Hành động ngoáy mũi dưới góc nhìn khoa học thực sự nguy hiểm như thế nào?

Thứ Bảy, 30 Tháng Bảy 20221:00 CH(Xem: 2171)
Hành động ngoáy mũi dưới góc nhìn khoa học thực sự nguy hiểm như thế nào?

Sự kỳ thị của xã hội xung quanh việc ngoáy mũi khá phổ biến. Nhưng chúng ta có nên thực sự làm điều đó không và nên làm gì với gỉ mũi của mình?

Hành động ngoáy mũi dưới góc nhìn khoa học thực sự nguy hiểm như thế nào?

Ngoáy mũi là một thói quen hoàn toàn tự nhiên và nhiều đứa trẻ đã có hành động này từ rất sớm, đơn giản bởi sự kết hợp giữa ngón trỏ và lỗ mũi khá dễ dàng. Nhưng còn có nhiều vấn đề khác mà chúng ta không biết đến.

Trong khoảng 22.000 chu kỳ thở mỗi ngày, chất nhầy trong mũi đóng vai trò như một bộ lọc sinh học quan trọng để giữ bụi và chất gây dị ứng trước khi chúng xâm nhập vào đường thở của chúng ta, nơi chúng có thể gây viêm, hen suyễn và các vấn đề về phổi lâu dài khác.

Các tế bào trong đường mũi được gọi là tế bào hình cốc (được đặt tên theo vẻ ngoài giống chiếc cốc của chúng) tạo ra chất nhầy để bẫy virus, vi khuẩn và bụi có chứa các chất có hại như chì, amiăng và phấn hoa.

Chất nhầy ở mũi và các kháng thể, enzym của nó là hệ thống phòng thủ miễn dịch tiền tuyến của cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Khoang mũi cũng có hệ vi sinh vật riêng. Đôi khi những quần thể tự nhiên này có thể bị xáo trộn, dẫn đến nhiều tình trạng khác nhau như viêm mũi. Nhưng nói chung, vi khuẩn mũi của chúng ta giúp đẩy lùi những kẻ xâm lược, chiến đấu với chúng trên một chiến trường đầy chất nhầy.

Bụi, vi khuẩn và chất gây dị ứng có trong chất nhầy cuối cùng sẽ được nuốt khi chất nhầy đó chảy xuống cổ họng của bạn.

Đây không phải là vấn đề nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm việc tiếp xúc với một số chất ô nhiễm. Ví dụ như chì, một chất độc thần kinh phổ biến trong bụi nhà và đất vườn xâm nhập vào cơ thể trẻ em thông qua đường ăn uống và tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phơi nhiễm chất độc nếu bạn ngửi hoặc ăn phải các chất độc hại thay vì thổi sạch chúng.

Khoa học nói gì về rủi ro của việc ngoáy mũi?

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus, đôi khi được viết tắt là S. aureus) là một loại vi trùng có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng. Các nghiên cứu cho thấy nó thường được tìm thấy trong mũi.

Việc ngoáy mũi có thể đưa S. aureus đi xa hơn. Ngoáy mũi gây ra quan hệ nhân quả trong một số trường hợp nhất định. Nếu bỏ thói quen ngoáy mũi, cơ thể sẽ có thể đối phó được với S. aureus.

Việc ngoáy mũi cũng có thể làm tăng nguy cơ lây truyền tụ cầu vàng sang vết thương và gây nguy cơ nghiêm trọng hơn. Đôi khi, thuốc kháng sinh không có tác dụng với nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng, chính vì vậy việc đánh giá thói quen ngoáy mũi của mọi người là rất quan trọng để ngăn chặn hành vi ngoáy mũi.

Hành động ngoáy mũi dưới góc nhìn khoa học thực sự nguy hiểm như thế nào?

Ngoáy mũi cũng làm lây truyền vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, một nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi trong số các bệnh nhiễm trùng khác.

Nói chung, ngoáy mũi có thể đưa vi trùng xâm nhập sâu hơn vào cơ thể hoặc lây lan chúng ra môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó ngoáy mũi còn làm tăng nguy cơ mòn bên trong lỗ mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể bạn. Việc ngoáy mũi bắt buộc đến mức tự gây hại cho bản thân được gọi là rhinotillexomania.

Ngăn tình trạng ngoáy mũi như thế nào?

Thật bất ngờ khi biết rằng có nhiều người có thói quen ăn cả gỉ mũi (thuật ngữ chuyên môn là mucophagy, có nghĩa là ăn chất nhầy). Ăn gỉ mũi cũng đồng nghĩa với việc ăn phải tất cả các vi trùng, kim loại độc hại và các chất gây ô nhiễm khác chứa trong đó.

Hành động ngoáy mũi dưới góc nhìn khoa học thực sự nguy hiểm như thế nào?

Nhiều người khác chọn cách lau và bôi chúng lên các vật dụng gần nhất. Nhưng việc đó chẳng khác nào làm lây lan vi khuẩn ra môi trường xung quanh nhanh hơn.

Một số người vệ sinh hơn khi sử dụng khăn giấy để lau gỉ mũi và sau đó vứt bỏ vào thùng rác hoặc nhà vệ sinh.

Khi bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài ngoáy mũi, chỉ cần đảm bảo hãy rửa tay cẩn thận sau khi xì mũi hoặc ngoáy mũi. Bởi cho đến khi chất nhầy khô hoàn toàn, virus lây nhiễm vẫn sẽ ở trên bàn tay và ngón tay của bạn.

Nói tóm lại, ngoáy mũi là một thói quen không hẳn tốt cũng không hẳn xấu. Không tốt vì nó đe dọa tác động đến sức khỏe của mũi và cơ thể. Nhưng nó cũng là một cách để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể nhanh nhất. Chỉ có điều, hãy nhớ luôn lấy gỉ mũi một cách sạch sẽ, cẩn thận và vứt đúng nơi quy định. Bởi nếu chủ quan, gỉ mũi hoàn toàn có thể trở thành yếu tố làm lây lan bệnh tật.              

Nguồn: Sciencealert

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn