Hôi miệng liên quan tới 6 dấu hiệu cảnh báo của cơ thể

Thứ Ba, 06 Tháng Sáu 202311:00 SA(Xem: 1039)
Hôi miệng liên quan tới 6 dấu hiệu cảnh báo của cơ thể

Hôi miệng thường khiến mọi người cảm thấy ngại ngùng và khó chịu. Những biện pháp như nhai kẹo cao su, xịt thơm miệng dường như chỉ làm thuyên giảm tạm thời, và hôi miệng sẽ lại tái phát sau một thời gian ngắn. Nha khoa Nụ Cười đã sắp xếp các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng và đưa ra biện pháp giúp bạn cải thiện sức khỏe răng miệng.

agiz-kokusu-oelcuemue-770x400-1

80% hơi thở có mùi là do các vấn đề về răng miệng như sâu răng, bựa lưỡi, bệnh nha chu…, nhưng 15-20% là do các yếu tố khác trong cơ thể gây ra, ví dụ bệnh nhân tiểu đường thường có hơi thở mùi táo thối hoặc xeton. Người bị táo bón lâu ngày cũng dễ bị hôi miệng. Vì vậy, thay vì tìm đến các bài thuốc dân gian, hay ỷ lại vào nước súc miệng, nước thơm hơi thở, tốt hơn hết hãy tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, nếu không bạn sẽ lãng phí thời gian mà không có kết quả. Đây là những nguyên nhân và cách giải quyết giúp bạn có hơi thở thơm tho.

Miệng hôi là 6 tín hiệu cảnh báo của cơ thể 

1. Hôi miệng mang tính thỉnh thoảng

Hôi miệng thi thoảng xảy ra có thể là do ngủ không ngon giấc hoặc chức năng tiêu hóa đột nhiên kém, bị các vấn đề như tiêu chảy, viêm dạ dày ruột cấp, khó tiêu… Thông thường, với trường hợp này, bạn chỉ cần ngủ đủ giấc hoặc uống men vi sinh, men tiêu hóa sẽ có thể cải thiện, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn nên chú ý kiểm tra vào bất kể thời gian nào xem miệng có mùi hay không và chú ý tần suất xuất hiện hơi thở có mùi. Nếu tần suất xuất hiện quá cao thì nên cẩn thận, đó có thể là tín hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh.

2. Các vấn đề gây ra do răng miệng

Nếu hơi thở có mùi, bước đầu tiên bạn nên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra xem có phải do các bệnh răng miệng gây ra hay không, nếu nha sĩ khẳng định là không phải, bạn nên chuyển đến các khoa khác để kiểm tra sâu hơn về căn nguyên.

Nhìn chung, các vấn đề răng miệng gây hôi miệng phổ biến là sâu răng, bệnh nha chu, viêm nướu, vệ sinh răng miệng không đúng cách… thúc đẩy vi khuẩn phát triển, phân hủy protein trong khoang gây hôi miệng. Bạn nên phối hợp điều trị theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu nướu không tốt và thường xuyên bị viêm, có thể sử dụng 60-120 mg CoQ10 mỗi ngày để thúc đẩy và cải thiện sức khỏe của nướu. Trộn 3 giọt tinh dầu tràm trà, 1 giọt tinh dầu bạc hà và một cốc nước đun sôi để nguội, sáng tối súc miệng ba lần.

shutterstock-572028532-scaled

Ngoài ra, loét miệng cũng dễ dẫn đến hôi miệng. Phần lớn nguyên nhân là do thể chất hoặc thiếu dinh dưỡng, nên bôi thuốc mỡ miệng do bác sĩ chỉ định đúng giờ và bổ sung đầy đủ vitamin B tổng hợp.

Khô miệng cũng dễ gây hôi miệng, chẳng hạn như thường xuyên mất ngủ, giảm tiết nước bọt ở người già, thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh… Uống đủ nước và ăn kẹo cao su không đường mức vừa phải có thể giúp cải thiện tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, phụ nữ thời kỳ mãn kinh nên dùng nhiều sản phẩm từ đậu nành để tăng hàm lượng isoflavone trong cơ thể.

3. Bệnh khí quản

Các vấn đề về đường thở cũng dễ gây hôi miệng, bao gồm: viêm phế quản mãn tính, u phế quản… Ngoài việc điều trị, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa giàu vitamin C, E và β-caroten như cà rốt, trái cây họ cam quýt, và mầm lúa mạch… để cải thiện các triệu chứng.

4. Bệnh đường tiêu hóa

Rối loạn chức năng đường tiêu hóa cũng có thể gây hôi miệng. Các tình trạng thường gặp là viêm thực quản buồn nôn, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, đầy hơi, táo bón… Lấy bệnh nhân bị trào ngược thực quản làm ví dụ, do axit trào ngược gây ra vị chua khó chịu trong miệng, ngoài việc điều trị bằng thuốc, tốt hơn bệnh nhân nên thay đổi thói quen ăn uống thành các bữa ăn nhỏ, giảm ăn ngọt và cay, hạn chế uống canh trong bữa ăn.

shutterstock-1954105282-min-1024x585-1
Rối loạn chức năng đường tiêu hóa cũng có thể gây hôi miệng (Ảnh:Shutterstock)

Nhiễm trùng Helicobacter pylori chủ yếu là do chế độ ăn uống bất thường hoặc lây nhiễm lẫn nhau, ngoài việc điều trị triệu chứng và điều chỉnh công việc cũng như nghỉ ngơi đúng cách, tốt nhất nên hình thành thói quen không dùng chung đũa và thìa để giảm khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, đầy hơi cũng có thể gây nấc, khi đó khí hư trong dạ dày cũng truyền lên miệng gây hôi miệng. Người dễ bị đầy hơi vào những dịp quan trọng nên tránh ăn súp lơ, đậu, khoai lang và các thực phẩm dễ sinh hơi, nếu cần có thể kết hợp với men vi sinh, men tiêu hóa hàm lượng cao để giảm đầy hơi.

Ngoài ra, táo bón cũng có thể gây hôi miệng, nguyên nhân chủ yếu là do chất cặn bã trong cơ thể không được thải ra ngoài một cách thuận lợi dẫn đến đường tiêu hóa có mùi hôi. Cách điều trị cơ bản là ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng táo bón. Nếu nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng bài thuốc hỗ trợ giúp nhuận tràng và bôi trơn đường ruột có chứa chiết xuất từ ​​lá nghệ tây và vỏ cây bạch dương để giúp bài tiết thuận lợi.

5. Bệnh tiểu đường

Do hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường cao hơn nhiều so với người bình thường, nên cũng dễ khiến vi khuẩn phát triển, từ đó kéo theo các vấn đề về răng miệng như sâu răng, nha chu dẫn đến hơi thở có mùi. Hơn nữa, lượng đường trong máu của bệnh nhân quá cao, quá trình trao đổi chất sẽ sinh ra mùi khó chịu như mùi táo thối hoặc xeton. Muốn cải thiện hơi thở phải bắt đầu từ nguồn thức ăn nạp vào cơ thể và kiểm soát lượng đường trong máu, như vậy mới có thể cải thiện hiệu quả các tình trạng này.

6. Các yếu tố khác

Suy gan, xơ gan, suy thận, tốc độ chuyển hóa các chất độc trong cơ thể thấp cũng sẽ gây ra tình trạng miệng tự nhiên bốc ra mùi nồng nặc khó chịu. Với những bệnh nhân này, súc miệng, nhai kẹo cao su hay uống trà cũng không bớt được, nhất là đối với những người bị suy gan khi nói chuyện hơi thở có mùi như Amoria.

Sau khi hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng, chúng ta có thể phát hiện ra những tín hiệu cảnh báo từ cơ thể, kịp thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống của mình, từ đó có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. 

Theo The Epochtimes

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn