Quên chuẩn 8 ly đi, đây mới là cách tính đúng lượng nước cần uống mỗi ngày

Thứ Bảy, 04 Tháng Chín 20215:00 CH(Xem: 3224)
Quên chuẩn 8 ly đi, đây mới là cách tính đúng lượng nước cần uống mỗi ngày

Theo ước tính mỗi năm, con người uống hết khoảng hơn 4 nghìn tỷ mét khối nước ngọt.

Nhiều người nói rằng, mỗi người cần uống trung bình 8 cốc nước mỗi ngày để tất cả các quá trình bên trong cơ thể hoạt động ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, con số này không hoàn toàn chính xác và nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước tiêu thụ mỗi ngày và cách xác định lượng nước bạn nên uống mỗi ngày là bao nhiêu.

Quan điểm về tiêu chuẩn “8 ly nước mỗi ngày” hình thành như thế nào

Tất cả các cơ quan của chúng ta đều chứa nước, chẳng hạn như tim và não có 73% là nước trong khi phổi là 83%. Quan điểm cho rằng một người phải uống 8 cốc nước mỗi ngày để giữ cho các cơ quan đó và toàn bộ cơ thể đủ nước là khá phổ biến.

Quen chuan 8 ly di, day moi la cach tinh dung luong nuoc can uong moi ngay

Tuy nhiên, 8 cốc nước này mà chúng ta nghe nói đến thường xuyên không phải là một quy luật mà là một gợi ý có giá trị trung bình. Điều này trở nên phổ biến vì nó dường như là một trung tâm vàng cho tất cả mọi người. Trên thực tế, cơ thể bạn có thể cần nhiều hoặc ít nước hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước mà cơ thể cần

Giới tính và tuổi tác: Ở các độ tuổi khác nhau, cơ thể chúng ta chứa một lượng nước khác nhau. Vì vậy, nó cần một lượng nước cung cấp khác nhau để đảm bảo giữ đủ nước. Các giới tính khác nhau cũng chứa một lượng nước khác nhau trong cơ thể.

Cân nặng: Các nghiên cứu nói rằng người trưởng thành có chỉ số khối cơ thể cao hơn thường dễ bị mất nước hơn. Ngoài ra, bên cạnh việc giữ đủ nước cho cơ thể hoạt động, việc cung cấp nước đầy đủ cũng có thể giúp bạn giảm cân.

Quen chuan 8 ly di, day moi la cach tinh dung luong nuoc can uong moi ngay

Môi trường: Nếu bạn sống trong thời tiết nóng bức, rõ ràng cơ thể bạn sẽ cần nhiều nước hơn và nếu bạn sống gần biển hoặc đại dương, nơi có độ ẩm cao hơn, cơ thể của bạn sẽ cần ít nước hơn.

Hoạt động thể chất: Nếu bạn là một vận động viên hoặc chỉ đơn giản là hoạt động tập thể dục thường xuyên, cơ thể bạn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn một người làm việc tại chỗ . Do đó, bạn phải uống nhiều nước hơn để thay thế chất lỏng đã bị mất.

Ngoài ra, có một số điều kiện đặc biệt ảnh hưởng đến lượng nước cần nạp thêm vào cơ thể, chẳng hạn như:

Mang thai và cho con bú: Khi mang thai hoặc cho con bú, các nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ nên uống nhiều nước hơn bình thường.

Tình trạng sức khỏe tổng thể: Những vấn đề như sốt hoặc tiêu chảy khiến cơ thể mất nước nhanh hơn bình thường. Do đó, bạn cần uống bổ sung nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Cách tính lượng nước cơ thể cần mỗi ngày

Có một công thức sẽ giúp bạn tính lượng nước mà cơ thể cần như sau: Lượng nước tính bằng lít bạn cần uống mỗi ngày bằng số cân nặng của bạn nhân với 0,033.

Chẳng hạn, với một người có cân nặng  60kg, thì lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,98 lit và với một người nặng 80kg, lượng nước người này cần sẽ là 2,64 lit mỗi ngày.

Quen chuan 8 ly di, day moi la cach tinh dung luong nuoc can uong moi ngay

Sau khi tính được lượng nước, bạn có thể lập một lịch trình để giúp bạn nhớ uống nhiều nước khi cần. Tốt nhất là bạn nên bắt đầu ngày mới với một hoặc 2 cốc nước khi bụng đói.

Ngoài việc bổ sung nước, uống nước vào buổi sáng sẽ giúp tăng năng lượng và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, do đó, nó sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ suốt cả ngày.

Một số thực phẩm có thể thay thế nước

Mặc dù các chuyên gia khuyên bạn nên uống nước tinh khiết để có đủ chất lỏng cần thiết, nhưng một số người không thể uống nhiều nước như vậy trong ngày. Vì vậy, mọi người có thể thay thế một phần lượng nước của mình bằng các loại trái cây và rau quả chứa nhiều nước.

Dưa hấu, cam và dưa chuột có chứa hơn 80%  thành phần là nước. Bên cạnh đó, các loại súp, nước canh và đồ uống khác nhau, như cà phê hoặc trà cũng có thể thay thế một vài cốc nước.

Nước còn giúp điều hòa nhiệt độ và là nguồn cung cấp khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Thiếu nước có thể gây ra các tác hại lâu dài như táo bón, giảm chức năng thận và sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và rối loạn tâm thần.Nước là dung môi của các phản ứng hóa học, tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể, có tác dụng bôi trơn quan trọng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng.

Theo sức khỏe

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn