Trung Quốc: Từ làng ung thư, sông ung thư đến quốc gia ung thư

Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20178:00 SA(Xem: 8604)
Trung Quốc: Từ làng ung thư, sông ung thư đến quốc gia ung thư

Sinh viên khoa Trung văn Phó Vĩnh Quân đã dành nửa năm để đến các vùng nông thôn Trung Quốc điều tra, sau đó đã viết ra một bản báo cáo giản lược có tựa đề Đất nước chìm trong thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học – Ghi chép điều tra về tình hình thổ nhưỡng Trung Quốc”, với dự ngôn kinh người: “10 năm tới, ung thư ở Trung Quốc sẽ như giếng phun! 33% gia đình Trung Quốc sẽ vì thế mà phải dùng hết tất cả những gì tích góp được!”

(Ảnh: China Photos/Getty Images)

Lời này đã có người nói từ lâu, không phải là “33% gia đình” mà là “mỗi gia đình”. Năm 2012, tỷ phú Trung Quốc Jack Ma (Mã Vân) đã phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Trung Quốc Yabuli rằng: “10 năm sau, 3 bệnh ung thư sẽ làm khó mỗi gia đình Trung Quốc, đó là ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư phổi. Ung thư gan, khả năng lớn là do nguồn nước; ung thư phổi, có thể là do không khí của chúng ta; ung thư dạ dày, là do đồ ăn của chúng ta.” Kết luận của ông là: “Chúng ta vất vả như thế, cuối cùng tất cả số tiền chúng ta kiếm được sẽ dùng để mua thuốc và trị bệnh.” Câu nói này quả thật rất thấu đáo, cũng tức là, hơn 1 tỷ người vất vả kiếm tiền, cuối cùng thu nhập lại nộp cho bệnh viện, còn sót lại chỉ là nhiều chứng bệnh không có thuốc chữa. Vậy thì còn khoe khoang GDP làm gì, “ngàn năm thịnh thế” làm gì?

Bài báo cáo của Phó Vĩnh Quân chủ yếu nói đến việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học. Trong 30 năm “cải cách mở cửa”, sản lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Trung Quốc tăng gần 100 lần, tính bình quân đầu người, tương đương với “mỗi năm mỗi người phải ăn vào 2,67 kg thuốc bảo vệ thực vật!”, “ở Trung Quốc, có tới gần 4000 doanh nghiệp làm về thuốc bảo vệ thực vật, trong số đó có 1506 doanh nghiệp có quy mô lớn được Bộ Công nghiệp và Thông tin phê chuẩn, nghiên cứu sản xuất hơn 1000 loại thuốc bảo vệ thực vật, nhưng những loại côn trùng gây hại thường thấy chỉ có 20 loại! …. mỗi năm với lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng, nhưng chỉ có khoảng 0,1% có tác dụng trực tiếp đến sâu bệnh, còn 99,9% là đi vào hệ sinh thái. Cuối cùng, những thuốc này sẽ thông qua các chuỗi thức ăn mà đi vào cơ thể người”. Con số này có lẽ đã tính toán cao hơn một chút, bởi cũng có lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học được xuất khẩu, nhưng chính bản thân người Trung Quốc cũng tiêu thụ lượng không nhỏ.

Còn phân bón hóa học thì sao? Bình quân mỗi người là 50 kg, trong 30 năm, lượng phân bón hóa học sử dụng đã tăng gần 7 lần, sản lượng lương thực tăng trưởng 87,4%. Do độ phì nhiêu của đất canh tác đã mất hết, sản lượng lương thực tăng trưởng chẳng qua chỉ là do sử dụng quá nhiều phân hóa học mà không tính đến hậu quả. Phân bón hóa học không chỉ làm mất độ tơi xốp của đất, mà nó còn để lại vật chất gây ung thư đáng sợ trong đất – kim loại nặng cadmium. Sau đó sẽ gây ra các bệnh ung thư gan, ung thư não, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Phó Vĩnh Quân cũng đưa ra dự đoán rằng những phát minh sinh hóa tiên tiến giúp chúng ta không phải lo lắng về ăn mặc, nhưng đã phá hủy phương pháp trồng trọt truyền thống, “cuối cùng sẽ giống như thu hoạch hoa màu, mọi người sẽ giống như từng gốc rạ héo dần được để lại trên cánh đồng sau thu hoạch”.

15 năm trước, tôi viết một bài có tựa đề “Từ làng ung thư cho đến sông ung thư”. Thời đó, làng ung thư không còn là tin tức mới mẻ gì nữa, bởi ô nhiễm công nghiệp đáng sợ đã tạo thành vô số làng ung thư trên khắp Trung Quốc. Điều nghiêm trọng hơn là, làng ung thư từ cô lập đã bắt đầu phát triển men theo lưu vực các con sông và sinh sôi với mật độ dày hơn. Khoảng 700 khúc sông có tổng độ dài 100.000 km của Trung Quốc bị ô nhiễm, nước sông không thể sử dụng được, theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, theo cách nói bảo thủ, mức độ ô nhiễm chiếm khoảng trên 70%. Ngoài ra, theo một bản báo cáo 6 năm trước của Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), “trên ¾ trong số 50.000 km sông ngòi chính, các loại cá không thể nào tiếp tục sinh tồn được nữa”. Nhiều khúc sông ô nhiễm nhất của các con sông như sông Đại Liêu, sông Hải Loan, sông Hoài và cả Hoàng Hà, có thể coi như khúc sông ung thư. Các bệnh ung thư ở quanh lưu vực sông ung thư cũng rất nhiều, như ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư ruột, ung thư tử cung, ung thư bàng quang, đều đã xuất hiện. Những năm 90 của thế kỷ trước, có địa phương tỷ lệ tử vong vì ung thư trung bình trong năm còn cao hơn 500 lần tỷ lệ tử vong vì ung thư trung bình của thế giới.

8 năm sau, tức là năm 2010, tôi lại viết một bài có tựa đề “Làng ung thư bao vây các thành phố ở Trung Quốc”. Năm 2011, bài viết theo dõi về sông ung thư của tôi khiến người đọc kinh sợ, bài viết có tên “Trung Quốc sẽ rơi vào tình cảnh còn tuyệt vọng hơn so với làng ung thư, sông ung thư”, dự đoán: “mẹ sông đã chăm sóc cho biết bao thế hệ dân tộc Trung Hoa, chỉ trong thời gian 20 -30 năm ngắn ngủi sẽ biến thành sông độc, sông ung thư. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới. Nếu như chế độ chính trị, kinh tế của Trung Quốc không có sự thay đổi cơ bản, nói cách khác, nếu các giá trị phổ quát thế giới như tam quyền phân lập, tự do báo chí, tự do ngôn luận vẫn bị bài xích ở Trung Quốc, thì xu thế đi từ làng ung thư đến sông ung thư sẽ trở nên nhanh hơn nữa. Mấy thế hệ đang sống hiện nay, nhất định sẽ có thể tận mắt nhìn thấy những cảnh tượng bi thảm như sông ung thư, hệ sông ung thư, v.v.”

Khi đó, tôi viết ra những câu như thế vẫn còn cần một chút dùng khí. Sự nổi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đã là sự thực không cần bàn cãi, trong ngoài nước đều một bài ca tụng, chỉ duy nhất tôi là ngược lại. Không ngờ, nhiều năm sau, những dự đoán khiến người ta phải kinh hãi này lại thành hiện thực – Phó Vĩnh Quân nói: “10 năm tới, ung thư ở Trung Quốc sẽ như giếng phun! 33% gia đình Trung Quốc sẽ vì thế mà phải dùng hết tất cả những gì tích góp được”, Jack Ma thì nói: “10 năm sau, 3 bệnh ung thư sẽ làm khó mỗi gia đình Trung Quốc”. Dù bạn có vui hay không, Trung Quốc cuối cùng cũng đi từ làng ung thư, đến sông ung thư, thành phố ung thư, quốc gia ung thư.

Thực ra, từ những lời dự ngôn 15 năm trước của tôi đến dự ngôn hiện nay của Phó Vĩnh Quân, Jack Ma đều không được coi là dự ngôn. Bất cứ ai, chỉ cần nắm rõ được sự thực nhất định, những con số cụ thể, vẽ ra được một vài đường đồ thị, đều dễ dàng nhìn ra những đường cong đồ thị kia đang chỉ đến sự hủy diệt một cách rõ ràng.

Blog Trịnh Nghĩa
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 201711:00 SA
"Cha tôi là người đàn ông vĩ đại đã cứu rất nhiều mạng sống. Ông sẽ luôn được gia đình và cả nhân loại nhớ tới", con trai của bác sĩ Henry Heimlich là Phik Heimlich chia sẻ.
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Mỗi 20 giây có một phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú, trong khi mỗi phút sẽ có một phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Vạn vật sinh trưởng thuận theo mùa mà thích ứng với quy luật tuần hoàn của vũ trụ. Biết cách vận động, ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ mang lại sức khỏe trọn vẹn trong suốt mùa đông.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thời tiết lạnh dễ gây co thắt mạch máu chạy dọc theo dây thần kinh số 7 gây phù và viêm, dẫn đến mất khả năng cử động cơ mặt.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Ăn no, mặc nhiều lớp áo, đừng co ro run rẩy, không uống bia rượu... là những cách bạn có thể thực hiện để giữ ấm khi mùa đông về.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Theo một nghiên cứu mới, quá trình phân chia tế bào không chỉ có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, mà còn giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Theo một báo cáo trực tuyến được công bố mới đây tại Mỹ, những người muốn có màu mắt xanh vĩnh viễn sẽ có cơ hội để thực hiện ước
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Một điều khó tin nhưng rất thật: có thời điểm bạn sẽ cảm thấy đó là lúc rét nhất, rét run cầm cập, dù không phải thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông. Tại sao lại thế?
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Bạn đã từng uống sữa bò ngay cả khi đã lớn? Nếu có, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về điều kỳ lạ này.Không phải ai cũng tiêu hóa được sữa
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Năm 1587, vào thời kỳ Tudor, nhà thần học Everard Digby ở Cambridge đã cho xuất bản cuốn sách "De Art Natandi" (The Art of Swimming - Nghệ thuật bơi lội).
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo