảnh hưởng của nhiều bệnh ở người vì gen chúng có nhiều điểm tương đồng với gen của người.

“Trong một thập kỉ trở lại đây, chúng ta đã nhận ra rằng chuột thực sự giống người về nhiều đặc điểm,” Wolfgang Enard, thành viên viện nghiên cứu Động vật học tiến hóa Max-Planck, đồng tác giả của nghiên cứu mới cho biết. “Các gen về cơ bản là giống nhau và có cơ chế hoạt động tương tự.”

Enard và các đồng nghiệp đã sử dụng những điểm gen tương đồng để có được những hiểu biết sâu sắc về quá trình tiến hóa khả năng nói ở người.

“Với nghiên cứu này, chúng tôi nảy ra ý tưởng về việc sử dụng chuột cho các nghiên cứu không chỉ về bệnh tật, mà cả về lịch sử phát triển của loài người,” Enard nói.

Enard nghiên cứu sự khác nhau giữa gen người và gen của các loài động vật linh trưởng. Ví dụ, con người có sự thay thế hai amino axit (đơn vị cấu trúc của protein) trên một gen gọi là FOXP2, đây là điểm khác biệt so với vượn.

Những thay đổi trong gen này đã thành đặc điểm cố định sau khi loài người tiến hóa phát triển thành một loài mới tách ra khỏi vượn. Các nghiên cứu trước đó cho rằng phiên bản gen ở người đã được chọn lọc trong các tổ tiên của chúng ta, có thể do chúng ảnh hưởng tới những khía cạnh quan trọng về ngôn ngữ và tiếng nói.

Chuột nói được? (Ảnh : news-service.stanford.edu)

Những người mang gen FOXP2 không hoạt động thường bị khiếm khuyết về thời gian cử động cơ mặt để nói, điều này gợi ý rằng sự thay thế amino axit góp phần điều khiển các cử động cơ của lưỡi, môi, và thanh quản.

"Các thay đổi FOXP2 xuất hiện trong quá trình tiến hóa của con người và là một trong những biến đổi có thể dẫn tới khả năng nói của con người,” Enard nói. “Khó khăn là ở chỗ làm sao nghiên cứu được thay đổi này về mặt chức năng.”

Đây chính là điều mà nhóm nghiên cứu dự định tiến hành trên chuột.

Các nhà nghiên cứu thay thế gen người vào các gen FOXP2 của chuột. Tất nhiên, sau đó những con chuột có gen FOXP2 của người không thể bập bẹ như những em bé, nhưng chúng có những thay đổi về chu vi não được cho là có liên quan tới quá trình nói ở người. Khi bị lôi ra khỏi tổ của chuột mẹ, những con chuột con được thay thế gen phát ra các âm khác với những chuột con thông thường trong cùng trường hợp. Tuy nhiên, Enard lưu ý, chúng ta chưa có đủ hiểu biết về giao tiếp ở loài chuột để có thể lí giải ý nghĩa của những đổi khác về âm này.

Các kết quả nghiên cứu được miêu tả chi tiết trên tờ Cell số ra ngày 29/5. Cần nghiên cứu thêm để xác định những ảnh hưởng chính xác của các gen nói trên và mối liên hệ của những ảnh hưởng này tới sự khác nhau giữa người và vượn.

“Hiện tại, chúng ta chỉ có thể suy đoán về vai trò của những ảnh hưởng này trong quá trình tiến hóa của con người,” các nhà nghiên cứu viết.

Một nghiên cứu khác đăng tải trên tờ PloS Biology công bố đã xây dựng chuỗi gen hoàn chỉnh của chuột và phát hiện rằng có nhiều khác biệt giữa chuột và người hơn người ta vẫn tưởng. Nghiên cứu cho biết 1/5 số gen của chuột là những phiên bản mới xuất hiện trong vòng 90 triệu năm trở lại đây trong lịch sử tiến hóa loài này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn