“Tắm rừng”: Liệu pháp cổ truyền của người Nhật giúp chống lại bệnh tật ( Ở rừng Pác Bó, bác Hồ từng..." Tắm tiên" )

Thứ Năm, 26 Tháng Tư 20186:00 SA(Xem: 8053)
“Tắm rừng”: Liệu pháp cổ truyền của người Nhật giúp chống lại bệnh tật ( Ở rừng Pác Bó, bác Hồ từng..." Tắm tiên" )

Chúng ta đều biết làm dụng thuốc quá nhiều không hề tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, có một cách để chữa trị những căn bệnh hiệu quả và có mặt ở khắp nơi xung quanh chúng ta đó chính là thiên nhiên. Hay nói cách khác, bạn càng gần gũi với thiên nhiên thì sẽ càng khỏe mạnh.

thiên nhiên, tắm rừng, Nhật Bản, chữa bệnh,

Lịch sử nhân loại đã chứng minh, thiên nhiên và con người có một mối quan hệ mật thiết với nhau.

Lịch sử nhân loại đã chứng minh, thiên nhiên và con người có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Cũng như cuộc sống chúng ta luôn gắn liền với chu kỳ hoạt động của Mặt Trời, mùa màng và đất đai xung quanh.

Nhưng vài thập niên qua chúng ta đã sống khác xa với tổ tiên của chúng ta. Nói một cách cụ thể hơn, con người hiện đại có thể làm việc, mua sắm và tận hưởng sự giải trí vô tận tại căn nhà của mình. Do vậy, chúng ta thường không ra đường để hít khí thở khí trời nếu không có lý do gì đó quan trọng.

Lối sống trong nhà kín của con người ngày nay dù sạch sẽ, thoải mái và tiện lợi, nhưng nó có thể khiến chúng ta chết dần đi bởi chúng ta đã tránh xa thứ quan trọng đối với sự an toàn và cuộc sống của mình, đó chính là thiên nhiên.

Theo Cleamens Arvay, mà nhà sinh vật học người Áo và cũng chính là tác giả của “Hiệu ứng Biophilia: Khám phá Khoa Học và Tinh thần về mối liên kết giữa việc chữa bệnh của con người và thiên nhiên” cho biết: Nếu chúng ta dành phần lớn thời gian để sinh hoạt ngoài trời, hoặc trong môi trường tự nhiên, nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy an tâm. Đồng thời, đây còn là phương pháp giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tật hiệu quả.

thiên nhiên, tắm rừng, Nhật Bản, chữa bệnh,

Nếu chúng ta dành phần lớn thời gian để sinh hoạt ngoài trời, hoặc trong môi trường tự nhiên, nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy an tâm.

Arvay nói thêm: “Nếu bạn dành một ngày trong rừng, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra thêm 40% tế bào mang kháng thể chống lại bệnh tật trong máu. Do không khí trong rừng sẽ gia tăng sản xuất DHEA trong vỏ thượng thận của cơ thể con người. Loại chất này giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh mạch vành và đau tim”.

Không khí trong rừng giúp làm tăng những protein ngăn ngừa ung thư hoặc chống lại khối u nếu bạn đang bị ung thư. Thậm chí dù bạn đã rời khỏi khu rừng thì việc này vẫn duy trì đến vài ngày sau đó. Phần lớn bằng chứng dẫn đến kết luận này đến từ Nhật Bản, đất nước có công nhân đi dạo trong rừng là một biện pháp chữa bệnh hợp pháp.

Vào năm 2012, các trường đại học Nhật Bản đã thành lập một phòng nghiên cứu y khoa mới gọi là Forest Medicine. Nó được bắt nguồn từ truyền thống Shinrin-yoku (tắm rừng) của người Nhật cổ đại.

Về cơ bản đây chính là một cuộc dạo chơi trong rừng. Bởi, lúc này con người có thể thư giãn và để các giác quan của mình được buông lỏng, thoải mái. Đồng thời, bạn có thể cho phép tâm trí và cơ thể đắm chìm trong vùng hoang dã.

thiên nhiên, tắm rừng, Nhật Bản, chữa bệnh,

“Tắm rừng” để trị bệnh theo kiểu truyền thống Nhật Bản.

Một trong những lý do khiến không khí trong rừng có thể chống lại bệnh tật là hoạt chất Terpenes. Chất hóa học dễ bay hơi này cho phép thực vật liên lạc với nhau và duy trì hệ sinh thái rừng.

Cụ thể hơn, Arvay cho biết: “Khi một mầm bệnh xâm nhập vào khu rừng, cây cối bị tấn công sẽ tăng chức năng miễn dịch của chúng và giải phóng các terpenes cụ thể trong không khí. Những loài thực vật khác nhận được terpenes kèm theo thông điệp: Chú ý, tôi đang bị tấn công”.

Sự giao tiếp này sẽ giúp cho hệ sinh thái rừng tự bảo vệ mình bằng cách tiết ra hoạt chất chống lại sinh vật đang tấn công vào sự an toàn của nó.

Arvay cho biết, khi con người đi dạo trong rừng và hít thở terpenes, hệ thống miễn dịch cũng sẽ cải thiện chức năng.

Một trong những bằng chứng sống điển hình nhất cho trường hợp này là bệnh nhân ung thư Michael Bischoff, sống tại Minnesota.

Ông đã trải qua nhiều phương pháp điều trị khác nhau như chemo, xạ trị, xét nghiệm lâm sàng và trải qua 3 cuộc phẫu thuật, nhưng các bác sĩ vẫn tiên lượng sức khỏe rất xấu và họ không còn cách nào khác giúp Michael.

Sau đó, Michael biết đến phương pháp “tắm rừng” trên CaringBridge, trang web chuyên cho thành viên chia sẻ về hành trình đẩy lùi bệnh tật và hồi phục sức khỏe của bản thân.

Ông đã quyết định áp dụng phương pháp này trong một thời gian dài. Thật ngạc nhiên, mọi sự lo lắng, đau đớn và nỗi sợ hãi cái chết của Michael đã biến mất. Lúc này, ông cảm thấy rất thư giãn và tin tưởng vào khả năng chữa trị căn bệnh. Ông không còn quan tâm đến sống chết và dần dần xem mình là một phần của thế giới tự nhiên rộng lớn.

Gần gũi với tự nhiên giúp đẩy lùi chứng “rối loạn thiếu hụt tự nhiên”

Arvay từng nói việc tiếp xúc với môi trường tự nhiên luôn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng vấn đề là con người nơi thành thị rất ít có sự tiếp xúc này, cũng như không hề quan tâm đến việc phải gần gũi với môi trường tự nhiên.

Richard Louv, nhà báo môi trường đã gọi đây chính là chứng “rối loạn thâm hụt tự nhiên”. Theo đó, con người hiện đại đã bị quyến rũ bởi những chiếc điện thoại thông minh và trò chơi điện tử. Điều này đã khiến trẻ em không còn hứng thú với các hoạt động ở ngoài trời.

thiên nhiên, tắm rừng, Nhật Bản, chữa bệnh,

Arvay từng nói việc tiếp xúc với môi trường tự nhiên luôn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nó cũng đồng nghĩa những kiến trúc đô thị, lối sống hiện đại đã tách rời con người khỏi tự nhiên. Bởi, mọi người thường cho rằng việc tiếp xúc với môi trường hoang dã vô cùng nguy hiểm. Chính cha mẹ, trường học và các phương tiện truyền thông đã khiến trẻ sợ hãi với rừng núi, đồng ruộng.

Tuy nhiên, tiến sĩ Allana Da Graca đã nhận thấy rằng trẻ em nếu được tiếp xúc với thiên nhiên sẽ mang lại nhiều kết quả kỳ diệu.

Điển hình là trong chương trình mùa hè ở rừng có tên gọi West Milford ở New Jersey, Da Graca đã chọn ra 13 thanh thiếu niên tham gia trong 9 tuần. Mục tiêu của chương trình là để cho những đưa trẻ thành phố sống trong môi trường hoang dã, nhằm giúp chúng phát triển kỹ năng sống còn.

Trong thời gian đầu, việc thích ứng với cuộc sống tự nhiên của những đưa trẻ diễn ra khá khó khăn và gay gắt, nhưng chỉ sau hai tuần Da Graca đã nhận thấy những thay đổi đáng chú ý.

thiên nhiên, tắm rừng, Nhật Bản, chữa bệnh,

Phát triển kỹ năng cho trẻ cùng với cuộc sống hoang dã.

“Nó đã thực sự thay đổi cuộc sống của chúng”, Da Graca nói.

Xa khỏi tiếng còi báo động của cảnh sát và tiếng la hét của phụ huynh, những thanh thiếu niên này đã sống hoàn toàn hòa mình vào thiên nhiên với cây cối và tiếng chim hót. Lúc này chúng bắt đầu thay đổi, có thể vượt qua những khó khăn, bắt đầu chia sẻ những công việc và ước mơ của mình quanh ngọn lửa trại. Rõ ràng trong môi trường tự nhiên, những đưa trẻ đã được bình tâm và sống đúng với con người của mình.

Theo Rachel và Steven Kaplan, các giáo sư tâm lý học môi trường tại Đại học Michigan: Thiên nhiên giúp tinh thần minh mẫn hơn. Việc tiếp xúc với thiên nhiên khôi phục khả năng của con người, tăng độ tập trung, điều rất cần thiết cho công việc và trường học.

Chính vì vậy, trong quyển sách “Biophilia in the City”, Arvay đã kêu gọi người dân thành phố hãy tạo điều kiện gần gũi với thiên nhiên như tạo khu vườn trên tầng thượng, các hành lang xanh… Lúc này, bạn nên tích cực tận hưởng thay vì chỉ nằm một góc trong phòng và lên mạng.

Điều này không chỉ rất tốt cho sức khỏe con người, mà còn là cách giúp ngăn ngừa sự ô nhiễm không khí, giảm nhiệt độ và tiết kiệm chi phí điều hòa nhiệt độ khi vài năm qua Trái Đất diễn ra nhiều đợt nóng kỷ lúc. Ngoài ra, việc này còn tạo nên một không gian sống phù hợp hơn với tinh thần và cơ thể chúng ta.

Nhà sinh vật học Arvay nói: “Chúng ta là một phần của thiên nhiên. Nếu chúng ta tách mình khỏi môi trường sống tự nhiên, rõ ràng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta”. Ngay lúc này bạn hãy bước ra ngoài và hòa mình cũng thiên nhiên để bảo vệ cho sức khỏe của mình!

Uniwriter

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn