Từ trồng răng nối xương đến cấy ghép nội tạng, một số điều cần biết

Thứ Hai, 21 Tháng Mười 20247:00 SA(Xem: 633)
Từ trồng răng nối xương đến cấy ghép nội tạng, một số điều cần biết

Ngày 8/8, luật sư Trung Quốc, ông Dịch Thắng Hoa đã tiết lộ chuỗi ngành công nghiệp đen có liên quan đến trộm cắp mua bán xác chết. Hành động bất lương này có liên quan như thế nào đến việc trồng răng nối xương và cấy ghép tạng ở Trung Quốc?

Theo cảnh sát điều tra, các nghi phạm đã đánh cắp và bán hơn 4.000 thi thể từ 4 lò hỏa táng. Những thi thể này được bán cho Công ty TNHH Vật liệu sinh học Shanxi Orui Trung Quốc. Sau khi mua về, công ty đã chuyển những xác chết này vào dây chuyền để chế biến chúng thành vật liệu cấy ghép xương dị sinh rồi bán cho bệnh viện và thu lợi nhuận khổng lồ. Liệu những thi thể này có mắc các bệnh truyền nhiễm hay không? Có được gia đình đồng ý hay không? 

Trong quá trình phẫu thuật cấy ghép implant, khi xương ổ răng không đủ, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu ghép xương để lấp đầy phần xương bị thiếu. Vậy, những loại vật liệu nào được sử dụng để cấy ghép răng và xương? Bạn cần biết những gì về cấy ghép nội tạng? Đặc biệt khi chọn sang Trung Quốc để thực hiện loại hình phẫu thuật này, bạn cần đặc biệt chú ý điều gì? Jonathan Liu, giáo sư y học cổ truyền Trung Quốc tại một trường cao đẳng công lập Canada, đã đưa ra những phân tích sâu sắc về vấn đề này dưới góc độ y học trong chương trình “Sức khỏe 1+1”.

Các loại vật liệu ghép xương

Giáo sư Liu chỉ ra rằng vật liệu ghép xương được chia thành 2 loại là vật liệu phục hồi xương tự nhiên và vật liệu phục hồi xương nhân tạo. Vật liệu phục hồi xương tự nhiên bao gồm xương tự thân, xương dị thể (xương của người khác), xương dị chủng (xương của loài khác con người), chất gốc canxi xương đã được khử khoáng.

trong-rang-noi-xuong-cay-ghep-tang-1
Vật liệu ghép xương được chia thành vật liệu sửa chữa xương tự nhiên và vật liệu sửa chữa xương nhân tạo. (Ảnh được cung cấp bởi “Sức khỏe 1+1”)

Xương tự thân thường là lựa chọn hàng đầu để cấy ghép vì tính tương thích cao. Nhưng khi bệnh nhân không có đủ xương, bác sĩ sẽ chọn sử dụng xương ghép lấy từ người khác, xương của loài khác con người hoặc chất gốc canxi xương đã được khử khoáng. Chất gốc canxi xương đã được khử khoáng sẽ loại bỏ các chất không cần thiết ra khỏi xương, chỉ để lại các thành phần thúc đẩy quá trình hình thành xương, từ đó giúp xương phát triển và lành lại bình thường. Công nghệ kỹ thuật này hiện đang được ứng dụng rộng khắp, bao gồm cấy ghép nha khoa, chỉnh hình, chữa trị gãy xương, thay khớp, v.v.

Trộm thi thể ở Trung Quốc gây lo ngại, làm thế nào để tránh sử dụng phải những vật liệu bất lương?

Có hai nguồn chính cung cấp xương dị thể. Lấy Hoa Kỳ làm ví dụ, một là hiến tặng, ở Mỹ có trang web hiến tạng. Thứ hai là hiến tặng sau khi bệnh nhân qua đời với sự đồng ý của gia đình. Ở các nước phương Tây, quy trình này rất nghiêm ngặt, mỗi bước đều được đảm bảo thực hiện trong khuôn khổ pháp lý và đạo đức.

Nguyên vật liệu chính cho cấy ghép phẫu thuật chỉnh hình nói chung cũng có thể được thay thế bằng vật liệu tổng hợp nhân tạo như gốm sứ sinh học, hợp chất kỹ thuật, v.v. Tuy nhiên, công nghệ nghiên cứu và phát triển vật liệu cấy ghép ở Trung Quốc đại lục còn lạc hậu và phải nhập từ nước ngoài rất nhiều. Hơn nữa vật liệu xương dị thể, đối với những công ty cung cấp mà nói, chọn lấy vật liệu loại này lại vô cùng thuận lợi, nhất là lấy từ các nhà tang lễ, có thể giảm chi phí một cách đáng kể. 

Cách đây không lâu, ở Trung Quốc đại lục có xuất hiện một tin tức đã gây ra mối lo ngại rộng rãi về giải phẫu cấy ghép ở quốc gia này. Ngày 8/8, luật sư Trung Quốc, ông Dịch Thắng Hoa đã công bố về chuỗi ngành công nghiệp đen có liên quan đến trộm cắp và mua bán xác chết. Theo điều tra của cảnh sát, các nghi phạm đã đánh cắp và bán hơn 4.000 thi thể từ 4 lò hỏa táng. Những thi thể này được bán cho Công ty TNHH Vật liệu sinh học Shanxi Orui Trung Quốc. Sau khi mua thi thể về, công ty đã chế biến thành vật liệu cấy ghép xương dị thể rồi đem bán cho bệnh viện để thu lợi nhuận khổng lồ. 

Sự việc liên quan đến Công ty TNHH Vật liệu sinh học Shanxi Orui còn có Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện trực thuộc Đại học Thanh Đảo. Phó bác sĩ trưởng trung tâm đã đem các thi thể tách rời thành các bộ phận rồi bán cho trung tâm trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2021. Sự việc này khó có thể không liên quan đến nhiều vụ mất tích ở Trung Quốc đại lục, đặc biệt là giới trẻ, trong đó có vụ mất tích bí ẩn của học sinh trung học Hồ Hâm Vũ và trường hợp của Long Tinh Vũ, 24 tuổi, là nghiên cứu sinh Đại học Địa chất Trung Quốc, người được bệnh viện kết luận là chết não do vết thương ở chân.

Đây không phải là những trường hợp cá biệt. Vào ngày 3 tháng 7, Trình Phái Minh, một học viên Pháp Luân Công 58 tuổi, đã phát biểu tại Washington, thủ đô của Hoa Kỳ, trải nghiệm của ông về việc bản thân bị thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc đại lục. Những vết sẹo trên cơ thể ông cùng với những tổn thương ở phổi và gan đã xác thực chứng minh điều này. Trường hợp của ông đã được đưa tin rộng khắp trên các phương tiện truyền thông.

Vào ngày 19 tháng 7 năm nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công, trong đó yêu cầu mọi người tránh hợp tác cấy ghép nội tạng với Trung Quốc khi ĐCSTQ đang nắm quyền. Nếu như các bác sĩ hoặc chuyên gia cấy ghép ở xã hội quốc tế có hợp tác với Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.

Giáo sư Liu cho biết, bệnh nhân có quyền yêu cầu bệnh viện cung cấp thông tin lý lịch của người hiến tặng và hình thức hiến tặng tự nguyện. Ngoài ra, ông cũng đề nghị mọi người nên tránh đến Trung Quốc đại lục để phẫu thuật cấy ghép. Thứ nhất, việc làm này sẽ giúp bản thân tránh cấy ghép phải xương của đồng loại bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Thứ hai, điều này cũng giúp bản thân không vô tình dính vào một số sự kiện trái pháp luật.

[Chuyên gia về vấn đề này]

Jonathan Liu: Giáo sư Y học cổ truyền Trung Quốc tại một trường cao đẳng công lập Canada và Giám đốc Phòng khám Y học cổ truyền Trung Quốc Khang Mỹ. 

Theo Epoch Times
San San biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo