Mặt khác của cholesterol mà ít người biết tới

Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20176:00 SA(Xem: 8798)
Mặt khác của cholesterol mà ít người biết tới

Nếu bạn ăn một quả trứng mỗi ngày chứa 200mg cholesterol, gan sẽ sản xuất bù thêm 800 mg cholesterol nữa.

Cholesterol trong cơ thể vẫn thường mang tiếng xấu. Đa số mọi người nghe đến cholesterol đã sợ, bởi nó là một nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Dư thừa cholesterol, hay nồng độ cholesterol cao trong máu, tạo nên các mảng bám trên thành động mạch. Dần dần, nó làm tắc nghẽn mạch máu dẫn đến những cơn đau tim.

Nhưng đó chỉ là một cái nhìn phiến diện. Nếu bạn tìm hiểu kỹ thì cholesterol cũng giúp bạn khỏe mạnh. Mặc dù chúng ta xét nghiệm máu để đo lường cholesterol, các phân tử này có mặt trong từng tế bào của cơ thể. Không có cholesterol, bạn sẽ không thể sống nổi.

Cholesterol làm tắc mạch máu và gây đau tim, nhưng đó chỉ là một cái nhìn phiến diện.
Cholesterol làm tắc mạch máu và gây đau tim, nhưng đó chỉ là một cái nhìn phiến diện.

Một tài liệu của Đại học Harvard giải thích: "Cholesterol là một chất béo sáp màu vàng trắng, và là một thành phần quan trọng xây dựng nên màng tế bào". Cơ thể cũng sử dụng cholesterol để tổng hợp vitamin D, nhiều hormone bao gồm cả testosterol và estrogen, các axit mật hòa tan chất béo…

Trên thực tế, cholesterol quan trọng đến mức cơ thể phải tự sản xuất để phục vụ nhu cầu của nó. Gan và ruột của bạn tạo ra tới 80% lượng cholesterol cần thiết trong cơ thể. Nếu bạn ăn thức ăn có chứa cholesterol như lòng đỏ trứng gà, đừng lo, bình thường chúng chỉ đóng góp 20% mà thôi.

Lấy vị dụ, chẳng hạn bạn ăn một quả trứng mỗi ngày, tương đương 200 mg cholesterol. Tất nhiên, lượng này là không đủ để cơ thể sử dụng. Gan sẽ phải sản xuất bù thêm vào tới 800 mg cholesterol từ các nguyên liệu thô như chất béo, đường và protein.

Và bởi cholesterol là một chất béo, nó không thể tự mình di chuyển trong mạch máu. Giả sử nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đặc quánh lại, bám đầy thành mạch như chiếc chảo rán thực phẩm cả ngày và cạn khô dầu mỡ.

Nhưng cơ thể thông minh đã gói các phân tử cholesterol, cũng như các chất béo khác vào một lớp phủ protein, khiến nó có thể được vận chuyển dễ dàng trong dòng máu. Những hạt protein nhỏ bé ấy được gọi là lipoprotein (lipid kết hợp với protein).

Đường đi của cholesterol

Cholesterol và các lipid khác được đưa vào dòng máu dưới nhiều dạng khác nhau. Trong số này, thứ mà mọi người hay nhắc đến nhất là cholesterol tỉ trọng lipoprotein thấp (low-density lipoprotein-LDL cholesterol) hay đơn giản là cholesterol “xấu”.

LDL có nhiệm vụ hữu ích của nó, đó là cung cấp cholesterol cho các mô trên khắp cơ thể. Nhưng một mặt, nó sẽ trở thành “cholesterol xấu” khi xuất hiện quá nhiều trong máu và mang theo nhiều cholesterol hơn mức mà cơ thể cần.

Khi LDL còn lưu thông trong máu bạn, chúng có thể bị phá vỡ và giải phóng cholesterol, thứ lẽ ra phải được chuyển tới các tế bào. Lúc này thì cholesterol sẽ bám vào thành mạch và các nguy cơ gây bệnh tim mạch như bạn đã biết xuất hiện.

Mặc dù vậy, LDL chỉ là một trong nhiều dạng và kích thước của lipoprotein. Mỗi loại có nhiệm vụ riêng của mình và chúng có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

Dưới đây là 5 loại liporotein chính, tương ứng với các cholesterol mà bạn nên biết. Không phải tất cả chúng đều xấu:

Các loại cholesterol trong cơ thể.
Các loại cholesterol trong cơ thể.

  1. Chylomicron là các hạt rất lớn chứa thành phần chính là triglycerides (axit béo từ thực phẩm của bạn). Chúng được tạo ra trong hệ thống tiêu hóa và do đó bị ảnh hưởng bởi những gì bạn đã ăn.
  2. Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) vận chuyển triglyceride tới các mô. Nhưng chúng được tạo thành ở gan. Khi các tế bào của cơ thể nhận axit béo từ VLDL, các hạt này sẽ biến thành lipoprotein tỷ trọng trung bình IDL và sau đó là lipoprotein tỷ trọng thấp LDL.
  3. Lipoprotein tỷ trọng trung bình (IDL) hình thành dưới dạng VLDL bị loại bỏ axit béo. Một số IDL được phân giải và thải loại nhanh chóng bởi gan, nhưng một số được chuyển thành các lipoprotein tỷ trọng thấp.
  4. Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) mang theo lượng cholesterol lớn, vì hầu hết triglyceride của chúng đã biến mất. LDL được gọi là cholesterol xấu vì nó có thể cung cấp cholesterol thừa cho mô và liên quan chặt chẽ đến sự tích tụ mảng bám trên động mạch.
  5. Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được gọi là cholesterol "tốt" bởi vì chúng loại bỏ cholesterol khỏi lưu thông, dọn sạch những cholesterol xấu trong động mạch và đưa chúng trở lại gan để bài tiết.
  6. Theo Trí Thức Trẻ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Thiết bị siêu âm mới có khả năng kết nối trực tiếp với smartphone và người dùng có thể dễ dàng quan sát hình ảnh siêu âm ngay trên màn hình điện thoại.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Kế hoạch ghép đầu người của bác sĩ Canavero làm dấy lên nhiều tranh cãi từ các chuyên gia phẫu thuật thần kinh khác.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tôi đang có mặt trong một phòng nghiên cứu dưới lòng đất, bao quanh bởi rừng rậm gần Cologne, Đức.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20178:00 CH
(NLĐO)- Bác sĩ người Ý Sergio Canavero tuyên bố đã sẵn sàng để thực hiện ca phẫu thuật ghép đầu tại Trung Quốc.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Các bài tập massage cơ mặt đơn giản trong vòng 1 phút giúp chị em phái đẹp thư giãn và giải toả phần nào áp lực trong cuộc sống.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Công việc của chị Ánh Tuyết là hàng ngày lên sân thượng ngắm vườn rau và thu hoạch những loại rau mà mình thích, các việc còn lại đã có chồng chị lo.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tin "bác sĩ Google" và dùng kháng sinh cho trẻ em là một trong những nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Để giữ gìn vóc dáng cùng sức khỏe, ca sĩ Blake Shelton chạy bộ mỗi ngày và hạn chế đồ ăn nhanh.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Có nhiều nguyên nhân gây ra mùi cho cơ thể có thể bạn đã biết và phòng tránh, nhưng cũng có vài nguyên nhân mà bạn chưa biết
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20178:00 CH
75% người suy giãn tĩnh mạch không biết mình mắc bệnh, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo