Kiểm soát sự căng thẳng và tình trạng sức khỏe bằng máy tính

Thứ Sáu, 23 Tháng Hai 201811:00 SA(Xem: 5666)
Kiểm soát sự căng thẳng và tình trạng sức khỏe bằng máy tính
Tiffanie Wen BBC Future

Body signals Bản quyền hình ảnh iStock

"Hãy khẽ nhắm mắt và lắng nghe. Trong lúc bạn hướng sự tập trung đến những nơi khác nhau của cơ thể, âm thanh xung quanh, cũng giống như đầu óc bạn, sẽ trở nên yên tĩnh và bình yên. Nếu bạn bắt đầu suy nghĩ, bạn sẽ cảm thấy âm thanh trở nên ồn ào hơn. Nếu điều này xảy ra, đừng quá lo, chỉ cần hướng sự chú ý vào cơ thể của bạn. Hãy thở thật chậm..."

Đây là hướng dẫn của bài tập thư giãn trong một ứng dụng có tên gọi Clarity. Nó được thiết kế bởi Galvanic, công ty đứng đằng sau 'Pip', một thiết bị đo hoạt động dẫn điện của da tám lần mỗi giây trong lúc một giọng nói nhẹ nhàng hướng dẫn tôi cách thư giãn trong tiếng mưa.

Thiết bị này theo dõi độ căng thẳng của tôi dựa và độ dẫn điện trên da để đo độ khuấy động của hệ thần kinh tự chủ, vốn điều khiển nhịp tim, hơi thở và các chức năng khác trong cơ thể.


Mục tiêu của Pip là hướng dẫn cách kiểm soát độ căng thẳng bằng việc thông báo các tín hiệu ẩn trong cơ thể của người được hướng dẫn, là những tín hiệu mà người đó có thể không nhận thấy. Bạn được cho chơi các trò chơi trên ứng dụng liên quan, vốn được thiết kế để thay đổi các tín hiệu này và hạ độ căng thẳng của bạn.

Đây là một ví dụ của một thiết bị 'phản hồi sinh học'. Trong lúc Pip đo độ dẫn điện trên da, một số nhà cung cấp khác lại theo dõi cách hoạt động trong mạch máu như sóng não, độ căng của cơ hoặc hoạt động của tim.

Inner Balance Transformation System là một ví dụ. Ứng dụng này được quảng bá là sẽ giúp bạn cải thiện sức khoẻ và giảm sự lo lắng bằng cách thông báo cho bạn diễn biến của nhịp tim trong ngày. Các kỹ thuật phản hồi sinh học cũng được sử dụng để huấn luyện các vận động viên.

Vậy, khoa học đằng sau các thiết bị phản hồi sinh học là gì, và liệu nó có thực sự hiệu quả?

"Trong phản hồi sinh học, các cá nhân được yêu cầu kiểm soát những phản hồi về tâm lý mà họ thường không để ý tới," Andrian Meule, một nhà nghiên cứu tại Đại học Salzburg nói. "Ví dụ, các cá nhân có thể được yêu cầu hạ huyết áp của họ và có khả năng theo dõi huyết áp của mình trên màn hình. Vì vậy, họ có thể đánh giá mức độ thành công của phương pháp mà mình đang sử dụng - ví dụ như hít thở chậm lại hoặc thư giãn theo những cách khác."

Meule nói nhiều kỹ thuật phản hồi sinh học đã được sử dụng đối với trẻ em. Những phản ứng về tâm lý của chúng thường được hiển thị dưới dạng một trò chơi, và chúng ghi điểm khi kiểm soát thành công tâm lý của mình.

Bản quyền hình ảnh iStock
Image caption Kiểm soát được những tín hiệu ngầm của cơ thể có thể sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng stress

"Vì vậy, kết quả của việc kiểm soát thành công những phản ứng về tâm lý sẽ trở nên tích cực hơn, đồng thời củng cố phương pháp mà những đứa trẻ đang sử dụng để kiểm soát tâm lý," ông nói.

Máy Pip sử dụng những phương pháp này và sử dụng các trò chơi để huấn luyện về phản hồi sinh học. Trong ứng dụng Clarity được đề cập đến ở phần đầu bài viết này, người sử dụng được cho nghe tiếng mưa trong rừng sâu. Trong lúc người sử dụng thư giãn (độ thư giãn được đo bằng thiết bị cảm ứng cầm tay), âm thanh trở nên yên tĩnh hơn và vào cuối bài huấn luyện, họ được cho điểm đánh giá.

Ứng dụng giống với trò chơi nhất của máy Pip là Relax and Race, vốn được thiết kế để huấn luyện người chơi bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng. Trò chơi là một cuộc đua và người chơi vào vai một con rồng; con rồng này bay nhanh khi người chơi thư giãn và bay chậm nếu họ căng thẳng. Điểm số phụ thuộc vào thời gian hoàn thành đường đua.


Ban đầu tôi thấy trò này khá khó vì cảm giác tham gia một cuộc đua khiến tôi căng thẳng. Tuy nhiên sử dụng những kỹ thuật như thở sâu, tôi đã học được cách làm cho con rồng của mình bay nhanh hơn và được điểm cao hơn. Ngay cả trong một tuần bận rộn tôi vẫn có động lực để chơi trò này vài lần.

Lý thuyết được đưa ra ở đây là phần thưởng từ các trò chơi mang lại sự cải thiện tích cực đối với những kỹ thuật giảm căng thẳng mà bạn đang sử dụng, ví dụ như thở sâu.

Tôi sử dụng phản hồi sinh học để thư giãn khi đối mặt với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống, nhưng phản hồi sinh học cũng tỏ ra hiệu quả trong các khía cạnh khác.

Trước khi đăng quang vô địch World Cup năm 2006, đội tuyển Ý đã được huấn luyện bằng phương pháp phản hồi sinh học. Các cầu thủ được khuyến khích kiểm soát hơi thở, độ căng của cơ.

Những bài huấn luyện về phản hồi sinh học cũng được đưa vào chế độ tập luyện của các vận động viên Olympic như đội lướt tốc trên băng của Canada.

Những bài huấn luyện về phản hồi sinh học trước mỗi cuộc thi đấu lớn giúp các vận động viên nâng cao khả năng thi đấu, Christine Moravec, một nhà khoa học tại Cleveland Clinic đang nghiên cứu về việc sử dụng phản hồi sinh học, nói. "Có một mối quan hệ giữa sự kích thích và hiệu suất."

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Đội tuyển bóng đã Ý đã được huấn luyện bằng phương pháp phản hồi sinh học

"Bạn cần đặt cơ thể vào trạng thái nơi mà nhịp tim, nhịp thở và huyết áp cũng như độ căng của cơ ở vào mức hợp lý nhất. Nếu tim bạn đập quá nhanh hoặc bạn thở quá gấp, bạn sẽ không thể đạt hiệu suất cao nhất. Phản hồi sinh học giúp người ta đạt đến trạng thái hợp lý nhất."

Công trình nghiên cứu của Moravec đang tập trung vào tính hiệu quả của việc sử dụng phản hồi sinh học để chữa bệnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng công nghệ phản hồi sinh học có thể làm giảm thiểu các hội chứng liên quan tới những bệnh về tim, đau đầu hoặc đột quỵ.

"Trong nhiều trường hợp, những bài huấn luyện này được sử dụng để giúp những người mắc bệnh nghiêm trọng cảm thấy khá hơn," Moravec giải thích. "Ví dụ, chúng ta có thể nhìn vào các bài huấn luyện về phản hồi sinh học đối với những người mắc bệnh về phổi. Nếu chúng ta có thể giúp họ thư giãn, họ sẽ không bị quá căng thẳng."


Tuy nhiên bởi vì nhiều căn bệnh liên quan trực tiếp đến căng thẳng, việc thư giãn sẽ giúp các bệnh nhân cải thiện chúng.

"Bệnh về tim là một ví dụ," Moravec nói. Khu vực hệ thần kinh được kích hoạt khi chúng ta căng thẳng cũng là khu vực được kích hoạt bởi bệnh về tim. Vì vậy nếu bạn có thể rèn luyện cơ thể mình để khu vực đó không bị kích hoạt, nó sẽ giảm nguy cơ bị mắc căn bệnh này."

Nghiên cứu của Meule đã xem xét việc sử dụng kỹ thuật phản hồi sinh học để kiểm soát nhịp tim và tác động của nó đối với cơn thèm ăn. Nhịp tim thay đổi nhanh khi chúng ta thư giãn và hít thở sâu. Với sự giúp đỡ của một thanh đo nhịp thở, Meule đã huấn luyện những người tham gia thử nghiệm cách làm chậm nhịp thở của họ xuống còn sáu lần trong một phút.

"Sau vài tuần tập luyện, những người tham gia nói họ đã không còn thèm thức ăn thường xuyên như trước", ông nói. Ông nói điều này có thể là do dây thần kinh phế vị đã tác động vào các khu vực trong não liên quan đến cơn thèm ăn.

Vậy thì bạn hãy dành ra một chút thời gian để tâm đến cơ thể của bạn, từ nhịp tim đến hơi thở. Việc chú tâm hơn đến những tín hiệu này với sự giúp đỡ của công nghệ có thể thay đổi tính cách, sức khoẻ của bạn và thậm chí còn nhiều hơn nữa.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn