Một nghiên cứu mới ở Ý đã xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nồng độ chất ô nhiễm hàng ngày và tỷ lệ ngưng tim ngoại viện (OHCA, đột tử), cho thấy rằng việc tiếp xúc trong thời gian ngắn với các chất ô nhiễm như carbon monoxide, sulfur dioxide và benzen có thể làm tăng nguy cơ ngưng tim ngoại viện. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ kết hợp các kết quả của nghiên cứu này vào một mô hình dự báo để hỗ trợ hệ thống y tế trong việc lập kế hoạch các nhu cầu dịch vụ.

Theo Epoch Times, “Ngoài các mối đe dọa đối với hệ sinh thái, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy không khí ô nhiễm được coi là một yếu tố có thể dẫn đến bệnh tim mạch”. Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, Tiến sĩ Francesca R. Gentile của IRCCS Policlinico San Matteo Foundation cho biết trong một thông cáo báo chí.

Francesca R. Gentile cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu bảy chất gây ô nhiễm phổ biến và nhận thấy rằng khi nồng độ của mỗi chất ô nhiễm tăng lên, nguy cơ ngừng tim cũng sẽ tăng lên”.

Ô nhiễm không khí đã được xác định là động cơ gây ngưng tim ngoại viện, nhưng do liên quan đến nhiều cơ chế, mối quan hệ với các chất ô nhiễm không khí cụ thể vẫn còn gây tranh cãi. Chính sự không chắc chắn này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu Ý tiến hành nghiên cứu này.

Nghiên cứu được thực hiện ở nửa phía nam của Lombardy, miền bắc nước Ý, bao gồm gần 8.000 km vuông khu vực thành thị và nông thôn với hơn 1,5 triệu cư dân. Dữ liệu về tỷ lệ ngừng tim hàng ngày trong năm 2019 được lấy từ cơ quan đăng ký ngừng tim khu vực tương ứng Lombardia CARe, trong khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Khu vực (ARPA) đã cung cấp thông tin về nồng độ vật chất dạng hạt (PM10, PM2.5) hàng ngày, nitrogen dioxide, carbon monoxide, benzen, sulfur dioxide và ozone trong toàn bộ khu vực nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán tỷ lệ ngưng tim trung bình hàng ngày vào năm 2019, và sau đó chia tỷ lệ hàng ngày thành cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình.

Kết quả cho thấy có 1.582 ca ngưng tim ngoại viện trong khu vực vào năm 2019, với tỷ lệ trung bình hàng ngày là 0,3 trên 100.000 cư dân. Các khu vực có nồng độ PM10, PM2.5, nitrogen dioxide, carbon monoxide, benzen và sulfur dioxide cao hơn có tỷ lệ ngưng tim cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, trong phân tích sơ bộ, ozone cho thấy xu hướng ngược lại, trong thời gian có tỷ lệ mắc bệnh thấp, nồng độ của nó cao hơn đáng kể.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa nồng độ (hoặc liều lượng) của từng chất ô nhiễm và xác suất ngưng tim vượt quá mức trung bình. Sau khi hiệu chỉnh nhiệt độ trung bình hàng ngày, tất cả các chất ô nhiễm được thử nghiệm (bao gồm cả ozone) cho thấy mối quan hệ giữa liều lượng và phản ứng, sự gia tăng nồng độ của nó có liên quan đến sự gia tăng xác suất ngưng tim; nhiệt độ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, khi nhiệt độ giảm xuống, khả năng ngưng tim tăng lên.

“Mối quan hệ quan sát được giữa nồng độ của một chất ô nhiễm và khả năng ngưng tim có thể được sử dụng để dự đoán tỷ lệ tình trạng mắc đe dọa tính mạng này ở một khu vực địa lý cụ thể”. Tiến sĩ Francesca R. Gentile nói, “Chúng tôi hy vọng rằng việc giám sát ô nhiễm không khí có thể cải thiện hiệu quả của các dịch vụ y tế bằng cách bao gồm các mô hình dự báo xe cứu thương và hệ thống cảnh báo sớm”.