Vitamin E là gì?

Thứ Tư, 17 Tháng Mười Một 20213:00 CH(Xem: 3112)
Vitamin E là gì?

Vitamin E đặc biệt có lợi với phụ nữ bởi công dụng trẻ hóa làn da, ngăn ngừa lão hóa và oxi hóa. Ngoài ra vitamin E còn giúp tăng cường khả năng của quý ông, thiếu vitamin E có thể gây teo tinh hoàn. Tuy nhiên, sử dụng và uống vitamin e đúng cách liệu bạn đã biết.

Vitamin E: Tác dụng, liều dùng, cách bảo quản và tác dụng phụ

  • Tác dụng của vitamin E
  • Bảo quản vitamin E
  • Liều dùng
  • Các dạng của vitamin E
  • Thực phẩm chứa vitamin E
  • Tác dụng phụ của vitamin E
  • Cảnh báo trước khi dùng vitamin E
    • Dị ứng
    • Trẻ em
    • Người cao tuổi
  • Tương tác thuốc
  • Cần làm gì khi dùng quá liều?
  • Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vitamin E là tên gọi chung để chỉ hai lớp các phân tử (bao gồm các tocopherol và các tocotrienol) có tính hoạt động vitamin E trong dinh dưỡng. Vitamin E không phải là tên gọi cho một chất hóa học cụ thể, mà chính xác hơn là cho bất kỳ chất nào có trong tự nhiên mà có tính năng vitamin E trong dinh dưỡng. Chức năng chính của α-tocopherol trong cơ thể người dường như là của một chất chống ôxi hóa. Nhiều phân tử được đề cập trong các bài chính về chúng như nói trên đây có thể chuyển hóa lẫn nhau trong cơ thể.

Vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu quan trọng, góp phần trong nhiều quá trình của cơ thể.
Vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu quan trọng, góp phần trong nhiều quá trình của cơ thể.

Tác dụng của vitamin E

Vitamin E là chất chống oxy hóa có trong thực phẩm cũng như các loại đậu, hạt và các loại rau lá xanh. Vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu quan trọng, góp phần trong nhiều quá trình của cơ thể.

Công dụng của viatmin E là điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu hụt vitamin E. Những người mắc một số bệnh có thể cần thêm vitamin E.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng vitamin E, chẳng hạn như vitamin E dạng uống hoặc vitamin E bôi mặt.

Sử dụng các sản phẩm vitamin E đúng theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc kéo dài hơn so với khuyến cáo. Vitamin E có tác dụng tốt nhất nếu bạn dùng với thực phẩm.

Đối với dạng dung dịch, bạn đo thuốc bằng ống tiêm, muỗng hoặc ly thuốc đặc biệt được cung cấp. Nếu bạn không có một thiết bị đo liều, hãy hỏi dược sĩ.

Thuốc lỏng chứa đường hóa học có thể chứa phenylalanine. Kiểm tra nhãn thuốc nếu bạn mắc bệnh phenylketon niệu (PKU).

Nếu bạn cần phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật y khoa, cho bác sĩ phẫu thuật biết bạn đang sử dụng vitamin E. Bạn có thể cần phải ngừng sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn.

Bảo quản vitamin E

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu vitamin E:

  • Liều điều trị: 60-75 đơn vị uống mỗi ngày một lần.
  • Liều phòng ngừa: 30 đơn vị uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh rối loạn vận động Tardive:

  • 600-1600 đơn vị uống mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:

  • 450 đơn vị uống mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Alzheimer:

  • 1000 đơn vị uống hai lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn cần bổ sung chế độ ăn uống:

  • Dung dịch uống (AQUA-E): 200 đơn vị (10 mL) đường uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh thiếu Vitamin E:

  • 1 đơn vị/kg/ngày, uống vitamin E hỗn hòa với nước.

Liều dùng thông thường cho trẻ em phòng ngừa bệnh võng mạc:

  • Phòng ngừa bệnh võng mạc do sinh non hoặc loạn sản phế quản phổi (BPD) thứ cấp để điều trị bằng oxy: 15-30 đơn vị/kg/ngày để duy trì nồng độ trong huyết tương ở mức 1,5-2 mcg/ml (có thể cần liều cao như 100 đơn vị/kg/ngày). Lưu ý: AAP xem xét không khuyến cáo sử dụng liều và đường dùng này.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh xơ nang:

  • Uống 100 đến 400 đơn vị/ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em bổ sung ăn uống:

Cách dùng: 1 đơn vị vitamin E = 1 mg dl-alpha-tocopherol acetate.

Đường uống:

Sử dụng đủ:

  • 1 đến dưới 6 tháng: 4 đơn vị hàng ngày.
  • 6 đến dưới 12 tháng: 5 đơn vị hàng ngày.

Khuyến cáo hàng ngày cho phép (RDA):

  • 1-3 tuổi: 6 đơn vị hàng ngày.
  • 4-8 tuổi: 7 đơn vị hàng ngày.
  • 9-13 tuổi: 11 đơn vị hàng ngày.
  • 13 tuổi và lớn hơn: 15 đơn vị hàng ngày.

Các dạng của vitamin E

  • Dạng lỏng;
  • Dung dịch;
  • Viên nén;
  • Viên nang lỏng;
  • Viên nén nhai;
  • Bột pha dung dịch;
  • Viên nang.

Thực phẩm chứa vitamin E

Những thực phẩm giàu vitamin E.
Những thực phẩm giàu vitamin E.

Bên cạnh có ở dạng thực phẩm chức năng và thuốc, vitamin E còn có nhiều trong một loại thực phẩm sau:

  • Hạnh nhân. 100g hạnh nhân có chứa tới 26,2mg vitamin E. Bạn có thể dùng hạnh nhân tươi hoặc các sản phẩm từ hạnh nhân.
  • Củ cải. Củ cải cung cấp khoảng 17% giá trị vitamin E bạn cần nạp mỗi ngày.
  • Hạt dẻ. Hạt dẻ chứa nhiều viatmin E và các chất dinh dưỡng khác.
  • Rau cải xanh. Rau cải xanh cung cấp nhiều viatmin như vitamin E, A, C, K và folate.
  • Rau bina. Không chỉ giàu vitamin E, rau bina còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi và folate.
  • Bơ. Bạn có biết nửa quả bơ có chứa tới 2mg vitamin E, đây chính là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào.
  • Bông cải xanh. Bông cài xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin E.

Tác dụng phụ của vitamin E

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng với vitamin E: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngưng dùng vitamin E và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

  • Đau đầu, chóng mặt, thay đổi thị lực;
  • Cảm giác choáng váng, muốn ngất xỉu;
  • Suy nhược bất thường hoặc cảm giác mệt mỏi;
  • Tiêu chảy, đau bụng;
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (chảy máu cam, chảy máu nướu răng).

Tác dụng phụ thông thường có thể bao gồm:

  • Buồn nôn;
  • Cảm giác mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Phát ban nhẹ.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cảnh báo trước khi dùng vitamin E

Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc. Bạn và bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Đối với thuốc này, có những điều cần được xem xét như sau:

Dị ứng

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Nói với bác sĩ nếu bạn bị bất kỳ bệnh dị ứng nào khác, chẳng hạn như dị ứng các loại thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc kỹ thành phần thuốc được ghi trên nhãn hoặc bao bì.

Trẻ em

Chưa có báo cáo về các vấn đề xảy ra ở trẻ em với liều lượng khuyến cáo hàng ngày bình thường hàng ngày. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ nếu bạn cho trẻ dùng thuốc này. Trong trường hợp sinh non, các bé phải được bổ sung các vitamin cần thiết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ sinh non có thể có nồng độ vitamin E thấp. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung vitamin E cho trẻ.

Người cao tuổi

Chưa có báo cáo về các vấn đề xảy ra ở người cao tuổi với liều lượng khuyến cáo hàng ngày bình thường hàng ngày.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Vitamin EKhông được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc tần suất sử dụng một hoặc hai loại thuốc:

  • Dicumarol.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể được điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc cùng được kê toa, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc:

  • Warfarin.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Vấn đề về máu. Khi dùng vitamin E với  liều lượng lớn hơn 800 đơn vị mỗi ngày trong thời gian dài có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.

Cần làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Một người cần bao nhiêu Vitamin E mỗi ngày?

Theo đó, nhu cầu vitamin E hằng ngày của một người thay đổi tùy theo độ tuổi, cụ thể:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: cần khoảng 4 mg/ngày;
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: cần khoảng 5 mg/ngày;
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: cần khoảng 6 mg/ngày;
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: cần khoảng 7 mg/ngày;
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: cần khoảng 11 mg/ngày;
  • Người từ 14 tuổi trở lên: cần khoảng 15 mg/ngày;
  • Phụ nữ đang cho con bú: cần khoảng 19 mg/ngày.

Ngoài ra, NIH cũng khuyến cáo để tránh tình trạng ngộ độc, một người không nên tiêu thụ quá 1.000 mg vitamin E trong một ngày.

Chứng ngộ độc vitamin E có thể dẫn đến buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí tử vong. Đồng thời, loại vitamin này khi được dùng ở liều lượng cao cũng hoạt động như một chất làm giảm khả năng đông máu. Vì vậy, những người sắp thực hiện phẫu thuật hoặc làm răng cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Lưu ý: Những thông tin về các loại thuốc, biệt dược được đăng tải ở chuyên mục Tủ thuốc gia đình trên Website Khoahoc.tv chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định điều trị bất kỳ loại thuốc nào để mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe của bạn.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn