Cách chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc đơn giản

Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20177:00 CH(Xem: 9042)
Cách chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc đơn giản

Cách chữa bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà là điều rất nhiều bệnh nhân mong muốn. Bị bệnh trĩ (lòi dom) gây khổ sở cho rất nhiều người. Cứ 4 người thì một người mắc trĩ. Bệnh gây nhiều khổ sở đau đớn và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể phòng chữa bệnh này bằng một bài thuốc Nam đơn giản với xác quả mướp già, bông mào gà và rau diếp cá.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom (dân gian). Bệnh trĩ được hình thành do dãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở trĩ. Bệnh trĩ khá phổ biến, tất cả mọi người từ trẻ nhỏ, nam nữ hay người lớn đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh hay xảy ra ở người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc tài xế, cảnh sát, chăn thú, khuân vác, nông dân, thợ may và vận động viên ở tuổi trung niên. Bệnh trĩ gồm có trĩ nội, trĩ ngoạihay trĩ hỗn hợp ( bị cả trĩ nội và ngoại).

Bệnh trĩ nguy hiểm như nào?

Bệnh trĩ có thể gây biến chứng như nhiễm trùng trĩ, nghẽn mạch (cục máu đông trong búi trĩ), sa và nghẽn các búi trĩ, dò hậu môn (mạch lươn). Bệnh càng kéo dài, càng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiện có nhiều phương pháp chữa trị bệnh trĩ như: phẫu thuật, cột thắt búi trĩ, dùng thuốc. Đông y thường dùng thạch tín thoa hay chích vào búi trĩ gây hoại tử, tuy mang lại một số kết quả song thường để lại di chứng hẹp hậu môn. Mặt khác, việc pha chế liều lượng không đúng dễ dẫn đến hoại tử búi trĩ quá mạnh gây chảy máu ào ạt và đau đớn.

Nguyên nhân gây bệnh Trĩ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như: chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, đặc biệt là ở dân văn phòng, các bệnh đường tiêu hóa gây ra.

  • Táo bón lâu ngày không điều trị dứt điểm cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
  • Do chèn ép, gây áp lực lên hậu môn.
  • Yếu tố di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
  • Cơ thắt hậu môn bị thoái hóa, nhão, đặc biệt là ở người già.
  • Do quá trình mang thai, sinh nở. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Xơ mướp có thể dùng để chữa trĩ.
Xơ mướp có thể dùng để chữa trĩ.

Triệu trứng, dấu hiệu khi mắc phải bệnh trĩ

Phổ biến nhất là đi ngoài ra máu (đại tiện), thường có màu đỏ tươi. Bệnh trĩ ít khi gây ra mất máu ồ ạt, nhưng nếu để lâu ngày có thể dẫn tới thiếu máu. Đến một lúc nào đó (thường không lâu), búi trĩ sẽ to lên, sa ra ngoài, lúc đầu hiện tượng sa ra ngoài (lòi dom) chỉ sảy ra nhiều nhất khi đi đại tiện, nhưng về sau sẽ sảy ra liên tục. Bệnh trĩ làm người mắc phải rất đau, nhất là khi di chuyển, ngồi. Vùng hậu môn bị sưng, phù nề, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Màu của niêm mạc trong và ngoài khác nhau

Tình trạng trĩ nội, một thời thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày thì bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo ra áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu

Nếu phát hiện các triệu chứng chảy máu, sa búi trĩ. Bạn nên đi khám ngay.

  • Triệu chứng sớm nhất để phát hiện bệnh trĩ là chảy máu khi đi đại tiện. Nếu gặp phải triệu chứng này tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Quá trình chảy máu này diễn ra chậm, sau tăng dần. Ban đầu, bạn chỉ tìm thấy máu dính một chút vào giấy vệ sinh, hoặc theo phân ra ngoài. Để lâu, mỗi lần đi đại tiện, máu chảy thành giọt.
  • Sau khi xuất hiện triệu trứng đại tiện ra máu. Nếu không được phát hiện và điều trị, mỗi lần người bệnh đi đại tiện sẽ thấy ở hậu môn có búi trĩ lòi ra. Ở thể nhẹ búi trĩ có thể tự thụt vào. Lâu ngày búi trĩ xa hẳn ra ngoài, không tự thụt vào nữa, gây khó chịu, đau đớn.

Ngoài ra bệnh nhân trĩ có thể thấy ngứa ngáy quanh hậu môn. Cảm giác ướt át vùng hậu môn, do búi trĩ xa ra ngoài, tiết dịch gây nên. Thông thường bệnh trĩ ban đầu không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe hậu môn.

Cách trị bệnh trĩ

  • Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần/ngày.
  • Uống thuốc: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
  • Ăn nhiều rau củ quả. Uống nhiều nước
  • Cuối cùng, lời khuyên tốt nhất là bạn nên đến các trung tâm, phòng khám điều trị là tốt nhất.

Chữa trĩ bằng thuốc nam

Bài thuốc Nam sau đây có tác dụng làm co tĩnh mạch hậu môn, chống viêm, chống táo bón, cải thiện vi tuần hoàn tĩnh mạch và làm cho búi trĩ tự hết trong vòng 20 ngày trở lại:

Xác quả mướp già (khô, đốt cháy tồn tính) 5g. Bông mào gà (khô, đốt cháy tồn tính) 5g. Rau diếp cá tươi (ngư tinh thảo) 1 nắm. Lá dây miếng bát tươi 1 nắm. Ngày dùng một thang. Uống 5-10 thang.

Nếu búi trĩ bị nhiễm trùng chảy nước. Nấu nước kim ngân hoa 10g, vỏ núc nát 15g, bồ công anh 10g, rửa búi trĩ hằng ngày.

Nếu có đau lưng, đau trằn bụng dưới, dùng bài “bổ trung ích khí” phối hợp với bài thuốc Nam trên: Đẳng sâm, huỳnh kỳ mỗi thứ15 g, đương quy, sài hồ, trần bì, bạch truật, thăng ma, cam thảo mỗi thứ 10 g, xác mướp già (khô, đốt cháy tồn tính) 5 g, lá dây miếng bát tươi 1 nắm, rau diếp cá tươi 1 nắm. Sắc uống ngày một thang, từ 5 đến 10 thang.

Trong thời gian uống thuốc, không được dùng cà phê, rượu, ăn những thức ăn cay nóng. Nên làm việc nhẹ.

Cách phòng tránh bệnh trĩ:

Không nên ngồi một chỗ kéo dài

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ngồi một chỗ kéo dài, quá lâu, làm bệnh trĩ có nguy cơ gia tăng. Theo đó tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người không vận động là 72,9%, ngược lại nếu chịu khó vận động thường xuyên, tỷ lệ này giảm xuống 43%. Để khắc phục được việc này, ban nên vận động sau khoảng 40-50 phút ngồi một chỗ. Nhất là nhân viên văn phòng cần chú ý việc này...

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống tốt sẽ đảm bảo sức khỏe cho bạn. Với bệnh trĩ, để đề phòng nó, chế độ ăn uống sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh trĩ một cách triệt để. Bạn nên bổ xung chất xơ vào thực đơn ăn uống hằng ngày của bạn, bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu... Các loại thực phẩm này gây tắc nghẽn, kích thích vùng hậu môn. Từ đó gây ra chứng táo bón, nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ.

Uống bổ xung nước

Nếu bạn uống quá ít nước, điều này sẽ làm cho khả năng tiêu hóa của bạn kém đi, thức ăn khi vào cơ thể trở nên khó tiêu, gây ra táo bón. Để khắc phục việc này, bạn nên uống bổ xung nước hằng ngày. Uống nước với lượng đủ cho cơ thể, đem lại cho bạn một nền sức khỏe dồi dào. Khả năng phòng chống các bệnh khác cũng được nâng cao.

Đại tiện quá lâu

Thói quen đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện làm rối loạn khả năng tiêu hóa của bạn. Một nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân trĩ đều thích đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện. Người bệnh hoàn toàn không biết việc độc báo, hút thuốc khi đi đại tiện làm người bệnh phân tâm, làm tăng áp lực hậu môn. Nếu thói quen này duy trì thường xuyên, nó làm tăng áp lực với các tĩnh mạch, từ đó hình thành nên các búi trĩ.

Vệ sinh không đúng cách vùng hậu môn

Thông thường mọi người thường vê sinh sau khi đại tiện bằng giấy vệ sinh, việc này hoàn toàn không làm sạch được hậu môn, vẫn còn một lượng nhất định phân bám vào các nếp da xung quanh hậu môn. Lâu ngày, tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn hoạt động, dẫn tới trĩ. Để hạn chế được việc này, bạn nên dùng nước để làm sạch sau khi đi đại tiện. Tốt nhất, nếu bạn có điều kiện, nên tắm ngay sau khi đi đại tiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn