6 sự thật về châm cứu

Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:00 SA(Xem: 9174)
6 sự thật về châm cứu

Châm cứu có nhiều công hiệu: giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật. Nó cũng giúp cải thiện trục trặc về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ...

Theo Magforwomen, châm cứu là một trong những liệu pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền phương Đông. Tôn chỉ chữa bệnh của Đông y là tìm cách cân bằng năng lượng trong cơ thể con người, trong khi y học hiện đại cố gắng cân bằng các hóa chất trong cơ thể. Mặc dù phương pháp châm cứu ra đời cách đây hàng thế kỷ, nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ ràng về nó.

1. Kim châm không đau như ta nghĩ

Châm cứu gắn liền với hình ảnh những chiếc kim đâm vào người gây đau đớn, nhăn nhó. Thực ra những chiếc kim châm cứu không giống bất cứ chiếc kim nào được sử dụng để tiêm hay kim may mà nó mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. Một số loại kim châm cứu mỏng như sợi tóc.

Khi những chiếc kim châm cứu được đâm xuyên vào da, bạn chỉ cảm thấy đau nhói lên rồi thôi chứ không giống như cảm giác đau đớn dai dẳng khi bị kim đâm. Tuy nhiên, nếu bị ám ảnh hoặc sợ hãi kim, bạn nên nói với thầy châm cứu trước khi thực hiện.

6 sự thật về châm cứu ít người biết
Ảnh: Magforwomen

2. Châm cứu không chỉ để giảm đau

Châm cứu có rất nhiều công hiệu giúp giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác. Nó cũng giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ và nhiều triệu chứng khác. Điều quan trọng là bạn phải đến gặp một thầy châm cứu được đào tạo bài bản mới có thể khắc phục những vấn đề này một cách triệt để và an toàn.

3. Châm cứu cũng có liều lượng như uống thuốc

Hầu hết rắc rối về sức khỏe của bạn không thể biến mất nếu chỉ châm cứu vài lần rồi thôi. Cũng giống như việc phải uống thuốc đủ liều để điều trị bệnh, bạn cũng cần thực hiện số lần châm cứu đủ yêu cầu để nhận biết sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu không thấy cải thiện sau 10 lần châm cứu, bạn nên tìm đến thầy thuốc khác.

4. Châm cứu không phải là mê tín

Nói đến châm cứu mọi người thường nghĩ đến mê tín. Nhưng thực chất phương pháp chữa bệnh này không liên quan gì đến tôn giáo hay tín ngưỡng tâm linh cả. Đây là một phần trong ngành y, mục đích của phương pháp này là tìm cách cân bằng năng lượng trong cơ thể con người một cách tự nhiên.

5. Không có những tác dụng phụ thông thường

Châm cứu không có tác dụng phụ như khi chữa trị bằng thuốc Tây. Tác dụng phụ của châm cứu thường tốt cho cơ thể vì nó giúp bạn thư giãn, ngủ tốt hơn, giảm stress và cải thiện tiêu hóa. Năng lượng cơ thể thường tăng lên sau khi điều trị.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Chị Duyên vui vẻ nói:" Thích nhất đến lúc nấu ăn chỉ cần vài bước chân ra vườn là đã có rau tươi như ý, mà không phải đi chợ xa."
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Sỏi đường mật là bệnh lý khá thường gặp, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng đường mật, viêm phúc mạc mật, suy đa tạng tử vong.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Trong cuộc sống thường ngày không tránh khỏi căng thẳng và phiền muộn, đó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh tật. Mau chóng lấy lại trạng thái vui vẻ là liều thuốc tốt nhất cho bạn.
Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Các nhà khoa học phát hiện rằng: dầu dừa có thể loại bỏ hết vi khuẩn trong miệng hiệu quả và an toàn mà các loại kem đánh răng thông thường không làm được.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Đừng nghĩ có nhiều bạn tình mới mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, thực tế chỉ cần một lần quan hệ không an toàn cũng đã nhiễm bệnh.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Virus Ebola có thể đang gieo rắc sự kinh hoàng, nhưng không phải là loại virus nguy hiểm nhất thế giới. Virus HIV cũng vậy, bởi "sát thủ"
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Theo Live Science, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Sergio Canavero tuần trước tuyên bố đã ghép thành công đầu người chết. Ca phẫu thuật thử nghiệm k
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Chỉ cần tuân thủ liệu pháp “10 việc 3 phút”, bạn có thể xây dựng cho mình lối sống vui khỏe mỗi ngày. Đây là những kết quả đã được
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Loạt ảnh chụp những con ếch cái phơi khô tại dãy núi Trường Bạch, tỉnh Cát Lâm, hôm 7/11 được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Nhiều người có thói quen quá “ỷ lại” vào cà phê, buổi sáng trước khi làm việc nếu không uống một ly cà phê thì cảm thấy đầu óc không tỉnh táo
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo