Vì sao em bé thích mút tay?

Thứ Hai, 08 Tháng Mười Một 20215:00 CH(Xem: 2646)
Vì sao em bé thích mút tay?

Với một số trẻ sơ sinh, cảm giác hồi hộp khi “há miệng ra, đưa ngón tay cái vào” đã có ngay từ vài tuần sau khi ra đời. Với các em bé khác, mút ngón tay cái đơn giản là một thói quen đã hình thành, hoàn thiện từ trước khi chúng được sinh ra – bằng chứng chính là những bức ảnh siêu âm đáng yêu đó.

Nhưng dù con bạn đã mút ngón tay cái từ trong bụng mẹ hay có cảm giác thích thú với ngón tay cái sau khi sinh, thì hẳn bạn sẽ tự hỏi liệu sở thích mút ngón tay cái của em bé có kéo dài không, đến tận lúc đi học không, và bạn sẽ phải nghĩ ra hàng loạt thứ để chỉnh sửa thói quen này của em bé.

Nhưng đừng vội ngăn cản em bé mút ngón tay. Trẻ sơ sinh mút ngón tay cái là điều hoàn toàn tự nhiên. Đây là lý do tại sao, theo giải thích của trang whattoexpect:

Trẻ sơ sinh sinh ra đã biết bú. Nghĩa là, bú là một phản xạ bình thường của trẻ sơ sinh vì đó là cách chúng ăn. Vì vậy, chắc chắn mút ngón tay là một điều tốt mà con bạn đã tìm ra được rồi.

Mút ngón tay giúp bé bình tĩnh hơn. Ngay cả khi bạn vừa cho trẻ bú xong, trẻ vẫn có thể cần bú thêm. Nhưng điều đó không có nghĩa là em bé muốn ăn tiếp. Em bé bú không phải chỉ để no bụng, em bé còn cần bú nhưng không phải là bú “tiếp dinh dưỡng”, mà là bú để xoa dịu chúng. Đó là lý do chúng ta mua núm vú giả ngay từ đầu. Một số trẻ nhỏ còn thích mút ngón tay cái, thích bú “không bổ sung dinh dưỡng” hơn những trẻ khác.

Ngón tay cái luôn ở trong tầm tay. Tại sao em bé lại cứ mút ngón tay cái, mà không phải là một ngón tay khác? Bởi vì, nó ở ngay đó! Tất nhiên, những lần mút đầu tiên có thể chỉ là một thử nghiệm vị giác tình cờ, nhưng khi bé nhận ra ngón tay cái của mình dễ chịu (và dễ tiếp cận như thế nào!), bé sẽ nhanh chóng học cách đưa nó vào miệng có chủ đích.

Vậy, tại sao bạn không thử để con bạn ngậm núm vú giả thay thế? Nếu việc em bé mút ngón tay cái thực sự khiến bạn lo ngại, bạn có thể tập cho bé dùng núm vú giả. Bạn sẽ kiểm soát được khi nào và ở đâu em bé sẽ mút ti giả. Một điều nữa là các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng núm vú giả khi ngủ làm giảm nguy cơ SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

Nhưng em bé mút ngón tay cái cũng có một số lợi ích. Vì khi cần, em bé có thể mút ngay để giúp em cảm thấy bình tĩnh mà không cần mẹ giúp đỡ. 

Một nguyên tắc nhỏ nếu bé tiếp tục sử dụng ngón tay cái hoặc núm vú giả trong thời gian dài, đó là khi bé lớn lên, việc mút ngón tay hay bú núm vú giả quá nhiều có thể làm rối loạn sự liên kết của răng và thậm chí cả cấu trúc của miệng, vì vậy bạn sẽ muốn cai sữa cho bé trước khi chiếc răng cửa vĩnh viễn đầu tiên mọc lên. Hầu hết trẻ em bắt đầu rụng răng sữa trong độ tuổi từ 5 đến 6.

Nhiều trẻ sẽ ngừng tự mút ngón tay cái khi chúng được khoảng 4 hoặc 5 tuổi, thường là do các bạn cùng lớp mầm non nói rằng “làm thế thật trẻ con!”. 

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn