COVID: Khám phá mới cần biết

Thứ Hai, 18 Tháng Mười 20217:00 SA(Xem: 2890)
COVID: Khám phá mới cần biết
voatiengviet.com

COVID: Khám phá mới cần biết

Reuters

Biến thể Delta dường như không làm trẻ em bệnh nặng hơn

Biến thể Delta của virus corona dường như không làm trẻ em bệnh nặng hơn các biến thể trước, theo một cuộc nghiên cứu của Anh.

Trước đây trong năm, nhóm nghiên cứu này phát hiện biến thể Alpha dường như không làm trẻ em bệnh nặng hơn so với biến thể nguyên thuỷ lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc.

Dữ liệu mới cho thấy trẻ em không bị biến thể Delta gây bệnh nặng hơn so với biến thể Alpha.

Các nhà nghiên cứu so sánh hai nhóm trẻ trong độ tuổi học sinh bị nhiễm COVID. Trong số này có 694 em nhiễm biến thể Alpha từ cuối tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 5 năm nay và 706 em nhiễm biến thể Delta từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 năm nay.

Kết quả cho thấy các em nhiễm biến thể Delta có nhiều triệu chứng hơn một chút. Tuy nhiên trong cả hai nhóm, rất ít em phải nhập viện và cũng không mấy em bị bệnh kéo dài.

Trong cả hai nhóm, phân nửa bị bệnh dưới 5 ngày. Nhóm nghiên cứu thiếu thông tin về sự khác biệt giữa hai nhóm có thể ảnh hưởng đến kết quả, chẳng hạn như các em có sống trong vùng bị phong tỏa hay không và tác động của thời tiết khác nhau.

“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy đặc tính lâm sàng của COVID-19 do biến thể Delta đối với trẻ em cũng tương tự như các biến thể khác,” các nhà nghiên cứu kết luận. Điều này dường như phù hợp với dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

“Dù chúng ta đang thấy trẻ em bị nhiễm nhiều hơn…các cuộc nghiên cứu này cho thấy là không có gia tăng bệnh nặng nơi trẻ em,” Giám đốc CDC, bác sĩ Rochelle Walensky, nói về đợt lây nhiễm Delta trong một tuyên bố. “Nhiều trẻ em bị COVID vì có nhiều bệnh hơn trong cộng đồng.”

Đáp ứng miễn dịch mạnh hơn sau khi dính COVID so với sau khi tiêm chủng

Trong những người sống sót sau khi nhiễm COVID, những thành phần quan trọng trong đáp ứng miễn nhiễm của cơ thể gọi là các tế bào B tiếp tục tiến hóa và trở nên mạnh hơn trong ít nhất vài tháng, sản xuất ra những kháng thể mạnh mẽ có thể trung lập hóa các biến thể của virus, một cuộc nghiên cứu mới phát hiện.

Trong khi đó, tế bào B do vaccine tạo ra không mạnh bằng, chỉ tiến hóa trong vài tuần và không bao giờ “học hỏi” để bảo vệ chống biến thể, các nhà nghiên cứu báo cáo trong bài đăng trên tạp chí Nature ngày 7/10.

Số kháng thể do vaccine tạo ra nhiều hơn số kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra sau khi bị nhiễm virus corona.

Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch dường như vượt qua vaccine về phương diện tế bào B.

Dù kháng thể tạo ra bởi bị nhiễm COVID hay vaccine đi nữa thì mức độ cũng giảm trong vòng 6 tháng nơi nhiều người.

Tuy nhiên tế bào B sẵn sàng sản xuất kháng thể mới nếu cơ thể gặp virus.

Trước cuộc nghiên cứu này, có ít dữ liệu so sánh tế bào B do vaccine tạo ra với tế bào B tạo ra sau khi bị nhiễm COVID.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng lợi ích của tế bào B mạnh hơn sau khi bị nhiễm COVID không vượt quá rủi ro bị nhiễm COVID.

“Dù sự lây nhiễm tự nhiên có thể gây ra sự lớn mạnh của kháng thể với hoạt động rộng rãi hơn là một vaccine tạo ra, nhưng sự lây nhiễm tự nhiên đó cũng có thể giết bạn,” lãnh đạo cuộc nghiên cứu, Michel Nussenzweig, thuộc Đại học Rockefeller, nói.

“Vaccine thì không như thế, trên thực tế, vaccine bảo vệ chống nguy cơ bệnh nặng hay tử vong từ việc bị lây nhiễm COVID.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn