Thói quen ăn thịt làm tăng nguy cơ ung thư ở động vật có vú ( Con chó chết, mặt giống bác Hồ )

Thứ Hai, 18 Tháng Bảy 20221:00 CH(Xem: 1845)
Thói quen ăn thịt làm tăng nguy cơ ung thư ở động vật có vú ( Con chó chết, mặt giống bác Hồ )

Kết quả từ cuộc nghiên cứu trên khoảng hơn 110.000 cá thể động vật có vú, các nhà khoa học đã có được cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về bệnh ung thư ở động vật có vú.

Ung thư đang là một thực tế đáng buồn của cuộc sống bởi hầu hết bệnh ung thư ở người đều không có thuốc chữa, chỉ giúp kéo dài thời gian sống. Có khoảng 40% số người được chẩn đoán mắc bệnh này vào một thời điểm nào đó trong đời. Tuy nhiên, không chỉ con người mà ung thư còn xuất hiện trên nhiều loài vật khác nhau. Bằng nghiên cứu trên những loài dễ mắc ung thư, thông qua thói quen và khả năng phòng vệ tự nhiên của chúng, con người sẽ có được những hiểu biết mới để chống lại căn bệnh này.

Những động vật có vú là những cá thể có nguy cơ mắc ung thư. 
Những động vật có vú là những cá thể có nguy cơ mắc ung thư.

Các nhà khoa học đã có một cuộc khảo sát toàn diện về bệnh ung thư cho thấy, những động vật có vú là những cá thể có nguy cơ mắc ung thư. Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Orsolya Vincze, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái ở Hungary, đã xem xét khoảng hồ sơ của 110.148 động vật từ 191 loài đã chết trong các vườn thú. Dữ liệu được cung cấp từ Species360, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế và thống nhất loại dữ liệu này từ các vườn thú trên toàn thế giới.

Sử dụng những dữ liệu thực tế này, nhóm nghiên cứu có thể tìm kiếm những bằng chứng về nguyên nhân cái chết của động vật. Nhóm cũng giới hạn tìm kiếm của mình ở những dữ liệu hồ sơ động vật được thực hiện từ sau năm 2010 do việc lưu trữ trước đó không được tốt, và các dữ liệu thu thập cũng chỉ khoanh vùng với các loài vật trong vườn thú vì thông tin này từ các loài trong tự nhiên rất khó để có được. Các động vật ung thư trong môi trường sống bản địa của chúng thường có nhiều khả năng trở thành con mồi hoặc chết đói, chúng sẽ dễ bị chết sớm hơn. Vì thế "chúng tôi cần đến các vườn thú, nơi mọi cá nhân đều bị theo dõi và biết được khi nào chúng chết và chết vì nguyên nhân gì".

Một số kết luận và kinh nghiệm được rút ra

Hầu hết các loài mà nhóm nghiên cứu đều ít nhiều có nguy cơ ung thư, hai trường hợp ngoại lệ là blackbuck (một loại linh dương) Patagonian mara (một loài gặm nhấm). Kết quả nghiên cứu cho thấy, những động vật có thói quen ăn thịt dễ bị ung thư nhất. Hơn 25% số bao hoa mai, cáo tai dơi và sói đỏ được nghiên cứu đã chết vì ung thư, các nhà khoa học đã có những giả thuyết xung quanh những lý do dẫn đến hậu quả này.

Động vật ăn thịt sẽ có hệ vi sinh vật khác với các loại động vật khác, đó cũng là một vấn đề quan trọng vì cộng đồng vi sinh vật phong phú có thể giúp hạn chế ung thư. Động vật ăn thịt sống trong điều kiện nuôi nhốt sẽ có phạm vi sinh hoạt hạn chế hơn và thiết hoạt động thể chất cũng có thể góp phần vào nguy cơ gây ung thư. Thịt sống là loại mà các loài động vật có vú thường ăn chứa những vi khuẩn và những vi sinh vật làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Chẳng hạn như thịt bò sống chứa virus bệnh bạch cầu ở bò, virus này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở người. Tuy nhiên Vincze nói rằng cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này.

Thịt bò sống chứa virus bệnh bạch cầu làm tăng nguy cơ ung thư.
Thịt bò sống chứa virus bệnh bạch cầu làm tăng nguy cơ ung thư.

Kích thước và cân nặng không tương quan với nguy cơ mắc bệnh ung thư

"Một phát hiện khá ngạc nhiên là kích thước động vật lại không tương quan với nguy cơ ung thư. Theo lý thuyết thì các đột biến ung thư thường xảy ra khi tế bào phân chia, và một động vật lớn, sống lâu sẽ có nhiều phân chia tế bào hơn động vật nhỏ hơn và do đó, chúng dễ bị ung thư hơn. Điều này đã được thấy ở chó và người - những thành viên lớn hơn của cả hai loài này đều có xu hướng có nguy cơ ung thư cao hơn", Vincze nói.

Nghịch lý ở đây từ kết quả của nhóm nghiên cứu là những loài lớn hơn lại không dễ có nguy cơ mắc bệnh so với những cá thể bình thường hoặc nhỏ hơn. Điều này được giải thích là do những loài này đã tiến hóa và có cách để chống lại bệnh ung thư trong lịch sử di truyền của chúng. Qua việc nghiên cứu về các cơ chế ngăn chặn ung thư ở những loài này, chúng ta cũng có thể tìm ra những cách mới để chống lại căn bệnh này, đồng thời việc tìm hiểu lý do tại sao một số loài có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những loài khác, con người sẽ biết bảo vệ mình bằng những phòng ngừa sớm để tránh được bệnh ung thư.

Vincze cũng nói thêm: "Chúng tôi có những căn cứ để xem xét các cơ chế phân tử và xác định chúng, đồng thời cố gắng thiết kế các phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư ở người và động vật".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn