Những điều cần biêt về cà phê và nguy cơ ung thư

Thứ Ba, 10 Tháng Tư 20181:00 SA(Xem: 8182)
Những điều cần biêt về cà phê và nguy cơ ung thư

Thẩm phán tòa Tối cao Los Angeles ngày 28/3 ra lệnh các công ty kinh doanh cà phê phải ghi khuyến cáo về bệnh ung thư trên sản phẩm tiêu thụ ở tiểu bang California.

Tuy nhiên, các quan ngại khoa học về cà phê trong những năm gần đây có phần giảm bớt và nhiều cuộc nghiên cứu thậm chí còn gợi ý rằng loại thức uống này có thể có lợi cho sức khỏe.

“Dùng ở mức tối thiểu, cà phê không có lợi cũng không có hại. Có chăng là bằng chứng khá tốt cho thấy ích lợi của cà phê đối với bệnh ung thư,” bác sĩ Edward Giovannucci, một chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Y tế Cộng đồng Harvard.

Hai năm trước, cơ quan chuyên trách ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới bỏ tên cà phê ra khỏi danh sách “chất có thể sinh ung thư” dù họ nói rằng bằng chứng chưa đủ để nói rằng cà phê không có vai trò gì trong vấn đề ung thư.

Phán quyết mới nhất của tòa không phải nhắm mục tiêu cà phê mà là nhắm vào chất acrylamide phát sinh khi hạt cà phê được rang lên. Các cơ quan chính phủ gọi chất này có thể hoặc có phần chắc là chất sinh ung thư, dựa vào nghiên cứu trên động vật. Một nhóm hoạt động đâm đơn kiện đòi các nhà kinh doanh cà phê phải khuyến cáo về chất này, chiếu theo luật ở California được thông qua hồi năm 1986.

Vấn đề là không ai biết được ở mức độ nào thì nguy hiểm, mức độ nào thì an toàn. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đề ra giới hạn về chất acrylamide trong nước uống nhưng không quy định cho thức ăn.

“Mỗi ngày một tách cà phê, mức độ phơi nhiễm với chất này không cao mấy,” và có lẽ cũng không nên thay đổi thói quen, theo lời bác sĩ Bruce Y. Lee thuộc Đại học Y tế Cộng đồng Johns Hopkins. “Nếu quý vị uống nhiều tách cà phê mỗi ngày, đó là một trong những lý do khiến quý vị có thể phải coi lại và bớt giảm.”

Sau đây là các nguy cơ được nhắc tơi nhiều.

Hóa chất

Yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư mà mọi người biết đến là hút thuốc, vốn tạo ra chất acrylamide . Về thức ăn, khoai tây chiên, bánh mặn, bánh ngọt, ngũ cốc chế biến và các loại thực phẩm giàu carbohydrate có chứa chất acrylamide như một phó phẩm của các hoạt động chế biến từ rang, nung, nướng, tới chiên.

Thậm chí một số thực phẩm trẻ em cũng có chứa chất acrylamide như các loại bánh bích-quy cho trẻ ăn dặm.

Nguy cơ thế nào?

Các nhà khoa học dán nhãn chất có khả năng hay có phần chắc sinh ung thư dựa trên các cuộc nghiên cứu các loài động vật được cho uống nước chứa nhiều chất acrylamide. Tuy nhiên, tỷ lệ con người và động vật hấp thu hóa chất này cũng như trao đổi chất cũng khác nhau. Cho nên vẫn chưa rõ sự tương quan của chất này đối với sức khỏe con người.

Một nhóm 23 nhà khoa học, do cơ quan chuyên trách ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới triệu tập, nghiên cứu cà phê, không phải nghiên cứu trực tiếp chất acrylamide, và quyết định rằng cà phê có phần chắc không gây ung thư vú, tiền liệt tuyến, hay tuyến tụy và rằng dường như còn góp phầ hạ giảm nguy cơ bị ung thư gan và tử cung. Các bằng chứng không thích hợp để xác định tác động của cà phê đối với hàng chục loại ung thư khác.

Luật California

Kể từ năm 1986, các doanh nghiệp được yêu cầu phải đăng khuyến cáo về các hóa chất gây ung thư hay gây rủi ro cho sức khỏe.

Bác sĩ Otis Brawley thuộc Hội ung thư Mỹ nói “Vấn đề ở đây là liều lượng, và mức độ acrylamide có trong cà phê, vốn rất nhỏ, so với việc hút thuốc lá. Tôi cho rằng chúng ta không nên lo lắng về một tách cà phê.”

Chuyên gia sức khỏe cộng đồng Amy Trenton-Dietz tại Đại học Wisconsin-Madison nói luật của California trái với những gì các khoa học gia đã tìm thấy.

“Các cuộc nghiên cứu trên người cho thấy có chăng đi nữa, cà phê bảo vệ chúng ta trước một số loại ung thư. Miễn là người ta đừng bỏ quá nhiều chất làm ngọt hay nhiều đường vào cà phê, trà và nước thì đây là những loại nước giải khát tuyệt vời nhất cho chúng ta.”

Theo AP

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn